Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.23 KB, 120 trang )
58
Lời của cỏ“Chỉ cần một ngày nắng đẹp để nở hoa, thế thôi. Tôi có một
trái tim hồng ngọc chỉ để sống và chết một lần với trái tim của tôi” (Sử thi
buồn).
Mẩu đối thoại đầy chất độc thoại, như mở lòng, như bậc hiền triết xưa
bộc bạch cái tâm minh triết giữa đất trời cây cỏ. Phải chăng Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã đạt tới Tâm Thiền để nghe tiếng thì thầm của nội cỏ trong trạng thái
giao cảm kì diệu với vạn vật. Trái tim của loài cỏ dại cũng chính là trái tim
hồng ngọc với một chữ tâm sáng run rẩy hoài trong lồng ngực của một nhà
văn đau đáu với quá khứ, hết mình với hiện tại và nhiều ước vọng ở tương lai.
Văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường cho ta nhận ra một điều giản dị,
nhưng là cái giản dị sau một quá trình chiêm nghiệm. Trong cảm nhận của
nhà văn, loài hoa cỏ nhỏ nhoi, mỏng manh mà chứa bao điều bí mật. Dường
như Hoàng Phủ Ngọc Tường trầm ngâm nhìn sâu vào cõi đằng sau cây cỏ để
bật thốt lên câu hỏi chỉ có ở những con người luôn trăn trở về lẽ đời: “Cây chỉ
nở một lần hoa rồi chết. Mỗi cây chỉ dính vào mặt đá bằng ba mẩu rễ li ti,
không biết nó tự nuôi sống bằng cách nào để nở ra một đóa hoa cao sang đến
thế”. Loài cỏ đá sống hết mình trong những trang văn của Hoàng Phủ Ngọc
Tường gợi nhớ đến một loài chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót bằng
trái tim nồng nàn dâng hiến - tiếng chim hót trong bụi mận gai. Lại muốn dẫn
lời của chính nhà văn: “Ôi khát vọng của cuộc đời sao mà gay gắt” (Sử thi
buồn).
Cỏ trong tác phẩm Hoàng Phủ Ngọc Tường còn là khát vọng hòa nhập
với tự nhiên. Như bản năng của một đứa trẻ ôm bầu vú mẹ, Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã thể hiện thật tinh tế cơn khát cháy lòng hòa nhập với vũ trụ. Phải
khát đến cháy lòng (Tâm), phải quan sát thật tỉ mỉ (Trí), phải biết chọn những
con chữ thật sống, thật có hồn (Tài) nhà văn mới biến rêu, cỏ, sương, và... tôi,
thành một cơn mê cuồng hòa nhập: “Những đám rêu mỗi lúc một dày hơn, và
59
rồi hiện ra những chấm bụi nước li ti trên những cọng bông rêu nhỏ như sợi
tóc... Tôi uống cạn vũng nước ấy bằng hơi thở đắm đuối của một chiếc hôn;
xong nằm phủ phục giữa lòng con suối khô, giống như một con tắc kè uống
sương, thè lưỡi đón những giọt nước tái sinh như sữa mẹ” [69, tr.667].
Chẳng phải tình cờ, cỏ trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường còn
là một chốn vĩnh hằng. Ở đó, trong miền kí ức còn tươi rói của nhà văn, có
một khoảnh khắc trở thành bất tử, Ngô Kha đã “nằm úp mặt xuống cỏ với một
vết đạn hồng sau gáy” (Sử thi buồn). Theo quan niệm của Hoàng Phủ Ngọc
Tường “người ta không nên dính líu quá nhiều đến quá khứ nhưng người ta
cũng khó lòng đoạn tuyệt với quá khứ. Với anh “quá khứ là những gì thân
thuộc nhất của tâm hồn ,... là tài sản quý báu còn lại sau cùng của đời người,
mãi mãi không thay đổi” [71]. Trong miền quá khứ “mãi mãi không thay đổi
ấy” của anh, bóng dáng những Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Ngô Kha,
những nghệ sĩ trí thức đầy tâm huyết lại hiện ra cùng với cỏ. Lạ lùng thay,
nhớ về quá khứ bốn bề khói lửa chiến tranh, trong miền nhớ của Hoàng Phủ
Ngọc Tường lại là “một con đường ven sông có thảm cỏ dày, và hương cỏ
đêm khuya thơm lạ lùng làm người ta nghĩ đến một nỗi bình yên nào đó
không có ở đời”. Hương cỏ đêm. Một khoảnh khắc bình yên của chiến tranh.
Một cõi an nhiên hiếm hoi của những “gã lang thang” đã chọn cho mình một
con đường đầy sóng gió. Trong vùng kí ức dành riêng cho những người bạn,
lại có một khoảnh khắc trở thành thiên thu: “Khi Đỗ ngủ say, Ngô Kha đi nhặt
đâu đó những cánh hoa phượng vĩ hồng, đem rải quanh người anh, để khi
anh ngủ dậy, còn lại dấu vết một hình người trên mặt cỏ”. Và mãi mãi, hằn in
trong tâm trí Hoàng Phủ Ngọc Tường khi nghĩ về Đỗ, vẫn hiện ra “một hình
người vẽ bằng nét hoa nằm im trên cỏ” (Căn nhà của những gã lang thang).
Cỏ hoa đồng nội gần gũi với con người đến thế.
60
Đôi lúc thật bất ngờ Hoàng Phủ Ngọc Tường đưa ra những triết lí về cỏ
thật tự nhiên. Theo anh cây cỏ là tiếng nói của tâm linh. Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã thấu thị được ngôn ngữ của tâm linh ấy. Viết về loài bông cỏ- hoa
ngũ sắc của mọi tuổi thơ - ở vùng Mỹ Thủy chỉ nở toàn hoa đỏ thắm, Hoàng
Phủ Ngọc Tường làm người đọc bất ngờ với cách giải thích của anh: “Hoa là
trí nhớ của đất, và đất này thì tưới nhiều máu, nên cây cỏ hoa màu đỏ. Có
nhiều điều quan trọng của mảnh đất này mà con người đã quên đi cây cỏ
nhắc lại” (Bông ngũ sắc). Mẩu nhàn đàm cho thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường
chẳng bao giờ nhàn khi ngắm nhìn một bông cỏ dại. Chợt nhớ một vần thơ về
cỏ Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết từ thuở xa xưa, khi bước chân anh còn
rong ruổi mọi miền đất nước:
Anh hái cho em bông hoa cỏ ở Lạng Sơn
Không có gì lạ đâu, chỉ là một ngọn cỏ không tên
Nhưng không đâu nơi này
anh đăm đăm nhìn mặt đất
Vì ở đấy tự nghìn năm cỏ hoa đã định hình tổ quốc.
(Ngọn cỏ làm chứng)
Trong kí Chế ngự cát, những trang viết về cát và cỏ của Hoàng Phủ
Ngọc Tường rất giàu chất sử thi. Để làm một con đê cát, người dân Hải Lăng
đã phải gánh khoảng 11 triệu gánh cát trên đôi vai của mình. “Cát bay: lấy cỏ
trồng lên mặt đê... Đê đắp đến đâu, trồng cỏ đến đấy. Có những giọt máu đã
đổ trên đê cát. Vậy mà niềm tin cứ lấp lánh đầu ngọn bút của nhà văn. Và bất
chợt cỏ lại xuất hiện - “Cả một vùng cát mênh mông ven biển dậy lên trong
sắc đẹp của cỏ hoa đồng nội”. Ở đâu, lúc nào Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng
nghe được tiếng nói thầm thì của nội cỏ.
Cỏ trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường còn là không gian văn hóa. Nhà văn
đã viết nhiều, viết hay về văn hóa vườn ở Huế (Hoa trái quanh tôi, Thành phố
61
và chim, Những người trồng hoa, Lan Huyền Không...) nhưng vẫn không
quên dành những trang văn nồng ấm về một Miền cỏ thơm hay Bản di chúc cỏ
lau. Sống trong miền cỏ thơm ấy, liệu có mấy ai nhận ra hết vẻ đẹp thơ mộng
của cỏ, như cảm xúc của nhà văn: “Nhiều lần thức giấc trong mùi hương rạo
rực của ban đêm, tôi chợt phát hiện ra rằng Huế là một thành phố được dành
cho cỏ... Mùa xuân về, mặt đất công viên sáng bừng lên bởi ngàn vạn bông cỏ
tím, mỗi bông cỏ lại ngậm trong lòng một hạt sương mai, khiến vào buổi
sáng, cỏ ở ven sông Hương lấp lánh như những hạt ngọc...” (Miền cỏ thơm).
Trong những năm tháng chiến tranh, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhập
cuộc như một nhà văn - chiến sĩ. Năm tháng qua, sau những miệt mài rong
ruổi, anh đã nhiều lần chạm mặt vào cỏ, hít thở cái mùi hăng nồng lẫn ngọt
ngào của cỏ để ngẫm bao nhiêu điều về cuộc đời - hạnh phúc lẫn khổ đau,
trần trụi và huyền hoặc, tin yêu lẫn man trá, vĩnh hằng hay phù du... Những
trầm tư ấy có lúc Hoàng Phủ Ngọc Tường nghiệm ra từ cỏ, một loài cây bình
dị, không tên, bám riết vào nhựa đất, xanh đến nao lòng.
2.2.3. Hình tượng vườn Huế và những sắc màu thiên nhiên
Hoàng Phủ Ngọc Tường viết nhiều thể loại nhưng ở đây chúng tôi chỉ
đề cập đến những trang ký viết về thiên nhiên vườn Huế của nhà văn. Với thể
ký anh đã khẳng định rõ phong cách riêng và góp phần "bản sắc hoá" văn học
một vùng đất. Chính những trang ký này đã thực sự làm nên một Hoàng Phủ
Ngọc Tường của Huế, để tác phẩm của anh không biết tự lúc nào đã trở thành
một phần máu thịt của văn hóa và văn học Huế. Đọc những trang ký của
Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm nhận về thể ký có sự đổi thay thú vị. Thể loại
chuyên ghi chép các sự kiện sôi bỏng, có thực này qua ngòi bút Hoàng Phủ
Ngọc Tường lại thấm đẫm chất trầm tư, trữ tình. Rất nhiều ánh lửa, Ai đã đặt
tên cho dòng sông, Hoa trái quanh tôi... chính là sản phẩm của một phong
cách ký độc đáo đến duy nhất, với những trang viết vừa trí tuệ, vừa nặng trĩu
62
trầm tư. Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường giàu lượng thông tin. Tác giả tỏ ra am
hiểu đến tường tận những gì mình viết.
Những trang kí viết về Huế là những trang thơ văn xuôi, góp phần
khẳng định sự thành công của anh về thể ký, đồng thời bộc lộ rõ một phong
cách riêng. Đó là "chất Huế" bàng bạc khắp những trang viết của anh. Hoàng
Phủ Ngọc Tường là cây bút ký gắn bó với cội nguồn, truyền thống văn hóa
Huế. Trong bảng màu đa dạng của loại ký thiên về văn hóa, ký Hoàng Phủ
Ngọc Tường tập trung về thiên nhiên và văn hóa vườn.
Biểu tượng Vườn là một không gian văn hóa đặc trưng của Huế. Hệ
thống vườn nhà, vườn lăng, vườn chùa, vườn trường làm tôn tạo sắc xanh và
trữ tình cho Huế. Nhạy bén với ưu đãi của thiên nhiên dành cho vùng đất kinh
kỳ cũ, bằng những trang ký trữ tình, với văn phong mềm mại, hấp dẫn, Hoàng
Phủ Ngọc Tường đã khắc họa đậm nét yếu tố văn hóa đặc trưng này. Trong
Hoa trái quanh tôi, nhà văn viết: "Có lẽ thiên nhiên đã giữ một vai trò nào đó,
thực quan trọng, trong sự tổng hợp nên cái mà người ta có thể gọi là "bản sắc
Huế". Từ cái nhìn đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường say sưa viết về những khu vườn
Huế. Không có sự am tường về văn hóa vườn, khó có thể viết được những
trang thú vị về vườn Huế như thế.
Để tâm quan sát, tìm hiểu các khu vườn Huế, Hoàng Phủ Ngọc Tường
đã khám phá “tính tổng hợp đặc biệt của môi trường sinh thái riêng” của
vùng văn hóa đặc sắc này. Vườn Huế, trong sự khám phá văn hóa của Hoàng
Phủ Ngọc Tường, là “nơi cư ngụ của tâm hồn” con người giữa thế gian. Như
một triết gia mơ mộng, tác giả trân trọng giở từng trang hoa lá cỏ cây trong
“cuốn tự truyện” được “viết bằng nét chữ của cây cỏ”, nghiền ngẫm và khám
phá từng chi tiết, sự kiện, từng rung động, nghĩ suy của cuộc đời cỏ cây, hoa
lá. Ông phóng chiếu cái nhìn của mình về phía thiên nhiên, thức nhận những
giá trị vô giá của đời người đang âm ỉ trong những vỉa ngầm văn hóa. Ông
63
trân trọng, lắng nghe “tiếng nói vô ngôn” của cây cỏ, tìm thấy nét văn hóa
“thật là Huế” trong tổng hợp và đa dạng của văn hóa đất nước từ khu vườn
An Hiên nổi tiếng (Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoa trái quanh tôi...). Và
đặc trưng văn hóa đẹp đẽ, đầy tính nhân văn của những khu vườn Huế thực
sự là một phát hiện mới mẻ, đầy giá trị văn hóa của Hoàng Phủ Ngọc
Tường. Từ cái cổng có mái che rộng với vài cây ăn quả phía trước đến cái
“ngõ hạnh” nối dài vào sân hay ngôi nhà kín đáo cuối vườn đều ẩn tàng
những giá trị văn hóa, nhân văn sâu sắc. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, cái
cổng vườn là lẽ nhân hậu của con người, cái “ngõ hạnh” là lối kiến trúc đầy
trí tuệ mang đến cho con người “một món quà tâm hồn nửa thực nửa ảo rất
khó tả, một chút hương đăng đắng của rừng mùa thu, một mảnh nhỏ xa xôi
của biển”, làm xao xuyến tâm hồn người. Và cả khu vườn là tổng hòa của tri
thức nông nghiệp, kiến trúc, hội hoạ... Tất cả đều tỏa sáng một thần thái yên
tĩnh và khoáng đạt. Chúng đem đến cho con người “sự tự do nội tâm” cùng
niềm hạnh phúc được sống đến tận cùng thiên nhiên, sự sống.
Huế trong ký văn hóa của Hoàng Phủ Ngọc Tường không giới hạn ở
những thành quách, lăng mộ, sông núi, hay những chuyện vua chúa hậu phi
chép dài dài trong những sách sử. Hoàng Phủ Ngọc Tường không phải là nhà
khảo cổ, nhà địa lý học hay sử học, nhưng là một nhà văn có kiến thức rất sâu
rộng về những lãnh vực đó; là một nhà văn, điều ông quan tâm là con người, và
với sự hiểu biết khoa học của mình ông đã dựng lại một diện mạo tâm hồn của
Huế xưa - điều mà không một nhà Huế học nào làm được. Khi nói về thành
Châu Hóa ngày xưa, ông không những cung cấp cho ta những kiến thức chính
xác về thời kỳ trứng nước của Huế, mà còn tái hiện lại những bước chân,
những dáng hình, ước mơ của người Huế ngày ấy, những người mà theo tác giả
đã thông qua cuộc sống của mình để thực hiện cuộc đấu tranh để khẳng định
văn hóa Việt trên vùng đất mới. Chính vì nhấn mạnh sự sinh thành của Huế