Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.23 KB, 120 trang )
106
khai mở tâm thức : “Thâm nhạo niết bàn di du sinh tử”. Nếu chữ “ngộ” được
chia thành nhiều tầng nấc trên con đường rèn luyện tâm thức dài dằng dặc với
vô vàn gian khó, thì tôi ngờ rằng, lúc ấy, giữa thời kỳ tràn đầy nhiệt huyết
của một trí thức yêu nước, ông đã may mắn đặt được bước chân đầu tiên lên
con đường tìm chính bản thân. Cái “bản thân” của những kiếm tìm triết lý ấy,
ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng “je ’EST un autre” của A. Rimbaud và
của nhiều khuynh hướng triết học hiện sinh của Kierkegaard, Husserl, Sartre,
Camus...
Là một giáo viên môn triết ở Trường Quốc học Huế thời đó, hẳn nhiên
ông đã suy nghĩ về khái niệm tử - sinh. Nhưng vào giai đoạn này, ông vẫn là
một kẻ sĩ - hiện sinh - khuynh tả [1]. Có lẽ, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng chỉ
phát biểu chữ “ngộ” này trong phạm vi của nhận thức lý tính có sự tham dự
của trực cảm về ý nghĩa của cuộc nhân sinh. Nếu thế, phải chăng đấy là một
thế giới quan trên những bước đi hướng ra bên ngoài để hiểu rõ hơn chính bản
thân mình?
Đi, như thế, không chỉ là nhìn ngắm mà là biến thực tế thành văn hóa,
để từ đó, mới có văn học. Còn, nếu phải “vận” vào nghề văn cụ thể hơn, chữ
“ngộ” ấy là “sự ráp lại những mảnh vá mà không để lộ ra những mối chỉ”, hay
“nghệ thuật là sự bớt đi” trong ý nghĩa của sự rèn luyện nghề nghiệp? Nói gọn
hơn, ấy là sự trực cảm về lẽ đời - nghĩa người của một thi sĩ. Và cái lẽ - cái
nghĩa ấy luôn gắn bó với bản chất cách mạng của một trí thức - nghệ sĩ.
Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn có cảm hứng nhiệt tình công dân và cảm
hứng thời sự. Ông từng cho mình là “người ham chơi”. Đấy là một tự họa vừa
kiêu bạc vừa tự tin, theo nghĩa đẹp của từ này. Chân dung của Hoàng Phủ
Ngọc Tường là sự pha trộn giữa hình ảnh của một Nguyễn Công Trứ lập thân
- lập danh giữa đời với tính cách chung của những người cùng thời vớí ông:
Một trí thức yêu nước trong bối cảnh Việt Nam trên con đường đấu tranh cho
107
hòa bình - thống nhất đất nước cùng với những ưu tư về trách nhiệm công dân
sau ngày Tổ quốc nối liền một dải. Nhận xét về Hoàng Phủ Ngọc Tường khi
đọc tập bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông (1984) của ông, nhà nghiên cứu
văn học Trần Đình Sử viết: “Hoàng Phủ Ngọc Tường từ trước tới nay là nhà
văn của nhiệt tình công dân và cảm hứng thời sự. Ngòi bút của anh hầu như
chỉ dành riêng cho đất nước và con người Việt Nam. Tập bút ký mang nội
dung của thể loại sử thi, nhưng độc đáo của nó là được viết ra dưới ngòi bút
mang đậm tâm hồn Huế...”. Còn nói theo tác giả Ngô Thị Kim Cúc thì Hoàng
Phủ Ngọc Tường là “người say mê Tổ quốc” [13, tr.10].
Như vậy, cái con người “ham chơi” này đã “đối xử” với chữ “ngộ” ra
sao và bằng cách thế gì?
Có thể võ đoán, nhưng tôi đồ rằng, sau cái phút “thoáng ngộ” lúc gặp vị
tu sĩ “trên xanh” đã nói, Hoàng Phủ Ngọc Tường không thể (và cũng không
muốn) dừng lại trước sự cuốn hút của cơn lốc lịch sử trong nhiều năm tháng
khốc liệt tiếp theo. Và chính trong khi tham dự hết lòng vào dòng sông cuồng
nộ của thời đại, bằng những trải nghiệm máu thịt, ông đã củng cố cho bản
thân cái bước “sơ ngộ” ban đầu nọ. Không hề là (và cũng không muốn là) một
hành giả trên con đường tâm linh, nhưng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã bước đi
đúng trên con đường tìm nghĩa sống, khi đinh ninh rằng: “Thế giới được tạo
hóa sinh ra từ những hạt vật chất nhỏ bé nhất; vì vậy, bổn phận chúng ta là
phải lễ độ, lễ độ với những trật tự nhỏ nhất, nếu không, anh sẽ tự giết mình”.
Thái độ nghiêm cẩn ấy, cùng sự trung thực với bản thân là gì nếu không là cái
bệ- phóng- tâm- lý cho những tìm kiếm trên nẻo về chỗ xuất phát đồng thời
cũng là đích đến của con người.
Hơn mười năm nay, dù đang ở cuối con đường đời, từ khi lâm bạo
bệnh, Hoàng Phủ Ngọc Tường không còn đi được như trước đây nữa. Nhưng
điều ấy không quan trọng, ông đã gom góp được khá nhiều những hạt vàng
108
của đời sống để xây dựng nên một thế giới của riêng mình, bằng sự lao động
không ngừng. Ông đã nói đến “sự biết ơn những cái khó và sự cam chịu”.
Không phải là sự biết ơn và sự cam chịu bình thường mà là sự thâm cảm ở
cuối con đường nhận thức về lẽ còn - mất, được - không một đời người. Ba
tập sách ra đời trong hai năm 2000-2001 vừa là bằng chứng về sự không cam
chịu trước nghịch cảnh vừa nồng độ chín của những suy niệm mang tính triết
đạo của ông.
Không hề là điều gì khác, ngoài việc đi nốt quãng đường còn lại trong
một thái độ nhất quán để xây nên Hạt vàng của đời sống: Xây dựng một thế
giới theo ý muốn bằng những sự kiện tâm linh.
Một thế giới theo ý muốn ư? Có phải điều đó là ảo vọng? Có thể, vừa
đúng vừa không đúng. Bởi vì cuộc đời sẽ trở nên nhợt- nhạt- buồn hơn, khi tất
cả ảo vọng đều không còn nữa. Và cũng bởi vì đời sống sẽ trở thành một cái
lưới rối rắm, nếu mọi bước chân chỉ được đưa đẩy bởi sự lần mò tối tăm. Như
thế, phải chăng “niết bàn di du sinh tử”của lần “thoáng ngộ” hơn bốn mươi
năm trước của nhà trí thức dấn thân Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chuyển sang
tầng nấc “hiểu ngộ” của một con người trên con đường tất yếu trong ý nghĩa
cuộc nhân sinh?
Trên dòng suối đó, buổi sáng, những bọt nước vẫn trôi về phía Đông,
dưới ánh mặt trời lấp lóa. Phía sau cánh cửa vô hình mở ra rồi đóng lại bằng
gió, dường như có một điều gì... Nhưng trước khi cảm ơn những thay đổi nhỏ
bé của dòng trôi chảy triền miên bên cạnh mái chùa Đây, đã cho tôi được
thêm một lần cảm nghiệm về ý nghĩa của sự tồn vong, tôi thầm cảm ơn một
chỗ ngồi và một điểm nhìn của người bạn thơ Đinh Hồi Tưởng đã dành cho,
về mối tương liên giữa người với đời, để thấy phía sau Rất nhiều ánh lửa, cái
bóng nhẫn nại của Người hái phù dung đang in lên trên những bào ảnh kia.
109
Với lòng chân thành, tôi muốn đọc cho ông nghe câu thơ của nhà thơ Nguyễn
Bắc Sơn:
“Cuối đời thi sĩ thành con nít
Chơi đùa trên bãi bến hư không”...
Quả vậy, chúng ta vẫn gặp trong những trang tuỳ bút trữ tình của Hoàng
Phủ Ngọc Tường nhiều đoạn có tính chính luận mạnh mẽ (phê phán cái ác, cái
xấu đang hiện hữu từng ngày, từng giờ…); lại có những bài “nhàn đàm” chính
luận mang đậm chất thơ, thể hiện những xúc cảm bất chợt, “riêng tây” của tác
giả. Hồi kí của Tô Hoài giàu chất “truyện” và chất “tiểu thuyết” trong cách kết
cấu mạch lạc, rõ ràng, mang tính tự sự, trong giọng điệu “đa âm” và ngôn ngữ
chính xác, linh hoạt. Đôi khi người ta không thể phân biệt rạch ròi đâu là Văn
học, đâu là Báo chí; đâu là Bút kí, Tuỳ bút; đâu là Bút kí chính luận hay trữ
tình… trong các tác phẩm ký thời kỳ này. Chính sự “giao thoa thể loại” đó càng
chắp thêm đôi cánh cho các tác phẩm kí ấy vươn ra những chân trời mới của
việc tái hiện hiện thực. Nó cũng đồng thời thể hiện tính hiện đại, năng động, linh
hoạt của thể loại ký nói chung trong thời kỳ “mở rộng và đổi mới tư duy nghệ
thuật” sôi nổi này.
Như vậy, có thể nói, giọng điệu chính là một phương diện quan trọng
để Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình trong thể
ký mang đậm một phong cách Huế rất rõ rệt. Nó là cho văn phong của ông có
một chiều sâu và giống như một thứ trang sức riêng để người đọc nhận diện
được kí của ông.
110
PHẦN KẾT LUẬN
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn
xuôi hiện đại Việt Nam, đặc biệt là ở thể kí. Ông xứng đáng được coi là một
trong những nhà viết ký tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Bằng sự nhạy cảm tài hoa của người nghệ sĩ, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thực
sự xác định cho mình được một lối đi riêng trong thể kí từ nguồn cảm hứng từ
quê hương, đất nước Việt Nam tươi đẹp và giàu bản sắc văn hoá..
Thế giới nổi bật trong kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường là thiên nhiên với
vẻ đẹp của những khu vườn, dòng sông và núi đồi Huế xen vào đó là thế giới
cỏ dại và hoa lá tốt tươi đầy sự sống. Bên cạnh hình ảnh về thiên nhiên, con
người cũng đóng một vai trò quan trọng trong sáng tác kí của ông. Nhà văn đã
tiếp nối tư duy truyền thống để cảm nhận thiên nhiên trong sự giao hoà với
con người, đặc biệt ông rung cảm sâu sắc khi viết về thiên nhiên và con người
xứ Huế. Thế giới ấy được ông miêu tả bởi thứ ngôn ngữ tư duy khúc triết, trí
tuệ sắc bén và giọng điệu rất riêng của Huế xuất phát từ cõi lòng chân thật của
nhà văn. Qua đó đã tạo cho nhà văn một lối đi riêng, một phong cách riêng phong cách của Hoàng Phủ, khó trộn lẫn so với các nhà văn đương thời.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số không nhiều các nhà văn Việt
Nam hiện đại viết kí, nhưng ông đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn
đọc cũng như trong giới nghiên cứu- phê bình, góp phần xứng đáng vào sự
phát triển của nền văn học nước nhà- những đóng góp nổi bật rất đáng trân
trọng đối với thể loại ký của Văn học Việt Nam hiện đại cả trước và sau 1975.
Những trang kí Hoàng Phủ mang đậm phong cách nghệ thuật hướng
nội giàu chất trữ tình. Nhà văn đã tiếp nối một cách xuất sắc dòng kí trữ tình
của Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng… đồng thời cũng có những sáng tạo
nghệ thuật riêng biệt để khẳng định bản lĩnh nghệ sĩ của ông. Đó là lối đi đầy
hoa mỹ, văn hoá song cũng chân thực đến bất ngờ. Những yếu tố đó được thể
111
hiện tràn ngập qua hệ thống suối nguồn ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh,
bộc lộ cảm xúc thẩm mỹ cao, và được sử dụng nhiều biện pháp tu từ so sánh,
ẩn dụ, nhân hoá cao tạo giá trị gợi hình, liên tưởng hết sức độc đáo mang đậm
giá trị văn hoá dân tộc, văn hoá xứ Huế. Hơn nữa lại được lồng ghép khéo léo
trong nhiều cung bậc của giọng điệu trữ tình sâu lắng, giọng điệu triết lý và
giọng điệu nghị luận xã hội sắc sảo càng tạo cho hình tượng nghệ thuật thêm
phần lãng mạn, bay bổng… thể hiện một ngòi bút tài hoa, uyên bác Hoàng
Phủ Ngọc Tường. Với vị trí là một trong những cây bút ký xuất sắc của văn
học Việt Nam hiện đại, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khẳng định được giọng ký
đặc trưng của mình.
Có thể nói, việc tái hiện đồng thời khẳng định những giá trị văn hóa của
cha ông vào trong tác phẩm là một việc làm có chủ ý của Hoàng Phủ Ngọc
Tường trong quá trình phản ánh hiện thực cuộc sống. Sáng tác của Hoàng Phủ
Ngọc Tường đã chuyển tải được những giá trị văn hóa độc đáo của cha ông
đến với người đọc bằng một sự cảm nhận rất “đời thường”. Đây có thể xem là
khuynh hướng thẩm mỹ trong sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Huế này khuynh hướng thổi vào tác phẩm những phẩm chất và giá trị văn hóa của dân
tộc, của quê hương (cụ thể ở đây là những nét đẹp văn hóa nơi vùng đất Kinh
Thành xứ Huế xưa. Điều này cũng góp phần lý giải vì sao sáng tác của Hoàng
Phủ Ngọc Tường nói chung luôn được đông đảo bạn đọc ủng hộ. Thành công
của nhà văn một lần nữa cho thấy bản lĩnh của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi đã
dũng cảm chọn cho mình một hướng đi riêng đó là: không “chạy theo đám
đông”, không chạy theo xu hướng “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” cả trong
cách nghĩ và cách sống (nhiều khi rất tầm thường và “lệch chuẩn”) mà khá
nhiều nhà văn cùng thời xem là “mốt” thời thượng khi sáng tác. Tác phẩm của
Hoàng Phủ Ngọc Tường vì thế, ẩn chứa nhiều hạt ngọc lung linh, óng ánh đẹp