1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số không nhiều các nhà văn Việt Nam hiện đại viết kí, nhưng ông đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng bạn đọc cũng như trong giới nghiên cứu- phê bình, góp phần xứng đáng vào sự phát triển của nền văn học nước nhà- nhữn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.23 KB, 120 trang )


111



hiện tràn ngập qua hệ thống suối nguồn ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh,

bộc lộ cảm xúc thẩm mỹ cao, và được sử dụng nhiều biện pháp tu từ so sánh,

ẩn dụ, nhân hoá cao tạo giá trị gợi hình, liên tưởng hết sức độc đáo mang đậm

giá trị văn hoá dân tộc, văn hoá xứ Huế. Hơn nữa lại được lồng ghép khéo léo

trong nhiều cung bậc của giọng điệu trữ tình sâu lắng, giọng điệu triết lý và

giọng điệu nghị luận xã hội sắc sảo càng tạo cho hình tượng nghệ thuật thêm

phần lãng mạn, bay bổng… thể hiện một ngòi bút tài hoa, uyên bác Hoàng

Phủ Ngọc Tường. Với vị trí là một trong những cây bút ký xuất sắc của văn

học Việt Nam hiện đại, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khẳng định được giọng ký

đặc trưng của mình.

Có thể nói, việc tái hiện đồng thời khẳng định những giá trị văn hóa của

cha ông vào trong tác phẩm là một việc làm có chủ ý của Hoàng Phủ Ngọc

Tường trong quá trình phản ánh hiện thực cuộc sống. Sáng tác của Hoàng Phủ

Ngọc Tường đã chuyển tải được những giá trị văn hóa độc đáo của cha ông

đến với người đọc bằng một sự cảm nhận rất “đời thường”. Đây có thể xem là

khuynh hướng thẩm mỹ trong sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ Huế này khuynh hướng thổi vào tác phẩm những phẩm chất và giá trị văn hóa của dân

tộc, của quê hương (cụ thể ở đây là những nét đẹp văn hóa nơi vùng đất Kinh

Thành xứ Huế xưa. Điều này cũng góp phần lý giải vì sao sáng tác của Hoàng

Phủ Ngọc Tường nói chung luôn được đông đảo bạn đọc ủng hộ. Thành công

của nhà văn một lần nữa cho thấy bản lĩnh của Hoàng Phủ Ngọc Tường khi đã

dũng cảm chọn cho mình một hướng đi riêng đó là: không “chạy theo đám

đông”, không chạy theo xu hướng “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” cả trong

cách nghĩ và cách sống (nhiều khi rất tầm thường và “lệch chuẩn”) mà khá

nhiều nhà văn cùng thời xem là “mốt” thời thượng khi sáng tác. Tác phẩm của

Hoàng Phủ Ngọc Tường vì thế, ẩn chứa nhiều hạt ngọc lung linh, óng ánh đẹp



112



lạ thường phản ánh đúng cái chất truyền thống - cái tâm hồn Việt Nam nghìn

đời.

Làm nên giá trị nội dung ký Hoàng Phủ Ngọc Tường còn là những

trang văn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của ông với rất nhiều

bức chân dung nghệ thuật: chaâ dung những con người lý tưởng trong xã hội,

chân dung bạn bè văn nghệ sĩ, và bức chân dung của chính tác giả. Mỗi bức

chân dung là một nét tính cách, tâm hồn riêng, nhưng trên hết đó là những con

người có tâm hồn cao đẹp và cái cao đẹp ấy được tác giả hoạ lại bằng nét bút

tài ba, chân thành, mến phục và trân trọng. Hoàng Phủ Ngọc tường đã soi

chiếu tâm hồn con người dưới nhiều góc độ từ danh phận, lý tưởng sống; nỗi

buồn và niềm vui, sự cô đơn; sự sống và cái chết cùng những hành trang suộc

sống khác. Tất cả những góc nhìn đó, điều quan trọng là đều thẩm thấu sắc

màu lịch sử, văn hoá dân tộc, triết học nhân sinh. Qua đó, giúp người đọc thấu

hiểu sâu sắc hơn về lẽ đời và thân phận…

Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường vì vậy, nếu là người đang sống trên mảnh

đất này sẽ cảm thấy rất tự hào vì quê hương xứ Huế khi đi vào trang viết của

Hoàng Phủ Ngọc Tường sao mà đáng yêu, đáng quý đến thế. Nếu là người có

một thời sống ở mảnh đất này nhưng vì cuộc sống phải tha hương cầu thực thì

những trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ cho họ thêm niềm tự

hào mà còn gợi lên trong lòng một cảm giác cồn cào nhớ quê đến quay quắt

cháy bỏng, thầm mong một ngày nào đó được trở về. Còn nếu là người chưa

một lần đặt chân đến đây, những trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường chính

là lời giới thiệu giúp họ hiểu thêm về con người và vùng đất mang đậm dấu ấn

văn hóa Huế rất đáng yêu và đáng tự hào của tổ quốc.



113



TÀI LIỆU THAM KHẢO



[1]. Nguyễn Thế Anh (2002), Huỳnh Thúc Kháng và tờ báo Tiếng dân,

Nghiên cứu Huế, tập 4, Trung tâm nghiên cứu Huế.

[2]. Tạ Duy Anh (chủ biên, 2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký,

Nxb Thanh niên, Hà Nội.

[3]. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

[4]. Lại Nguyên Ân (1998), Đọc lại người trước, đọc lại người xưa,

Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

[5]. Đỗ Bang (2005), Thừa Thiên Huế: Địa linh nhân kiệt, tiếng Huế,

người Huế và văn hóa Huế, Nxb Văn học, Hà Nội.

[6]. Hoàng Bảo, Lê Chí Xuân Minh (2002), Thành cổ Hóa Châu,

Nghiên cứu Huế, tập 4, Trung tâm nghiên cứu Huế.

[7]. Vũ Bằng (2003), Thương nhớ mười hai, Mê chữ, Miếng ngon Hà

Nội, Món lạ miền Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

[8]. Vũ Bằng (2006), Toàn tập, tập 4, Nxb Văn học, Hà Nội.

[9]. Nguyễn Văn Bổng (1981-1982), Đọc bút kí “Rất nhiều ánh lửa”

của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Phát biểu trong buổi lễ trao giải thưởng

văn học, Hội nhà văn Việt Nam.

[10]. Hoàng Cát (2000), Đọc “Ngọn núi ảo ảnh” của Hoàng Phủ Ngọc

Tường, Báo Văn Nghệ (12), In lại trong Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc

Tường, tập 2, Nxb Trẻ, Hà Nội, 2002.



114



[11]. Hoàng Cát (2007), Đọc “Ngọn núi ảo ảnh” của Hoàng Phủ Ngọc

Tường, Tạp chí Cửa Việt (70).

[12]. Ngô Thị Kim Cúc (2002), Hoàng Phủ Ngọc Tường- người say

mê tổ quốc, Thanh niên chủ nhật (146).

[13]. Ngô Thị Kim Cúc 2002 “Hoàng Phủ Ngọc Tường người say mê

tổ quốc” - Thanh niên (146).

[14]. Đỗ Chu (2004), Tản mạn trước đèn, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.

[15]. Diễn đàn dân trí (2007), Hoàng Phủ Ngọc Tường: con ấu trùng

tham ăn…sách,http://www1.dantri.com.vn/New/print View.aspx?

ID=122900.

[16]. Lê Đức Dục (2000), Hoàng Phủ Ngọc Tường người lễ độ với

thiên nhiên, Tạp chí Cửa Việt (65).

[17]. Nguyễn Thi Mỹ Dung (2004), Cảnh sắc và hương vị đất nước

trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Đại học

Vinh.

[18]. Phan Cự Đệ (1983), Nhà văn Việt Nam, tập 1, Nxb Đại học và

Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

[19]. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1985), Cơ sở lý luận văn học, tập 2,

Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

[20]. Hà Minh Đức (chủ biên, 1993), Lý luận văn học, tập 2, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

[21]. Hà Minh Đức (1998), Văn học Việt nam hiện đại, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

×