Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.23 KB, 120 trang )
76
như viết về những người của cõi bất tử - “người của muôn thời”! Suy nghĩ về
cuộc chiến đấu bền bỉ vì “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi, ông khẳng định: “sự lựa
chọn đó là quá trình tự phá vỡ bản thân và rốt cuộc sự có mặt của ông vẫn mới
mẻ cho đến ngày sau, làm cho ông trở thành một con người mạnh hơn cái chết”
[70, tr.208- 269]. Viết về Văn Cao - người nghệ sĩ đa tài mà ông đặc biệt dành
tình cảm, câu chữ của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng như “hát” lên bằng những
thanh âm diệu vợi thanh thoát và “cùng tông” với Suối mơ, Thiên Thai…: “cây
Aleo dichotoma trên đỉnh núi đá Vọng Phu ở Lạng Sơn, cứ tự chia hai đến cùng
trong hành động sống, hay nói cách khác, trong quá trình từ thể hiện bản thân
mình nhằm đạt tới những chiều hướng khác nhau giữa những giới hạn vốn dĩ
chật chội như một đời người và ở khắp mọi nơi của hiện hữu. Văn Cao là một
con người luôn tìm cách phá vỡ Giới Hạn” [70, tr.208- 269]. Phùng Quán cũng
được hiện lên trong các trang ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là một người có
cốt cách nghĩa khí, luôn mang trong mình khát vọng, vì sự thật cũng là con
người đời thường bình dị với đôi bàn chân to “mang từ trẻ cho tới khi yên nghỉ
một đôi dép ngoại cỡ dày cộp nặng đến nỗi như phải đếm từng bước đi” [70,
tr.273]. Bùi Giáng là một thi sĩ tài hoa mà cuộc đời chìm trong những biển dâu
ngàn mơ mờ ảo đến “quên cả mình” với bức chân dung khắc khổ in đậm nét tài
hoa bi kịch đến xót xa. Nhà thơ Vĩnh Mai với dáng người cao lênh khênh,
“gương mặt nhân hậu và cương nghị đúng nét Quảng Trị” [70, tr.321- 322] dễ
xúc động, chân thành, mộc mạc. Nguyễn Trọng Tạo là nhà thơ ham chơi, cả
cuộc đời ngao du “ta đã qua bao nhiêu nẻo đường không tên của trần gian” rồi
có khi lại lầm lũi tìm về một cõi nhớ với giọt nước mắt âm thầm, cô đơn…
Đặc biệt, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dành cho Trịnh Công Sơn cả một
“hành tinh yêu thương”. Qua đó ta thấy một bức chân dung phức hợp về người
nhạc sĩ tài hoa này. Trước hết, Trịnh Công Sơn “là sứ giả đích thực của nhà văn
hoá Huế”. Tâm hồn Huế đã thẩm thấu và ngấm sâu vào trong máu, trong từng
77
hơi thở của người nhạc sĩ này. Bên cạnh đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn tô đậm
nhiều nét chân dung tâm hồn của Trịnh Công Sơn như: là người luôn mang nặng
nỗi buồn, nỗi cô đơn, ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng Phật giáo với “Cuộc đời
của Sơn như một hiện hữu không có niềm vui” [71, tr.7], nhưng vượt qua mọi
nẻo buồn của thân phận và cuộc đời, người nhạc sĩ họ Trịnh kia vần là “người
tình lãng du của nhiều thế hệ” [71, tr.84] và tha thiết yêu cuộc sống với tấm lòng
khát vọng được dâng hiến “sống trong đời sống chỉ cần một tấm lòng” để “gió
cuốn đi”. Quả đúng vậy, gió sẽ cuốn đi tình yêu thương, tình người đẹp đẽ trong
sáng, sự ấm áp tự thân của những người sống vì mọi người để cuộc đời tươi đẹp
hơn. Và, trong đời, nhạc sĩ đã sống đúng như hằng định: “tất cả là không để
nhận về cho mình một cái gì hết; nghệ thuật là chỉ để nuôi dưỡng một tấm lòng”
[71, tr.84]. Với tấm lòng đó, ông tự an ủi “ đừng tuyệt vọng tôi ơi…”. Điệp khúc
này cứ ngân vang để người mơ sống giữa thực với tình yêu cuộc sống, hiến dâng
cho đời những tình ca bất tuyệt. Dòng đời vẫn hối hả chảy trôi, nhưng Trịnh
Công Sơn đã lạc vào một cõi khác ngoài chốn trần gian, đã về với cát bụi, nhưng
tiếng hát của người nghệ sĩ vẫn cứ ru hời trong gió để vĩnh hằng trên triền dốc
thời gian hun hút bất tận…
Qua Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng ta còn được đến với thế giới
hội hoạ, hiểu hơn chân dung một số hoạ sĩ như Lê Minh Tường (Về chiếc panhxô và khẩu súng của Trường, Chuyện kể tiếp về Trường)- là người hoạ sĩ nghèo
sở hữu khuôn mặt buồn bã, hay đăm chiêu và có cá tính tự do, tính cách cực kỳ
quyết liệt, một ý chí can trường với cái vẻ bên ngoài đơn độc, hơi cộc cằn và lầm
lì rất đàn ông, nhưng lại chứa một tâm hồn nghệ sĩ rất trong sáng, tinh tế và nhạy
bén với cái đẹp: Lê Bá Đảng (Không gian Lê Bá Đảng) là con người nhân hậu,
giản dị, với một nghị lực luôn hướng về phía trước để khẳng định mình và luôn
hướng về nguồn cội; Đinh Cường (Đà Lạt- Nôel 1965 và Đinh Cường) là hoạ sĩ
có tâm hồn trầm mặc và cao thượng với những bức tranh mang “vẻ trầm mặc
78
của đất đá”; Lâm Triết (Lâm Triết và cõi mộng du) là hoạ sĩ trừu tượng bước ra
từ “cõi mộng du” với những giấc mơ thuở ấu thơ lãng đãng qua sa mạc, thung
lũng hoa vắng, núi đá đất đỏ vùng Arizôna bên Mỹ… Ngoài những bức chân
dung về các văn nghệ sĩ (nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ…), Ký Hoàng Phủ Ngọc
Tường còn cho ta biết rõ hơn về bức chân dung những nghệ sĩ thuộc các lĩnh vức
khác. Đó là chân dung nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị (“7 chữ cái Điềm Phùng
Thị, Những nguồn suối xa xôi); nghệ sĩ Nhân dân Đặng Nhật Minh – “người kể
sự tích dân tộc bằng điện ảnh”…
Nếu Hoàng Phủ Ngọc Tường thường dựng chân dung các “tri âm tri kỷ”
bằng sương mờ cảm xúc và quãng ngưng tưởng vọng, thì ta thấy Tô Hoài lại
khắc hoạ hình ảnh những người bạn văn chương của mình bằng những nét bút tả
thực sống động trên một “hậu cảnh” sáng rõ của hồi ức. Tô Hoài viết về
Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hoàng Trung Thông,
Nguyễn Huy Tưởng… - những “tên tuổi lớn” của nền văn học hiện đại Việt
Nam - giống như để nhớ đến vùng kỷ niệm khó mờ phai về một thời đoạn thăng
trầm của nền văn học ấy, nơi chính ông đã gắn bó phần lớn văn nghiệp của
mình. Đi vào những “ngõ ngách” của đời sống văn chương và những “khúc
đoạn” gập ghềnh của các số phận nghệ sĩ, Tô Hoài đã tạo được trong hồi ký của
ông những bức chân dung đầy sắc cạnh, đầy dấu ấn song cũng vô cùng gần gũi,
chân thực. Tô Hoài đã khiến cho bạn đọc không chỉ yêu mến các tác phẩm văn
chương của họ mà ông còn giúp bạn đọc hiểu được cuộc sống, sự nghiệp, phong
cách và cá tính của mỗi người. Tất cả những con người, những số phận văn
chương ấy - qua cái nhìn ấm áp chân tình của tác giả hồi ký - đã gieo vào người
đọc một niềm cảm thương, chia xẻ mênh mang. Tô Hoài không hề “lạ hoá” bất
cứ chân dung văn chương nào. Trong hồi ký của ông, họ là những tài năng nghệ
thuật, song họ cũng là những con người của cuộc sống đời thường, của vô vàn
những “tuế toái”, “chi li”, “phiền phức”, những yêu ghét, buồn vui, thăng trầm,
79
được mất… của một kiếp người. Sau này, chúng ta còn bắt gặp tinh thần xây
dựng chân dung nhiều chiều, phong phú và ấm áp nhân tình này ở một tác giả
viết ký tài hoa khác: Hà Minh Đức. Chỉ cần lướt qua các tiêu đề bài viết: “Anh
đã sống hết mình cho cuộc sống và cho thơ”, “Huy Cận, đường thơ đến với đích
xa”, “Tô Hoài, một đời văn sáng tạo”, “Giáo sư N.I. Niculin nhà nghiên cứu
uyên bác, người bạn thân thiết của giới nghiên cứu văn học Việt Nam”… (Tản
mạn đầu ô), người đọc dễ dàng nhận ra quan niệm chung của người viết – đúng
như ông từng tâm sự: “Viết về họ tôi có ý thức phải làm sao tạo dựng được bức
chân dung tổng hợp cả phần “đời” lẫn phần “đạo” (…) tôi kính trọng nhất là
tài năng và nhân cách. Tôi chấp nhận nhiều màu vẻ của cá tính và sở thích
riêng” (Tản mạn đầu ô).
Đưa vào các trang viết của mình hình tượng những nhân vật có thực trong
lịch sử, Hoàng Phủ đã tái hiện một cách sinh động bức tranh đời sống cá nhân,
xã hội của họ một cách chân thực, làm cho bạn đọc hôm nay như được đối thoại
trực tiếp với họ, hiểu họ, tri ân được cùng họ. Qua đó thấy được tình cảm, tình
yêu mến những bậc tiền nhân mà tác giả muốn gửi gắm cho thế hệ hôm nay.
Tóm lại, hình tượng những văn nghệ sĩ xuất hiện trong ký Hoàng Phủ
Ngọc Tường đều là những con người nổi tiếng, tài hoa và hết lòng vì nhệ thuật
và vì cái đẹp ở đời. Viết về họ, nhà văn đã dành tất cả những tình cảm trân trọng,
cảm phục, quý mến, thấu hiểu. Đặc biệt, với mỗi nghệ sĩ, tác giả đều nhìn thấy
những vẻ đẹp riêng và có những cách cảm nhận riêng hết sức sâu sắc về họ, về
tác phẩm của họ. Điều đó không chỉ giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết về thế
giới nghệ thuật mà còn khâm phục tài năng của chính tác giả - một con người đa
tài, có tầm hiểu biết rộng rãi, đa lĩnh vực. Đó cũng chính là một cách xây dựng
hình tượng nghệ thuật và cách quan niệm nghệ thuật của chính nhà văn Hoàng
Phủ Ngọc Tường
80
2.3.3. Hình tượng cái tôi
Nếu nhà văn là thuật ngữ có chức năng xác định nghề nghiệp thì tác giả
là khái niệm xác định vai trò của chủ thể gắn liền với cá tính sáng tạo, với
phong cách của nhà văn trong mỗi tác phẩm cụ thể. Phạm trù tác giả không
chỉ dùng để xác định danh tính mà còn có ý nghĩa đánh giá chất lượng của sự
sáng tạo. Nó gắn liền với ý thức về chủ thể sáng tạo, với phong cách cá nhân
và sự độc đáo của cái thế giới nghệ thuật mà tác phẩm tạo ra trong sự cảm thụ
của người đọc.
Cái tôi tác giả hay còn gọi là hình tượng tác giả, theo lý thuyết thi
pháp học hiện đại là “sự nhập thân của ý thức người sáng tạo trong tác phẩm
nghệ thuật”. Với các thể loại khác như kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn, người
đọc muốn biết thái độ tác giả phải xuyên qua hệ thống nhân vật, đặc biệt là
nhân vật trung tâm thì đối với kí, người đọc nắm bắt một cách trực tiếp. Chủ
thể của lời nói nghệ thuật trong tác phẩm kí chính là bản thân người viết.
Chính vì lẽ đó người kể chuyện trong kí thường lộ diện trực tiếp trong hình
thức người kể chuyện xưng “tôi” như cách mà Nguyễn Tuân hay một số nhà
viết kí thường dùng “Ở đây tôi ghi lại một số xúc cảm của tôi về xòe” (XòeNguyễn Tuân) hoặc “Đêm nay là một đêm chuẩn bị, ngày mai chúng tôi sẽ lên
đường” (Đường chúng ta đi- Nguyễn Trung Thành), “Tôi có một thiên đường
đã mất phía bên kia cửa sổ, bên kia hàng cây, và những mái nhà” (Lý chuồn
chuồn- Hoàng Phủ Ngọc Tường).
Với đặc trưng riêng của thể loại, kí bộc lộ trực tiếp cái tôi tác giả. Nếu
cái tôi của nhà tiểu thuyết được ẩn vào trong những hình tượng nhân vật, vào
cách đánh giá, cách nhìn đối với cuộc sống, được toát ra từ sự tương quan
giữa nhiều cái nhìn, nhiều quan niệm, từ sự phức điệu đa thanh đặc trưng cho
tiểu thuyết, và ở thơ cái tôi tác giả phải bộc lộ qua thao tác chuyển hóa thế
giới nội tâm vào nhân vật trữ tình thì ở kí cái tôi tác giả là cái tôi tự biểu hiện.
81
Bằng cái tôi đó, nhà văn đã trình bày những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời
sống thực của nhà văn – những gì mà nhà văn đã sống, đã trải qua, đã thấy, đã
cảm bằng đôi mắt, bằng trái tim, bằng sự suy nghiệm của chính bản thân
mình. Không thể phủ nhận hư cấu nghệ thuật trong kí song xét cho cùng,
những vấn đề chứa đựng trong tác phẩm kí phải giống như một thước phim tư
liệu tạo ra khoái cảm đặc biệt đối với người đọc bằng những thông tin thực
sự chính xác (Một vài suy nghĩ về thể kí - Hoàng Phủ Ngọc Tường). Đọc kí
Nguyễn Tuân, chúng ta ngỡ ngàng nhận ra cái tôi nhân chứng lịch sử ngoài
cái tôi ngông nghênh, kiêu bạc và xê dịch qua các trang kí trải dọc theo chiều
dài lịch sử dân tộc từ những ngày đầu kháng chiến (Tùy bút kháng chiến) cho
đến những năm cả nước hòa mình vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
trong (Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi). Bên cạnh cái tôi tài hoa của
Nguyễn Tuân là cái tôi yêu nước, cái tôi uyên bác, thâm trầm với vốn sống,
vốn hiểu biết dồi dào, phong phú về lịch sử, văn hóa, triết học, hội họa, thiên
nhiên… của nhà viết kí Hoàng Phủ Ngọc Tường qua các tác phẩm đặc sắc (Ai
đã đặt tên cho dòng sông, Ngọn núi ảo ảnh, Hoa trái quanh tôi,…).
Cái tôi trong tác phẩm kí văn học chính là cái tôi thẩm mỹ. Cái tôi ấy
gắn liền với thế giới quan thẩm mỹ của tác giả. Ở đó mỗi con số, mỗi sự kiện,
mỗi chi tiết, mỗi nhân vật tự bản thân nó đã bộc lộ cái nhìn, sự đánh giá và
luận giải của tác giả về thế giới thực tại bởi nó đã qua sự chọn lọc của nhà
văn, nó được mài giũa bằng giác quan nghệ thuật tinh tế của nhà văn. Đọc
Thượng Kinh ký sự của Lê Hữu Trác, người đọc sẽ thấy tác giả thuật lại một
cách tỉ mỉ câu chuyện đi Kinh đô Thăng Long của tác giả năm 1782 để chữa
bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm, theo lời mời của Chúa. Mặc dù tác giả Lê
Hữu Trác rất dè dặt khi đưa ra những nhận xét riêng tư nhưng chính các hình
tượng, ngôn ngữ, giọng điệu của tác phẩm đã ẩn ngụ sự phê phán làm cho
chân tướng sự việc tự phơi bày.
82
Trong thể kí, cái tôi là hình thức trực tiếp của hình tượng tác giả, đồng
thời vừa như một phương thức trần thuật quan trọng với tư cách chức năng
nghệ thuật cái tôi đi- nghe- kể- tả- suy ngẫm- ngợi ca- phê phán- đề nghị… do
vậy, cái tôi nhà văn cũng là một yếu tố liên kết tác phẩm. Để có cái tôi nhập
vai đó đòi hỏi người viết kí phải có tri thức, phải có bản lĩnh văn hóa hay nói
đúng hơn là phải có chiều sâu về văn hóa và sự trải nghiệm cuộc sống. Bằng
cách đó người viết kí mới có thể trình diễn tư duy của mình qua từng con chữ.
Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc một cái
nhìn toàn diện về nghiệp văn và cả nghiệp đời của một tác giả. Hoàng Phủ
Ngọc Tường thuộc loại tác giả mà những trang viết cũng chính là những trang
đời chắt lọc. Cũng hiếm có một tác giả nào thể hiện hết mình một cái tôi vừa
đa dạng vừa thống nhất trong những thể loại mà mình sáng tác như Hoàng
Phủ Ngọc Tường. Nếu đọc kí Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng ta đối diện với
một cái tôi trầm tư về lẽ đời, lẽ người thì dường như trong thơ ông có một con
người khác- một cái tôi trầm lặng trong nỗi buồn đơn độc. Và nếu trong thơ,
cái tôi luôn tự mình đối diện với bóng mình, một cái tôi ngồi tỉ mẩn lượm
nhặt, ghép lắp những- mảnh- mình- rơi- vãi (dáng ai như tôi đi qua cánh
đồng, thu nhặt lại mình trên ngọn gió, giống như con chim sẻ nọ, thu về từng
cọng vàng khô) thì đọc kí và "nhàn đàm" của ông, người đọc lúc nào cũng
tưởng tượng rằng, có một người nghệ sĩ, một kẻ lãng du, rong ruổi hoài giữa
khói và mây, "giữa không gian mù sương giăng đầy tơ trời của mùa thu";
giữa tiếng ve ran giấu trong những hàng phượng đỏ mùa hè; hay trong cái tím
ngát của buổi chiều, hoặc giữa đêm khuya, khi "những cây ngọc lan nhả vào
không trung một mùi hương sâu thẳm và bí ẩn". Dẫu viết về đời hay viết cho
mình, dẫu có lúc lặng buồn có lúc bông đùa, riết róng hoặc có khi lên giọng
sử thi, lúc nào Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thể hiện mình như một "thi sĩ
của thiên nhiên".
83
Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã đồng nhất cái “tôi” của mình vào sự
sống của đất đai xứ sở, vào vẻ đẹp, chiều sâu văn hoá của Huế. Ai đã đặt tên
cho dòng sông là một điển hình cho sự đồng nhất này. Cho nên, chúng ta mới
được thấy một cái “tôi” tài hoa, tinh tế mà uyên bác Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Nhập vào sông Hương, vào những trầm tích lịch sử văn hoá lâu đời theo dòng
chảy của sông Hương, cái “tôi” ấy đã tìm đến một sự tự biểu hiện cao cả, bền
chặt.
Cái tôi nhập thế ở Hoàng Phủ Ngọc Tường có sự đồng cảm sâu sắc với
những nhân cách lớn mà phần đông trong số họ đều là những con người bản
lĩnh lớn lao, hành động rạch ròi, quyết liệt, có dáng dấp của đấng trượng phu
như Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Trần Cao Vân…. Hình
như Hoàng Phủ Ngọc Tường đặc biệt ngưỡng mộ Nguyễn Công Trứ (có tới
bốn bài viết về nhân vật này). Có lẽ ông tìm thấy ở con người này phương
châm hành xử của chính mình trước cuộc đời. Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường,
ở Nguyễn Công Trứ có “nhiều con người trong một con người: một nghị lực
không lùi bước của quê hương Nghệ Tĩnh, một kẻ sĩ tiết tháo của Bắc Hà, một
tài hoa lịch lãm miền Kinh Bắc, một dòng tâm linh sâu thẳm miền núi Ngự
sông Hương, một bản lĩnh hành động của phương Nam… và phần còn lại,
một tay chơi cuồng phóng của văn hoá hiện đại” (Tay chơi). Trước khi nói
đến con -người- chơi, nhà văn đã nhấn mạnh con- người- làm ở Nguyễn Công
Trứ, nhấn mạnh chất kẻ sĩ- một mục tiêu trong đạo tu thân của Nho giáo – của
“nhà thơ xông xáo nhất thế kỷ XIX” này.
Theo con mắt thẫm đời của tác giả, ta lang thang qua những mùa xuân
thay áo trên cây và xứ Huế, những mùa trái chín thuở cuối hạ với cây lá tơi và
cô gái Huế "đẹp như thiếu nữ trong tranh Modigliari",... Từ đó, ta sống trong
cảm xúc thực qua một cái tôi xuất hiện mạnh dạn và bắt mạch vào tận sâu của
đời sống. Qua các cảm xúc run rẩy, xao động của cái Tôi trữ tình đó, ta nhận
84
ra những mạch nhịp dù trầm lắng hay mạnh mẽ của đời sống được thu nhận
qua một quảng lùi dài bằng thời gian và ký ức. Mạch nhịp ấy, chính là phong
cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường, là nhịp mạnh của nhà văn, là con đường
"tố ti” (tơ trắng) để đi suốt cuộc đời không ân hận, nói theo kiểu của Dịch.
Ở phương diện thời gian nghệ thuật, Ký Hoàng Phủ đã hiện lên bóng
dáng cái tôi thứ hai của tác giả. Một con người luôn hoài vọng quá khứ để
nâng niu những giá trị tinh thần.
Bút ký là tiếng nói của "cái tôi" chủ thể nên "cái tôi" càng thể hiện
đậm nét bao nhiêu bài viết càng dễ đi vào lòng người bấy nhiêu. Chắc rằng
nhà văn đã rất ý thức điều ấy nên "cái tôi" Hoàng Phủ luôn xuất hiện: "tôi
thường nghe nói đến…", "tôi nghĩ rằng…", "… đánh thức trong tâm hồn
tôi…", "tôi thất vọng…" , "tôi hi vọng...", như để trò chuyện, tâm sự và nhiều
khi thuyết minh lý giải cho bạn đọc hiểu rõ hơn về dòng sông. Giá trị hàng
đầu của bút ký là giá trị nhận thức. Một bài bút ký hay sẽ nâng nhận thức của
bạn đọc lên một tầm cao mới. Ai đã đặt tên cho dòng sông? xứng đáng là một
tác phẩm như vậy. Người đọc được hiểu thêm về dòng sông Hương, hiểu
thêm về kinh đô Huế, về xứ Huế, qua đó mà thêm yêu quê hương đất nước
mình và người đọc còn được hiểu sâu hơn sức mạnh và giá trị của ngôn từ
nghệ thuật. Ngôn ngữ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? là ngôn ngữ cảm
xúc, tuân theo quy luật cảm xúc. Dưới góc độ lời văn, nét độc đáo của thiên
bút ký này là sự liên tưởng, một sự liên tưởng hợp lý mà lại phóng túng, tinh
tế, tài hoa. Miêu tả những khúc quanh bất ngờ đầy cảm xúc của dòng sông,
nhà văn gọi đó là "nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu",
miêu tả những ngả rẽ đột ngột, nhà văn nghĩ về mối tình Kim Kiều để liên
tưởng và gọi đó là hành động của nàng Kiều đã "chí tình trở lại tìm Kim
Trọng của nó, để nói một lời thề…". Đấy là những phát hiện nghệ thuật chỉ có
ở những người biết nhiều, hiểu rộng và có khả năng quan sát mạnh cùng trí
85
liên tưởng phong phú, bén nhạy. Liên tưởng của nhà văn còn đưa bạn đọc tới
cả dòng sông Nêva bên nước Nga xa xôi để cùng chiêm ngưỡng những con
hải âu xứ lạnh mà ông muốn "nhập thân" vào chúng để mà "đứng co một chân
trên con tàu thủy tinh" là phiến băng nhấp nháy ánh sáng để mà đi ra biển.
Nhưng dòng Nêva nước chảy nhanh quá nên chúng ta lại cùng nhau trở về với
dòng Hương giang "đi chậm, thực chậm" với "điệu slow tình cảm" để cùng
ngắm "trăm nghìn ánh hoa đăng đang bồng bềnh trôi…".
Có thể nói với những gì đã đạt được trong cách quan niệm nghệ thuật về
cái tôi trong các sáng tác ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng ta nhận thấy
hình tượng tác giả trong tản văn Hoàng Phủ Ngọc Tường toát lên từ tất cả sự
trải nghiệm cuộc đời của nhà văn, nó đóng vai trò như một hình tượng nổi bật
xuyên suốt và làm nên hồn vía, thần thái, sức sống cho những câu chữ. Có thể
nói, với thể loại tản văn, cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường có dịp bộc lộ nhiều
nhất, nó sống động, gần gũi, trò chuyện trực tiếp với bạn đọc không cần phải
qua khâu trung gian nào. Cái tôi ấy một phần biểu hiện tâm nguyện của
Hoàng Phủ Ngọc Tường về người trí thức: “dám chọn cuộc dấn thân kèm
theo một khoảng cách tâm thức để nhìn rõ chân tướng sự vật, đấy chính là
phương thế hành xử khôn ngoan của trí thức Việt” (Chim nhạn và cây
thông).
86
Chương 3
DẤU ẤN PHONG CÁCH HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
QUA NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU
3.1. Đặc sắc ngôn ngữ Hoàng Phủ Ngọc Tường
Cũng như nhiều nhà văn có phong cách khác, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc
Tường rất chú trọng đến việc lựa chọn ngôn từ nghệ thuật cho tác phẩm của
mình. Là nhà văn chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá Huế, ngôn từ nghệ thuật
của Hoàng Phủ là ngôn ngữ văn hoá quê hương ông với những đặc sắc đến
bất ngờ.
3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, là phương tiện giao tiếp chung của
con người, tồn tại ở mọi thời đại và không chịu phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của
xã hội. Ngôn ngữ cungc chính là một hiện tượng văn hoá, là thành tố đầu tiên
trong các hợp tố tạo nên văn hoá của một cộng đồng. Giữa ngôn ngữ và văn hoá
tồn tại mối quan hệ hữa cơ được biểu hiện cả ở bề nổi lẫn bề sâu của cơ tầng văn
hoá.
Ngôn ngữ trong tất cả tính chất thẩm mỹ của nó là chất liệu, là phương
tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ thì không
thể có tác phẩm văn học. Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là phương tiện để
cụ thể hoá và vật chất hoá sự biểu hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm, tính cách
nhân vật và cốt truyện… Nhà văn Nguyễn Tuân từng định nghĩa về nghề văn
như sau: “Nghề văn là nghề của chữ- chữ với tất cả mọi nghĩa mà mỗi chữ phải
có được trong một câu, nhiều câu. Nó là cái nghề dùng chữ nghĩa mà sinh sự để
sự sinh”. Bàn về ngôn từ trong tác phẩm văn học, M.Goorky cho rằng “Ngôn
ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”.