1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Khoa học xã hội >

Nghiên cứu giọng điệu trong văn xuôi Hoàng Phủ Ngọc Tường, luận văn cũng xác định xem xét nó qua các biểu hiện ngôn ngữ, trong bối cảnh văn hoá của thời đại.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.23 KB, 120 trang )


99



giống như một cảm giác mĩ học; mà như một quả táo Newton rơi xuống tâm hồn

người đọc. Rõ ràng, sức hấp dẫn và thuyết phục của bút ký tuỳ thuộc vào tài

năng, trình độ quan sát, nghiên cứu, khả năng biểu đạt của tác giả đối với các sự

kiện được đề cập nhằm phát hiện những khía cạnh nổi bật, những ý tưởng mới

mẻ và sâu sắc trong các mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh, cá nhân và

môi trường.

Trong các tác phẩm bút ký thời kỳ Đổi mới của Hoàng Phủ Ngọc Tường,

Đỗ Chu… phương diện nghệ thuật nổi bật nhất thể hiện sự sáng tạo, cách tân của

các tác giả chính là nghệ thuật sử dụng ngôn từ và kiến tạo giọng điệu chủ thể.

Có thể nói, các tác phẩm bút ký giai đoạn này đã phát huy tối đa những “ưu thế

thể loại” của chúng, đặc biệt là tính “phóng khoáng, tự do mà cá tính nghệ sĩ

thường trực tiếp tham gia vào” (Trần Đình Sử). Trong bút ký của Đỗ Chu, người

đọc lại bắt gặp một thứ ngôn từ giản dị, chân phương, nhẹ nhàng song vẫn thấm

đượm chất triết lý, suy tư: “Thời gian là gì vậy, nó là thứ không nhìn thấy nhưng

lại có thể đo đếm, có thể cảm nhận, và nó rất nặng. Nó bâng khuâng có lý và vô

lý như những câu hát, ngõ nhỏ phố nhỏ nhà tôi ở đó, cây cơm nguội vàng cây

bàng lá đỏ, nằm kề bên nhau phố xưa nhà cổ, sẽ có một ngày từng con đường

nhỏ trả lời cho tôi…”[ 14, tr.213].

Bao trùm lên tất cả là giọng điệu của cái tôi chủ thể của nhà văn. Nếu

nhà văn là thuật ngữ có chức năng xác định nghề nghiệp thì tác giả là khái

niệm xác định vai trò của chủ thể gắn liền với cá tính sáng tạo, với phong

cách của nhà văn trong mỗi tác phẩm cụ thể. Phạm trù tác giả không chỉ dùng

để xác định danh tính mà còn có ý nghĩa đánh giá chất lượng của sự sáng tạo.

Nó gắn liền với ý thức về chủ thể sáng tạo, với phong cách cá nhân và sự độc

đáo của cái thế giới nghệ thuật mà tác phẩm tạo ra trong sự cảm thụ của người

đọc. Cái tôi tác giả hay còn gọi là hình tượng tác giả, theo lý thuyết thi pháp

học hiện đại là “sự nhập thân của ý thức người sáng tạo trong tác phẩm nghệ



100



thuật”. Với các thể loại khác như kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn, người đọc

muốn biết thái độ tác giả phải xuyên qua hệ thống nhân vật, đặc biệt là nhân

vật trung tâm thì đối với ký, người đọc nắm bắt một cách trực tiếp. Chủ thể

của lời nói nghệ thuật trong tác phẩm ký chính là bản thân người viết. Chính

vì lẽ đó người kể chuyện trong ký thường lộ diện trực tiếp trong hình thức

người kể chuyện xưng “tôi” như cách mà Nguyễn Tuân hay một số nhà viết

ký thường dùng “Ở đây tôi ghi lại một số xúc cảm của tôi về xòe” (Xòe Nguyễn Tuân) hoặc “Đêm nay là một đêm chuẩn bị, ngày mai chúng tôi sẽ lên

đường” (Đường chúng ta đi - Nguyễn Trung Thành), “Tôi có một thiên đường

đã mất phía bên kia cửa sổ, bên kia hàng cây, và những mái nhà” (Lý chuồn

chuồn - Hoàng Phủ Ngọc Tường).

Với đặc trưng riêng của thể loại, ký bộc lộ trực tiếp cái tôi tác giả. Nếu

cái tôi của nhà tiểu thuyết được ẩn vào trong những hình tượng nhân vật, vào

cách đánh giá, cách nhìn đối với cuộc sống, được toát ra từ sự tương quan

giữa nhiều cái nhìn, nhiều quan niệm, từ sự phức điệu đa thanh đặc trưng cho

tiểu thuyết, và ở thơ cái tôi tác giả phải bộc lộ qua thao tác chuyển hóa thế

giới nội tâm vào nhân vật trữ tình thì ở ký cái tôi tác giả là cái tôi tự biểu hiện.

Bằng cái tôi đó, nhà văn đã trình bày những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời

sống thực của nhà văn - những gì mà nhà văn đã sống, đã trải qua, đã thấy, đã

cảm bằng đôi mắt, bằng trái tim, bằng sự suy nghiệm của chính bản thân

mình. Không thể phủ nhận hư cấu nghệ thuật trong ký song xét cho cùng,

những vấn đề chứa đựng trong tác phẩm ký phải giống như một thước phim

tư liệu tạo ra khoái cảm đặc biệt đối với người đọc bằng những thông tin thực

sự chính xác (Một vài suy nghĩ về thể ký - Hoàng Phủ Ngọc Tường). Đọc ký

Nguyễn Tuân, chúng ta ngỡ ngàng nhận ra cái tôi nhân chứng lịch sử ngoài

cái tôi ngông nghênh, kiêu bạc và xê dịch qua các trang ký trải dọc theo chiều

dài lịch sử dân tộc từ những ngày đầu kháng chiến (Tùy bút kháng chiến) cho



101



đến những năm cả nước hòa mình vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

trong (Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi). Bên cạnh cái tôi tài hoa của

Nguyễn Tuân là cái tôi yêu nước, cái tôi uyên bác, thâm trầm với vốn sống,

vốn hiểu biết dồi dào, phong phú về lịch sử, văn hóa, triết học, hội họa, thiên

nhiên… của nhà viết ký Hoàng Phủ Ngọc Tường qua các tác phẩm đặc sắc

(Ai đã đặt tên cho dòng sông, Ngọn núi ảo ảnh, Hoa trái quanh tôi,…).

Cái tôi trong tác phẩm ký văn học chính là cái tôi thẩm mỹ. Cái tôi ấy

gắn liền với thế giới quan thẩm mỹ của tác giả. Ở đó mỗi con số, mỗi sự kiện,

mỗi chi tiết, mỗi nhân vật tự bản thân nó đã bộc lộ cái nhìn, sự đánh giá và

luận giải của tác giả về thế giới thực tại bởi nó đã qua sự chọn lọc của nhà

văn, nó được mài giũa bằng giác quan nghệ thuật tinh tế của nhà văn. Đọc kí

của Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đọc sẽ thấy tác giả thuật lại một cách tỉ

mỉ những câu chuyện về văn hoá, thiên nhiên và con người xứ Huế, đôi khi

đưa ra những nhận xét riêng tư nhưng chính các hình tượng, ngôn ngữ, giọng

điệu của tác phẩm đã tự nó nói lên được các giá trị của các hình tượng nghệ

thuật.

Trong thể kí, cái tôi là hình thức trực tiếp của hình tượng tác giả, đồng

thời vừa như một phương thức trần thuật quan trọng với tư cách chức năng

nghệ thuật cái tôi đi - nghe - kể - tả - suy ngẫm - ngợi ca - phê phán - đề

nghị… do vậy, cái tôi nhà văn cũng là một yếu tố liên kết tác phẩm. Để có cái

tôi nhập vai đó đòi hỏi người viết kí phải có tri thức, phải có bản lĩnh văn hóa

hay nói đúng hơn là phải có chiều sâu về văn hóa và sự trải nghiệm cuộc

sống. Bằng cách đó người viết kí mới có thể trình diễn tư duy của mình qua

từng con chữ.

Bút kí là tiếng nói của "cái tôi" chủ thể nên "cái tôi" càng thể hiện đậm

nét bao nhiêu bài viết càng dễ đi vào lòng người bấy nhiêu. Chắc rằng nhà

văn đã rất ý thức điều ấy nên "cái tôi" Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn xuất



102



hiện: "tôi thường nghe nói đến…", "tôi nghĩ rằng…", "… đánh thức trong

tâm hồn tôi…", "tôi thất vọng…" , "tôi hi vọng...", như để trò chuyện, tâm sự

và nhiều khi thuyết minh lý giải cho bạn đọc hiểu rõ hơn về dòng sông. Giá trị

hàng đầu của bút kí là giá trị nhận thức. Một bài bút kí hay sẽ nâng nhận thức

của bạn đọc lên một tầm cao mới. Ai đã đặt tên cho dòng sông? xứng đáng là

một tác phẩm như vậy. Người đọc được hiểu thêm về dòng sông Hương, hiểu

thêm về kinh đô Huế, về xứ Huế, qua đó mà thêm yêu quê hương đất nước

mình và người đọc còn được hiểu sâu hơn sức mạnh và giá trị của ngôn từ

nghệ thuật. Ngôn ngữ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? là ngôn ngữ cảm

xúc, tuân theo quy luật cảm xúc. Dưới góc độ lời văn, nét độc đáo của thiên

bút kí này là sự liên tưởng, một sự liên tưởng hợp lý mà lại phóng túng, tinh

tế, tài hoa. Miêu tả những khúc quanh bất ngờ đầy cảm xúc của dòng sông,

nhà văn gọi đó là "nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu",

miêu tả những ngả rẽ đột ngột, nhà văn nghĩ về mối tình Kim Kiều để liên

tưởng và gọi đó là hành động của nàng Kiều đã "chí tình trở lại tìm Kim

Trọng của nó, để nói một lời thề…". Đấy là những phát hiện nghệ thuật chỉ có

ở những người biết nhiều, hiểu rộng và có khả năng quan sát mạnh cùng trí

liên tưởng phong phú, bén nhạy. Liên tưởng của nhà văn còn đưa bạn đọc tới

cả dòng sông Nêva bên nước Nga xa xôi để cùng chiêm ngưỡng những con

hải âu xứ lạnh mà ông muốn "nhập thân" vào chúng để mà "đứng co một chân

trên con tàu thủy tinh" là phiến băng nhấp nháy ánh sáng để mà đi ra biển.

Nhưng dòng Nêva nước chảy nhanh quá nên chúng ta lại cùng nhau trở về với

dòng Hương giang "đi chậm, thực chậm" với "điệu slow tình cảm" để cùng

ngắm "trăm nghìn ánh hoa đăng đang bồng bềnh trôi…".

Bên cạnh đó, giọng trò chuyện trầm tư, trữ tình thiết tha cũng là một

yếu tố góp phần thành công không nhỏ trên phương diện nghệ thuật của

Hoàng Phủ Ngọc Tường.



103



Được xây dựng trên cơ sở của cái tôi viết kí, đó là những suy nghĩ, cảm

xúc của nhà văn được cụ thể hoá thành những lời trò chuyện giãi bày. Bằng tư

thế của một người từng trải nghiệm, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhẩn nha kể

chuyện của chính mình hoặc chuyện mình được chứng kiến bằng giọng điệu

tâm sự, giãi bày. Ông kể chuyện mình tình cờ gặp khám phá ra đầu nguồn

sông Hương, chuyện tình yêu của mình với Kan sao, chuyện trở về “Tuyệt

tình cốc” sau bao năm xa cách: “gần một tiếng đồng hồ tụt dốc, vẫn chỉ

những bậc đá khô như đã từ hàng triệu năm chưa từng biết đến cơn mưa, và

đầu gối tôi run rẩy không còn bước thêm một bước nào nữa. Tôi sẽ nằm lại

đây để trở thành một cái xác khô ve sầu trên sườn núi này chăng? Vừa lúc ấy,

tôi bỗng phát hiện ra, trên một hòn đá cách tôi không xa một vệt rêu xanh

nhạt như một nét vẽ bằng mực nước của thiên nhiên trên đá khô” (Sử thi

buồn). “Những ngày với Kan Sao ở Ariêl, hình như tôi đã ký xong một hiệp

định với trời đất. Rừng núi bây giờ không còn là nơi nơm nớp về bom đạn mà

là cõi xanh biếc để hai người yêu nhau không ai biết. Đêm trăng khuya nghe

tiễng vượn hú, tôi biết là Kan Sao đứng đợi tôi ở đầu ngọn suối” (“Diễm

xưa” của tôi).

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đi từ “cõi sương lãng đãng của cái chết,

đến thân phận lịch sử mang tính dấn thân cao (trong tập ký Rất nhiều ánh

lửa) đến trở về bốn mùa thiên nhiên (Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoa trái

quanh tôi) rồi trở lại cái cõi uyên nguyên của vô thường trong Ngọn núi ảo

ảnh” [53. tr 46]. Qua năm tháng, những tri thức, vốn sống, cảm xúc… của cả

đời người đã thực sự lắng đọng, kết tinh trong ông thành những trầm tích. Sự

kết hợp của năng lượng thẩm mỹ và yếu tố tâm linh đã tạo nên dòng chảy cảm

xúc trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. Giọng điệu chân thật đến mức hầu như

xoá nhoà ranh giới giữa nhà văn với độc giả để chỉ còn lại niềm tin vui vô hạn

khiến con người có thể bộc bạch hết mọi nỗi niềm của bản thân mà trò chuyện



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

×