Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.23 KB, 120 trang )
103
Được xây dựng trên cơ sở của cái tôi viết kí, đó là những suy nghĩ, cảm
xúc của nhà văn được cụ thể hoá thành những lời trò chuyện giãi bày. Bằng tư
thế của một người từng trải nghiệm, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhẩn nha kể
chuyện của chính mình hoặc chuyện mình được chứng kiến bằng giọng điệu
tâm sự, giãi bày. Ông kể chuyện mình tình cờ gặp khám phá ra đầu nguồn
sông Hương, chuyện tình yêu của mình với Kan sao, chuyện trở về “Tuyệt
tình cốc” sau bao năm xa cách: “gần một tiếng đồng hồ tụt dốc, vẫn chỉ
những bậc đá khô như đã từ hàng triệu năm chưa từng biết đến cơn mưa, và
đầu gối tôi run rẩy không còn bước thêm một bước nào nữa. Tôi sẽ nằm lại
đây để trở thành một cái xác khô ve sầu trên sườn núi này chăng? Vừa lúc ấy,
tôi bỗng phát hiện ra, trên một hòn đá cách tôi không xa một vệt rêu xanh
nhạt như một nét vẽ bằng mực nước của thiên nhiên trên đá khô” (Sử thi
buồn). “Những ngày với Kan Sao ở Ariêl, hình như tôi đã ký xong một hiệp
định với trời đất. Rừng núi bây giờ không còn là nơi nơm nớp về bom đạn mà
là cõi xanh biếc để hai người yêu nhau không ai biết. Đêm trăng khuya nghe
tiễng vượn hú, tôi biết là Kan Sao đứng đợi tôi ở đầu ngọn suối” (“Diễm
xưa” của tôi).
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đi từ “cõi sương lãng đãng của cái chết,
đến thân phận lịch sử mang tính dấn thân cao (trong tập ký Rất nhiều ánh
lửa) đến trở về bốn mùa thiên nhiên (Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoa trái
quanh tôi) rồi trở lại cái cõi uyên nguyên của vô thường trong Ngọn núi ảo
ảnh” [53. tr 46]. Qua năm tháng, những tri thức, vốn sống, cảm xúc… của cả
đời người đã thực sự lắng đọng, kết tinh trong ông thành những trầm tích. Sự
kết hợp của năng lượng thẩm mỹ và yếu tố tâm linh đã tạo nên dòng chảy cảm
xúc trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường. Giọng điệu chân thật đến mức hầu như
xoá nhoà ranh giới giữa nhà văn với độc giả để chỉ còn lại niềm tin vui vô hạn
khiến con người có thể bộc bạch hết mọi nỗi niềm của bản thân mà trò chuyện
104
cùng với thiên nhiên, con người trong sự suy niệm cuộc đời, chứa đựng
những ưu tư, thâm trầm….
Giọng điệu trầm tư kiểu trò chuyện đã giúp Hoàng Phủ Ngọc Tường
mở tâm hồn mình với thiên nhiên, tạo vật mà giao hoà với chúng, giãi bày với
các bậc tiền nhân trong khát vọng “muốn làm Liệt Tử cưỡi gió mà đi khắp nơi
trên thành phố kinh xưa (...) thành phố nằm phơi mình giữa non xanh nước
biếc, tỏa rộng linh hồn vô ưu thênh thênh trong hương cỏ” (Miền cỏ thơm).
Và, nói như tác giả Lê Thị Hường trong bài Đọc bút ký "Miền cỏ thơm" của
Hoàng Phủ Ngọc Tường thì: “Như bản năng của một đứa trẻ ôm bầu vú mẹ,
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện thật tinh tế cơn khát cháy lòng hóa nhập
với vũ trụ. Phải khát đến cháy lòng (Tâm), phải quan sát thật tỉ mỉ (Trí), phải
biết chọn những con chữ thật sống, thật có hồn (Tài) nhà văn mới biến rêu,
cỏ, sương, và... tôi, thành một cơn mê cuồng hòa nhập: “Những đám rêu mỗi
lúc một dày hơn, và rồi hiện ra những chấm bụi nước li ti trên những cọng
bông rêu nhỏ như sợi tóc... Tôi uống cạn vũng nước ấy bằng hơi thở đắm đuối
của một chiếc hôn; xong nằm phủ phục giữa lòng con suối khô, giống như
một con tắc kè uống sương, thè lưỡi đón những giọt nước tái sinh như sữa
mẹ” (Sử thi buồn). Quá khứ đã qua nhưng với Hoàng Phủ Ngọc Tường, nó
luôn là vĩnh hằng. Sự vĩnh hằng có khi đọng trong một dáng cỏ. Đó là hình
ảnh của thi sĩ Ngô Kha bất tử “nằm úp mặt xuống cỏ với một vết đạn hồng sau
gáy”; là tháng năm chiến tranh khói lửa với khoảnh khắc yên bình lắng đọng
qua hình ảnh: “Một con đường ven sông có thảm cỏ dày, và hương cỏ đêm
khuya thơm lạ lùng làm người ta nghĩ đến một nỗi bình yên nào đó không có
ở đời”; hay mãi mãi trong tâm trí Hoàng Phủ là hình ảnh: “Khi Đỗ ngủ say,
Ngô Kha đi nhặt đâu đó những cánh hoa phượng vĩ hồng, đem rải quanh
người anh, để khi anh ngủ dậy, còn lại dấu vết một hình người trên mặt cỏ”...
105
Dường như nhà văn hướng tâm hồn mình về với thế giới của tâm linh để trò
chuyện, để chút bầu tâm sự.
Cuộc đời nhà văn lúc tuổi đã cao, lại mang trên mình nỗi đau của căn
bệnh, nhưng không và thế mà sức viết của ông chững lại. Trái lại Hoàng Phủ
đã vượt lên trên hết để sáng tác với một giọng văn mượt mà, trong sáng, trữ
tình, ngọt ngào mà lắng đọng hồn người.
Giọng triết lý, suy nghiệm trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khẳng
định một giá trị khoa học đích thực của một nhà viết kí tài ba xứ Huế.
Là một trí thức yêu nước trong phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế
độ Sài Sòn tại các đô thị miền Nam trước năm 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường
đến với nghề văn không muộn cũng không sớm: Tập bút kí Ngôi sao trên
đỉnh Phú Văn Lâu xuất bản vào năm 1971, lúc ông 34 tuổi. Mười năm sau,
ông trở thành một nhà văn nổi trội với sở trường thể loại bút ký. Đã có nhiều
nhà phê bình văn học, nhà thơ, nhà văn viết về bút kí của Hoàng Phủ Ngọc
Tường và hầu như tất cả đều có chung một nhận định: Bút kí của ông đã tạo
nên một dấu ấn riêng biệt.
Hoàng Phủ Ngọc Tường không sử dụng bút kí như chỉ đơn thuần là
một thể loại phản ánh hiện thực - lịch sử. Thông qua những sự kiện - sự vật
được miêu tả một cách sắc gọn, ông luôn cung cấp cho người đọc những kiến
thức sâu xa dưới góc nhìn của một nhà văn hóa về những vấn đề lịch sử, cuộc
sống. Đó là những suy niệm triết học luôn gắn bó với con người - cuộc đời,
được thể hiện bằng cảm xúc của một nhà thơ. Cái nét riêng “Hoàng Phủ” ấy
là kết quả của vốn học vấn rộng, sự suy nghĩ sâu sắc và năng lực diễn đạt tạo
được sự rung cảm.
Sự trực cảm về lẽ đời - nghĩa người.
Hoàng Phủ Ngọc Tường cho rằng, ông đã “ngộ” từ khi gặp nhà sư
Thích Đôn Hậu (năm 1968) lúc thoát ly ra chiến khu, qua một câu kinh Phật
106
khai mở tâm thức : “Thâm nhạo niết bàn di du sinh tử”. Nếu chữ “ngộ” được
chia thành nhiều tầng nấc trên con đường rèn luyện tâm thức dài dằng dặc với
vô vàn gian khó, thì tôi ngờ rằng, lúc ấy, giữa thời kỳ tràn đầy nhiệt huyết
của một trí thức yêu nước, ông đã may mắn đặt được bước chân đầu tiên lên
con đường tìm chính bản thân. Cái “bản thân” của những kiếm tìm triết lý ấy,
ít nhiều chịu ảnh hưởng của tư tưởng “je ’EST un autre” của A. Rimbaud và
của nhiều khuynh hướng triết học hiện sinh của Kierkegaard, Husserl, Sartre,
Camus...
Là một giáo viên môn triết ở Trường Quốc học Huế thời đó, hẳn nhiên
ông đã suy nghĩ về khái niệm tử - sinh. Nhưng vào giai đoạn này, ông vẫn là
một kẻ sĩ - hiện sinh - khuynh tả [1]. Có lẽ, Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng chỉ
phát biểu chữ “ngộ” này trong phạm vi của nhận thức lý tính có sự tham dự
của trực cảm về ý nghĩa của cuộc nhân sinh. Nếu thế, phải chăng đấy là một
thế giới quan trên những bước đi hướng ra bên ngoài để hiểu rõ hơn chính bản
thân mình?
Đi, như thế, không chỉ là nhìn ngắm mà là biến thực tế thành văn hóa,
để từ đó, mới có văn học. Còn, nếu phải “vận” vào nghề văn cụ thể hơn, chữ
“ngộ” ấy là “sự ráp lại những mảnh vá mà không để lộ ra những mối chỉ”, hay
“nghệ thuật là sự bớt đi” trong ý nghĩa của sự rèn luyện nghề nghiệp? Nói gọn
hơn, ấy là sự trực cảm về lẽ đời - nghĩa người của một thi sĩ. Và cái lẽ - cái
nghĩa ấy luôn gắn bó với bản chất cách mạng của một trí thức - nghệ sĩ.
Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn có cảm hứng nhiệt tình công dân và cảm
hứng thời sự. Ông từng cho mình là “người ham chơi”. Đấy là một tự họa vừa
kiêu bạc vừa tự tin, theo nghĩa đẹp của từ này. Chân dung của Hoàng Phủ
Ngọc Tường là sự pha trộn giữa hình ảnh của một Nguyễn Công Trứ lập thân
- lập danh giữa đời với tính cách chung của những người cùng thời vớí ông:
Một trí thức yêu nước trong bối cảnh Việt Nam trên con đường đấu tranh cho