Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 101 trang )
Gần đây, Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương thực hiện đề tài “Nghiên
cứu phát triển bộ dữ liệu chuẩn của một số dược liệu thường dùng phục vụ công
tác kiểm tra giám sát chất lượng dược liệu và thuốc đông dược” [4]. Trong đó, đã
tiến hành xây dựng “dấu vân tay” của một số dược liệu bằng phương pháp TLC
và HPLC. Chỉ tiêu để xây dựng dấu vân tay là phải chọn lựa các pic đặc trưng
cho dược liệu. Trong số các pic đặc trưng này ta chọn ra một “pic đánh dấu”
(thông thường là pic của chất đối chiếu), tính toán thời gian lưu tương đối của
các pic còn lại so với “pic đánh dấu” và đưa ra bảng dữ liệu về các pic đặc trưng
trong sắc ký đồ của dược liệu. Bảng dữ liệu này cùng với sắc ký đồ chuẩn là
“dấu vân tay” của dược liệu theo điều kiện sắc ký đã quy định. Đây là một công
trình nghiên cứu có giá trị để định tính các dược liệu này (30 dược liệu).
Bảng 1.1 – Các dược liệu và phương pháp sử dụng nghiên cứu phát triển
bộ dữ liệu chuẩn [4]
STT
Dược liệu
Phương pháp sử dụng
1
Bạch thược
TLC và HPLC có chất đối chiếu là paeoniflorin
2
Bạch truật
TLC và HPLC không có chất chuẩn
3
Bán hạ bắc
TLC không có chất chuẩn
4
Cát sâm
TLC không có chất chuẩn
5
Chỉ thực
TLC và HPLC có chất đối chiếu là hesperidin
6
Chi tử
TLC và HPLC có chất đối chiếu là geniposid
7
Diệp hạ châu
8
Cúc gai
9
Cây hoa ngũ sắc
10
Đại hoàng
11
Đại hồi
TLC (có chất đối chiếu và không có chất đối chiếu)
HPLC không có chất đối chiếu
TLC và HPLC với 2 chất đối chiếu (silydianin và silybin)
TLC và GC
TLC và HPLC có chất đối chiếu là emodin
TLC và HPLC với chất đối chiếu anethol
GC – MS
9
STT
Dược liệu
Phương pháp sử dụng
12
Đan sâm
TLC (có chất đối chiếu danshensu và không có chất đối chiếu)
HPLC không có chất đối chiếu
13
Địa cốt bì
TLC và HPLC không có chất đối chiếu
14
Diệp hạ châu đắng
TLC và HPLC có chất đối chiếu là phyllanthin
15
Đương quy
TLC (có chất đối chiếu acid ferulic và không có chất đối chiếu)
HPLC không có chất đối chiếu
GC – MS
16
Hạ khô thảo
TLC và HPLC có chất đối chiếu là acid ursolic
17
Hoàng đằng
TLC và HPLC có chất đối chiếu là palmatins
18
Hương phụ
TLC và HPLC không có chất đối chiếu
GC – MS
19
Kê huyết đằng
TLC và HPLC không có chất đối chiếu
20
Kim ngân
21
Mã tiền
22
Mẫu đơn bì
TLC và HPLC có chất đối chiếu là paeoniflorin
23
Mộc thông
TLC với chất đối chiếu là acid oleanolic
HPLC không có chất đối chiếu
24
Nghệ
25
Ngưu tất
26
Quế
27
Riềng
TLC và HPLC có chất đối chiếu là acid chlorogenic
TLC và HPLC có chất đối chiếu là strychnin và brucin
TLC và HPLC có chất đối chiếu là curcumin
GC – MS
TLC và HPLC có chất đối chiếu là acid oleanolic
TLC và HPLC có chất đối chiếu là aldehyd cinnamic
GC – MS
TLC không có chất đối chiếu
GC – MS
TLC (không có chất đối chiếu và có 2 chất đối chiếu là borneol
và camphor)
GC – MS
28
Sa nhân
29
Thăng ma
TLC và HPLC với chất đối chiếu acid ferulic
30
Trần bì
TLC và HPLC với chất đối chiếu hesperidin
GC – MS
10
1.2.3.2. Nghiên cứu thiết lập chất chuẩn chiết từ dược liệu
Lần đầu tiên ở Việt Nam, năm 2010, viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương
đã thực hiện nghiên cứu thiết lập được 10 chất chuẩn là các hợp chất đặc trưng
chiết từ dược liệu [8]. Trong đó, 10 tiêu chuẩn chất lượng đánh giá chất chuẩn đã
được xây dựng theo đúng quy định của WHO và ASEAN. Cụ thể, đối với mỗi
chất chuẩn đều được xác định các chỉ tiêu sau đây:
- Định tính: Tiến hành phương pháp IR, NMR hoặc phối hợp thêm phương
pháp HPLC.
- Độ tinh khiết: Sử dụng một trong các phương pháp HPLC, phân tích nhiệt
vi sai (DSC), đo điểm chảy hoặc phối hợp.
-
Định lượng và xác định hàm lượng tạp chất liên quan bằng phương pháp
HPLC.
Như vậy có thể thấy rằng việc tiêu chuẩn hóa chất lượng dược liệu với việc
sử dụng chất đối chiếu và các phương pháp hiện đại như HPLC, HPTLC trong
định tính, định lượng dược liệu là một xu hướng nghiên cứu mới trong giai đoạn
hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các nước khác trên thế giới. Do đó,
nhằm nâng cao khả năng kiểm soát chất lượng dược liệu đinh lăng, chúng tôi dự
định tiến hành xây dựng phương pháp định tính, định lượng dược liệu đinh lăng
sử dụng chất đối chiếu là acid oleanolic để góp phần xây dựng “dấu vân tay
HPLC” cho dược liệu đinh lăng, góp phần thuận lợi cho công tác tiêu chuẩn
hóa và kiểm tra chất lượng dược liệu này và các chế phẩm từ dược liệu.
11
1.3. TỔNG QUAN NHÓM SAPONIN VÀ ACID OLEANOLIC
1.3.1. Tổng quan về nhóm saponin
Nhiều công trình nghiên cứu trước đây đã cho thấy thành phần hoạt chất
chính của đinh lăng là saponin thuộc nhóm saponin triterpenoid trong đó có một
sapogenin đã được xác định là acid oleanolic.
1.3.1.1. Định nghĩa glycosid và saponin
Glycosid là những hợp chất hữu cơ tạo thành do sự ngưng tụ giữa một
đường với một phân tử hữu cơ khác với điều kiện nhóm hydroxyl bán acetal của
phần đường phải tham gia vào sự ngưng tụ. Phần không phải là đường được gọi
là aglycon hoặc genin, có cấu trúc hóa học rất khác nhau, tác dụng sinh học phụ
thuộc vào phần này.
Saponin là một nhóm glycosid lớn, gặp nhiều trong thực vật. Phần genin
được gọi là sapogenin. Về mặt phân loại, dựa vào cấu trúc hóa học có thể chia
thành: saponin triterpenoid và saponin steroid.
1.3.1.2. Các phương pháp định tính saponin
a. Dựa trên tính chất tạo bọt
Đây là tính chất đặc trưng nhất của saponin do phân tử saponin lớn và có
cùng một lúc một đầu ưa nước và một đầu kỵ nước. Người ta dựa vào hiện tượng
gây bọt ở môi trường kiềm và acid để sơ bộ phân biệt saponin steroid và saponin
triterpenoid.
Có thể dựa vào chỉ số bọt để đánh giá một nguyên liệu chứa saponin: chỉ số
bọt là số ml nước để hòa tan saponin trong 1 gam nguyên liệu cho một cột bọt
cao 1cm sau khi lắc và đọc (tiến hành trong điều kiện quy định).
12
b. Dựa trên tính chất phá huyết
Để đánh giá một nguyên liệu chứa saponin, người ta dựa vào chỉ số phá
huyết là số ml dung dịch đệm cần thiết để hòa tan saponin có trong 1 gam
nguyên liệu gây ra sự phá huyết đầu tiên và hoàn toàn đối với thứ máu đã chọn
(tiến hành trong điều kiện quy định).
c. Các phản ứng màu
Saponin triterpenoid cho tác dụng với vanilin 1% trong dung dịch HCl và
hơ nóng (phản ứng Rosenthaler) sẽ có màu hoa cà.
Phản ứng Liebermann – Burchardt hay dùng để phân biệt hai loại saponin:
Lấy vài miligram sapogenin hòa nóng vào 1 ml anhydrid acetic, cho thêm 1 giọt
H2SO4 đậm đặc, nếu là dẫn chất steroid thì có màu lơ – xanh lá, còn dẫn chất
triterpenoid thì có màu hồng đến tía.
d. Sắc ký lớp mỏng
Một vài dung môi khai triển dùng để định tính saponin triterpenoid là:
Cloroform – methanol – nước (65:35:10)
Ethyl acetat – acid acetic – nước (8:2:1)
n-butanol – ethanol (8:2)
Các thuốc thử hiện màu có thể dùng là: Thuốc thử Liebermann – Burchard,
thuốc thử Salkowski, dung dịch acid phosphomolybdic 10% trong ethanol,…
e. Định lượng
Có thể định lượng saponin bằng nhiều phương pháp khác nhau:
Phương pháp cân
Phương pháp đo quang
Phương pháp HPLC
13