Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 101 trang )
Kết quả được trình bày trong bảng 3.15, bảng 3.16 và phụ lục 1.
Bảng 3.15 – Hàm lượng acid oleanolic trong một số mẫu dược liệu đinh lăng
Số tuổi
Khối
lượng (g)
Độ ẩm
(%)
Số lần
định
lượng (n)
Hàm
lượng
(mg/g)
Nam Định
3
2,5352
6,58
2
0,0585
2
Nam Định
3
2,5348
7,31
2
0,0711
3
Nam Định
3
2,5200
9,93
2
0,1190
4
Nam Định
3
2,5322
3,41
2
0,0504
5
Nam Định
5
2,5627
3,26
2
0,0671
6
Nam Định
4
2,5680
2,47
2
0,0759
7
Nam Định
3
2,5279
5,44
2
0,1316
8
Nam Định
3
2,5489
6,60
2
0,1255
9
Nam Định
4
2,5583
9,05
2
0,1518
10
Nam Định
5
2,6356
8,53
2
0,0947
11
Nam Định
6
2,5318
6,56
2
0,0916
12
Nam Định
6
2,5676
6,75
2
0,0837
13
Hòa Bình
3
2,5495
4,96
2
0,1329
14
Hòa Bình
3
2,5330
4,78
2
0,1026
15
Hòa Bình
3
2,5359
5,23
2
0,1395
16
Hòa Bình
3
2,5397
4,63
2
0,1175
17
Đắcknông
0,8
2,5769
6,49
2
0,0125
18
Đắcknông
0,8
2,5326
5,13
2
0,0113
19
Đắcknông
0,8
2,5498
3,85
2
0,0238
Ký hiệu
mẫu
Nơi trồng
1
62
Bảng 3.16 – Hàm lượng acid oleanolic trong một số mẫu cao khô đinh lăng
Ký hiệu
mẫu
Nơi trồng
Khối lượng
(g)
Độ ẩm (%)
Số lần định
lượng (n)
Hàm lượng
(mg/g)
1
Nam Định
1,2638
7,77
2
0,1558
2
Nam Định
1,2802
6,43
2
0,2537
3
Nam Định
1,2505
5,48
2
0,2011
4
Hòa Bình
1,2618
5,84
2
0,1680
5
Nam Định
1,2978
3,19
2
0,3533
6
Nam Định
1,2856
3,13
2
0,2562
Nhận xét:
- Hàm lượng acid oleanolic trong các mẫu dược liệu ngay ở cùng một địa
phương cũng có sự phân tán.
- Hàm lượng acid oleanolic của các mẫu đinh lăng với độ tuổi khác nhau
(3, 4, 5, 6 tuổi) ở Nam Định không có sự khác biệt rõ rệt.
- Hàm lượng acid oleanolic trong dược liệu ở Đắcknông thấp hơn hẳn hai
địa phương Hòa Bình và Nam Định.
- Hàm lượng acid oleanolic trong cao khô đinh lăng thu hái từ 2 tỉnh Nam
Định, Hòa Bình cũng có sự khác biệt giữa hai địa phương và trong từng địa
phương.
Từ các kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra quy trình định tính, định lượng
acid oleanolic trong đinh lăng để góp phần nâng cao tiêu chuẩn chất lượng của
đinh lăng. Quy trình được trình bày ở phần phụ lục 1.
63
CHƯƠNG IV
BÀN LUẬN
4.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC TIÊU CHUẨN HÓA DƯỢC
LIỆU Ở VIỆT NAM
Việt Nam là một quốc gia có nguồn dược liệu phong phú với khoảng 11000
loài thực vật bậc cao. Trong đó, số loài cây thuốc ở Việt Nam được phát hiện
tăng liên tục theo thời gian điều tra. Theo tài liệu của Pháp, trước năm 1952, toàn
Đông Dương có 1350 loài cây làm thuốc, trong 160 họ thực vật. Bộ sách
“Những cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi giới
thiệu 800 cây, con và vị thuốc. Bộ sách “Từ điển cây thuốc” của TS. Võ Văn Chi
có ghi 3200 loài làm thuốc. Theo số liệu của Viện Dược liệu (2007), Việt Nam
có 3950 loài cây thuốc. Chắc chắn con số này còn tiếp tục tăng trong thời gian
tới [12].
Theo thống kê của ngành Y tế, cả nước có 51 bệnh viện Y học cổ truyền và
các khoa Y dược cổ truyền, khoảng 5000 người hành nghề thuốc Y dược cổ
truyền với gần 10740 cơ sở chẩn trị đông y, 286 cơ sở sản xuất Dược phẩm đang
sản xuất các mặt hàng thuốc từ cây cỏ hoặc chiết xuất từ cây cỏ trong đó có 170
cơ sở sản xuất riêng thuốc Đông dược. Hệ thống khám chữa bệnh bằng Y học cổ
truyền sử dụng dược liệu khoảng 30000 tấn/năm [12].
Theo số liệu của Cục quản lý Dược – Bộ Y tế, nhu cầu sử dụng dược liệu
hàng năm khoảng 40 – 60 nghìn tấn. Trong đó, khối lượng dược liệu nhập khẩu
chiếm tỷ trọng tương đối lớn (số liệu năm 2011 là khoảng 18 nghìn tấn dược liệu
thô được nhập khẩu).
64
Do dược liệu được sử dụng với khối lượng lớn, với nhiều nguồn gốc, xuất
xứ khác nhau (cả nhập khẩu, thu mua trong dân, công ty tự trồng,…) do đó việc
kiểm soát chất lượng dược liệu là một điều rất khó khăn, đòi hỏi phải có các tiêu
chuẩn chất lượng cụ thể, chi tiết từ việc nhận diện bằng cảm quan, vi học, đến
các phương pháp định tính, định lượng. Do vậy, công tác tiêu chuẩn hóa dược
liệu đang được đặt ra một cách cấp thiết hơn bao giờ hết.
Cũng giống như nhiều dược liệu khác, dược liệu đinh lăng từ lâu đã được
nhân dân ta sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền có tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ
thể, chữa ho, mụn nhọt, lợi tiểu,… Dược liệu đinh lăng được sử dụng trong một
số chế phẩm thuốc có nguồn gốc dược liệu trong đó phải kể đến dòng sản phẩm
hoạt huyết dưỡng não của một số Công ty Dược phẩm. Trong đó, sản phẩm hoạt
huyết dưỡng não của Traphaco là một trong những sản phẩm hàng đầu. Xã hội
ngày càng phát triển, sức ép về công việc tăng lên, nhu cầu về thuốc bổ thần
kinh, tăng cường tuần hoàn não, đặc biệt thuốc có nguồn gốc thảo dược ngày
càng tăng. Hiện nay, hàng năm Công ty Traphaco đang sử dụng hàng trăm tấn
dược liệu đinh lăng phục vụ cho sản xuất dòng sản phẩm Hoạt huyết dưỡng não.
Sản phẩm đã và đang được tiêu thụ trong hệ thống các bệnh viện trong cả nước,
hệ thống bảo hiểm y tế và thị trường OTC, xuất khẩu sang các thị trường
Ucraina, Lào, Campuchia, Myanmar. Công ty Traphaco hàng năm vẫn thu mua
dược liệu đinh lăng của người dân từ các vùng khác nhau trên cả nước (Hòa
Bình, Nam Định, Đắcknông,…). Dược liệu đinh lăng được thu hái với độ tuổi
khác nhau, vùng trồng khác nhau, thời gian khác nhau. Ngoài ra, trong thực tế có
nhiều loài khác cũng mang tên đinh lăng nhưng không được dùng làm thuốc
(như đinh lăng trổ, đinh lăng lá tròn, đinh lăng lá to). Do đó, việc tiêu chuẩn hóa
chất lượng đinh lăng cũng là một yêu cầu cấp thiết của Công ty để đảm bảo chất
65