Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 101 trang )
Do dược liệu được sử dụng với khối lượng lớn, với nhiều nguồn gốc, xuất
xứ khác nhau (cả nhập khẩu, thu mua trong dân, công ty tự trồng,…) do đó việc
kiểm soát chất lượng dược liệu là một điều rất khó khăn, đòi hỏi phải có các tiêu
chuẩn chất lượng cụ thể, chi tiết từ việc nhận diện bằng cảm quan, vi học, đến
các phương pháp định tính, định lượng. Do vậy, công tác tiêu chuẩn hóa dược
liệu đang được đặt ra một cách cấp thiết hơn bao giờ hết.
Cũng giống như nhiều dược liệu khác, dược liệu đinh lăng từ lâu đã được
nhân dân ta sử dụng trong các bài thuốc cổ truyền có tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ
thể, chữa ho, mụn nhọt, lợi tiểu,… Dược liệu đinh lăng được sử dụng trong một
số chế phẩm thuốc có nguồn gốc dược liệu trong đó phải kể đến dòng sản phẩm
hoạt huyết dưỡng não của một số Công ty Dược phẩm. Trong đó, sản phẩm hoạt
huyết dưỡng não của Traphaco là một trong những sản phẩm hàng đầu. Xã hội
ngày càng phát triển, sức ép về công việc tăng lên, nhu cầu về thuốc bổ thần
kinh, tăng cường tuần hoàn não, đặc biệt thuốc có nguồn gốc thảo dược ngày
càng tăng. Hiện nay, hàng năm Công ty Traphaco đang sử dụng hàng trăm tấn
dược liệu đinh lăng phục vụ cho sản xuất dòng sản phẩm Hoạt huyết dưỡng não.
Sản phẩm đã và đang được tiêu thụ trong hệ thống các bệnh viện trong cả nước,
hệ thống bảo hiểm y tế và thị trường OTC, xuất khẩu sang các thị trường
Ucraina, Lào, Campuchia, Myanmar. Công ty Traphaco hàng năm vẫn thu mua
dược liệu đinh lăng của người dân từ các vùng khác nhau trên cả nước (Hòa
Bình, Nam Định, Đắcknông,…). Dược liệu đinh lăng được thu hái với độ tuổi
khác nhau, vùng trồng khác nhau, thời gian khác nhau. Ngoài ra, trong thực tế có
nhiều loài khác cũng mang tên đinh lăng nhưng không được dùng làm thuốc
(như đinh lăng trổ, đinh lăng lá tròn, đinh lăng lá to). Do đó, việc tiêu chuẩn hóa
chất lượng đinh lăng cũng là một yêu cầu cấp thiết của Công ty để đảm bảo chất
65
lượng thuốc khi đưa ra thị trường và đảm bảo các yêu cầu ngày càng cao khi đưa
sản phẩm hội nhập vào thị trường thế giới.
Bộ “Dược điển Việt Nam IV” là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về
tiêu chuẩn hóa và kiểm nghiệm chất lượng thuốc ở tất cả các cơ sở sản xuất và
kiểm tra chất lượng dược phẩm trên cả nước. So với Dược điển Việt Nam III,
Dược điển Việt Nam IV đã có nhiều đổi mới trong việc sử dụng chất đối chiếu
trong định tính, định lượng. Dược điển Việt Nam III hầu như có rất ít chuyên
luận sử dụng chất đối chiếu để định tính, định lượng. Trong khi đó, trong khoảng
314 chuyên luận dược liệu và thuốc từ dược liệu, Dược điển Việt Nam IV có
khoảng 73 chuyên luận trong đó chỉ tiêu định tính đã có định hướng sử dụng chất
đối chiếu, bước đầu đã có một vài chuyên luận sử dụng phương pháp hiện đại
như HPLC có sử dụng chất đối chiếu để định lượng. Tiêu chuẩn hóa chất lượng
dược liệu sử dụng chất đối chiếu và các phương pháp hiện đại như HPLC,
HPTLC trong định tính, định lượng dược liệu không chỉ là xu hướng nghiên cứu
mới mà còn là yêu cầu cấp thiết để đưa thuốc của Việt Nam hội nhập được vào
thị trường thế giới.
Chuyên luận “Đinh lăng” ở Dược điển Việt Nam IV chưa xây dựng phương
pháp định lượng, phương pháp định tính sử dụng phản ứng hóa học để định tính
saponin và tinh bột. Như vậy, so với Dược điển Việt Nam IV, đề tài đã xây dựng
được một phương pháp hiện đại (HPLC) có thể ứng dụng định tính, định lượng
đinh lăng, có sử dụng chất đối chiếu là acid oleanolic:
- Định tính sử dụng cụm 6 pic trong đó có pic acid oleanolic là “pic đánh
dấu”. Các pic có giá trị thời gian lưu tương đối (RRT) so với pic
acid oleanolic lần lượt là: 0,61; 0,65; 0,72; 0,75; 1,00 và 1,08.
66
- Định lượng dựa vào đường chuẩn acid oleanolic xây dựng trong ngày
phân tích với độ đúng, độ lặp lại đảm bảo.
Như vậy, đề tài đã góp phần nâng cấp tiêu chuẩn đinh lăng với những đóng
góp mới về phương pháp định tính, định lượng sử dụng phương pháp hiện đại là
HPLC có sử dụng chất đối chiếu.
4.2. VỀ QUY TRÌNH XỬ LÝ MẪU
Quá trình xử lý mẫu giúp lấy được hoạt chất ra khỏi mẫu dược liệu, giúp
loại bỏ một hay nhiều thành phần tạp chất có trong mẫu, tạo thuận lợi cho quá
trình tách, định lượng acid oleanolic bằng HPLC hiệu quả. Qua tham khảo một
số tài liệu, dựa vào đặc tính của acid oleanolic và khảo sát thực tế, chúng tôi đã
lựa chọn được một quy trình chiết tách, xử lý mẫu dùng định lượng
acid oleanolic trong đinh lăng.
Phương pháp chiết siêu âm (quy trình 3) giống như nghiên cứu của tác giả
Diandian Shen [33]; mặc dù tiết kiệm về mặt thời gian song hiệu suất chiết quá
thấp do đó không áp dụng để định lượng các mẫu thực.
Phương pháp chiết hồi lưu đơn giản, dễ dàng thực hiện trong điều kiện
phòng thí nghiệm do không đòi hỏi trang thiết bị đặc biệt, dễ dàng triển khai. Hai
quy trình sử dụng phương pháp chiết hồi lưu (quy trình 1 và quy trình 2) mặc dù
cho đáp ứng phân tích tương đương nhưng chúng tôi lựa chọn quy trình ít phải
sử dụng nhiều dung môi hữu cơ đắt tiền do tiết kiệm về mặt chi phí, ít độc hại
(quy trình 1). Hơn nữa, quy trình này cũng tiết kiệm hơn về mặt thời gian do chỉ
cần trong một ngày đã có thể có mẫu để tiến hành sắc ký.
67
4.3. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG ACID OLEANOLIC
TRONG ĐINH LĂNG
So với các nghiên cứu trước đây về định lượng đinh lăng ở Việt Nam chủ
yếu sử dụng phương pháp cân để định lượng saponin toàn phần, đây là lần đầu
tiên đã xây dựng được một phương pháp định lượng một sapogenin đã được biết
đến là có mặt trong đinh lăng (acid oleanolic) bằng phương pháp hiện
đại - HPLC.
Phương pháp HPLC định lượng acid oleanolic sử dụng trong nghiên cứu
này đã được thẩm định theo các chỉ tiêu về thẩm định phương pháp phân tích
trong các thuốc và nguyên liệu làm thuốc bằng phương pháp HPLC gồm: Tính
chọn lọc, đường chuẩn và khoảng nồng độ tuyến tính, độ đúng, độ lặp lại và độ
ổn định của dung dịch chuẩn.
Với điều kiện sắc ký không quá phức tạp, có thể triển khai tại nhiều phòng
thí nghiệm của Việt Nam, chất phân tích acid oleanolic đã tách hoàn toàn ra khỏi
các tạp trong mẫu dược liệu với thời gian triển khai sắc ký khoảng 35 phút. Khi
so sánh với các nghiên cứu định lượng acid oleanolic khác bằng phương pháp
HPLC sử dụng các detector UV, huỳnh quang, khối phổ; chúng tôi có một số
nhận xét như sau:
So sánh các loại detector UV, huỳnh quang, khối phổ trong xác định acid
oleanolic
Phương pháp HPLC sử dụng detector UV có thể dễ dàng triển khai tại nhiều
phòng thí nghiệm do sự phổ biến của loại detector này, tuy nhiên độ nhạy không
cao: LOD = 0,2 µg/ml [26], LOD = 0,1 µg/ml [46], LOD = 2,51 µg/ml [33].
Phương pháp HPLC sử dụng detector huỳnh quang có độ nhạy cao, với giá trị
LOD = 0,013 µg/ml [32], LOD = 0,0017 µg/ml [31] tuy nhiên phải tiến hành dẫn
68