Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 136 trang )
Chƣơng 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH
VỤ ĂN UỐNG CHO KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC TẠI CÁC KHÁCH
SẠN 4 SAO Ở HẠ LONG
3.1 Chiến lƣợc phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2030
3.1.1 Quan điểm phát triển
- Phát huy triệt để các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch sẵn có, giữ vững và đẩy
nhanh tốc độ phát triển du lịch, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đưa Quảng
Ninh trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước và là một trung tâm du lịch
quốc tế trong khu vực.
- Phát triển du lịch là nhiệm vụ, trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành,
các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân. Cần huy động mọi nguồn lực cho đầu tư
phát triển, khuyến khích các thành phần kinh tế kinh doanh du lịch có sự quản lý
thống nhất của Nhà nước.
- Phát triển du lịch Quảng Ninh phải đặt trong mối quan hệ với các ngành
khác. Có cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành nhằm hỗ trợ, tác động
nhau cùng phát triển, bảo vệ môi trường, bảo vệ giá trị di sản, tài nguyên sinh
thái và phát triển bền vững.
- Phát triển du lịch phải đi đôi và gắn liền với đảm bảo an ninh trật tự, an
toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
3.1.2 Mục tiêu chung
Mục tiêu kinh tế: Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh phải phù
hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Phải khai thác triệt để các lợi
thế về tiềm năng du lịch của tỉnh để nhanh chóng phát triển du lịch góp phần thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ
trọng ngành du lịch GDP của tỉnh, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào
ngân sách của tỉnh. Phấn đấu đưa Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch có
đẳng cấp khu vực và châu lục vào năm 2015.
75
Mục tiêu về văn hoá - xã hội: Phát triển du lịch trong mối quan hệ khăng
khít với những vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, tăng thu nhập và giữ gìn
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Một trong những yếu tố quan trọng để thu hút
khách du lịch chính là cảnh quan tự nhiên và nền văn hoá mang đậm bản sắc văn
hoá dân tộc. Do vậy, quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh phải mang được
nội dung khuyến khích việc bảo tồn và phát triển nền văn hoá dân tộc. Cần đẩy
mạnh tuyên truyền, quảng bá để thu hút khách du lịch quốc tế và có chính sách
khuyến khích du lịch nội địa, nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi tham quan du lịch
của nhân dân, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân.
Mặt khác, phát triển du lịch phải tiếp nhận lao động vào làm việc trong
ngành và tạo được việc làm để thu hút lao động xã hội phát triển các ngành nghề
dịch vụ đi theo du lịch.
Mục tiêu về an ninh chính trị và an toàn xã hội: phát triển du lịch phải
luôn tôn trọng phương châm đảm bảo an ninh chính trị và an toàn xã hội. Phương
châm trên cần được quán triệt trong thiết kế quy hoạch các không gian, các tuyến
du lịch, nhất là tuyến du lịch biển đảo thuộc vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long,
huyện đảo Vân Đồn, huyện đảo Cô Tô và biên giới, cửa khẩu Móng Cái. Đây là
vấn đề nhạy cảm nên phải khéo léo, linh hoạt, kết hợp chặt chẽ với các ngành nội
chính trong tỉnh để đạt được mục tiêu đảm bảo an ninh, chính trị, an toàn xã hội,
bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Đồng thời làm cho khách du lịch (nhất
là khách du lịch quốc tế) hài lòng và yên tâm khi đến du lịch ở Quảng Ninh.
Mục tiêu về môi trường : Quy hoạch du lịch gắn với bảo vệ môi trường
sinh thái đảm bảo sự phát triển bền vững. Do vậy, các kế hoạch và cơ chế quản lý
phải phù hợp với tôn tạo khai thác các tài sản thiên nhiên và nhân văn sao cho
môi trường cảnh quan tự nhiên và các khu danh thắng không những không bị
xâm hại mà còn được bảo trì và nâng cấp. Mặt khác, phát triển du lịch cần phải
quan tâm đến việc bảo vệ môi trường xã hội trong sạch. Cần có biện pháp tổ
chức và quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động
du lịch mang lại đối với môi trường văn hoá xã hội của địa phương.
76
3.1.3 Những mục tiêu cụ thể
Phấn đấu năm 2015 đón 8,22 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt
4,28 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 340 triệu USD. Năm 2020 đạt 12,11
triệu lượt khách trong đó khách quốc tế đạt 6,48 triệu lượt khách, doanh thu du
lịch đạt 670 triệu USD. Năm 2030 đạt 20,53 triệu lượt khách trong đó khách
quốc tế đạt 10,73 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 2,67 tỷ USD.
- Tỷ trọng du lịch trong GDP tỉnh Quảng Ninh đạt 11,80% năm 2015;
12,00% năm 2020 và 12,6% năm 2030.
- Về không gian du lịch, hình thành 4 không gian du lịch của tỉnh: không
gian di sản: khu vực vịnh Hạ Long; không gian phía Tây: Khu vực Uông Bí Đông Triều - Yên Hưng; không gian phía Đông: Khu vực Vân Đồn - Bái Tử
Long và không gian phía Đông Bắc: khu vực Móng Cái - Trà Cổ - Vĩnh Thực.
- Đến năm 2015 thu hút 44.000 lao động trực tiếp và 97.000 lao động gián tiếp.
Năm 2020 thu hút 73.000 lao động trực tiếp và 138.000 lao động trực tiếp năm 2030,
góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của nhân dân.
- Tính đến năm 2015 có 26.000 buồng ngủ, năm 2020 có 43.000 buồng
ngủ và 81.000 buồng ngủ vào năm 2030. Hình thành các khu du lịch chất lượng
cao, các trung tâm hội nghị, hội thảo quốc tế.
- Huy động từ các nguồn lực khoảng 480,20 triệu USD năm 2015. Giai đoạn từ
2016 đến 2020 đạt 924,00 triệu USD và giai đoạn 2021 - 2030 là 3.724,00 triệu USD.
Từ đó ngành du lịch sẽ có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế
xã hội và thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ ăn uống tại các
khách sạn 4 sao ở Hạ Long cho khách du lịch Hàn Quốc
3.2.1 Giải pháp vĩ mô
3.2.1.1 Phát huy vai trò định hướng cho khách sạn 4 sao ở Hạ Long xây
dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch Hàn Quốc
Dựa vào bản quy hoạch phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011 2020, định hướng đến năm 2030 sẽ là cơ sở cho các khách sạn 4 sao phục vụ
77
khách Hàn Quốc có những định hướng phát triển của mình trên mọi phương diện,
từ sản phẩm đến thị trường theo hướng ngày càng phong phú và hấp dẫn.
Đối với thị trường khách du lịch Hàn Quốc, du lịch Quảng Ninh nên định
hướng vào các sản phẩm ăn uống là đặc thù của Hạ Long đồng thời phải phù hợp
với khẩu vị ăn uống của người Hàn Quốc.
3.2.1.2 Tăng cường hoạt động quảng bá sang thị trường Hàn Quốc
- Tiếp tục đổi mới hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch gắn với chiến lược
phát triển thị trường. Tập trung quảng bá xúc tiến vào thị trường Hàn Quốc và
một số thị trường truyền thống (Trung Quốc, Pháp, Đài Loan, Nhật Bản), một số
thị trường tiềm năng (Nga, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha), coi trọng thị trường khu vực
và thị trường nội địa. Không ngừng đổi mới hình thức, chất lượng và phương
thức quảng bá xúc tiến để phù hợp với thị trường khách theo hướng từng bước
chuyên nghiệp hóa. Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin cho các
hoạt động quảng bá, xúc tiến.
- Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường khách du lịch,
củng cố mối quan hệ hợp tác phát triển toàn diện và mạnh mẽ hơn với Hàn Quốc
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý du lịch của phía Hàn Quốc
cùng bàn bạc, ký kết và tổ chức thực hiện thoả thuận hợp tác quản lý phát triển
du lịch hai bên. Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin để kịp thời xử lý các
tiêu cực phát sinh.
3.2.1.3 Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, quản lý chất lượng đối
với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống trong du lịch
- Tăng cường kiểm tra chất lượng đầu vào, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Một thực trạng
chung tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ở Hạ Long là các cơ sở này đều
treo cam kết đảm bảo thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng chưa có sự
giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các cam kết này.
- Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Ninh cần phải có biện pháp bắt
buộc chứ không dừng lại ở mức độ tự nguyện đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ
78
ăn uống phục vụ du lịch trong việc tham gia đánh giá để được cấp biển hiệu đạt
chuẩn du lịch. Với 102 cơ sở ăn uống phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hạ
Long thì mới chỉ có 09 cơ sở được cấp chứng nhận đạt chuẩn du lịch về phục
vụ khách. Việc cấp biển hiệu đạt chuẩn du lịch này sẽ giúp các cơ sơ kinh
doanh ăn uống tạo được uy tín, danh tiếng của mình, tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường đồng thời các cơ sở này cũng phải tự hoàn thiện các điều kiện
kinh doanh để đạt tiêu chuẩn cấp biển hiệu. Từ đó, từng bước nâng cao được
chất lượng dịch vụ ăn uống phục vụ trong du lịch.
3.2.2 Giải pháp vi mô
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động
Nguồn nhân lực du lịch tại các khách sạn 4 sao ở Hạ Long hiện nay chưa đáp
ứng được mong đợi của khách du lịch Hàn Quốc. Họ chưa có những kỹ năng
phục vụ khách chuyên nghiệp; chưa có tinh thần cầu tiến và trách nhiệm cao
trong công việc. Chính vì vậy, cần có những giải pháp thiết yếu nhằm nâng cao
tính chuyên nghiệp cũng như khả năng phục vụ khách và ý thức trách nhiệm
trong công việc của đội ngũ nhân viên tại các khách sạn hiện nay.
Nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên bằng các chương trình đào tạo, liên
kết với các trường, cơ sở đào tạo nhân lực du lịch tổ chức các lớp học định kỳ, phổ
biến các vấn đề về dịch vụ, chất lượng dịch vụ, kỹ năng làm hài lòng khách du lịch.
Ngoài ra, các khách sạn còn có thể tiến hành đào tạo tại chỗ hàng ngày, hàng tuần.
Các nhân viên tay nghề cao có thể đào tạo cho các nhân viên mới, nhân viên bậc
thấp theo hình thức cầm tay chỉ việc. Tài liệu sử dụng để đào tạo có thể áp dụng
chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam (VTOS) do Tổng cục du lịch Việt Nam cùng
với Liên minh Châu Âu thực hiện.
Tổ chức các lớp học ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp, bán hàng cho nhân viên.
Một thực tế chung ở các nhà hàng kỹ năng giới thiệu, bán sản phẩm của nhân
viên còn yếu, chưa biết cách gợi mở nhu cầu của khách hay gợi ý khách sử dụng
các sản phẩm thay thế. Nhân viên chưa biết tạo cho mình những kỹ năng mền,
nét mặt rạng rỡ, biết cười khi làm việc, còn để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến
79
công việc. Vì vậy, việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay là phải đào tạo thêm
về ngoại ngữ, kỹ năng bán hàng cho nhân viên để nâng cao chất lượng phục vụ
và tính chuyên nghiệp trong công việc
Song song với việc nâng cao trình độ cho nhân viên cần phải nâng cao ý
thức, trách nhiệm của nhân viên bằng các hình thức giám sát chặt chẽ việc thực
hiện quy chế, nội quy trong nhà hàng khách sạn. Thực hiện chế độ thưởng phạt
rõ ràng, kịp thời đối với cán bộ công nhân viên để khuyến khích động viên đối
với các nhân viên làm tốt, đồng thời cũng răn đe đối với nhân viên vi phạm.
Tổ chức thi nâng bậc lương cho nhân viên định kỳ 2 năm 1 lần tại các bộ
phận nói chung và bộ phận phục vụ ăn uống nói riêng. Đây là cơ hội để đánh giá
lại trình độ của đội ngũ nhân viên đồng thời cũng là cơ hội để họ trau dồi lại kiến
thức của mình. Lãnh đạo khách sạn có thể đưa ra các tiêu chuẩn để nhân viên
được phép thi nâng bậc. Những nhân viên nào đã đủ yêu cầu về thời gian nhưng
không thỏa mãn được các tiêu chuẩn đề ra thì không được phép tham dự. Như
vậy, có thể đây sẽ là động lực thúc đẩy cho nhân viên có ý thức phấn đấu hơn
trong công việc.
3.2.2.2 Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trong bộ phận ăn uống
Theo đánh giá về thực trạng cung ứng về dịch vụ ăn uống thì hệ thống cơ sở vật
chất cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống đã thỏa mãn nhu cầu của khách Hàn
Quốc. Tuy nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận phục vụ ăn uống của các khách
sạn này vẫn chưa hoàn thiện. Khách sạn cần phải nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở
vật chất kỹ thuật của bộ phận phục vụ ăn uống như sau:
Thứ nhất, khách sạn nên đầu tư thêm một số bộ dụng cụ ăn uống và dụng cụ
phục vụ đẹp, sang trọng để phục vụ đối tượng khách VIP hoặc khách có khả năng
thanh toán cao nhằm tạo ra chất lượng cao và tính sang trọng cũng như đặc thù
về sản phẩm ăn uống.
Thứ hai, loại bỏ và thay thế một số đồ vải cũ trong nhà hàng như khăn trải
bàn, khăn ăn. Một số loại đã cũ và chất liệu không chuẩn vì vậy làm giảm tính
chất thẩm mỹ, sang trọng trong bữa ăn, đồng thời gây khó khăn trong việc trang
80
trí, gấp hoa khăn ăn. Dó đó, đầu tư thay thế đúng các loại đồ vải này giúp hiệu
quả hơn trong công việc của nhân viên, đồng thời tăng năng suất lao động và chất
lượng dịch vụ.
Thứ ba, quan tâm chăm sóc hơn đối với hệ thống cây cảnh, thường xuyên lau
bụi lá và ngắt lá sâu, lá úa nhằm tạo lên một không gian xanh trong phòng ăn, tạo
sự tin tưởng của khách hàng vào yếu tố vệ sinh trong nhà hàng đồng thời giúp
khách hàng gần gũi hơn với thiên nhiên, làm gia tăng thêm sự thỏa mãn của
khách khi tiêu dùng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng.
Thứ tư, với đối tượng khách chính là khách Hàn Quốc nhà hàng có thể treo
một hoặc một vài bức tranh về phong cảnh, đất nước Hàn Quốc hoặc có thể mở
một số bản nhạc Hàn trong khi khách Hàn Quốc dùng bữa để tạo thêm sự thích
thú cũng như niềm tự hào dân tộc của họ. Như vậy, khách sẽ có cảm giác vui vẻ,
thoái mái dễ dàng bỏ qua những lỗi nhỏ của nhà hàng.
3.2.2.3 Tăng cường quản lý nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống
Đây là phương pháp hữu hiệu và có khả năng thực thi cao để nâng cao chất
lượng dịch vụ ăn uống tại các khách sạn 4 sao ở Hạ Long cho khách Hàn Quốc
một cách toàn diện. Cần thiết phải áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO vào trong quản lý
để tạo ra sự đồng bộ và hiệu quả cao. Hệ thống quản lý chất lượng này nếu được
áp dụng một cách đầy đủ và nhất quán sẽ cho phép tạo ra được các sản phẩm
dịch vụ ăn uống có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách
và yêu cầu liên tục phát triển doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những
phương pháp đầu tiên trong quản lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống.
Các khách sạn cần phải lập ra một ban quản lý chất lượng dịch vụ của khách
sạn mình. Ban quản lý chất lượng dịch vụ gồm: giám đốc làm trưởng ban, các
thành viên là các phó giám đốc, trưởng các bộ phận.
Ban quản lý này có nhiệm vụ: thường xuyên theo dõi, giám sát, thu thập thông
tin về khách thông qua các khối, các tổ, các phòng để kịp thời xử lý thông tin phản
hồi, kiến nghị của khách, giải quyết thắc mắc của từng khách hàng.
81
Ban quản lý chất lượng cần tổ chức những cuộc điều tra, trưng cầu ý kiến
khách hàng cho từng bộ phận cũng như tổng thể về vấn đề có liên quan đến chất
lượng dịch vụ và dịch vụ ăn uống của khách sạn. Để thu thập thông tin từ phía
khách hàng ban quản lý chất lượng có thể áp dụng phương pháp lập các bảng hỏi
hay phiếu điều tra hoặc hỏi trực tiếp khách hàng. Từ đó, tổng hợp, xử lý thông tin và
đưa ra các biện pháp nhằm giải quyết triệt để những phàn nàn của khách và ngày càng
hoàn thiện chất lượng dịch vụ nói chung và chất lượng dịch vụ ăn uống nói riêng.
Mặt khác, ban quản lý chất lượng dịch vụ cần phải theo dõi, giám sát việc
thực hiện nội quy, quy chế của nhân viên phục vụ trong khách sạn đồng thời xây
dựng chính sách khen thưởng và kỷ luật công bằng, chặt chẽ thi đua thực hiện
nghiêm túc chế độ kỷ luật của công ty.
Ban quản lý chất lượng cần phải xây dựng được bảng tiêu chuẩn chất lượng
dịch vụ và dịch vụ ăn uống. Đây sẽ là cơ sở để theo dõi, giám sát việc thực hiện
tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cũng như đánh giá ý thức của từng nhân viên
trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ nói chung và dịch vụ ăn uống nói riêng.
Ban quản lý chất lượng phải lựa chọn các nhà cung ứng nguyên vật liệu,
hàng hóa phù hợp, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa đảm bảo lợi ích kinh
tế. Đồng thời phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn hiện đại về an toàn, vệ sinh
lương thực, thực phẩm.
Quản lý chất lượng dịch vụ ăn uống cần kết hợp với phòng thị trường lập kế
hoạch nghiên cứu các đặc điểm tiêu dùng của khách hàng mục tiêu, theo dõi thống kê
đều đặn về nhu cầu tiêu dùng, cơ cấu, số lượng, khả năng thanh toán… của khách, từ
đó đưa ra những biện pháp, kế hoạch cụ thể để đáp ứng nhu cầu của khách.
Song song với những biện pháp trên ban quản lý chất lượng cũng cần phải
giáo dục, nâng cao ý thức của người lao động về tầm quan trọng của việc đảm
bảo chất lượng dịch vụ, những lợi ích mà nhân viên sẽ được hưởng từ việc nâng
cao chất lượng dịch vụ ăn uống. Từ đó, nhân viên tại các bộ phận sẽ có ý thức
82
hơn trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống cho khách du
lịch nói chung và khách du lịch Hàn Quốc nói riêng.
3.2.2.4 Phát triển và đa dạng sản phẩm ăn uống cho khách du lịch Hàn Quốc
Thực đơn (món ăn, đồ uống) trong nhà hàng là một nhân tố quyết định
khả năng cạnh tranh của nhà hàng, là cơ sở giúp cho các nhà quản lý lập kế
hoạch kinh doanh. Mặt khác, thực đơn cũng là một công cụ quan trọng trong việc
thu hút khách hàng.
Khách du lịch Hàn Quốc đánh giá về chất lượng món ăn, đồ uống tại các
khách sạn 4 sao ở Hạ Long chưa cao. Họ chưa thật sự hài lòng về mùi vị và chất
lượng món ăn. Món ăn trong thực đơn chưa thực sự hấp dẫn với thực khách này.
Họ chưa có nhiều sự lựa chọn về món ăn, đồ uống cũng như sự linh hoạt trong
việc định suất ăn.
Để khắc phục hạn chế này, khách sạn - nhà hàng cần phải đưa thêm vào
thực đơn một số món ăn phù hợp với khách du lịch Hàn Quốc. Đồng thời áp
dụng mức giá linh hoạt trong việc định suất ăn. Giá cho một món ăn, đồ uống có
thể thay đổi trong một khoảng nhất định tùy thuộc vào từng thời điểm của thị
trường. Điều này sẽ tạo cho khách có nhiều sự lựa chọn.
Mặt khác, nhà hàng nên tạo ra nét “dị biệt hóa sản phẩm” bằng cách đưa
ra ít nhất một món ăn hoặc đồ uống là đặc sản của mình. Để đưa ra một số món
ăn phù hợp cũng như tạo ra một món ăn khác biệt, trước tiên khách sạn cần phải
phân đoạn thị trường theo quốc tịch. Sau đó, nghiên cứu phong tục tập quán, sở
thích và thói quen tiêu dùng sản phẩm ăn uống của các thị trường này, đặc biệt là
thị trường khách Hàn Quốc. Ngoài ra, khách sạn cần phải nghiên cứu điểm mạnh,
điểm yếu về sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở những nghiên cứu
đó, khách sạn sẽ xây dựng lên các món ăn, đồ uống khác biệt, mới lạ và độc đáo.
Sau khi đã có món ăn, đồ uống mới khách sạn sẽ tổ chức trưng bày sản phẩm mới để
khách thử, nhằm đánh giá sự ưa thích của khách hàng. Theo sự phản ứng của khách
hàng sẽ đánh giá, chất lượng, tính thẩm mỹ cũng như mức độ phù hợp của sản phẩm
83
mới. Đây là điểm khác biệt của mỗi khách sạn đồng thời cũng là điểm nhấn tạo sự chú
ý của khách hàng.
Ngoài ra, việc nghiên cứu thói quen ăn uống của khách du lịch Hàn Quốc
giúp giảm thiểu những phàn nàn của khách trong quá trình phục vụ. Từ đó, thỏa
mãn tối đa mong đợi của khách hàng, tạo được ấn tượng tốt với khách. Như vậy,
góp phần rất lớn trong việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống
trong khách sạn.
3.2.2.5. Coi trọng công tác thu thập và xử lý ý kiến phản hồi của khách hàng
Ý kiến phản hồi của khách hàng là những kho thông tin quý báu cho việc
điều chỉnh những khiếm khuyết của khách sạn, là cơ hội để khai thác các động cơ
tiềm ẩn không nói ra của khách hàng. Lắng nghe ý kiến phản hồi của khách là
điều tối quan trọng vì đây chính là yếu tố quyết định đến thành công của việc
nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống dựa trên nhu cầu của thực khách.
Chính vì vậy, biện pháp lập "đường dây nóng" sẽ góp phần hạn chế tối đa
những bất cập còn tồn tại, đồng thời nó cũng đảm bảo lợi ích cho cả khách hàng
và khách sạn trong quá trình đóng góp ý kiến và tiếp nhận ý kiến.
Một vấn đề rất hay gặp trên thực tế là không phải du khách nào cũng bỏ
thời gian mất công ngồi viết thư góp ý mỗi khi không hài lòng với các dịch vụ
khách sạn. Nhiều người chỉ tặc lưỡi cho qua hoặc cùng lắm là phàn nàn với bạn
bè. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới khách sạn. Để giải quyết vấn đề này, các
khách sạn 4 sao ở Hạ Long nên lập một “đường dây nóng” và ghi sẵn số điện
thoại của “đường dây nóng” trong phòng khách, trong phòng lễ tân hoặc trong
bất cứ dịch vụ nào của khách sạn. Khách sạn nên bố trí một số người có chuyên
môn trực điện thoại liên tục để nhận và ghi chép đầy đủ các ý kiến đóng góp của
du khách. Việc lập “đường dây nóng” là hình thức tiếp xúc với khách tiện lợi
nhất và được nhiều nước, nhiều công ty sử dụng. Việc sử dụng “đường dây
nóng” sẽ kinh tế hơn rất nhiều so với việc nghiên cứu thị trường bằng các
phương pháp truyền thống khác. Hơn nữa, ưu điểm của các cuộc nói chuyện qua
điện thoại là ở chỗ du khách tự trình bày một cách chủ động, nhiều khi họ đề cập
84
tới những khía cạnh mà chính các chuyên gia không bao giờ nghĩ tới. Vì vậy,
những người làm công tác tiếp xúc với khách qua "đường dây nóng" phải biết gợi
ý khách nói ra những cảm xúc của họ sau khi tiêu dùng dịch vụ ăn uống của
khách sạn và phải linh hoạt trong việc giải quyết những phàn nàn của khách.
Trên cơ sở đó, khách sạn phải nhanh chóng chớp thời cơ đáp ứng những thị hiếu
của khách bằng cách nghiên cứu và phát triển những sản phẩm dịch vụ hấp dẫn.
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với UBND Tỉnh Quảng Ninh
Thứ nhất, Tỉnh Quảng Ninh cần tham mưu đề nghị Chính phủ ban hành
Nghị định quản lý hoạt động dịch vụ du lịch; quản lý giá dịch vụ du lịch chống
việc nâng giá, ép giá…., kiến nghị với các cơ quan liên quan việc ban hành quy
đinh quản lý môi trường xã hội tại các khu, điểm du lịch để tạo môi trường du
lịch ổn định và an toàn bằng các biện pháp: bảo vệ an ninh, an toàn cho khách,
đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan du lịch để khách du lịch đến với Hạ Long
đông hơn nữa, các khách sạn có thể có môi trường kinh doanh thuận lợi hơn
Thứ hai, Tỉnh cần đề xuất với Tổng Cục du lịch sớm ban hành tiêu chuẩn
xếp hạng đối với các cơ sở phục vụ ăn uống trong du lịch. Ngoài ra, cần quan
tâm hơn nữa đến chất lượng dịch vụ ăn uống trong du lịch bằng biện pháp ban
hành tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ ăn uống trong du lịch. Đặc biệt, cần phải
quản lý chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh
ăn uống.
Thứ ba, có chính sách hỗ trợ việc vay vốn hoặc huy động vốn cho các
doanh nghiệp đầu tư phát triển các sản phẩm mới, đầu tư nâng cao chất lượng
dịch vụ du lịch nhằm giữ chân khách hàng
Thứ tư, hỗ trợ việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ lao động có
tay nghề cao đáp ứng đủ yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời có quy chế sử
dụng và bố trí nhân lực hợp lý.
Thứ năm, cần đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật - hạ tầng cơ sở như hệ thống
đường giao thông đến các điểm du lịch, hệ thống các cơ sở phụ trợ như: các cơ
85