Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 136 trang )
Sơ đồ 1.2. Mô hình phƣơng pháp đo lƣờng căn cứ vào sự thỏa mãn chung
của khách hàng và nhà cung ứng
Xác định mẫu điều tra
Thiết kế mẫu phiếu điều tra
Lập thang điểm
Phát phiếu điều tra
Thu phiếu điều tra, cho điểm
Xử lý, phân tích số liệu
Kết luận
* Bƣớc 1: Xác định mẫu điều tra
Số lượng mẫu điều tra là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại
của một công trình nghiên cứu. Một trong những câu hỏi quan trọng nhất trước khi
tiến hành nghiên cứu là cần bao nhiêu mẫu hay bao nhiêu đối tượng nghiên cứu.
Có nhiều phương pháp để lựa chọn mẫu như: Lựa chọn mẫu theo công
thức lý thuyết, lựa chọn mẫu theo kinh nghiệm, lựa chọn mẫu theo khả năng kinh
tế, lựa chọn mẫu con liên tiếp...
Một trong những phương pháp được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn là lấy
mẫu con liên tiếp. Đầu tiên, tùy theo quy mô của tổng thể mẫu, người ta ước
lượng các mẫu con n1, n2 (n1 = n2) và tiến hành điều tra độc lập hai mẫu này. Sau
đó, thực hiện đánh giá nhanh sự tương đồng về kết quả của một vài tiêu chí quan
trọng nhất. Nếu không có sự chênh lệch đáng kể thì coi như kết quả thu được có
28
thể chấp nhận được. Còn nếu có sự khác biệt lớn xảy ra thì mẫu con n 3 tiếp tục
được xác định và tiến hành điều tra (n3 > =n1 + n2). Quá trình này được lặp lại
cho đến khi có sự tương đồng về kết quả đánh giá của các mẫu con. Một trong
những hạn chế của phương pháp này là khó lường trước được những biến cố
trong nghiên cứu, đồng thời cũng khó tạo ra sự đồng nhất về đặc điểm mẫu trong
mỗi lần lấy mẫu con. Tuy nhiên, ưu điểm nổi bật lại là khả năng áp dụng cho mọi
đối tượng điều tra, ngay cả với các đối tượng chưa có nhiều dữ liệu nghiên cứu
có liên quan, nhưng vẫn mang ý nghĩa thống kê.
* Bƣớc 2: Thiết kế mẫu điều tra
Trong phần này đưa ra các câu hỏi đóng mở ngắn gọn, rõ ràng. Các chỉ
tiêu đánh giá nên bám sát vấn đề cần nghiên cứu. Thông thường trong mẫu phiếu
có 5 chỉ tiêu chất lượng được đưa ra với 5 mức chất lượng: Rất tốt - Tốt - Khá Trung bình - Kém.
* Bƣớc 3: Lập thang điểm
Với mỗi mức chất lượng có một thang điểm tương ứng.
* Bƣớc 4: Phát phiếu điều tra
Phiếu có thể được phát dưới nhiều hình thức tới khách hàng.
* Bƣớc 5: Thu phiếu điều tra và cho điểm
Tiến hành thu phiếu, phân loại và cho điểm theo thang điểm đã lập.
* Bƣớc 6: Xử lý, phân tích số liệu
Phần mềm Excel được sử dụng để cập nhật và tính toán điểm số. Các số
liệu sau khi thu được sẽ tiến hành xử lý như sau:
+ Điểm bình quân của chỉ tiêu thứ j
n
Xj
Trong đó:
Xj
j 1
n
n: Số khách tham gia cho điểm
j: Chỉ tiêu được đánh giá
29
Xj
: Điểm bình quân của chỉ tiêu j
Xj: Số điểm đánh giá chỉ tiêu j
+ Điểm bình quân các chỉ tiêu:
m
X
Trong đó:
X
Xj
Xj
j 1
m
: Điểm bình quân các chỉ tiêu
: Điểm bình quân chỉ tiêu thứ j
m: Số các chỉ tiêu
* Bƣớc 7: Kết luận
Các kết luận về chất lượng dịch vụ sẽ được rút ra dựa vào các số liệu đã
được tính toán.
Đây là phương pháp mang tính tổng quát, không quá cầu kỳ về mặt kỹ
thuật, thông tin cần thu thập không quá khó đối với nhận thức của khách du lịch.
Đo lường chất lượng dịch vụ ăn uống không chỉ căn cứ vào sự thỏa mãn của
khách hàng mà còn giúp cho các khách sạn hoạch định chính sách phù hợp với
tình trạng thực tế của mình.
30
Tiểu kết chƣơng 1
Chất lượng dịch vụ ăn uống là vấn đề mà bất kỳ cơ sở kinh doanh ăn uống
nào cũng phải quan tâm. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống là nhiệm vụ
sống còn của các nhà hàng, khách sạn hiện nay. Chương 1 đã đi sâu tìm hiểu
những nội dung cơ bản của dịch vụ du lịch và dịch vụ ăn uống trong du lịch như:
khái niệm của dịch vụ du lịch, khái niệm và đặc điểm của dịch vụ ăn uống trong
khách sạn. Ngoài ra, luận văn còn tìm hiểu khái niệm, đặc điểm chất lượng dịch
vụ ăn uống trong khách sạn. Mặt khác, luận văn cũng đi sâu nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ăn uống cũng như ý nghĩa của việc hoàn
thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống. Chương 1 còn giới thiệu được cơ sở
chung của việc đánh giá chất lượng dịch vụ ăn uống và giới thiệu một số tiêu chí
đánh giá chất lượng dịch vụ. Luận văn còn đưa ra được quy trình đo lường chất
lượng dịch vụ.
Tóm lại, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ đem lại rất nhiều lợi
ích cho các khách sạn kinh doanh trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam. Bên cạnh
đó, chất lượng dịch vụ khách sạn còn là đòi hỏi tất yếu cho các khách sạn Việt
Nam nếu muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh doanh có quá nhiều
thăng trầm và biến động phức tạp. Có thể nói một cách khác: đầu tư nhằm hoàn
thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ phải trở thành “sự bắt buộc” đối với các
khách sạn trong giai đoạn hiện nay
31
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ĂN UỐNG
CHO KHÁCH DU LỊCH HÀN QUỐC TẠI CÁC KHÁCH SẠN 4 SAO
Ở HẠ LONG
2.1 Tổng quan về thị trƣờng khách du lịch Hàn Quốc
2.1.1 Một số đặc điểm về đất nước và con người Hàn Quốc
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Bán đảo Triều Tiên nằm ở Đông - Bắc Á, từ lục địa Châu Á ở phía Bắc tới
mũi đất ở Biển Nam, dài 1000km, rộng 216 km. Bán đảo Triều Tiên đang bị chia
cắt ở vĩ tuyến 38. Phía Bắc là Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, phía Nam
là Hàn Quốc - tên chính thức là Đại Hàn Dân Quốc.
Hàn Quốc nằm giữa 300 và 430 vĩ Bắc, 1240 và 1310 kinh Đông. Phía Bắc
giáp với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên; phía Đông giáp với biển Nhật
Bản; phía Nam và Đông - Nam giáp với eo biển Triều Tiên, ngăn cách Hàn Quốc
với Nhật Bản; phía Tây giáp với Hoàng Hải. Biên giới tự nhiên giữa bán đảo
Triều Tiên và Trung Quốc là hai con sông Amnok và Tuman; 16km cuối cùng
của sông Tuman cũng là biên giới tự nhiên với Liên Bang Nga.
Hàn Quốc có diện tích 99.392 km2, chiếm 45% tổng diện tích của bán đảo
Triều Tiên. Đường biên giới dài 214 km, đường bờ biển dài 2.412 km.
Địa hình núi non chiếm khoảng hai phần ba diện tích lãnh thổ, giống Thổ
Nhĩ Kỳ, Hungary hoặc Ai-len. Dãy Taebaeksan chạy suốt chiều dài bờ biển phía
Đông, nơi những con sóng của Biển Đông đập mạnh vào núi đã tạo ra các vách
đá dốc và các bãi đá. Sườn phía Tây và phía Nam bán đảo bằng phẳng hơn, với
những vùng đồng bằng và rất nhiều đảo ở ngoài khơi tạo thành những vịnh nhỏ.
Bán đảo nổi bật với nhiều ngọn núi và dòng sông kỳ vĩ, vì vậy người Hàn Quốc
thường ví đất nước mình như một tấm gấm thêu đẹp đẽ.
Núi Baekdusan ở miền Bắc bán đảo là ngọn núi cao nhất với độ cao
2.744m so với mực nước biển và trải dài theo đường biên giới phía Bắc tiếp giáp
32