Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 113 trang )
thoại hóa và truyền thuyết hóa. Lúc bấy giờ do con ngƣời chƣa có chữ viết, nên những sự
kiện lịch sử chỉ đƣợc lƣu truyền lại bằng truyền miệng từ thời này qua thời khác. Thời gian đã
trải qua khá lâu, những thế hệ sau cũng không biết những gì mà mình nghe đƣợc có phải là sự
thực không. Việc lƣu truyền bằng miệng các câu chuyện lịch sử, ngoài việc bị "tam sao thất
bản" có lẽ con ngƣời cũng cần truyền thuyết hoá các câu chuyện cho li kì, hấp dẫn để dễ
thuộc, dễ nhớ.
Những hạn chế nói trên đã đƣợc khắc phục khi chữ viết ra đời. Sự phát minh ra chữ
viết đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhận thức lịch sử của con ngƣời trong thời
kì công xã nguyên thủy.
Nhờ có chữ viết, một phƣơng tiện để con ngƣời ghi chép lại những sự kiện xảy ra
trong đời sống hàng ngày. Nhờ sự ghi chép đó mà giúp con ngƣời phân biệt đâu là những sự
kiện có thực và đâu là những sự kiện chỉ có trong truyền thuyết và huyền thoại. Thời gian
nhƣ đƣợc kéo dài ra bởi nó đƣợc nêm chặt bởi những sự kiện đƣợc ghi chép lại. Và cũng nhờ
sự ghi chép đó mà con ngƣời biết đƣợc sự vận động của thời gian theo chiều thẳng đứng đi từ
quá khứ đến hiện tại, đến tƣơng lai không bao giờ trở lại,.
Để tồn tại và phát triển, con ngƣời không ngừng sáng tạo và cải tiến công cụ lao động.
Nhờ sự cải tiến công cụ lao động mà lực lƣợng sản xuất không ngừng phát triển, năng suất
lao động không ngừng đƣợc tăng lên, xã hội phân chia thành kẻ giàu ngƣời nghèo. Giai cấp
và nhà nƣớc xuất hiện, xã hội loài ngƣời bắt đầu bƣớc vào thời đại văn minh. Việc xã hội loài
ngƣời bƣớc vào thời kì văn minh, nhận thức của con ngƣời, trong đó có nhận thức lịch sử có
điều kiện phát triển, nhận thức đƣợc nâng lên một tầm hiểu biết mới cả về tri thức lịch sử lẫn
hình thức thể hiện. Trong thời cổ đại, xã hội loài ngƣời đã bƣớc đầu đạt đƣợc những thành
tựu trong nhận thức và thể hiện lịch sử.
II. Sử học thế giới thời cổ đại
1. Hoàn cảnh ra đời
Sự chuyển biến của xã hội từ không có giai cấp sang xã hội có giai cấp và nhà nƣớc là
một bƣớc phát triển của xã hội loài nguời. Tuy việc xuất hiện giai cấp và nhà nƣớc đã dẫn
đến tình trạng ngƣời bóc lột ngƣời nhƣng mặt tích cực của nó là từ đây xã hội đã đƣợc tổ
chức và có trật tự nhờ
13
những quy định hay những điều luật bắt buộc tất cả mọi ngƣời trong xã hội đều phải tuân thủ.
Để cũng cố và duy trì sự thống trị của mình, giai cấp thống trị đã biết sử dụng những
tri thức khoa học để làm công cụ thống trị, khống chế và đàn áp giai cấp bị trị. Giai cấp thống
trị tạo điều kiện cho một số ngƣời có khả năng chuyên tâm nghiên cứu khoa học. Việc xuất
hiện một bộ phận những ngƣời không phải trực tiếp lao động sản xuất làm ra của cải vật chất
để chuyên vào việc nghiên cứu khoa học làm cho khoa học bắt đầu ra đời. Làm khoa học
cũng đƣợc coi là một nghề mà trong các ngành nghề khoa học đó có nghề viết sử. Nhƣ vậy
việc nhận thức lịch sử từ nhu cầu và công việc của tất cả mọi ngƣời trong xã hội đã trở thành
một nghề của một số ít ngƣời chuyên viết lịch sử. Họ viết sử để phục vụ cho giai cấp thống
trị, cho nhà nƣớc đã nuôi sống họ.
Bên cạnh nền sử học chính thông của giai cấp thống trị, nhân dân lao động vốn rất
yêu thích lịch sử, vẫn ghi nhớ lịch sử và dùng tri thức lịch sử để giáo dục cho các thế hệ con
cháu. Xuất phát từ địa vị khác nhau, có chỗ đứng và lợi ích khác nhau nên đã hình thành nên
những cách nhìn nhận khác nhau về lịch sử. Điều đó nó phản ánh những quan điểm khác
nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp lúc bấy giờ mà biểu hiện cụ thể của nó là đấu tranh trên
lĩnh vực nhận thức lịch sử.
Sử học trong xã hội có giai cấp nói chung và trong xã hội chiếm hữu nô lệ nói riêng
đƣợc hình thành và mang tính giai cấp của giai cấp thống trị, phục vụ cho giai cấp thống trị.
Các nhà sử học, các nền sử học thời cổ đại đã hình thành trong bối cảnh lịch sử đó.
Do ra đời ở những vùng đất khác nhau, có những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau nên đã
hình thành các nền sử học khác nhau ở phƣơng Đông và phƣơng Tây.
2. Sở học phương Đông thời cổ đại
2.1. Cơ sở hình thành
Xã hội phƣơng Đông xuất hiện trên lƣu vực những con sông lớn nhƣ sông Nil ở Ai
Cập, sông Hoàng Hà và Trƣờng Giang ở Trung Quốc, sông Ấn (Indus) và sông Hằng
(Gange) ở Ấn Độ, sông Tigrơ và Ơphrát ở Lƣỡng Hà... Lƣu vực của những con sông này là
những vùng đồng bằng phì nhiêu, có khí hậu ấm áp, nguồn nƣớc phong phú, đất đai màu
mỡ... là những
14
điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Từ những trung tâm nông nghiệp này đã hình
thành nên những nền văn minh từ rất sớm. Ngƣời phƣơng Đông cổ đại đã sớm phát hiện và
lợi dụng những thuận lợi để phát triển sản xuất và xây dựng nên nền văn minh của mình.
Tuy nhiên các quốc gia cổ đại bị ngăn cách bởi hệ thống núi non trùng điệp, những sa
mạc mênh mông, sông sâu, biển rộng... mà phƣơng tiện giao thông còn hạn chế lúc bấy giờ
đã làm cho những nền văn minh các nƣớc phát triển một cách độc đáo, mang đậm bản sắc
dân tộc.
Sức sản xuất ở trình độ thấp nên ở phƣơng Đông không phát triển chế độ chiếm hữu
nô lệ một cách điển hình. Chế độ tƣ hữu ruộng đất phát triển yếu ớt, công xã nông thôn tồn
tại dai dẳng, tính chất của xã hội thị tộc nguyên thủy đã gây nên tình trạng trì trệ, yếu kém
của nền văn minh phƣơng Đông.
Về mặt xã hội, phƣơng Đông cổ đại tồn tại một hình thức nhà nƣớc đặc thù, nhà nƣớc
quân chủ chuyên chế trung ƣơng tập quyền mà mọi quyền lực đều ở trong tay nhà vua và một
bộ máy quan lại cồng kềnh, quan liêu... Chế độ nô lệ gia trƣởng và các hình thức bóc lột kiểu
gia trƣởng tồn tại lâu dài cũng là một yếu đặc thù của xã hội phƣơng Đông.
Hoàn cảnh tự nhiên và xã hội trên đây đã ảnh hƣởng không nhỏ đến nền sử học
phƣơng Đông từ quan niệm về mục đích viết sử, vể hình thức phản ánh và trình bày sử học...
2.2. Sử học phương Đông thời cổ đại
2.2.1 Sử học Trung Quốc
Bối cảnh lịch sử:
Trung Quốc là một trong những nền văn minh lớn của phƣơng Đông cổ trung đại.
Cũng nhƣ các nƣớc khác ở phƣơng Đông, Trung Quốc có hai dòng sông Hoàng Hà và
Trƣờng Giang chảy qua đều dài trên 4000 kilômét đã tạo điều kiện cho Trung Quốc phát triển
nông nghiệp từ rất sớm. Cƣ dân ở đây có kinh nghiệm làm thủy lợi, trồng kê, cao lƣơng, dệt
vải, đúc đồng. Chính sự thống nhất hai trung tâm nông nghiệp Hoàng Hà và Trƣờng Giang đã
hình thành nên nền văn minh Trung Quốc.
Khoảng thiên niên kỷ II TCN xã hội có giai cấp và nhà nƣớc đầu tiên của Trung Quốc
đã hình thành trên lƣu vực sông Hoàng Hà. Từ địa bàn chủ yếu vùng lƣu vực sông Hoàng Hà,
các triều đại ở Trung Quốc đã xâm
15
chiếm đất đai, mở mang bờ cõi về phía Nam, vì thế địa bàn của Trung Quốc dần dần đƣợc
mở rộng đến tận lƣu vực sông Trƣờng Giang.
Cƣ dân của Trung Quốc ở lƣu vực sông Hoàng Hà lúc đầu gọi là bộ tộc Hạ hoặc Hoa
Hạ, là tổ tiên của ngƣời Hán sau này. Còn ở lƣu vực sông Trƣờng Giang có các nƣớc Sở,
Ngô, Việt... sinh sống có ngôn ngữ và phong tục tập quán khác với cƣ dân vùng Hoàng Hà.
Trong thời Xuân Thu, trải qua quá trình tiếp xúc, cƣ dân ở đây đã đồng hóa với ngƣời Hoa
Hạ. Sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, cƣ dân ở đây không những có cùng lãnh thổ mà
còn có cộng đồng về sinh hoạt kinh tế, ngôn ngữ, chữ viết và tâm lí... đã hình thành nên một
dân tộc ổn định. Ngƣời Trung Quốc đã tự cho mình ở giữa là trung tâm của tinh hoa nên còn
gọi là Trung Hoa, còn các dân tộc khác ở xung quanh đều lạc hậu gọi là Man, Di, Nhung,
Địch...
Quyền lực của giai cấp thống trị đƣợc mở rộng bao gồm địa chủ, quí tộc, quan lại
(vƣơng hầu, tôn thất, quan lại lớn trong triều đình...). Cũng nhƣ các quốc gia cổ đại phƣơng
Đông khác, do những yếu tố tự nhiên và xã hội chi phối Trung Quốc tồn tại hình thức nhà
nƣớc quân chủ chuyên chế trung ƣơng tập quyền, vua có quyền lực vô hạn đƣợc coi là Thiên
Tử, còn chính quyền nhà nƣớc đƣợc gọi là Thiên triều. Nhờ quyền lực vô hạn, nhà nƣớc
Trung Quốc đã huy động sức mạnh to lớn của thần dân tạo nên một nền văn minh rực rỡ từ
rất sớm.
Bên cạnh những kinh nghiệm và thành tựu về sản xuất nông nghiệp, ngƣời Trung
Quốc cũng đã có những thành tựu văn minh về khoa học kĩ thuật, về kiến trúc, nghệ thuật. Hệ
thống đền đài, lăng tẩm, hoàng cung, công trình kiến trúc Vạn lí Trƣờng thành... là những
kiệt tác tầm cỡ thế giới. Đặc biệt là bốn phát minh về kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc
súng, la bàn đã khẳng định những đóng góp to lớn của nền văn minh Trung Quốc vào nền
văn minh nhân loại. Những học thuyết về tƣ tƣởng - tôn giáo đã ra đời nhƣ Nho giáo, Lão
giáo, Đạo giáo... có ảnh hƣởng, chi phối to lớn đến tƣ tƣởng xã hội, trong đó có sử học.
Trên cái nền kinh tế - văn hóa đó nền sử học Trung Quốc từ rất sớm đã ra đời và phát
triển.
Những thành tựu sử học
Trung Quốc là một nƣớc rất coi trọng sử học trên thế giới, vì thế ngay từ thời cổ đại
mầm mống sử học đã xuất hiện từ rất sớm. Cũng nhƣ các dân
16
tộc trên thế giới con ngƣời trong xã hội nguyên thủy Trung Quốc ghi nhớ về những truyền
thuyết của thị tộc, bộ lạc và quá trình phát triển của thị tộc bộ lạc đó. Họ kể lại một cách hệ
thống và hấp dẫn cho hậu thế những điều ghi nhớ ấy bằng truyền khẩu, khắc vào đá hay bằng
văn tự kết thừng. Những ngƣời làm việc đó có thể là những ngƣời tộc trƣởng hay những thầy
phù thủy.
Truyền thuyết Trung Quốc cho rằng ngay từ thời Hoàng Đế, Trung Quốc đã có sử.
Lúc bấy giờ đã xuất hiện những sử gia nhƣ Đại Náo, Thƣơng Hiệt mà tên tuổi còn lƣu lại đến
bây giờ. Tuy nhiên những cứ liệu đáng tin cậy về sự xuất hiện những tri thức lịch sử sớm
nhất ở Trung Quốc là vào đời nhà Thƣơng. Trong các văn tự giáp, cốt ngƣời ta đã phát hiện
ra những tƣ liệu lịch sử có giá trị và có thể xem là mầm mống của sự ra đời của sử học.
Đời Hạ có sử quan Chung Cổ, đời Thƣơng có Hƣớng Chấp, đời Chu có Sử Dật, Chu
Nhiệm, Sử Trụ. Thời Chu, trong bộ máy nhà nƣớc có các viên quan - những ngƣời "thƣ kí"
chuyên lo việc giấy tờ của triều đình. Ngoài việc trông coi, soạn thảo các giấy tờ cho vua, các
thƣ kí còn có nhiệm vụ ghi chép các sự việc xảy ra chủ yếu ở trong cung đình mà ngƣời ta
gọi là sử quan. sử quan còn đƣợc chia thành các loại: Thái sử (Tả sử), tiểu sử, nội sử ( Hữu
sử), ngoại sử, ngự sử...
Cùng với những nhiệm vụ khác nhau nên sử quan cũng đƣợc phân chia theo các công
việc đƣợc đảm nhận nhƣ:
Quan nội sử chuyên lo viết các mệnh lệnh của nhà vua để ban bố trong nƣớc.
Quan ngoai sử lo việc đối ngoại, bang giao với bên ngoài nhƣ truyền lệnh nhà vua
cho các chƣ hầu.
Quan ngự sử chuyên viết các bài ca ngợi công đức của nhà vua.
Quan thái sử chuyên ghi chép những sự việc xảy ra trong triều đình, và một phần
những công việc xảy ra trong dân chúng.
Nghề viết sử lúc bấy giờ đã có những quan niệm về đạo đức nghề nghiệp, có sử quan
luôn trung thực, giữ vững lập trƣờng, khí tiết của mình dù bị đe dọa, trấn áp, thà chết chứ
không chịu chép sai sự thực. Ở trung Quốc còn lƣu truyền câu chuyện vào thời Xuân Thu ở
nƣớc Tề có các quan chép sử luôn tôn trọng sự thật, dù tín mạng bi uy hiếp. Các nhà chép sử
Thái sử Bá, Thái sử Trọng, Thái sử Thúc, Thái sử Quý và Nam sử Thị sống
17
vào thế kỉ thứ VI TCN. Lúc bấy giờ, Thôi Trữ đã giết vua để cƣớp ngôi nhƣng lại bắt Thái sử
Bá chép là "Tiên quân bị bệnh mà băng hà". Nhƣng Thái sử Bá vẫn chép: "Mùa Hạ, tháng
năm, Thôi Trữ mƣu sát Quốc quân Quang (tên tục Tề Trang Công)". Hai ngƣời em của Thái
sử Bá là Thái sử Trọng và Thái sử Thúc cũng chấp nhận chết để viết sự thật nhƣ anh của
mình, vì "làm chức thái sử chỉ sợ không trung thực chứ không sợ chết". Thôi Trữ phải khuất
phục trƣớc sự khảng khái của ba anh em Thái sử Bá mà chấp nhận tha chết cho hai ngƣời còn
lại.
Mặc dù vậy, nhƣng vì phần lớn các sử quan đều hƣởng lộc của triều đình nên luôn
trung thành với nhà vua, ghi chép mọi sự việc có liên quan đến nhà vua, phục vụ cho triều
đình mà ít đề cập đến đời sống của của nhân dân lao động. Nếu có đề cập đến quần chúng
nhân dân thì cũng đƣợc nhắc tới nhƣ là giặc giã, nổi loạn.
Những nhà sử học tiêu biểu
KHỔNG TỬ (551- 479 TCN)
Khổng Tử tên là Khổng Khâu, hiệu là Trọng Ni, ngƣời nƣớc Lỗ. Cha của Khổng Tử
tên là Thúc Lƣơng Ngột vốn là một quan võ có dòng dõi quý tộc. Mẹ là Nhan Chinh Tại, vợ
thứ của Thúc Lƣơng Ngột, kém chồng rất nhiều tuổi. Hai ngƣời lấy nhau đã lâu nhƣng không
có con, trong lúc Thúc Lƣơng Ngột lại nóng lòng muốn có đứa con trai nên hai ngƣời đã đƣa
nhau lên núi Ni Khâu xin thần Núi phù hộ cho sớm sinh quý tử. Quả nhiên sau đó Nhan
Chinh Tại mang thai và đến năm Lỗ Tƣơng Công thứ 22 ( 551 TCN) sinh đƣợc một con trai
kháu khỉnh. Thúc Lƣơng Ngột rất lấy làm vui mừng và đặt tên con là Khổng Khâu, tên chữ là
Trọng Ni, tức là đứa con trai thứ hai sinh ra nhờ cầu khấn ở núi Ni Khâu.
Khi Khổng Tử mới lên ba tuổi, cha của ông qua đời, vì thế hai mẹ con ông đã phải
sống một cuộc đời rất cực khổ. Ngƣời vợ cả của Thúc Lƣơng Ngột không cho Nhan Chinh
Tại đi đƣa tang chồng và đối xử bất công với mẹ con Khổng Tử.
Mẹ con ông phải dắt díu nhau đến Khúc Phụ vốn là nơi đô thành của nƣớc Lỗ. Là một
phụ nữ giàu nghị lực, mẹ Khổng Tử đã làm đủ mọi nghề để kiếm sống và nuôi con khôn lớn.
Khúc Phụ vốn là nơi đô hội lúc bấy giờ, chỉ thua kém Lạc Ấp vì thế nơi đây còn lƣu giữ
những tục lệ, phép tắc và văn hóa truyền thống của Trung Hoa. Vốn là ngƣời thông minh và
hiếu
18
động, từ tóc còn nhỏ Khổng Tử đã thích thăm viếng những đền đài, lăng tẩm, quan sát những
bậc kì lão trang nghiêm tế lễ. Ngoài việc học tập văn chƣơng, Khổng Tử chú trọng đến
những suy ngẫm về đạo đức nhƣ hiếu đễ với mẹ, kính nhƣờng ngƣời lớn, thƣơng ngƣời nhƣ
thể thƣơng thân...
Đến năm 30 tuổi, "tam thập nhi lập" nhƣ ông đã từng nói, Khổng Tử mở trƣờng dạy
học. Đây là một bƣớc ngoặt quan trọng trong cuộc đời của ông, đánh dấu sự trƣởng thành của
ông. Khổng Tử đã có một học vấn vững chắc trên con đƣờng học tập và tu chính đạo đức.
Tiếng tăm và đức hạnh đƣợc nhiều ngƣời biết đến, ông đƣợc vua nƣớc Lỗ trao cho chức
Trung đô tễ. Đến năm 52 tuổi ông đƣợc thăng chức Tƣ không kiêm Đại tƣ khấu. Và đến năm
56 tuổi, ông đƣợc vua phong cho chức Tƣớng quốc.
Tuy quyền cao chức trọng nhƣng Khổng Tử vẫn một mực khiêm cung, lời nói hòa ái
mà cƣơng trực giúp cho quyền thế nhà vua trở nên mạnh mẽ, địa vị nƣớc Lỗ trở nên hùng
cƣờng. Trong thời gian làm tƣớng quốc, ông đã giúp vua thu hồi những phần đất bị thôn tính
bởi ngoại bang, bộ máy cai trị của nƣớc Lỗ vận hành một cách trôi chảy, dân chúng tin tƣởng
và sống theo lễ nghĩa, nhiệt thành với vua và quốc gia đại sự.
Nhƣng chốn quan trƣờng đã làm ông thất vọng, vào năm 68 tuổi ông cáo quan trở về lo
việc đèn sách với ba việc lớn: Suy ngẫm đạo lí, thuật kinh sách và giáo huấn đệ tử.
Trung Quốc dƣới thời nhà Chu, các nƣớc chƣ hầu thƣờng xuyên đánh nhau để tranh
giành đất đai, quyền lực. Xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ bất ổn, nền nền kỷ cƣơng bị đảo lộn.
Nhân dân oán trách vì đời sống của họ rất cực khổ. Trong bối cảnh đó, Khổng Tử muốn đƣa
ra những cải cách xã hội, lấy Nhân và Lễ làm hạt nhân tƣ tƣởng chính trị của mình. Khổng
Tử đã nêu một số tấm gƣơng đạo đức, nghĩa hiệp trong lịch sử để răn dạy ngƣời đƣơng thời,
góp phần vào việc giữ gìn trật tự phong kiến. Tƣ tƣởng sử học của Khổng Tử đƣợc tập hợp
trong các bộ kinh nhƣ Kinh Thi, Kinh Thƣ, kinh Xuân Thu...
Kinh Thi
Là tập thơ ca đầu tiên và cũng là tác phẩm văn học đầu tiên của Trung Quốc tập hợp
những sáng tác trong khoảng 500 năm từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu. Kinh
Thi trƣớc đó gọi là Thi sau đó đƣợc Khổng Tử san định lại và gọi là Kinh Thi.
19
Lúc đầu Thi có trên 3000 bài nhƣng Khổng Tử đã ''bớt những thiên trùng điệp, lấy
những thiên có ích cho lễ, nghĩa". Dƣới thời Tần Thủy Hoàng do chính sách phản văn hóa
của nhà Tần, "đốt sách, chôn học trò" nên nên Kinh Thi cùng chung số phận với các cuốn
sách quý khác, đều bị đem đốt. Rất may là Kinh Thi đƣợc viết bằng thể thơ nên đƣợc nhiều
ngƣời còn nhớ và lƣu truyền đến ngày nay. Bản lƣu truyền đến ngày nay là bản Mao Thi có
305 bài, chia làm 3 phần là Phong (còn gọi là Quốc phong), Nhã (gồm Đại nhã và Tiểu nhã),
Tụng (Chu tụng, Thƣơng tụng, Lỗ tụng...).
Phong là phần tập hợp dân ca của các nƣớc, là phần tinh túy, giá trị nhất của Kinh
Thi, nó phản ánh sinh động và chính xác cuộc sống sinh hoạt của ngƣời dân Trung Quốc thời
bấy giờ. Ngoài những bài vịnh cảnh, hay nói đến đời sống sinh hoạt của tầng lớp quý tộc,
những bài trong Quốc phong cho thấy những tình cảnh nhân dân và bộ mặt của vua quan
phong kiến lúc bấy giờ.
Một phần quan trọng trong Quốc Phong là nói về tình yêu nam nữ, tình yêu vợ chồng
thể hiện dƣới nhiều sắc thái rất phong phú và đa dạng. Những tình cảm cao đẹp khác nhƣ tình
yêu thƣơng và biết ơn cha mẹ, tình bạn bè, sự thông cảm giữa ngƣời với ngƣời trong những
hoàn cảnh khó khăn, ca tụng những ngƣời tài đức, phê phán những thói xấu... cũng đƣợc
trình bày trong Kinh Thi.
Nhã là phần phản ánh những sinh hoạt của quý tộc phong kiến trong cung đình. Đại
nhã là phần nội dung phản ánh sinh hoạt của đại quý tộc và tiểu nhã phản ánh sinh hoạt của
tiểu quý tộc. Nhiều bài miêu tả cách sinh hoạt, phục sức của các quan lại, ông hoàng, bà
chúa... Đây là phần chứa đựng tƣ liệu lịch sử nhiều nhất trong Kinh Thi, nó cho chúng ta
hình dung đƣợc bộ mặt xã hội Trung Quốc thời bấy giờ, nhất là đời sống của tầng lớp quý
tộc.
Tụng là những bài thơ do các quan phụ trách tế lễ và bói toán sáng tác dùng để hát,
khấn vái khi cúng tế ở miếu đƣờng. Tụng bao gồm các bài tụng của các nƣớc lớn lúc bấy giờ
nhƣ Chu tụng, Lỗ tụng, Thƣơng tụng. Do là những bài ca tụng công đức của các vua nến đây
cũng phần có chứa đựng những tƣ liệu lịch sử. Các bài Huyền vu, Sinh dân, Công lƣu trong
kinh thi thực chất là những sử thi anh hùng về tổ tiên của ngƣời Thƣơng, Chu.
Phƣơng pháp biên soạn Kinh Thƣ cũng rất phong phú và đa dạng, làm tăng thêm khả
năng biểu đạt của tác phẩm. Kinh thi đƣợc viết theo 3 thể:
20
phú, tỉ và hứng. Phú là miêu tả, phô bày sự việc một cách trực tiếp và biểu hiện thái độ của
tác giả trong đó, nhƣ các phần Cốc Phong, Thƣơng Trọng Tử, Thất Nguyệt... Tỉ là so sánh,
ẩn dụ mƣợn một vật một sự kiện nào đó để ám chỉ điều muốn diễn tả nhƣ các bài Thạc thử,
Xi Hào... Hứng là nói quanh co để đƣa đẩy vào chủ đề chính nhƣ Quan Thƣ, Đào Yêu, Ân Kì
Lôi...
Khổng Tử đã đặt ra một số nguyên tắc về phƣơng pháp trong khi biên soạn Kinh Thi
nhƣ chổ nào rời rạc, không mạch lạc hoặc thiếu sót thì so sánh đối chiếu với các bản ghi chép
để bổ sung và hoàn thiện. Sự thống nhất về văn thể và ngôn từ trong suốt toàn bộ tác phẩm đã
chứng tỏ tính chất xác thực của văn bản, vì vậy chúng ta có thể coi Kinh Thi là một cuốn tài
liệu "tín hữu tín trung”(1) cung cấp cho ngƣời đời sau những sự kiện xác thực để nghiên cứu
về lịch sử.
Trong Luận ngữ - Dƣơng hóa, các học trò của Khổng Tử đã ghi chép lại lời của ông
nhƣ sau: Các trò sao không học Kinh Thi ? Thi có thể làm cho ta phấn khởi, có thể giúp ta
mở rộng tầm nhìn, có thể làm cho mọi ngƣời đoàn kết với nhau, có thể làm cho ta biệt oán
giận. Gần thì có thể vận dụng để thờ cha, xa thì thờ vua. Lại biết đƣợc nhiều tên chim muông
cây cỏ.
Kinh Thi không chỉ có giá trị về văn học mà còn là một tác phẩm phản ánh hiện thực
tình hình xã hội Trung Quốc đƣơng thời. Qua Kinh Thi chúng ta có thể hiểu đƣợc tâm tƣ tình
cảm, nguyện vọng cũng nhƣ phong tục tập quán của nhân dân Trung Quốc. Kinh Thi đƣợc
các nhà nho đánh giá cao về tác dụng giáo dục tƣ tƣởng của nó. Dù bất cứ ở phần nào, ít hay
nhiều Kinh Thi cũng phản ánh những sinh hoạt xã hội, những tấm gƣơng trong lịch sử, những
mối quan hệ quốc gia, xã hội và quan niệm về xã hội, con ngƣời. Đây là những tƣ liệu sử học
quý giá để lại cho đời sau.
Kinh Thƣ
Để thực hiện ý định truyền bá tƣ tƣởng Nho giáo, Khổng Tử đã san định Kinh Thƣ
chép những điển, mô, huấn, cáo, thệ, mệnh... của vua tôi dạy bảo, khuyên răn nhau từ thời
vua Nghiêu, vua Thuấn cho đến đời Đông Chu (2357 - 770 TCN).
(1)
Tản Đà – Nguyễn Khắc Hiếu (1922), Kinh Thi, NXB TP. HCM, tr. 23.
21
Kinh Thƣ không chỉ đƣợc coi là cuốn sử cổ nhất Trung Quốc mà còn đƣợc coi là bộ
sử sớm nhất phƣơng Đông (còn gọi là thƣợng thƣ) với cách sắp xếp căn bản theo trật tự thời
gian, gồm các phần sau:
Phần thứ nhất: Ngu Thƣ (sách chép đời nhà Ngu). Ngu là họ vua Thuấn, khi vua
Thuấn lên làm vua thì lấy họ mà đặt tên cho triều đình của mình. Ngu thƣ gồm có 5 thiên :
Thiên đầu là Nghiêu điển chép về điển phạm, đức nghiệp của vua Nghiêu. Khổng Tử
chỉ ra sáu đức tính tuyệt vời của vua Nghiêu đó là kính cẩn, sáng suốt, văn minh, khiêm tốn,
suy nghĩ sâu sắc, có tình có lý.
Thiên thứ hai là Thuấn điển, chép về điển phạm, đức nghiệp của vua Thuấn. Khổng
Tử nhận xét : Đến nhƣ xét về vua Thuấn xƣa quang hoa cũng hợp với đức Vua (vua Nghiêu),
sâu sắc, khôn ngoan, văn vẽ, sáng suốt, hòa nhã, thành thật... Đức ngầm thấu tới đức Vua,
Vua bèn trao cho chức vụ.
Thiên thứ ba là Đại Vũ mô, ghi chép những mƣu mô trị nƣớc của Vũ đề nghị lên vua
Thuấn.
Thiên thứ tƣ là Cao Dao mô, mƣu mô của Cao Dao đề nghị lên vua Vũ. Thiên thứ
năm là Ích Tắc mô, ghi chép những mƣu mô của Ích và Tắc. Phần hai: Hạ Thƣ là sách viết
về đời Nhà Hạ.
Thiên đầu là Vũ cống: Vũ tức Đại Vũ là Chúa đất Sùng đƣợc vua Thuấn truyền ngôi
cho. Cống có hai nghĩa, một là những thứ mà các chƣ hầu phải cống nạp cho Thiên tử, hai là
từ chung dùng để chỉ các thứ thuế đời nhà Hạ. Vũ cống có nghĩa là những phép cống do Vũ
định ra.
Thiên hai là Cam Thệ, lời thệ sƣ ở đất Cam khi Đế Khải đi đánh họ Hữ Hộ.
Thiên ba, Ngũ tử chi ca, bài ca của năm ngƣời em khuyên vua Thái Khang tránh việc
ăn chơi vô độ.
Thiên bốn, Dận chinh nói về Dận hầu đi chinh phạt họ Hy và họ Hòa. Hy và Hòa
đƣợc giao coi về thiên văn từ đời vua Nghiêu nhƣng do mê rƣợu chè nơi thái ấp, trễ nải công
việc, không báo trƣớc đƣợc tin nhật thực nên bị thiên tử phái Dận hầu đi đánh.
Phần ba: Thƣơng Thƣ - sách nói về thời nhà Ân - Thƣơng. Thƣơng thƣ gồm các nội
dung sau:
- Thang thệ - lời thệ của Thang khi cất quân đánh vua nhà Hạ là Kiệt.
22
- Trọng Hủy chi cáo - lời ông Trọng Hủy giải thích hành động của vua Thang.
- Thang cáo - bố cáo của vua Thang sau khi tiêu diệt nhà Hạ với lời lẽ giản dị, dễ hiểu
để khuyên bảo các chƣ hầu một cách sâu sắc, phù hợp với lợi ích của họ.
- Y huấn - lời của Y Huấn dạy bảo vua Thái Giáp lúc mới lên ngôi.
- Tháp Giáp thƣợng, trung, hạ nói về những lời hối lỗi của Thái Giáp.
- Hàm hữu nhất đức, lời huấn của Y Doãn với vua Thái Giáp trƣớc khi ông về nghĩ.
- Duyệt mệnh thƣợng, trung, hạ, nói về việc Ân Cao Tông lên ngôi do không tìm
đƣợc ngƣời tài mà ba năm không nói và làm việc lớn, khi tìm đƣợc ngƣời tài Phó Duyệt thì
trao quyền và nghe theo.
- Tây Bá kham Lê nói về Tây Bá (Văn Vƣơng nhà Chu). Vua Trụ (Đế Tân) là ông
vua cuối cùng của nhà Thƣơng cho Tây Bá quyền đƣợc đánh các nƣớc chƣ hầu. Tổ Y thấy
Tây Bá diệt nƣớc Lê, một nƣớc chƣ hầu, lo sợ thế nhà Chu ngày càng lớn nên đã vào thƣa với
vua Trụ.
- Cao Tông dung nhật, nói về điềm gỡ nghe chim trĩ gáy lúc vua Cao Tông cúng bái
trong ngày lễ Dung.
- Vi tử, nói về anh vua Trụ định cứu em nhƣng không thành.
Phần bốn: Chu Thƣ - sách về đời nhà Chu gồm các phần sau đây :
- Thái thệ (thƣợng, trung, hạ) nói về những lời răn quân sĩ của Chu Vũ Vƣơng khi đi
đánh vua Trụ nhà Thƣơng.
- Mục thệ, lời thệ sƣ của Văn Vƣơng ở cánh đồng Dã Mục.
- Hồng Phạm nói về chín phạm trù lớn về chính trị, triết học, đạo đức để trị nƣớc. Nội
dung của thiên Hồng Phạm là khái quát toàn bộ học thuyết về chính trị, về tổ chức và quản lí
xã hội thời Ân Thƣơng.
- Kim Đằng, nói về Chu Công khấn tổ tiên xin chết thay vua.
- Đa sĩ, Chu Công kêu gọi các sĩ phu nhà Ân khi mới sang Lạc Ấp. Chu Thƣ còn có
nhiều phần khác nữa.
Trong Kinh thƣ, Khổng Tử trình bày mục đích viết Kinh Thƣ cũng là mục đích viết
sử của mình là: khẳng định mình không chỉ ghi lại những sự kiện lịch sử một cách khách
quan mà còn đƣa ra những tấm gƣơng nhân vật lịch sử có đầy đủ những đức tính theo quan
niệm của Nho giáo.
Kinh Thƣ khuyên con ngƣời hành động theo Thiên lý: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Tức
là con ngƣời phải rèn luyện để tâm thần thƣ thái,
23