1. Trang chủ >
  2. Khoa học xã hội >
  3. Văn hóa - Lịch sử >

CHƯƠNG IV: SỬ HỌC THẾ GIỚI THỜI HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 113 trang )


Ở các nƣớc đang phát triển sử học cũng đã có đƣợc những thành công nhất định.

Trong bối cảnh của thế giới ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ và sự phát

triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ sử học đang có nhiều triển vọng

phát triển mới nhƣng cũng đang đứng trƣớc những thử thách vô cùng gay gắt.



II. Sự phát triển của sử học mác xít từ sau cách mạng Tháng Mƣời Nga

đến nay

1. Bối cảnh lịch sử

Cách mạng tháng Mƣời Nga (1917) thắng lợi, nhà nƣớc chuyên chính công nông đầu

tiên trên thế giới ra đời. Với sự thiết lập nhà nƣớc vô sản đã tạo điều kiện cho sử học Mác xít

tồn tại một cách hợp pháp ở Liên Xô trong suốt hơn 70 năm của chế độ xã hội chủ nghĩa.

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, một loạt nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ra đời,

tiếp theo là sự ra đời của các nƣớc xã hội chủ nghĩa ỏ Châu Á và Châu Mĩ - Latinh đã hình

thành nên hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế

giới là điều kiện cơ bản để sử học Mácxít ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa xác lập địa vị hợp

pháp của mình và không ngừng phát triển.

Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thông xã hội chủ nghĩa thế giới và ảnh hƣởng sâu rộng

của nó lên toàn bộ đời sống chính chị và tƣ tƣởng của nhân loại đã làm cho sử học Mácxít

không chỉ tồn tại và phát triển ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa mà còn đƣợc tiếp thu, vận dụng

nghiên cứu ở các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa.

Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu từ những năm cuối

thập kỷ 80 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến sử học

Mácxít. Nhƣng sử học Mác xít vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa

còn lại, những nƣớc thế giới thứ ba, và cả những nƣớc tƣ bản phát triển.

2. Những thành tựu

2.1. Sử học Mác xít ở Liên Xô



81



Những năm sau cách mạng tháng Mƣời, sử học Mác xít ở Liên Xô phát triển, trải qua

cuộc đấu tranh chống quan điểm lịch sử tƣ sản, địa chủ, mensêvich để giành thắng lợi cho

phƣơng pháp luận lịch sử mác xít- lênin nít.

Các tác phẩm của Lenin trƣớc cách mạng tháng Mƣời là sự chuẩn bị cho sự ra đời của

sử học Xô viết. Sử học chiếm một vị trí quan trọng trong khoa học xã hội để giáo dục cho

nhân dân. Chính phủ Xô viết tạo điều kiện cho nghiên cứu lịch sử phát triển: mở cửa các nhà

lƣu trữ, thành lập các cơ quan nghiên cứu lịch sử, nhƣ thành lập Viện Hàn lâm xã hội chủ

nghĩa (1918), Ban nghiên cứu lịch sử Đảng và cách mạng tháng Mƣời (1920), Viện Marx Engels - Lenin (1920 - 1923)... đã xuất bản nhiều tạp chí khoa học.

Trong xây dựng xã hội chủ nghĩa và trong chiến tranh giữ nƣớc vĩ đại (1941 - 1945)

sử học Xô viết đã có nhiều đóng góp to lớn, thông qua các tác phẩm nghiên cứu lịch sử Nga,

lịch sử các nƣớc Cộng hòa trong Liên bang Xô viết, lịch sử các nƣớc tƣ bản nhƣ Anh, Pháp,

Mỹ, Đức... nhiều nƣớc thuộc địa và phụ thuộc nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ...

Phạm vi nghiên cứu của sử học Xô viết khá rộng lớn, từ những vấn đề lịch sử xã hội

công xã nguyên thủy đến lịch sử hiện đại, các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,

những vấn đề lý luận. Những công trình khoa học lịch sử có giá trị về thời cổ đại của Jêbêlêp,

Misulin, về thời trung đại của Tikhômirốp, Xmianốp, về thời cận đại nhƣ các cuộc cách mạng

tƣ sản của A.Êphimôp... đã có những đóng góp mới trong việc nghiên cứu lịch sử theo quan

điểm mới.

Trên cơ sở học thuyết Mác xít về quy luật và bản chất của phƣơng thức sản xuất tƣ

bản chủ nghĩa, lần đầu tiên các nhà sử học Mác xít làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lịch sử thời

kỳ tƣ bản chủ nghĩa, nhƣ Cách mạng tƣ sản Pháp 1789 - 1794 đƣợc xuất bản năm 1941, Cách

mạng 1948 - 1949 gồm 2 tập xuất bản năm 1952, Lịch sử công nghiệp tƣ bản chủ nghĩa...

Về lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cũng nhƣ lịch sử phong trào

giải phóng dân tộc là những trọng tâm nghiên cứu của sử học Xô viết và đã đạt đƣợc nhiều

thành tựu. Các tác phẩm tiêu biểu nhƣ "Lịch sử phong trào công nhân ở Anh" của

F.A.Rôxkin, " Công xã Pari" xuất bản năm 1952, " Quốc tế thứ nhất" gồm 3 tập và " Quốc tế

thứ 2" gồm 3 tập đƣợc xuất bản năm 1952, "Lịch sử phong trào công nhân ở Nga" của



82



A.M.Panuratôva, về nguồn gốc và sự hình thành của giai cấp công nhân ở nhiều nƣớc của

A.G.Rasin, L.M. Ivanốp, về phong trào giải phóng dân tộc ở các nƣớc phƣơng Đông của

A.A.Kim, G.Gube...

Những thành tựu lớn về sử học Xô viết thể hiện tập trung trong các công trình nhiều

tập. Về Lịch sử thế giới có bộ Lịch sử thế giới gồm 10 tập, đƣợc biên soạn từ năm 1955 đến

năm 1966. Bộ Lịch sử Liên bang Xô viết 12 tập và bộ Lịch sử cuộc nội chiến ở Liên Xô 5 tập

đƣợc biên soạn từ năm 1936 đến năm 1960. Bộ "Cuộc chiến tranh giữ nƣớc vĩ đại (1941 1945)" gồm 6 tập đƣợc biên soạn trong 3 năm từ năm 1963 đến năm 1965. Bộ "Bách khoa

toàn thƣ lịch sử Xô viết" gồm 13 tập xuất bản trong những năm bảy mƣơi, và hàng trăm công

trình sử học khác.

Tuy nhiên, những sai lầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhƣ sai lầm về

nhận thức lí luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình tiến hành xây dựng

xã hội chủ nghĩa đã không tuân thủ theo những quy luật khách quan, tệ sùng bái cá nhân, chế

độ quan liêu bao cấp, mất dân chủ... đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của sử học

Xô viết.

Sử học Xô viết chƣa thực sự đi trƣớc một bƣớc để cung cấp những luận cứ khoa học

từ những bài học kinh nghiệm rút ra trong nghiên cứu làm cơ sở cho việc hoạch định đƣờng

lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Không ít công trình lịch sử chỉ là sự minh họa đơn

thuần cho đƣờng lối chính trị hay minh họa cho ý kiến của cá nhân có quyền lực. Một số tài

liệu lịch sử bị bƣng bít không đƣợc phép khai thác hay trình bày sai sự thật đã làm cho các

nhà nghiên cứu sử học không có điều kiện để tiếp cận và nhận thức sự thật.

Tuy nhiên những sai lầm và hạn chế nói trên không hề làm giảm đi những thành tựu

của sử học Xô viết và những ảnh hƣởng tích cực của nó đối với sự phát triển sử học thế giới.

2.2. Sự phát triển của sử học mác xít ở Trung Quốc

Đầu thế kỉ XX, quan điểm duy vật lịch sử đã bắt đầu xuất hiện trong một số một số

xuất bản phẩm ở Trung quốc. Năm 1924, Lý Đại Chiêu đã cho xuất bản cuốn "Sử học yếu

luận" trong đó trình bày và phân tích những vấn đề lịch sử theo quan điểm duy vật. Ông nêu

lên ý nghĩa của việc nghiên cứu lịch sử, những quan điểm duy vật và tính khoa học của công

tác



83



nghiên cứu lịch sử. Ông đã vận dụng những quan điểm Mácxít để biên soạn các bộ lịch sử

Trung Quốc và thế giới nhƣ cuốn: "Lịch sử xã hội loài ngƣời tiến hóa theo nguyên tắc duy

vật đƣợc phản ánh ở chữ viết, văn tự và khế ƣớc", "Từ khía cạnh kinh tế, giải thích nguyên

nhân biến động tƣ tƣởng cận đại Trung Quốc"...

Nhà sử học Quách Mạt Nhƣợc từ năm 1928 đến năm 1929 cũng đã viết nhiều luận

văn về giai đoạn phát triển lịch sử xã hội Trung Quốc. Những luận văn này đến năm 1930 đã

xuất bản thành tập sách với tiêu đề: "Nghiên cứu về xã hội cổ đại Trung Quốc". Ông đã kết

hợp thành công khi gắn lí luận Mácxít với thực tiễn lịch sử Trung Quốc khi đi sâu nghiên cứu

về những điển tích cổ đại cũng nhƣ nghiên cứu về văn tự giáp cốt, văn khắc trên đồ đồng...

Đây là một công trình có giá trị khi ông đƣa ra những nhận thức mới về xã hội cổ đại Trung

Quốc nên đã đƣợc các nhà sử học và công chúng đón nhận nồng nhiệt.

Bên cạnh những tác phẩm trên, giới sử học Trung Quốc cũng đã có những cuộc tranh

luận sôi nổi về các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội Trung Quốc. Tờ "Độc thƣ tạp chí"

và ba cuốn sách về "Cuộc tranh luận về lịch sử xã hội Trung Quốc" của Vƣơng Lễ Tích trong

các năm 1931 -1933 cùng nhiều bài trên các tạp chí khác đã phản ánh những nội dung tranh

luận nhƣ: xã hội Trung Quốc có trải qua giai đoạn chiếm hữu nô lệ hay không; nội dung của

phƣơng thức sản xuất châu Á mà Marx có đề cập đến; xã hội phong kiến Trung Quốc đƣợc

hình thành và tan vỡ khi nào...

Ngoài những tác phẩm tham gia cuộc tranh luận, các tác phẩm sử học Máxít có giá trị

cũng đƣợc xuất bản trƣớc cuộc chiến tranh chống Nhật nhƣ: "Lịch sử phong trào công nhân

Trung Quốc" của Đặng Trung Hạ; " Lịch sử đại cách mạng Trung Quốc từ 1925 - 1927" của

Hoa Cƣơng; "Lịch sử cận đại Trung Quốc" của Lý Đỉnh Thanh; "Lịch sử kinh tế xã hội

Trung Quốc" của Vƣơng Ngƣ Thôn; "Lịch sử tƣ tƣởng chính trị Trung Quốc" của La Chấn

Vũ .v.v..

Sử học Mácxít ở Trung Quốc đã bƣớc đầu đã thành công trong việc vận dụng quan

điểm duy vật lịch sử để nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, và nhận đƣợc sự ủng hộ của các nhà

sử học.

Trong thời kì phát xít Nhật xâm lƣợc, các nhà sử học có tƣ tƣởng Mácxít không

những tham gia tích cực và sự nghiệp kháng Nhật cứu nƣớc mà còn cho xuất bản nhiều tác

phẩm sử học. Trong những điều kiện khó



84



khăn của cuộc kháng chiến, sử học Mác xít vẫn tiếp tục phát triển. Nhiều tác phẩm sử học có

giá trị dƣợc xuất bản nhƣ "Mƣời cuốn sách phê phán" "Thời đại đồng xanh" của Quách Mạt

Nhƣợc; "Trung Quốc thông sử giản biên" của Phạm Văn Lan; "Giáo trình triết học lịch sử",

"Trung Quốc sử tập luận" của Tiễn Bá Tán; "Bàn về lịch sử xã hội cổ điển Trung Quốc",

"Lịch sử học thuyết tƣ tƣởng cổ đại Trung Quốc", "Lịch sử học thuyết tƣ tƣởng cận đại Trung

Quốc" của Hầu Ngoại Lƣ...

Những tác phẩm sử học thời kì này không những đã góp phần nghiên cứu sâu sắc hơn

lịch sử xã hội Trung Quốc mà còn góp phần vào sự nghiệp kháng Nhật cứu nƣớc.

Cách mạng Trung Quốc thành công, nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời đã

mở ra một bƣớc ngoặt mới cho sự phát triển của sử học. Từ thập niên những năm năm mƣơi,

các nhà sử học có điều kiện nghiên cứu sâu hơn chủ nghĩa Mác - Lênin, trang bị cho mình

những quan điểm lịch sử và phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu khoa học lịch sử.

Từ khi cách mạng thắng lợi đến trƣớc cuộc cách mạng văn hóa, sử học Trung Quốc

thu đƣợc nhiều kết quả. Các Viện sử học hiện đại, Viện khảo cổ học... cũng đƣợc thành lập

trực thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc.

Trong những năm 50 - 60 thế kỉ XX, trên các tạp chí chuyên ngành và sách báo đã

diễn ra cuộc tranh luận về phân kì lịch sử cận đại Trung Quốc, về tính chất và tác dụng của

chiến tranh nông dân...

Về việc nghiên cứu lịch sử cổ đại Trung Quốc có các công trình "Nghiên cứu xã hội

cổ đại với tƣ tƣởng cổ đại Trung Quốc" của Dƣơng Hƣớng Khuê; "Trung Quốc tƣ tƣởng

thông sử" của Hầu Ngoại Lƣ, và các tác giả khác nhƣ Trần Thuật, Dƣơng Vinh Quốc, Phùng

Hữu Lan...

Việc nghiên cứu lịch sử cận đại, Hội sử học Trung Quốc đã xuất bản cuốn tƣ liệu

chuyên đề "Trung Quốc cận đại sử liệu tùng san" bao quát một thời kì dài từ Chiến tranh

Thuốc phiện đến cuộc Cách mạng Tân Hợi. Sở nghiên cứu kinh tế thuộc Viện khoa học

Trung Quốc cho xuất bản các tƣ liệu chuyên đề về lịch sử nông nghiệp, lịch sử thủ công

nghiệp thời cận đại. Ngoài ra còn có các tác phẩm nhƣ "Nƣớc Mĩ xâm lƣợc Trung Hoa" và

cuốn "Vấn đề về lịch sử cận đại Trung Quốc" của Lƣu Đại Niên; "Thái Bình Thiên quốc sử

cảo" của La Nhĩ Cƣơng; "Nền chính trị của Trung Quốc trƣớc và sau Cách mạng Tân Hợi"

của Lê Thụ...



85



Công trình "Lƣợc khảo lịch sử Trung Quốc" trình bày lịch sử dân tộc Trung Quốc từ

thời cổ đại đến thế kỷ XX là một công trình sử học quy mô lớn đầu tiên, do Giáo sƣ - Viện sĩ

Quách Mạt Nhƣợc chủ biên. Công trình đề cập và giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, đƣợc

tranh luận qua nhiều năm trong giới sử học, nhƣ vấn đề về hình thái kinh tế - xã hội của thời

cổ đại và trung đại Trung Quốc, đặc trƣng của chế độ nô lệ và chiếm hữu nô lệ Trung Quốc,

chế độ tĩnh điền, công xã cổ đại Trung Quốc, và những cuộc khởi nghĩa nông dân...

Công tác thu thập, hệ thống hóa và chú giải tƣ liệu lịch sử, những văn kiện... đƣợc coi

trọng và hoàn thành các tập "Sƣu tập những tƣ liệu lịch sử nông nghiệp của Trung Quốc thời

hiện đại", "Sƣu tập những tƣ liệu lịch sử thủ công nghiệp của Trung Quốc thời hiện đại"...

Các công trình chuyên khảo lịch sử đƣợc công bố trong bộ sách nhiều tập "Trung Quốc lịch

sử toàn thƣ", các tạp chí "Nghiên cứu lịch sử", "Tân nghiên sách", " Khảo cổ" đã công bố

nhiều công trình khoa học chất lƣợng.

Trong thời gian từ sau cách mạng Trung Quốc thành công đến năm 1966 khi cách

mạng văn hóa diễn ra, bên cạnh những thành tựu nói trên, sử học Trung Quốc đã có những

hạn chế nhƣ có sự đơn giản hóa, giáo điều, và công thức hóa trong nghiên cứu...

Trong thời kỳ "Cách mạng văn hóa" và nhiều năm sau đó, việc nghiên cứu lịch sử

Trung Quốc bị đình trệ. Việc khắc phục hậu quả của "Cách mạng văn hóa", cũng nhƣ những

tƣ tƣởng không lành mạnh về "Chủ nghĩa dân tộc", tƣ tƣởng "Dân tộc lớn", những khuynh

hƣớng "tả"... đang đòi hỏi các nhà sử học Trung Quốc nỗ lực nhiều trong công tác nghiên

cứu của mình.

Sau Cách mạng văn hóa, đặc biệt là từ những năm 80 đến nay sử học Trung Quốc tiếp

tục phát triển và thu đƣợc nhiều thành quả nghiên cứu trên các lĩnh vực nhƣ lịch sử chính trị,

lịch sử kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp), lịch sử tƣ tƣởng, địa - lịch sử...

Trong việc nghiên cứu lịch sử hiện đại Trung Quốc, các nhà sử học không những đã

cố gắng khôi phục lại diện mạo vốn có của lịch sử mà còn đƣa ra đƣợc những nhận thức mới

về các sự kiện và nhân vật lịch sử. Các tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn này gồm có:

"Những năm 70 của Đảng cộng sản" do Hồ Thằng chủ biên, "Lịch sử Phong trào Ngũ Tứ"

của Bành



86



Minh, " Lịch sử cách mạng dân chủ mới Trung Quốc" của Lí Tân và Trần Thiết Kiện...

Nhƣ vậy, trong thế kỉ XX sử học nói chung và sử học Mác xít nói riêng ở Trung Quốc

đã thu đƣợc những thành tựu to lớn. Dòng chính của sử học Trung Quốc thế kỉ XX là chuyển

biến từ sử học thực chứng thời cận đại đến sử học Mác xít với những thành tựu không chỉ là

những tác phẩm sử học đồ sộ mà còn có những đóng góp về quan điểm mới trong nhận thức

lịch sử và phƣơng pháp nghiên cứu.



III. Sử học tƣ sản thời hiện đại

1. Bối cảnh lịch sử

Do ảnh hƣởng của cách mạng tháng Mƣời Nga 1917, sự phát triển mạnh mẽ của

phong trào công nhân trong các nƣớc tƣ bản và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới,

nhất là từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã tác động không nỏ đến sự phát triển của sử học

các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó sự khủng hoảng của chính bản thân các nƣớc tƣ bản

chủ nghĩa cũng làm cho sử học tƣ sản bị khủng hoảng trầm trọng. Sự khủng hoảng của sử học

tƣ sản do chịu tác động của sự phát triển của tình hình chính trị xã hội thế giới nói chung, của

xã hội tƣ bản nói riêng và của chính bản thân nền sử học tƣ sản.

Sự khủng hoảng của sử học tƣ sản biểu hiện trƣớc tiên ở sự khủng hoảng về lý luận

nghiên cứu và nhận thức về lịch sử.

Chủ nghĩa thực dụng trong nghiên cứu sử học tƣ sản đã đồng nhất chân lý với lợi ích.

Theo các nhà sử học của khuynh hƣớng này, cái gì có lợi thì cái ấy là chân lý lịch sử. Rõ ràng

phƣơng châm này dẫn dắt các nhà nghiên cứu chạy theo lợi ích hơn là tìm ra sự thực lịch sử.

Còn Chủ nghĩa tƣơng đối, Chủ nghĩa chủ quan thì cho rằng, trong nghiên cứu lịch sử

mọi phát hiện lịch sử chỉ có ý nghĩa tƣơng đối, vì nó là sản phẩm của tƣ duy cá nhân. Quan

điểm này làm cho sử học mất tính chất khoa học thực sự của nó.

Trong tình trạng khủng hoảng của sử học tƣ sản, có nhiều nhà sử học cố gắng tìm cho

đƣợc lối thoát, giải quyết sự bế tắc trong nghiên cứu lịch sử. Một số sử gia Đức nhƣ

E.Tơriôn, F.Mêinơne muốn giải quyết sự khủng hoảng của sử học bằng cách củng cố hơn nữa

quan điểm duy tâm về lịch sử,



87



củng cố quan điểm của chủ nghĩa Kant mới trong lịch sử, tức là đề cao vai trò tuyệt đối của

cá nhân trong quá trình phát triển của lịch sử. Những quan điểm nhƣ vậy nhằm chống lại

quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tính quy luật của sự phát triển lịch sử.

Nhiều nhà sử học theo phái Răngke, nhƣ V. Đintây, G. Ricke đã lẫn tránh vấn đề cơ

bản của triết học là vấn đề quan hệ giữa nhận thức và tồn tại trong bản thân khoa học lịch sử,

đều đi tới kết luận một cách bi quan rằng, nhà nghiên cứu không thể nhận thức đƣợc quá khứ

lịch sử.

Khi gạt bỏ khả năng của con ngƣời trong nhận thức lịch sử, các sử gia tƣ sản cũng bác

bỏ luôn tính hiện thực của quá khứ, không thừa nhận lịch sử vận động theo quy luật khách

quan. Họ đồng nhất nhận thức lịch sử với hiện thực lịch sử, xem nhận thức về lịch sử của mỗi

con ngƣời mới là bản thân hiện thực lịch sử. Một số sử gia theo "chủ nghĩa khách quan" cũng

thừa nhận quy luật trong xã hội, song cho quy luật là cái gì "thiêng liêng", "cao siêu", mà con

ngƣời không thể nhận thức và hành động theo quy luật đƣợc. Theo họ, con ngƣời chỉ có thể

là "nô lệ cho ý muốn của lịch sử, là những cơ quan hành pháp bổ trợ cho một định mệnh của

lịch sử".

Chính những quan điểm khác nhau nói trên đã hình thành nên nhiều khuynh

hƣớng, trƣờng phái trong sử học tƣ sản thời gian này.

2. Một số khuynh hướng sử học tư sản chủ yếu

2.1. Khuynh hƣớng tiếp cận lịch sử theo nền văn minh

Cách tiếp cận lịch sử theo nền văn hóa, văn minh là một xu hƣớng phổ biến trên thế

giới hiện nay. Các nhà sử học theo trƣờng phái này cho rằng sự phát triển lịch sử là do sự tiến

bộ của các nền văn minh, văn hóa. Lịch sử là lịch sử của các nền văn minh. Theo xu hƣớng

này có các nhà sử học tƣ sản hiện đại tiêu biểu sau.

ARNNAULD TOYNBEE (1888 – 1975)

Arnauld Toynbee là một sử gia ngƣời Anh. Ông giảng dạy lịch sử cổ đại Hy Lạp và

Byzance và lịch sử quốc tế ở trƣờng Đại học London. Ông đã từng nhận nhiều nhiệm vụ quan

trọng ở Bộ Ngoại giao trong hai cuộc



88



chiến tranh thế giới, là thành viên trong các phái đoàn của Anh tham gia những hội nghị đàm

phán hòa bình năm 1919 và năm 1946.

Các tác phẩm của ông gồm có: "Văn minh trƣớc sự thử thách", "Chiến tranh và văn

minh", "Tƣ duy lịch sử ngƣời Hy Lạp", "Quan điểm một nhà sử học về tôn giáo", "Từ Đông

sang Tây, một cuộc du hành quanh thế giới", đặc biệt là một tác phẩm đồ sộ gồm 12 tập

"Nghiên cứu lịch sử (Study of History)" đƣợc ông viết trong thời gian 52 năm, từ năm 1920

đến năm 1972.

Nghiên cứu lịch sử không chỉ là một tác phẩm tổng hợp và so sánh các nền văn minh

mà còn đƣa ra một quan điểm hiện đại về triết học lịch sử.

Với một tri thức uyên bác ông đã nghiên cứu các nền văn minh qua các giai đoạn hình

thành, phát triển và suy tàn của nó. Ông nghiên cứu và phân tích một cách sâu sắc sự hình

thành các tôn giáo và sự gặp gỡ của các nền vãn minh cũng nhƣ sự giao thoa và tiếp biến

giữa chúng trong quá trình phát triển. Ông muốn tìm ra quy luật phát triển và suy tàn của các

nền văn minh, từ đó chỉ ra phƣơng hƣớng phát triển của toàn nhân loại. Ông cho rằng một xã

hội phát triển tốt nhất khi nó phải ứng phó lại một thách thức.

Đóng góp của ông không chỉ là nghiên cứu các nền văn minh, mà trong quá trình

nghiên cứu ông đã đƣa ra những khái niệm mới, độc đáo mà chúng ta có thể vận dụng chúng

trong nghiên cứu nhƣ thách thức và ứng phó, nhà nƣớc bá chủ, giáo hội toàn cầu...

Toynbee xem xét lịch sử theo quan điểm tuần hoàn: hòa bình rồi lại chiến tranh, hƣng

thịnh rồi lại suy thoái nhƣ là những chu kì và một nền văn minh không nhất thiết phải chết,

nó có thể sẽ đƣợc cứu vớt bỡi sự hình thành một cộng đồng do tâm linh ngự trị.

Ông đã thể hiện cái tâm của ngƣời viết sử trong việc xác định mục đích của nhà sử

học trong nghiên cứu. Ông viết: " Tại sao chúng ta phải nghiên cứu lịch sử ? Nhân loại chƣa

đạt tới một sự thống nhất về chính trị, chúng ta vẫn là những kẻ xa lạ đối với nhau... Đó là

điều vô cùng nguy hiểm. Chắc chắn loài ngƣời đi đến chổ tự diệt vong, nếu chúng ta không

tạo đƣợc một giống nhƣ một đại gia đình. Vì thế nên chúng ta phải học cách hiểu lẫn nhau".(1)



(1)



Arnauld Toynbee: Nghiên cứu về lịch sử - một cách thức diễn giải mới, NXB Thế Giới, Hà Nội, 2002, tr. 8.



89



WILLIAM JAMES DURANT

Ông là ngƣời Mỹ gốc Pháp - Canada, sinh năm 1885 ở North Adams, thuộc tiểu bang

Massachusetts. Tốt nghiệp cử nhân triết học ở trƣờng Saint Peter. Đã từng làm hiệu trƣởng

và dạy triết và lịch sử ở một trƣờng phổ thông ơ New York. Sau đó đậu tiên sĩ triết học và

giảng dạy triết học tại trƣờng đại học Columbia.

Ngay từ những năm 30 của thế kỉ XX, ông đã viết một loạt tác phẩm về văn minh Ấn

Độ, Trung Quốc, Ả Rập, Hy lạp... Trong quá trình nghiên cứu các nền văn minh, ông chú

trọng tìm hiểu nguồn góc ra đời, và sự đóng góp trên các mặt của các nền văn minh lớn vào

nền văn minh nhân loại.

Will Durant đƣợc đánh giá là một nhà sử học tiến bộ vì ông cho rằng văn minh thế

giới là sản phẩm của nhiều dân tộc chứ không phải của riêng một dân tộc nào. Ông chủ trong

nghiên cứu lịch sử châu Á vì ông coi trọng các nền văn minh phƣơng Đông. Ông khẳng định

tƣơng lai của thế giới là ở về phía Thái Bình Dƣơng: "Tƣơng lai ở phía Thái Bình Dƣơng và

chúng ta phải hƣớng cặp mắt và trí óc về phía đó".

OSWAL SPENGLER (1880 – 1936)

Osvval Spengler, ngƣời Đức, xuất thân là một giáo viên dạy môn Toán ở trƣờng trung

học ở Hamburg. Ông say mê nghiên cứu lịch sử và là tác giả của nhiều tác phẩm sử học có

giá trị nhƣ: "Thời suy tàn của phƣơng Tây", "Tính chất Phổ và chủ nghĩa xã hội", "Các bài

viết về lịch sử và triết học"...

Ông chia nhân loại thành những khối ngƣơi khác biệt nhau, biệt lập với nhau. Vì thế

lịch sử thế giới, theo ông nhƣ là một sự đứt đoạn, các nền văn minh phát triển nhƣ là những

cấu trúc đóng kín, chỉ liên hệ với nhau về mặt tƣ tƣởng duy lí. Ông lấy quy luật cạnh tranh để

sinh tồn trong thế giới tự nhiên để giải thích sự vận động của xã hội loài ngƣời. Tƣ tƣởng sai

lầm của ông đã đƣợc chủ nghĩa phát xít lợi dụng để thực hiện mƣu đồ thống trị thế giới của

mình.

ANDRE RAYMON, JEANNIER AYBOYER, EDOUAR PERROY

Đây là những nhà sử học Pháp là những tác giả của bộ lịch sử đồ sộ "Lịch sử tổng

quát các nền văn minh" gồm 7 tập mà mỗi tập dày đến 7-8



90



trăm trang. Bộ lịch sử này cũng đã tiếp cận và trình bày một cách hệ thống các nền văn minh

trên thế giới.

SAMUEL P. HUNGTINGTON

Ông là một giáo sƣ và là Viện trƣởng một viện nghiên cứu mang tên Jon M. Olin

trƣờng Đại học Harvar, Mỹ. Các tác phẩm của ông gồm có "Ngƣời lính và nhà nƣớc: Lí luận

và chính trị về các quan hệ dân sự - quân sự ", "Trật tự chính trị trong xã hội đang biến đổi",

"Làn sóng thứ 3: dân chủ hóa cuối thế kỉ XX", đặc biệt là cuốn "Sự va chạm giữa các nền

văn minh"...

Tƣ tƣởng của Hungtington cũng lấy tiêu chí văn hóa, văn minh để phân kì lịch sử và

cho rằng sự xung đột giữa các nền văn minh là những nhân tố chi phối nền chính trị thế giới.

Cách tiếp cận theo nền văn hóa, văn minh các nhà sử học nói trên đã phủ nhận vai trò

của lao động sản xuất và cách mạng xã hội. Họ phủ nhận cách tiếp cận lịch sử xã hội loài

ngƣời theo hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin.

2.2. Khuynh hƣớng chống lại chủ nghĩaMác - Lênin

Trong tình hình hiện nay khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nƣớc ở Đông Âu sụp

đổ, một số nhà sử học tƣ sản đã tăng cƣờng hơn nữa việc chống chủ nghĩa Mác - Lênin,

chống chủ nghĩa xã hội, chống lại phong trào cách mạng thế giới. Khuynh hƣớng chống chủ

nghĩa xã hội trong sử học tƣ sản đƣợc thể hiện một số quan điểm sau đây:

Những nhà sử học tƣ sản cho rằng chủ nghĩa xã hội chỉ là một sự thử nghiệm và sự

thử nghiệm đó đã kết thúc cùng với sự kết thúc của thế kỉ XX. Và họ cũng cho rằng chủ

nghĩa Mác - Lênin là sự biện hộ cho chế độ cộng sản và chắc chắn sẽ bị phá sản.

Sự phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lênin với các nội dung cụ thể là sự phủ nhận hình thái

kinh tế - xã hội, phủ nhận cách phân kỳ lịch sử của sử học Mác xít. Họ đƣa ra các cách phân

kì khác nhằm biện hộ cho sự tồn tại vĩnh hằng của chủ nghĩa tƣ bản.

Sử học tƣ sản còn chống lại sự phát triển của các nƣớc vừa giành đƣợc độc lập dân

tộc, họ cho rằng sự phát triển trên thế giới là do một số "trung



91



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

×