Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 113 trang )
Trong bối cảnh đó của lịch sử nhân loại, những trào lƣu sử học đã ra đời và phát triển
tạo nên sự phong phú và đa dạng của các tƣ tƣởng, trƣờng phái cũng nhƣ hình thức phát triển
của sử học thời cận đại.
II. Các trào lƣu sử học thời cận đại
Những trào lƣu tƣ tƣởng thế kỷ XVII - XVIII nảy sinh trong thời cận đại có ảnh
hƣởng đến việc phát triển sử học và làm cho nghiên cứu lịch sử thành một khoa học. Thời cận
đại với những nội dung cơ bản của nó là cách mạng tƣ sản thành công, giai cấp tƣ sản lên
nắm quyền thống trị; mâu thuẫn và đấu tranh gay gắt giữa tƣ sản và vô sản - với tƣ cách là
những giai cấp độc lập, cơ bản của xã hội; cuộc xâm chiếm, đô hộ thuộc địa và cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân, đã hình thành các khuynh hƣớng sử học khác nhau.
1. Sử học tư sản
Từ một giai cấp ra đời trong lòng xã hội phong kiến, giai cấp tƣ sản trở thành giai cấp
đại diện cho sƣ tiến bộ của lịch sử trong buổi đầu thời cận đại. Giai cấp tƣ sản đã tập hợp
quần chúng nhân dân tiến hành các cuộc cách mạng tƣ sản, lật đổ chế độ phong kiến, xác lập
chế độ tƣ bản chủ nghĩa. Từ một giai cấp bị đè nén, giai cấp tƣ sản dần dần trở thành giai cấp
thống trị. Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tƣ bản, từ giai cấp tiến bộ, đang lên, giai
cấp tƣ sản dần dần trở thành phản động, cản trở sự phát triển của lịch sử. Sử học của giai cấp
tƣ sản cũng đã bị thay đổi tính chất nhƣ vậy theo tiến trình đó.
1.1. Sử học thời khai sáng
Châu Âu đã trải qua một thời kì dài trong chế độ phong kiến. Sự kết hợp giữa vƣơng
quyền và thần quyền đã trói buộc con ngƣời trong vòng tăm tối. Vì thế mà ngƣời ta đã gọi
thời kì này là "đêm trƣờng trung cổ". Từ hậu kì trung đại, các thế kỷ XVII, đặc biệt là thế kỷ
XVIII cuộc đấu tranh chống thế giới quan phong kiến, tôn giáo diễn ra quyết liệt. Trong cuộc
đấu tranh này, sử học tƣ sản, tuy mới hình thành, đã thể hiện thái độ khoa học đối với lịch sử.
Trong buổi đầu của thời cận đại, sử học Khai sáng có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu
tranh chống thế giới quan phong kiến, tôn giáo - cơ sở tƣ tƣởng của sử học phong kiến.
61
Do có những bối cảnh lịch sử - xã hội khác nhau, nên sử học khai sáng có sự khác
nhau ở mỗi nƣớc, tuy nhiên nó đều có những nét chung nhất định. Sử học khai sáng là một bộ
phận của trào lƣu tƣ tƣởng của thời đại khi mà chủ nghĩa tƣ bản đang lên. Trong thời kì này
cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến chuyên chế diễn ra trên mọi lĩnh vực và trở thành
trung tâm của đời sống xã hội, mở đƣờng cho sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản.
Trong thời gian đầu những mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ kinh tế -xã hội của chủ
nghĩa tƣ bản chƣa phát triển gay gắt, cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến là cuộc đấu
tranh để chống lại thế giới quan phong kiến, thần học. Đây là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tƣ
tƣởng nhằm dọn đƣờng cho cuộc đấu tranh xã hội để xác lập quyền thống trị của giai cấp tƣ
sản. Do sự khác nhau về điều kiện kinh tế - xã hội nhƣ đã nói ở trên ở mỗi nƣớc mà là sóng
đấu tranh tƣ tƣởng, văn hóa nói chung, sử học nói riêng của thời kỳ khai sáng cũng những nét
khác nhau.
Ở Anh, Hà Lan... vào thế kỷ XVII các nhà sử học nhƣ nhƣ Grôsi, Hôppơ cũng nêu lên
những vấn đề lý thuyết về sự phát triển xã hội. Điều đáng tiếc là họ lại đồng nhất quy luật tự
nhiên với quy luật xã hội, xem lịch sử loài ngƣời là một quá trình bị chi phối chặt chẽ của các
quy luật tự nhiên.
Ở Pháp, đại diện điển hình cho nền văn hóa, tƣ tƣởng Khai sáng châu Âu, các nhà sử
học đã nêu vấn đề về quy luật trong lịch sử, mà từ trƣớc đến nay chƣa ai nêu đƣợc rõ ràng.
Khác với các nhà sử học Anh và Hà Lan, các nhà sử học khai sáng Pháp lại tìm quy luật lịch
sử trong bản chất con ngƣời, trong mối quan hệ con ngƣời với tự nhiên, nhƣng họ vẫn chƣa
thoát khỏi quan điểm siêu hình, máy móc khi cho rằng quy luật lịch sử cũng là quy luật tự
nhiên. Họ đề cao việc nhận thức quy luật lịch sử. Với họ, những nhận thức về quy luật lịch sử
có một ý nghĩa quan trọng để biến lịch sử thành một khoa học. Tiếp nối truyền thống của
Pôlibi, các nhà sử học khai sáng Pháp đề cao việc biên soạn lịch sử thế giới. Quan điểm này
xuất phát từ việc thừa nhận sự thống nhất của xã hội loài ngƣời sự cần thiết phải nghiên cứu
lịch sử một cách toàn diện trên tất các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục...
IMMANUEL KANT (1724 -1804)
Immanuel Kant sinh ngày 22-4-1804 tại thành phố Kôiennisberg (Đức), trong một gia
đình tiểu thị dân. Tốt nghiệp trung học năm 16 tuổi,
62
sau đó tốt nghiệp khoa thần học Kôiennisbec. Năm 1775, ông nhận bằng tiến sĩ và bắt đầu trở
thành giảng viên tại trƣờng.
Các tác phẩm của ông gồm có: "Phê phán lí trí thuần túy" (1781), "Cơ sở về siêu hình
của các dân tộc" (1785), "Phê phán lí trí thực tế" (1788), "Nguồn gốc của nhân loại" (1786),
"Một kế hoạch về hòa bình vĩnh viễn" (1795)...
Tƣ tƣởng của Kant có sự kết hợp một thứ mục đích luận từ truyền thống Thiên chúa
giáo và một tƣ duy đạo đức học riêng của Thời đại Ánh sáng. Ông có một số tác phẩm:
"Những suy đoán về những bƣớc khởi đầu của lịch sử nhân loại", " Ý tƣởng về một cuốn lịch
sử thế giới theo quan điểm vũ trụ chính trị" (1784)... Trong các tác phẩm của mình, ông đã
đƣa ra quan niệm lịch sử tự nhiên bắt đầu bằng cái thiện, vì đó là công trình của Thƣợng đế;
còn lịch sử của nền tự do lại bắt đầu từ cái ác, vì đó là tác phẩm của con ngƣời.
Ông biện luận nhiều mối quan hệ giữa cá nhân con ngƣời với xã hội trong quá trình
thực hiện "đồ án tự nhiên" để tiến tới một "trạng thái văn hóa", tạo ra một "thiết chế xã hội
hoàn hảo", "một cộng đồng công dân toàn thế giới" trên đƣờng tiến tới "Thế kỉ Ánh sáng".
Ông muốn tìm đến một "lịch sử chân thực" đƣợc hiểu theo kinh nghiệm, với ông "triết học
lịch sử đƣợc hiểu nhƣ một bộ phận của đạo đức học”(1).
Nhƣ vậy Kant đã gắn sử học với những yếu tố đạo đức, cố gắng tìm ra những nhân tố
chi phối các mối quan hệ của con ngƣời và lịch sử.
VOLTAIRTE (1694 -1778)
Voltaire tên thật là Frăngxoa Mari Aruê sinh ngày 21-11-1694 ở Paris trong một gia
đình trung lƣu. Năm 1701 vào học ở trƣờng trung học quy tộc Lui Đại đế, và sau đó trở thành
nhân viên tòa án. Đã từng hai lần bị trục xuất khỏi Paris và hai lần bị giam vào ngục Basti
nhƣng ông cũng đã từng đi nhiều nƣớc nhƣ Hà Lan, Anh, Thụy sĩ, Đức..., tiếp xúc với nhiều
nhà văn hóa tƣ tƣởng lớn.
Là một nhà triết học, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà tƣ tƣởng, nhà sử học lớn trong thời
Khai sáng, ông đã có những đóng góp không nhỏ vào phát triển những tƣ tƣởng sử học.
Những tác phẩm tiêu biểu của ông gồm có
(1)
Các trƣờng phái sử học, Sđd, tr. 129-130.
63
"Chuyện Sáclơ XII" (1731), "Thời đại Lui XIV", "Tiểu luận về phong tục và tƣ tƣởng của các
dân tộc", "Những nhận xét mới về sử học", "Lịch sử đế chế Nga dƣới thời đại Pie Đại đế",
"Những bức thƣ về triết học" (1734) ...
Ông chú trọng tìm hiểu nguyên nhân "sử học phải nghiên cứu những lí do và những
ham muôn dẫn đến các hành vi của loài ngƣời".
Có ý thức về một thể loại "lịch sử toàn diện", ông kêu gọi hãy bỏ qua những câu
chuyện vô tận về những trận đánh và những ngày lễ, bỏ qua những chuyện ngồi lê đôi mách
về triều chính tràn ngập ở những tác phẩm, phải dành chỗ cho các sự kiện chứa đựng những
bài học phong phú, phải chú tâm để viết ra lịch sử nhân loại chứ không phải lịch sử các ông
vua và các triều đình.
Ông lƣu ý đến việc phải có sự hoài nghi trong nghiên cứu, chú ý đến yêu tố ngẫu
nhiên, lịch sử không phải lúc nào cũng đƣợc sắp đặt sẵn, yếu tố ngẫu nhiên đó nhiều khi
mang lại sự đảo ngƣợc.
Về phƣơng pháp nghiên cứu và biên soạn lịch sử, theo ông nhà sử học nên chú ý sao
cho công trình phù hợp, ngắn gọn, và không nhất thiết phải chất đầy những chi tiết vụn vặt
trong công trình của mình nhƣng phải có một văn phong sáng sũa, súc tích và một bố cục
chặt chẽ. Nghệ thuật kết hợp chuyện kể với những nhận thức có ích, tuân thủ một cách rộng
rãi lối biên niên quân sự và ngoại giao. Ông luôn chú trọng đến vấn đề dân số và kinh tế, ông
cũng là ngƣời bƣớc đầu sử dụng phƣơng pháp sử học định lƣợng.
Về tƣ cách của ngƣời viết sử : Ông đã từng nói "tôi lấy làm xấu hổ vì đã nói về những
trận chiến đấu, những sự kiện xấu xa của con ngƣời nhiều đến thế".
Voltaire cũng có những hạn chế nhất định nhƣ quá đề cao vai trò của các vĩ nhân. Bốn
thời kì mà ông phân chia trong lịch sử nhân loại đều gắn với các vĩ nhân: Thời kì Hilạp với
Philíp và Alexandre, thời La mã với Cesar và August, Florence với Medicis, nƣớc Pháp với
Lui XVI và nƣớc Nga với Pie Đại đế.
JEAN JACQUES ROUSSEAU (1712 -1778)
Jean Jacques Rousseau sinh ngày 28 tháng 6 năm 1712 trong một gia đình thợ sửa
đồng hồ ở Giơnevơ (Thụy sĩ). Năm 10 tuổi ông theo học mục sƣ ở Bôxây và đến năm 16 tuổi
trở về Paris sống tự do. Ông đã trải qua
64
nhiều nơi, làm nhiều nghề để kiếm sống nên thấy đƣợc cuộc sống cực khổ của nhân dân lao
động và căm ghét chế độ chuyên chế.
Những tác phẩm của ông gồm có: "Luận về khoa học nghệ thuật", "Luận về nguồn
gốc và cơ sở của bất bình đẳng" (1755), "Khế ƣớc xã hội" (1762), "Emin hay bàn về giáo
dục" (1762)...
Trong những tác phẩm của mình, ông vạch rỏ những mâu thuẫn giữa con ngƣời tự
nhiên và con ngƣời xã hội, giữa đạo đức tự nhiên và đạo đức phong kiến. Ông lên án xã hội
đƣơng thời đã nô dịch, chà đạp và làm tha hóa con ngƣời, và đấu tranh cho một nền giáo dục
dân chủ tự do. Ông cho nền văn minh đã phá hoại đạo đức của con ngƣời và chỉ ra nguyên
nhân của sự bất bình đẳng là do chế độ tƣ hữu.
MONTESQUIEU (1689 -1755)
Charles Louis Montesquieu sinh trƣởng trong một gia đình quý tộc nên ngay từ nhỏ
đã hấp thụ một nền giáo dục ƣu tú thời bấy giờ. Tốt nghiệp đại học luật, chƣa đến 30 tuổi ông
đã làm chủ tịch tòa án Bordeaux. Giữ chức vụ này trong vòng 10 năm nên Montesquieu rất
am hiểu hệ thống cai trị và thực chất của chế độ chuyên chế từ trung ƣơng đến địa phƣơng.
Sau ba năm chu du châu Âu, ông dành thời gian chủ yếu cho nghiên cứu khoa học. Ông là
một nhà triết học, kinh tế học, xã hội học, nhà văn, đặc biệt là một nhà sử học có nhiều đóng
góp cho nền sử học Pháp và thế giới.
Những tác phẩm tiêu biểu của ông gồm có: "Những lá thƣ Batƣ" (1721), Khảo sát về
sự lớn mạnh và suy tàn của La Mã" (1734), "Tinh thần luật pháp" (1748)...
Tƣ tƣởng sử học của ông là phê phán chế độ phong kiến và nhà nƣớc quân chủ
chuyên chế. Ông đã phân chia thể chế nhà nƣớc thành ba loại: độc tài, quân chủ lập hiến và
cộng hòa. Ông ca ngợi chế độ cộng hòa nhƣng cho rằng không thể thực hiện nó ở trong thực
tế, vì thế, theo ông, thể chế chính trị hợp lí nhất của Pháp và các nƣớc khác là thể chế quân
chủ lập hiến nhƣ ở Anh. Ông không chủ trƣơng lật đổ chế độ phong kiến bằng cách mạng mà
chỉ yêu cầu có những cải cách pho phù hợp với đòi hỏi và quyền lợi của giai cấp tƣ sản.
Ông đƣa ra nguyên tắc sự tồn tại của những quy luật chung, và cho quy luật chung có
vai trò quyết định quyết định mọi hiện tƣợng tƣ nhiên và xã hội. Cho dù cách diễn đạt đó còn
đơn giản, nhƣng ý tƣởng nghiên cứu, phát
65
hiện và trình bày các quy luật ấy là một tiến bộ, chống lại việc giải thích sự vận động của thế
giới là do ý định của Chúa của giáo hội.
Ông nêu lên quan điểm luật pháp và hình thức thống trị rất đa dạng và phong phú tùy
thuộc vào điều kiện tồn tại của các dân tộc và các quốc gia. Ông là một trong những ngƣời
sáng lập ra trào lƣu địa lí trong xã hội học và sử học lúc bấy giờ. Ông khẳng định vai trò của
hoàn cảnh địa lý là nhân tố quyết định đến sự phát triển của xã hội về cơ cấu và tập quán
thống trị xã hội. Môi trƣờng, theo quan điểm của Montesquieu, trùng hợp với chế độ chính
trị và lập pháp.
Những tƣ tƣởng chính trị và sử học trên đây của Montesquieu về quy luật, về hoàn
cảnh địa lí... rất tiến bộ và đã tác động không nhỏ tới quần chúng nhân dân Pháp. Ông trở
thành một trong những nhà khai sáng của thế kỷ Ánh sáng, chuẩn bị vũ khí tinh thần mở
đƣờng cho cuộc các cách mạng tƣ sản vĩ đại sau này.
Cùng với những nhà khai sáng vĩ đại, nhiều nhà sử học Pháp cũng đã bác bỏ quan
niệm bó hẹp việc nghiên cứu lịch sử chỉ trên lĩnh vực chính trị mà chủ trƣơng mở rộng
nghiên cứu ra các mặt khác của đời sống xã hội nhƣ kinh tế, văn hóa, giáo dục, tƣ tƣởng...
Ở Anh, các nhà sử học khai sáng, trên lập trƣờng chống phong kiến, chống giáo hội
đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề và lịch sử chế độ phong kiến trong thời trung đại, nhƣ vấn đề
ruộng đất của nông dân, việc bóc lột địa tô của phong kiến.
Ở Đức, nhà khai sáng nổi tiếng Hecđe, đã phát triển tƣ tƣởng về thống nhất và tính
quy luật của sự phát triển lịch sử. Ông nêu những mâu thuẫn trong quá trình phát triển lịch
sử, song lại cho rằng sự phát triển này sẽ đến đỉnh cao nhất- lòng nhân đạo. Quan điểm của
Hecđe vẫn còn tính chất duy tâm, song mang những yếu tố duy vật tự phát.
Ở Nga, vào thế kỷ XVIII tuy chế độ phong kiến - nông nô còn ngự trị, song các nhà
sử học cũng có những quan điểm tiến bộ nhƣ xem lịch sử là lịch sử chính trị của quốc gia.
M.V. Lômônôxốp muốn nghiên cứu lịch sử dân tộc trong phạm vi lịch sử thế giới, tìm hiểu
các giai đoạn thịnh suy thay nhau trong lịch sử. Lômônôxốp xem lịch sử là một phƣơng tiện
giáo dục cho nhân dân lòng yêu nƣớc và đạo đức. A.N. Rađixếp nghiên cứu lịch sử trên quan
điểm cách mạng, làm công cụ chống chế độ chuyên chế và chế độ nông nô.
66
1.2. Sử học tƣ sản trong thế kỷ XIX
Thắng lợi của các cuộc cách mạng tƣ sản đã xác lập quyền thống trị của giai cấp tƣ
sản, hệ thống các nƣớc tƣ bản dần dần đƣợc xác lập. Trong bối cảnh đó sử học càng có điều
kiện để phát triển. Các ngành khoa học mới hỗ trợ cho nghiên cứu sử học ra đời và tiếp tục
hoàn thiện nhƣ "Cổ tự học", "Văn kiện học", "Niên đại học"... Ngành cổ tự học đã có từ trƣớc
do nhu cầu của việc nghiên cứu các tài liệu gốc. Ngành văn kiện học làm nhiệm vụ giám
định, xác minh tính chính xác khoa học của các loại văn kiện lịch sử...
Đến khi chủ nghĩa tƣ bản đã chiến thắng chế độ phong kiến trên phạm vi rộng lớn của
thế giới vào giửa thế kỷ XIX,thì sử học tƣ sản cũng đạt đến đỉnh cao của nó và đƣợc xã hội
coi trọng và thừa nhận nhƣ là một ngành khoa học quan trọng. Do hạn chế về giai cấp, và bảo
vệ cho quyền lợi của giai cấp mình, sử học tƣ sản cũng bắt đầu bộc lộ những hạn chế của nó,
làm cho khoa học lịch sử thiếu tính khách quan, khoa học.
Sử học tƣ sản trong thế kỉ XIX có nhiều khuynh hƣớng, trƣờng phái khác nhau.
1.2.1. Sử học tư sản nửa đầu thế kỷ XIX
Sử học tƣ sản nữa đầu thế kỉ XIX phải kể đến các nhà sử học Đức, tiêu biểu là Hegel.
Hegel Georg Vilhelm Friedrich (1770 - 1831) là nhà triết học lớn ở Đức và thế giới
vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỉ XIX. Ông tốt nghiệp trƣờng dòng, nhận bằng thần học
nhƣng không đi làm mục sƣ. Năm 1801, ông làm giảng viên trƣờng đại học Iena, làm hiệu
trƣờng trƣờng trung học Nuremberg, và sau đó làm giáo sƣ triết học trƣờng đại học
Heideiberg.
Tác phẩm của ông gồm có: "Khoa học của lôgic", "Cơ sở triết học", "Từ điển bách
khoa các khoa học về triết học"... Năm 1818, ông đƣợc mời làm giáo sƣ trƣờng đại học Berlin
và tiếp tục cho xuất bản các tác phẩm "Nguyên lí triết học của luật pháp", "Bài giảng của triết
học về lịch sử"...
Triết học lịch sử của ông là triết học duy tâm vì ông cho rằng nguồn gốc của sự vận
động là do "ý niệm tuyệt đối", nhƣng ông lại có cái nhìn biện chứng về sự vận động của sự
vật, hiện tƣợng trong thế giới. Nhìn nhận về lịch sử, Hêghen chỉ ra mối liên hệ nội tại của sự
vận động không ngừng,
67
sự thay đổi, biến đổi của xã hội. Ông đã đƣa ra quan niệm về sự tiến bộ của lịch sử thế giới
một nguyên tắc biện chứng về sự phát triển. Sự phát triển của lịch sử đƣợc ông trình bày nhƣ
là cuộc đấu tranh của những mâu thuẫn. Điều đó đã làm phong phú thêm phƣơng pháp luận
về lịch sử.
Hegel có hạn chế khi trình bày nguyên tắc phát triển biện chứng, ông không giải thích
sự vận động xã hội về mặt vật chất, mà lại tìm đến cái gọi là "tinh thần tuyệt đối". Do tính
chất duy tâm trong triết học của mình, Hêghen đã giải thích mối liên hệ bên trong của các sự
kiện lịch sử là nguyện vọng không thay đổi của con ngƣời để đạt tới cái "tinh thần tuyệt đối"
này. Chính tính chất duy tâm trong nhận thức đó đã dẫn ông tới sự sai lầm về chính trị, khi
ông kêu gọi mọi ngƣời thừa nhận Hoàng đế Phổ, một hoàng đế nổi tiếng phản động lúc bấy
giờ. Ông cho Hoàng đế Phổ là một ngƣời tiêu biểu, là sự thể hiện của "tinh thần tuyệt đối".
Khi nói về sự phát triển của lịch sử, Hêghen cũng có những sai lầm lớn khi ông xem
lịch sử thế giới là quá trình nhận thức tự do, trong đó có những dân tộc có sử và có dân tộc
không có sử. Nhƣ vậy, ông đã loại ra khỏi quá trình lịch sử nhân loại nhiều dân tộc bé nhỏ,
kém phát triển. Điều cũng nhằm biện hộ cho quan điểm khẳng định lịch sử của dân tộc Đức
là lịch sử của toàn nhân loại, tán dƣơng nhà nƣớc quân phiệt Phổ.
Những quan điểm về lịch sử của Hêghen đã ảnh hƣởng lớn đến khuynh hƣớng sử học
tƣ sản phản động, đặc biệt sử học Đức. Một số sử gia theo phái "Hêghen trẻ" nhƣ Strauc,
B.Baoơ đã tiếp thu tinh thần biện chứng của Hêghen để nghiên cứu các vấn đề về lịch sử
Thiên Chúa giáo. Chỉ có C.Mác và Ph. Engels là ngƣời biết gạn lọc để thừa kế những thành
tựu tiến bộ và loại trừ những điểm hạn chế nói trên.
1.2.2. Sử học tư sản vào nửa sau thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX
Do sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, văn hóa và sự cạnh tranh gay gắt giữa các
nƣớc nên đến nửa sau thế kỷ XIX, nhất là những thập niên cuối của thế kỉ XIX, ở châu Âu đã
xuất hiện những nhiều xu hƣớng tăng cƣờng mở cửa cho các học giả tiếp xúc với các tƣ liệu
nƣớc ngoài và thành lập các cơ quan lƣu trữ hồ sơ tài liệu liên quan đến các sự kiện chính trị,
quân sự và ngoại giao quan trọng, khuyến khích nghiên cứu sử học phục vụ cho lợi ích quốc
gia.
68
Các diễn đàn sử học nhƣ nhiều tạp chí nghiên cứu lịch sử, tạp chí sử học đã xuất bản
trở thành trung tâm nghiên cứu lịch sử. Các tác phẩm sử học cũng lần lƣợt ra đời. Đó là các
tạp chí nghiên cứu lịch sử nhƣ "Sử học bình luận" ở Pháp (1876), "Mỹ quốc sử học bình
luận" ở Mỹ (1895), "Anh quốc sử học bình luận" ở Anh (1896), "Nghiên cứu lịch sử" ở Đức
(1859)... Trong hai thập niên 80 và 90 của thế kỉ XIX, các tác phẩm chuyên sâu về sử học đã
đƣợc xuất bản ở Đức và Pháp là "Phƣơng pháp luận sử học" của Ernst Bernheim (1850 1922), "Dẫn luận nghiên cứu sử học" của C. Langloir(1863 - 11929) và C. Seignobos (1854 1942).
Các tổ chức nghiên cứu lịch sử nhƣ các nhiều hội sử học ra đời, hay việc thành lập ở
các trƣờng đại học các khoa lịch sử độc lập, các tổ bộ môn, tổ nghiên cứu lịch sử. Thành lập
các viện nghiên cứu lịch sử tại các viện hàn lâm khoa học. Việc tổ chức giảng dạy lịch sử có
nhiều tiến bộ. Các khoa và bộ môn lịch sử ở các trƣờng đại học có nhiệm vụ đào tạo không
chỉ sinh viên mà còn đào tạo các nhà sử học ở trình độ cao.
Đã có những cuộc trao đổi, tiếp xúc giữa các nhà sử học nhiều nƣớc. Năm 1900 Đại
hội quốc tế các sử gia lần thứ nhất đã triệu tập. Hội nghị là một dịp tốt để các nhà sử học tiếp
xúc, giao lƣu, trao đổi học tập kinh nghiệm trong nghiên cứu và phát triển nền sử học của
nƣớc mình.
Với sự xuất hiện các tổ chức sử học và các tạp chí nghiên cứu lịch sử, sử học dƣờng
nhƣ đƣợc chú trọng nhiều hơn, nhờ đó sử học tƣ sản đã thu đƣợc nhiều kết quả. sử học tƣ sản
đã có tiến bộ nhiều trong các lĩnh vực tích lũy sự kiện, nghiên cứu tài liệu, nâng trình độ khoa
học của các công trình nghiên cứu, tiếp tục phát triển thêm các ngành khoa học hỗ trợ cho
lịch sử nhƣ cổ tiền học, khảo cổ học, cổ văn hiến học(1), cổ tự học, nghiên cứu các con dấu,
tem bƣu điện...
Nhiều thành tựu nghiên cứu lịch sử đã ra đời. Các nhà khoa học - sử học CH. Maorơ,
L.G. Moócgan có nhiều cống hiến trong việc nghiên cứu các giai đoạn đầu của lịch sử phát
triển xã hội loài ngƣời. Trong tác phẩm của minh, lần đầu tiên Moócgan giải thích kỹ vấn đề
thị tộc - hình thức tổ chức cơ bản của xã hội nguyên thủy. Còn Maorơ thì chứng minh chế độ
tƣ hữu về ruộng đất không phải là khởi nguyên sự phát triển lịch sử của các bộ
(1)
Cổ văn hiến học (Archegraphic, gốc từ Hy Lạp archaios nghĩa là cổ xƣa) nghiên cứu các biện pháp ban bố tài
liệu lịch sử, xuất bản các tài liệu thành văn cổ.
69
lạc Giécmanh, mà trƣớc đó trong xã hội Giécmanh đã có hình thức công xã về chiếm hữu
ruộng đất.
Nghiên cứu lịch sử trong giai đoạn này không chỉ giới hạn trong lịch sử chính trị mà
còn đƣợc mở rộng từ lĩnh vực chính trị đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa tinh thần. Từ nửa
sau thế kỷ XIX đã xuất hiện nhiều khuynh hƣớng sử học mới.
Trƣớc hết là sử học thực chứng - biểu hiện của ý thức hệ tƣ sản tự do trong sử học.
Những nhà thực chứng cho rằng chỉ có thể xác định là có thật khi các sự kiện, hiện tƣợng
nhìn thấy đƣợc, cảm thấy đƣợc, và đƣợc kiểm nghiệm bằng khoa học tự nhiên. Sử học thực
chứng về căn bản là biểu hiện sự yếu ớt, chủ nghĩa công thức của xã hội học theo lý thuyết
của Ôguýt Côngtơ (1789 - 1857), ngƣời đặt cơ sở đầu tiên cho xã hội học. Côngtơ xem xã hội
học có hai loại : Tĩnh học xã hội (nghiên cứu về trật tự) và động học xã hội (nghiên cứu về sự
phát triển). Ông cho rằng xã hội loài ngƣời phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, diễn ra
một cách liên tục, thay đổi từ từ, không bị quy định bỡi thời gian và không gian.
Từ quan điểm lí thuyết này, các nhà sử học thực chứng thừa nhận tƣ tƣởng về sự phát
triển; bác bỏ việc xem xét lịch sử nhƣ mô tả các nhân vật. Họ chú ý lịch sử kinh tế, đời sống
xã hội và văn hóa. Tuy nhiên, họ lại không nhận thấy những mâu thuẫn bên trong của quá
trình phát triển, không thấy sự gián đoạn và bƣớc nhảy vọt. Do đó, họ không thấy đƣợc sự
thay đổi tính chất, vai trò của giai cấp tƣ sản từ cách mạng đến bảo thủ và phản động.
Một khuynh hƣớng sử học khác cũng xuất hiện trong thời gian này là thuyết "Châu
Âu là trung tâm". Các nhà sử học theo thuyết này cho rằng châu Âu là cái nôi của lịch sử xã
hội loài ngƣời, cho nên nghiên cứu lịch sử thế giới là nghiên cứu lịch sử châu Âu. Những
quốc gia, dân tộc ở ngoài châu Âu chỉ là những nƣớc phụ cận, không có tác động mấy đến sự
phát triển của lịch sử loài ngƣời. Thuyết "Châu Âu là trung tâm" nhằm biện hộ cho chủ nghĩa
thực dân mở rộng việc xâm lƣợc và đô hộ các nƣớc nhỏ, yếu ở phƣơng Đông. Nó dọn đƣờng
cho khẩu hiệu của chủ nghĩa thực dân là ngƣời đi "khai hóa" các dân tộc thuộc địa, có "sứ
mệnh" truyền bá văn minh phƣơng Tây đến các nƣớc lạc hậu.
Đây là một sự biện hộ cho công cuộc thực dân của các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa. Thực tế
trong lịch sử phát triển xã hội loài ngƣời, trƣớc và sau giai
70
đoạn tƣ bản chủ nghĩa, nhiều châu lục khác đã đóng vai trò "trung tâm" của thế giới. Châu
Âu chỉ là cái nôi và là trung tâm của chủ nghĩa tƣ bản mà thôi. Hiện nay khái niệm châu Âu
là trung tâm đã đƣợc thay thế bằng khái niệm "Phƣơng Tây là trung tâm" để đề cao các nƣớc
Tây Âu và Bắc Mỹ, nhằm hạ thấp vai trò các dân tộc mới giành độc lập.
Ngoài những khuynh hƣớng trên, trong sử học tƣ sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
cũng đã xuất hiện những khuynh hƣớng khác, nhƣ "khuynh hƣớng kinh tế" là một sự kiện
đáng chú ý trong lịch sử sử học tƣ sản.
Nền kinh tế phát triển nhanh chóng là một tác động lớn đến sự ra đời của khuynh
hƣớng kinh tế. Khuynh hƣớng này xuất hiện còn do ảnh hƣởng của cuộc đấu tranh cách
mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống chủ nghĩa đế quốc và ảnh hƣởng
của những tƣ tƣởng của chủ nghĩa Mác.
Ở Anh, "khuynh hƣớng kinh tế" trong sử học xuất hiện cuối những năm 60 của thế kỷ
XIX và đạt đỉnh cao vào những năm 80 - 90. Bên cạnh việc nghiên cứu lịch sử chính trị, pháp
lý, các sử gia trong khuynh hƣớng này chú ý nhiều hơn đến các vấn đề kinh tế - xã hội. Ở
Mỹ, "khuynh hƣớng kinh tế" xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, sử gia thuộc khuynh hƣớng này
muốn đi sâu tìm nguyên nhân kinh tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh
ở Bắc Mỹ, của cuộc nội chiến 1861 - 1865 và nhiều sự kiện quan trọng nhất của lịch sử Hoa
Kỳ.
Xu hƣớng hƣớng tới tìm tòi nghiên cứu "khách quan, khoa học" lịch sử cũng đã xuất
hiện. Nhận thức và quan điểm nghiên cứu này bắt nguồn từ tình cảm lạc quan nảy sinh từ sự
phát triển nhanh chóng của khoa học ở phƣơng Tây vào thế kỉ XIX. Họ tin tƣởng sử học cũng
giống nhƣ những khoa học xã hội khác đều thuộc vào khoa học, đều có thể tiếp cận với hiện
thực lịch sử khách quan..
Ở Đức, ngay từ đầu thế kỉ XIX, nhà sử học Barthold Georg Niebuhr (1776 - 1831) đã
chủ trƣơng "dùng thái độ khoa học" và "phƣơng pháp khoa học" để phê phán các tác phẩm sử
học cổ đại. Ông rất coi trọng phƣơng pháp khảo cứu sử liệu nguyên thủy.
Leopol von Ranke (1795 - 1886), đã chú trọng bỏ ra nhiều thời gian để đi đến nhiều
nơi nhƣ những kho lƣu trữ hồ sơ tài liệu của nhà nƣớc và tƣ nhân, đến nhiều nơi ở châu Âu
để sƣu tầm và khảo cứu tƣ liệu. Ông chú trọng sƣu tầm và nghiên cứu những tƣ liệu gốc, và
những ghi chép về các
71