Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 113 trang )
đầu tiên trong tác phẩm sử học "Chính sử phồn" của Nguyễn Hiếu Tự, đời nhà Lƣơng.
- Chỉ: Là một phần trong các bộ Đoan đại sử ghi chép về các điều kiện tự nhiên của
một nƣớc, về một địa phƣơng, một vùng.
- Cliô: Là một trong nhiều vị thần của hệ thống các vị thần trong thần thoai Hy Lạp.
Thần Cliô là vị thần bảo hộ cho Lịch sử.
- Cổ tự học: Là ngành nghiên cứu các loai chữ viết cổ.
- Cương mục: Là lối viết sử chia theo nội dung và từng sự việc cụ thể. Cƣơng ghi
chép nội dung trong từng đoạn ngắn, còn mục sau đó ghi chép sự việc xảy ra một cách cụ
thể, tỷ mỉ.
- Dã sử: Là một nguồn sử liệu gồm các sử liệu lƣu truyền trong dân gian hoặc những
sử liệu dƣợc chép lại trong các tài liệu lịch sử chƣa đƣợc khẳng định một cách chính xác.
- Đoạn đại vi sử: Là lịch sử viết về một triều đại phong kiến Trung Quốc.
- Hội yếu: Là loai sử về điển chế từng thời đại ghi chép về mọi điển chƣơng, chế độ
và diễn biến của chúng trong triều đại đó.
- Kỉ truyện: Là một hình thức viết sử đƣợc quy định cho một tác phẩm sử học. Một tác
phẩm sử học viết theo lối kỉ truyện đều đều gồm có bốn phần: Bản kỉ, Liệt truyện, Biểu, Chí.
Lối viết sử này thƣờng lấy nhân vật trong bản kỉ hay liệt truyện rồi trình bày theo thời gian.
Ngƣời sáng tạo ra thể kỉ truyện là Tƣ Mã Thiên trong khi viết bộ Sử kí của mình.
- Lịch sử thế giới: Thuật ngữ chỉ sự nghiên cứu lịch sử đã mở rộng ra ngoai phạm vi
lịch sử một quốc gia, một dân tộc, lần đầu tiên đƣợc Pôlibi, nhà sử học Hy Lạp cổ đại đƣa ra.
- Lôgôgráp: Thuật ngữ đƣợc ngƣời Hy Lạp cổ đại dùng để gọi những nhà văn chuyên
viết truyện cổ dân gian và anh hùng ca về các cuộc chiến tranh, về lịch sử một thành phố hay
một địa phƣơng với mục đích là thông qua những sự kiện lịch sử để đem lại những tấm
gƣơng và những bài học kinh nghiệm.
- "Nhị thập tứ sử" của Trung Quốc (Hai mươi bốn tác phẩm chính sử): Thuật ngữ
Chính sử đã đƣợc dùng từ thời nhà Lƣơng, đến thời nhà Đƣờng, Lƣu Tri Kỷ dành một
chƣơng "Cổ kim chính sử" trong tác
104
phẩm Sử thông đã đƣa ra tiêu chí để lựa chọn những bộ chính sử, đó là những tác phẩm lịch
sử có tính đại biểu, tính điển hình của các triều đại. Sự lựa chọn này đƣợc sàng lọc qua các
thời đại nhƣ thời Tống có "Thập thất sử", đến đời Đƣờng có "Nhị thập nhất sử", đến triều
Thanh có "Nhị thập nhị sử" và đến cuối nhà Thanh ngƣời Trung Hoa đã thừa nhận có 24 bộ
chính sử - "Nhị thập tứ sử". Nhị thập tứ sử gồm có: Sử kí của Tƣ Mã Thiên, Hán thƣ của Ban
Cố, Hậu Hán thƣ của Phạm Việp, Tam Quốc chí của Trần Thọ, Tấn thƣ của Phòng Huyền
Linh, Tống thƣ của Thẩm Ƣớc, Nam Tề thƣ của Tiểu Tử Hiển, Lƣơng thƣ và Trần thƣ của
Diên Tƣ Liên, Ngụy thƣ của Ngụy Thu, Bắc Tề thƣ của Lý Bạch Dƣợc, Chu thƣ của Lệnh
Hồ Đức, Tùy thƣ của Ngụy Trƣng, Nam sử, Bắc sử của Lí Diên Thọ, Tân Đƣờng thƣ của Âu
Dƣơng Tu, Tống sử, Liêu sử, Kim sử của Thoát Thoát, Nguyên sử của Tống Liếm, Minh sử
của Trƣơng Đình Ngọc, Tứ khố toan thƣ thời Càn Long, Cựu Đƣờng thƣ của Lƣu Tuần và
Cựu ngũ đại sử của Tiết Cƣ Chính.
- Liệt truyện: Là một phần trong các bộ sử Trung Quốc thời cổ trung đại đƣợc viết
theo thể Kỉ truyện dùng để ghi chép về những nhân vật có vị trí cao trong xã hội Trung Quốc
nhƣ danh tƣớng, đại quan, và cả những nhân vật thuộc dân tộc ít ngƣời hay những ngƣời
thuộc các nƣớc chƣ hầu.
- Kỷ sự bản mạt: Là một thể loại viết sử lấy sự kiện làm trung tâm, soạn thành đề
mục thành từng thiên riêng, mỗi thiên lại soạn theo thứ tự thời gian. Thể loại này có hành văn
gọn hơn kỉ truyện nhƣng sự việc rõ ràng hơn biên niên do vậy lịch sử đƣợc phản ánh rõ ràng,
chính xác. Ƣu điểm của thể loại này là làm cho ngƣời đọc tiết kiệm đƣợc thời gian, chỉ trong
một thời gian ngắn ngƣời đọc đã có đƣợc một tri thức hệ thống, giúp ngƣời mới nghiên cứu
lịch sử tìm hiểu sự phát triển lịch sử từ những sự kiện lịch sử quan trọng nhất. Thể loại này
do Viên Khu, một sử quan thời Nam Tống sáng tạo ra khi viết bộ sử Thông giám kỷ sự bản
mạt.
- Khởi cư chú: Là sự ghi chép về lời nói và hành động của đế vƣơng.
- Kim thạch học: là ngành nghiên cứu về các khí vật thời cổ ở trung Quốc nhƣ đồ tế
lễ, tiền tệ, các khí cụ bằng đá, bằng vàng. Kim thạch học là tiền thân của khảo cổ học ở Trung
Quốc có quan hệ mật
105
thiết với các ngành nhƣ cổ văn hiến học, cổ văn tự học, thƣ pháp, nghệ thuật tạo hình... Việc
nghiên cứu kim thạch bắt đầu từ thời Tống.
- Quan nội sử: sử quan chuyên viết các mệnh lệnh của nhà vua để ban bố ở trong
nƣớc.
- Quan ngoại sử: Sử quan lo việc bang giao với bên ngoài nhƣ truyền lệnh nhà vua
cho các nƣớc chƣ hầu.
- Quan ngự sử: Sử quan chuyên viết các bài ca ngợi công đức của nhà vua.
- Quốc sử: Lịch sử chính thống của một nƣớc.
Tam đại danh tác thời Thanh:
1. Vƣơng Minh Thịnh, tiến sĩ đời Càn Long từng làm Hàn lâm viện biên tu, Nội các
học sĩ kiêm Lễ bộ thị lang với bộ sử Thập thất sử thƣơng xác.
2. Tiền Đại Hân, tiến sĩ đời Càn Long. Từng giữ chức Nội các trung thƣ, Hàn lâm
viện Thị giảng học sĩ, có tác phẩm Chấp nhị sử khảo dị gồm 100 quyển.
3. Triệu Dực, tiến sĩ năm Càn Long thứ 28. Từng làm Hàn lâm viện biên tu, Tri phủ
trấn an Quảng Tây, có Chấp nhị sử trát kí gồm 36 cuốn.
- Tam thông: gồm có Thông điển, Thông khảo và Thông chí.
- Thái sử: Sử quan chủ yếu ghi chép những sự việc xảy ra trong triều đình và một số
việc xảy ra trong dân chúng.
- Thế gia: là một phần trong các bộ sử ở Trung Quốc thời cổ trung đại viết theo thể kỉ
truyện dùng để ghi chép sự tích các chƣ hầu thế tập.
- Thư: Là một phần trong các bộ sử kí của Trung Quốc phong kiến viết về các lĩnh
vực chủ yếu trong lịch sử của một nƣớc nhƣ Lễ thƣ, Nhạc thƣ, Luật thƣ, Lịch thƣ, Thiên
quan thƣ, Bình thƣ...
- Thập thông: Là mƣời bộ sử với thể loai sử thƣ chuyên ghi chép mọi sự chuyển biến
về điển chƣơng, chế độ các mặt nhƣ chế độ chính trị, kinh tế, lễ nhạc của các triều đại.
-Thông giám: Chỉ những bộ sách ghi chép lịch sử để làm gƣơng cho đời sau.
- Thông sử: Thuật ngữ chỉ chung các bộ sử trình bày mọi mặt của đời sống xã hội
của một quốc gia hay của thế giới.
106
- Thư tịch: Những tài liệu thành văn cổ nhƣ sách cổ, văn bia và những tài liệu cổ
khác.
- Thực lục: Là một hình thức của biên niên sử ghi chép lại những việc lớn trong thời
kì thống trị của một hoàng đế lấy nhật lịch làm cơ sở. Thực lục theo ngày, tháng, năm ghi hết
mọi việc quan trọng với nội dumg phong phú gồm các biện pháp chính trị, kinh tế, hành
động quân sự, tình hình xã hội, tai biến thiên nhiên... Ngoài ra còn lựa chọn đƣa vào các
chiếu lệnh, lời tâu văn loại của các ty cùng với sự tích các đại thần... Thể thực lục bắt đầu ra
đời vào thời nhà Lƣơng. Từ thời nhà Đƣờng thực lục trở thành một chế độ bắt buộc. Thời
nhà Tống nhà nƣớc còn thành lập Viện thực lục để thực hiện công việc này. Theo thống kê,
các triều đại Trung Hoa có tất cả 116 bộ thực lục.
- Toát yếu: Tóm tắt những điểm chính của một nội đƣợc trình bày.
- Trực thư: Lối viết sử nói thẳng, nói thật.
- Sử ca: Tác phẩm văn vần kể về những sự kiện và những nhân vật lịch sử.
- Sử gia: Là những ngƣời nghiên cứu và biên soán lịch sử còn gọi là nhà sử học.
- Sử học Khai sáng: Là một bộ phận của trào lƣu tƣ tƣởng trong thế kỉ XVIII, còn
gọi là thế kỉ Ánh sáng, đấu tranh chống chế độ phong kiến, mở đƣờng cho sự phát triển của
chủ nghĩa tƣ bản. Nhiều vấn đề lí luận sử học đƣợc các nhà sử học Khai sáng đặt ra và giải
quyết nhƣ tính chất và đặc điểm của đối tƣợng sử học, vấn đề động lực, quy luật vận động và
phát triển của lịch sử...
- Sử học lãng mạn: Trào lƣu sử học ra đời dƣới ảnh hƣởng của Cách mạng tƣ sản
Pháp. Với một tinh thần lạc quan họ chứng minh một khuynh hƣớng phát triển của thế giới là
theo mô hình tự do dân chủ tƣ sản. Họ phát hiện ra giai cấp và nguồn gốc của đấu tranh giai
cấp là do quan hệ sở hữu tài sản, là sự khác biệt về lợi ích vật chất. Hạn chế của sử học lãng
mạn là không có khái niệm gì về lực luợng sản xuất và quan hệ sản xuất, coi chinh phục là
yếu tố quyết định sự phát triển và tìm cách chứng minh sự vĩnh hằng của Chủ nghĩa tƣ bản...
- Sử học Mácxít: Lấy chủ nghĩa Mác - Lênnin làm cơ sở lí luận và phƣơng pháp luận
nghiên cứu. Sử học Mácxít xem lịch sử phát triển
107
của xã hội loài ngƣời là một quá trình phát triển tự nhiên hợp quy luật của các hình thái kinh
tế - xã hội mà động lực sâu xa là do sự phát triển của lực lƣợng sản xuất. Trong những xã hội
có giai cấp, động lực thúc đẩy sự phát triển lịch sử còn là những cuộc đấu tranh giai cấp. Sử
học Mácxít khẳng định lịch sử không do một lực lƣợng siêu nhiên hay một cá nhân xuất
chúng nào sáng tạo nên mà là quần chúng nhân dân đóng vai trò nhân tố thúc đẩy sự phát
triển của lịch sử.
- Sử liệu học: Ngành học nghiên cứu bản chất của tƣ liệu, mối quan hệ giữa tƣ liệu
với hiện thực lịch sử, tìm ra đặc điểm và các nguyên tắc sử dụng các nguồn tƣ liệu.
- Sử quan: Viên quan chuyên lo việc chép sử.
- Sử quán: Cơ quan trong chế độ phong kiến chuyên lo biên soạn lịch sử các triều đại
trƣớc và ghi chép lịch sử đƣơng thời.
- Sử học Phục hưng: Ra đời trong Phong trào Văn hóa phục hƣng, một phong trào
chống lại phong kiến và giáo hội, đề cao chủ nghĩa nhân văn, giải phóng con ngƣời ra khỏi
những ràng buộc khắt khe của tôn giáo. Trong bối cảnh đó, sử học Phục hƣng đƣa ra quan
niệm về "đối tƣợng đặc biệt của lịch sử là con ngƣời và những sự việc liên quan đến cong
ngƣời". Các nhà sử học Phục hƣng tìm cách giải thích lịch sử ở ngay chính bản thân hoạt
động của con ngƣời.
- Sử học thực chứng: Xuất hiện vào nữa sau thế kỉ XIX khi Chủ nghĩa tƣ bản chuyển
dần sang giai đoan đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn giai cấp giữa tƣ sản và vô sản ngày càng
bộc lộ gay gắt. Các nhà sử học thực chứng đề cao vai trò của công tác sử liệu và phƣơng pháp
nghiên cứu, coi các sự kiện là những chứng cứ quan trọng nhất nhƣ những chứng cứ quan sát
đƣợc trong khoa học tự nhiên. Hạn chế của sử học thực chứng là ít coi trọng tính giáo dục của
lịch sử, không thấy yếu tố chủ quan trong nghiên cứu của nhà sử học, chỉ chú ý sƣ tầm tƣ liệu
mà không chú ý đến việc khái quát lịch sử và phát hiện quy luật...
- Sử sách: Sách ghi chép về lịch sử.
- Sử thi: Tác phẩm lớn thuộc loai văn tự sự, miêu tả sự nghiệp của những ngƣời anh
hùng và các sự kiện lịch sử lớn.
108
Mẫu 01/ĐT GD&ĐT
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐH SƢ PHẠM TP.HCM
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG
1. TÊN ĐỀ TÀI
2. MÃ SỐ
CS. 2006.19.07
LỊCH SỬ SỬ HỌC THẾ GIỚI
3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
4. LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU
Tự
nhiên
Xã hội
nhân
văn
Giáo
dục
Kỹ
thuật
Nông –
Lâm –
Ngƣ
Y dƣợc
Môi
trƣờng
Cơ bản
Ứng
dụng
Triển
khai
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 12
tháng, từ tháng 06 năm 2006 đến tháng 06 năm 2007
6. CƠ QUAN CHỦ TRÌ:
Tên cơ quan: Khoa Lịch sử, Trƣờng ĐHSP Tp. HCM.
Địa chỉ:Dãy H, 208 An Dƣơng Vƣơng, Q.5, TP. HCM.
Điện thoại: 8.321 705 Fax:
Email:
7.CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên: Ngô Minh Oanh
Học vị, chức danh KH: Tiến sĩ Chức vụ: Trƣởng Khoa
Địa chỉ:
Điện thoại CQ: 8 321 705
Fax:
Điện thoại NR: 8 151 352
Di động: 0903 816 782
Email:
8. DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI CHỦ CHỐT THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Họ và tên
Đơn vị công tác
Nhiệm vụ đƣợc giao
TS Ngô Minh Oanh
Khoa Lịch sử
- Chủ nhiệm: thu thập, xử
lý tài liệu, xây dựng đề
cƣơng, hoàn thiện đề tài
1
Chữ ký
9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị trong nƣớc
Nội dung phối hợp
Khoa Lịch sử và các nhà khoa học
Cung cấp tài liệu, sách và các thông
ở nƣớc ngoài
Họ và tên ngƣời đại diện
tin liên quan
10. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ SẢN PHẨM TRONG, NGOÀI NƢỚC LIÊN QUAN TRỰC TIẾP
ĐẾN ĐỀ TÀI
(Ghi cụ thể một số bài báo, tài liệu, nghiên cứu triển khai… trong 5 năm gần đây)
11. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, trong nƣớc chƣa có công trình nào tƣơng đối hoàn chỉnh về lịch sử sử học thế giới. Cần thiết phải
nghiên cứu đề tài để phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy cho sinh viên ngành lịch sử và những ngành có
liên quan
2
12. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Nghiên cứu tập hợp một cách hệ thống quá trình phát triển của sử học thế giới thông qua việc nghiên cứu các
tác giả và tác phẩm sử học tiêu biểu, từ đó có những khái quát đánh giá thành tựu và hạn chế của sử học thế giới
qua các giai đoạn lịch sử
13.TÓM TẮT NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN (Ghi cụ thể)
Nội dung
Thời gian thực hiện
Dự kiến kết quả
Sƣu tầm, tập hợp tài liệu
Tháng 6/2006
Tài liệu
Soạn đề cƣơng và đề cƣơng chi tiết
Tháng 12/2006
Đề cƣơng chi tiết
Hoàn thành công trình, bảo vệ đề tài Tháng 5/2007
Hoàn chỉnh hồ sơ thanh toán
Tài liệu hoàn chỉnh
Tháng 6/2007
14. DỰ KIẾN SẢN PHẨM VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG
♦ Loại sản phẩm:
Sách, giáo trình
♦ Tên sản phẩm (ghi cụ thể)
Lịch sử sử học thế giới
♦ Địa chỉ có thể ứng dụng (ghi cụ thể)
Sử dụng giảng dạy cho sinh viên và học viên cao học ngành Lịch sử
3
15. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tổng kinh phí: 15.000.000 đ (Mƣời lăm triệu đồng)
Trong đó;
Kinh phí sự nghiệp khoa học: 15.000.000 đ
Các nguồn kinh phí khác:
Nhu cầu kinh phí từng năm:
- Năm 2006: 9 tr.
- Năm 2007: 6 tr.
Dự trù kinh phí theo các mục chi
- Xây dựng đề cƣơng chi tiết:
0,5 tr.
- Mua sách nƣớc ngoài và tài liệu : 5.0 tr.
- Nghiên cứu chuyên môn:
5.0 tr.
- Nghiệm thu đề tài: 2.0 tr.
- Lƣơng chủ nhiệm:
1.o tr.
- Văn phòng phẩm, photo, đánh máy: 1.0 tr.
- Chi khác: 0,5 tr.
Tp. HCM, ngày…. tháng…. năm 2005
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
(Họ và tên, ký)
Tp. HCM, ngày 6 tháng 10 năm 2005
P. TRƢỞNG KHOA LỊCH SỬ
TS. Ngô Minh Oanh
Tp. HCM, ngày 6 tháng 3 năm 2006
TS. Huỳnh Thanh Triều
Ghi chú: 1. Các mục cần ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng, không tẩy xóa
2. Chữ ký, đóng dấu đúng thủ tục
4