Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 113 trang )
cuốn sách trình bày về lí luận sử học đƣợc dịch và phổ biến khá sớm ở nƣớc ta. Cuốn sách
đƣợc trình bày khá hấp dẫn những vấn đề về phƣơng pháp luận sử học và lịch sử sử học.
Trong phần lịch sử sử học Êrôphêép đã trình bày một cách có hệ thống quá trình hình thành
và phát triển của khoa học lịch sử. Từ những tri thức lịch sử đầu tiên mang tính chất truyền
thuyết và huyền thoại, nhận thức của con ngƣời về lịch sử qua các thời kì trung đại, cận đại
và hiện đại. Tác giả chú ý phân tích khá chi tiết và công phu về mốc ra đời của khoa học lịch
sử, đặc biệt là từ khi Chủ nghĩa Mác ra đời đã tạo nên một cuộc cách mạng trong nhận thức
sử học. Đây là một quyển sách có giá trị cung cấp những tri thức nhập môn về lịch sử sử học,
nhƣng do cuốn sách đƣợc xuất bản ở Liên Xô vào những năm 60 nên chƣa thể cập nhật đƣợc
những kiến thức và quan điểm mới về lịch sử sử học.
Cuốn "Các trƣờng phái lịch sử" của tác giả Guy Thuillier và Jean Tulard, giáo sƣ
trƣờng đại học Paris - Sorbonne do Nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2002. Cuốn sách gồm
có 7 chƣơng, chƣơng 1 trình bày lịch sử trong thời trung đại làm cơ sở cho việc trình bày các
trƣờng phái sử học trong thời cận đại nhƣ Trƣờng phái thực chứng, những biến đổi của sử
học, sự khủng hoảng của sử học, thực trạng của sử học ngày nay và dự báo về tƣơng lai của
sử học.
Cuốn sách cùng tên "Các trƣờng phái sử học" của Guy Bourdé -Hervé Martin là một
cuốn sách trình bày về các trƣờng phái sử học. Sách gồm có 14 chƣơng, trình bày khá hệ
thống về các giai đoan hình thành và phát triển của sử học thế giới nhƣ các quan điểm về
phƣơng pháp biên soạn lịch sử cổ đại, sử học Thiên chúa giáo, sử học biên niên, Chủ nghĩa
Mác và lịch sử, đổi mới lịch sử chính trị. v.v..
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây lịch sử sử học cũng đƣợc quan tâm nghiên cứu
ở các trƣờng Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn Hà Nội, trƣờng đại học sƣ phạm Hà Nội
và các trƣờng đại học khác. Nhiều trƣờng đại học có khoa lịch sử đã đƣa môn lịch sử sử học
vào giảng dạy chính khóa cho sinh viên.
Lịch sử sử học đƣợc trình bày trong các cuốn Nhập môn sử học do Lê Văn Sáu,
Trƣơng Hữu Quýnh, Phan Ngọc Liên, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 1987. Đây là một cuốn
sách mỏng thƣờng đƣợc dùng để dạy cho sinh viên khoa sử trƣờng đại học sƣ phạm năm thứ
nhất nên việc trình bày lịch sử sử học trong cuốn sách này cũng chỉ ở dạng tóm lƣợc.
5
Lịch sử sử học đã đƣợc trình bày trong cuốn Phƣơng pháp luận sử học do GS Phan
Ngọc Liên và các giảng viên khoa Lịch sử, Trƣờng đại học sƣ phạm Hà Nội biên soạn, xuất
bản vào các năm 1999, 2003. Tuy nhiên mục đích của các cuốn sách là trình bày về phƣơng
pháp luận sử học cho nên phần lịch sử sử học chi đƣợc trình bày một cách sơ lƣợc, nhiều nội
dung chƣa đƣợc đề cập một cách thấu đáo.
Cuốn Lịch sử sử học thế giới của Hoàng Hồng, giáo trình cơ sở giai đoạn 1, Trƣờng
đại học Tổng hợp Hà Nội, in năm 1990. Tác giả đã hệ thống quá trình phát triển của lịch sử
sử học thế giới, tuy nhiên trong khuôn khổ của một giáo trình, cuốn sách không có điều kiện
để trình bày thật chi tiết những nội dung của lịch sử sử học. Hơn nữa vì cuốn sách đã in cách
đây 18 năm nên những vấn đề mới của sử học thế giới chƣa đƣợc đề cập tới.
Cuốn Lịch sử sử học thế giới do Trung tâm đào tạo từ xa Đại học Huế xuất bản trình
bày lịch sử sử học một cách có hệ thống hơn. Tuy nhiên do đối tƣợng của cuốn sách là dùng
cho học viên từ xa của Huế nên trình bày lịch sử sử học thế giới từ cổ chí kim mà chỉ vỏn vẹn
59 trang, vì thế cũng không tránh khỏi việc trình bày một cách sơ lƣợc về những thành tựu sử
học thế giới.
Cuốn Lịch sử sử học thế giới do GS. Phan Ngọc Liên và GS. Đỗ Thanh Bình đồng
chủ biên cùng các giảng viên trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội biên soạn, Nhà xuất bản Đại
học Sƣ phạm Hà Nội xuất bản năm 2005. Có thể nói đây là một cuốn sách Lịch sử sử học thế
giới tƣơng đối đầy đủ và hệ thống từ trƣớc tới nay. Sách dày 236 trang với 4 chƣơng đƣợc kết
cấu và phân kì theo truyền thống tƣơng ứng với 4 giai đoạn là lịch sử sử học thời cổ đại, thời
trung đại, thời cân đại và thời hiện đại. Sách có phần đọc thêm chiếm 62 trang làm sáng tỏ
thêm những nội dung vấn đề đã đƣợc trình bày trong phần chính. Tuy nhiên do phần phụ lục
chiếm đến một phần tƣ dung lƣợng cuốn sách nên phần nội dung chính còn lại cũng rất
khiêm tốn. Hơn nữa, phần sử học thời hiện đại, nhất là các xu hƣớng, quan điểm và thành tựu
sử học ở các nƣớc xã hội chủ nghĩa trƣớc đây, sử học các nƣớc Á, Phi, Mĩ - Latinh chƣa đƣợc
trình bày trong sách.
Kế thừa những thành tựu của các nhà khoa học trƣớc đã đạt đƣợc, bổ sung thêm
những nội dung mới để mong muốn có một kết quả nghiên cứu tƣơng đối đầy đủ và toàn diện
về lịch sử sử học thế giới là mong muốn của chúng tôi.
6
III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thuật ngữ lịch sử sử học tƣơng ứng với thuật ngữ: Historiographie của tiếng Pháp;
Histography trong tiếng Anh; Istoriagraphia của tiếng Nga và từ nhiều thuật ngữ của các
ngôn ngữ có gốc Latinh khác. Lịch sử loài ngƣời bắt đầu từ khi con ngƣời và xã hội ra đời.
Ngay từ khi đó con ngƣời luôn tìm cách để tìm hiểu về nguồn gốc của mình, của xã hội loài
ngƣời và thế giới tự nhiên ở xung quanh. Nhƣ vật từ khi xã hội loài ngƣời xuất hiện con
ngƣời đã có ý thức tìm hiểu thế giới. Từ thực tế đó mà Engels đã nói “Lịch sử bắt đầu từ đâu
thì tƣ duy bắt đầu từ đó".
Lúc đầu mới chỉ là những nhận thức lịch sử còn sơ khai mang nặng tính chất truyền
thuyết, huyền thoại, dần dần khoa học lịch sử ra đời và phát triển. Con ngƣời xuất hiện cách
nay khoảng 3 - 4 triệu năm còn khoa học lịch sử thì mới xuất hiện gần đây.
Từ sự phát triển không ngừng của khoa học lịch sử đến một mức độ nào đó, các nhà
sử học thấy cần thiết phải nhận thức ngay chính quá trình phát triển của khoa học mình. Cũng
nhƣ các sự vật hiện tƣợng, các bộ môn khoa học đều có lịch sử của mình, đó là quá trình ra
đời, phát triển qua các thời kỳ khác nhau.
Nhƣ vậy, lịch sử sử học là khoa học nghiên cứu chính bản thân khoa học lịch sử. Về
cơ bản nội dung của thuật ngữ này thể hiện một trong những hình thức quan trọng để nhận
thức xã hội loài ngƣời.
Nội hàm của thuật ngữ lịch sử sử học có hai nội dung chính. Thứ nhất, nó chỉ toàn bộ
những công trình nghiên cứu về một đề tài nhất định, hay về một thời kỳ lịch sử, nhƣ các
công trình sử học về chiến tranh Việt Nam, về Cách mạng tháng Mƣời Nga, về các cuộc cách
mạng tƣ sản thời cận đại... Đó là những tác phẩm sử học của một thời đại, của một nƣớc, một
giai cấp... theo một cơ sở lý luận hay một khuynh hƣớng tƣ tƣởng nhất định nhƣ sử học Mác
xít, sử học Liên Xô, sử học Trung Quốc... Thứ hai, nó dùng để chỉ một khoa học chuyên
nghiên cứu lịch sử của khoa học lịch sử.
Với thuật ngữ này trên ngữ nghĩa tiếng Việt và cách hiểu thống nhất thì lịch sử sử học
là một khoa học chuyên nghiên cứu lịch sử của khoa học lịch sử với quá trình hình thành,
phát triển của nó. Nghiên cứu lịch sử
7
của khoa học lịch sử trên cơ sở tìm hiểu các giai đoạn của quá trình nhận thức và tích lũy tri
thức lịch sử, quá trình xác lập các quan điểm, các khuynh hƣớng và phƣơng pháp luận nghiên
cứu tác giả, tác phẩm.
Lịch sử sử học với tƣ cách là một khoa học thể hiện việc tổng kết những hiểu biết của
con ngƣời về lịch sử, đạt tới trình độ khái quát hóa, đi sâu vào bản chất, phát hiện quy luật
của việc nhận thức lịch sử, tiếp cận chân lý, phục vụ nghiên cứu lịch sử.
Từ việc phân tích trên đây, chúng ta có thể xác định đối tƣợng của lịch sử sử học nhƣ
sau: Đối tƣợng nghiên cứu của lịch sử sử học là quá trình ra đời và phát triển của chính bản
thân khoa học lịch sử.
Quá trình hình thành và phát triển đó đƣợc nhận thức, nghiên cứu trên các mặt sau
đây:
- Tìm hiểu quá trình hình thành và tích lũy tri thức lịch sử của nhân loại qua các giai
đoạn lịch sử.
- Việc xác lập các quan điểm, các khuynh hƣớng, các trƣờng phái trong nghiên cứu
lịch sử.
- Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử của các tác giả, tác phẩm.
- Các giai đoạn phát triển và những thành tựu nghiên cứu sử học thế giới.
So sánh đối tƣợng nghiên cứu của sử học và lịch sử sử học, chúng ta thấy rằng cũng
nhƣ các khoa học khác, lịch sử sử học với tƣ cách là một khoa học thể hiện ở việc tổng kết
những hiểu biết của con ngƣời về lịch sử, đạt tới trình độ khái quát hóa, trừu tƣợng hóa, đi
sâu vào bản chất, phát hiện quy luật của việc nhận thức lịch sử, tiếp cận chân lý, phục vụ việc
nghiên cứu lịch sử. Còn khoa học lịch sử nghiên cứu ngay chính quá trình phát triển của xã
hội loài ngƣời trong sự nghiệp chinh phục tự nhiên và xã hội để tồn tại và phát triển không
ngừng.
2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ cho phép của một đề tài cấp cơ sở, chúng tôi giới hạn tập trung
nghiên cứu trong một phạm vi sau đây:
- Những thành tựu trong việc khám phá và tích lũy tri thức lịch sử của nhân loại thể
hiện trong các công trình sử học của các nhà sử học tiêu biểu qua các thời đại.
8