1. Trang chủ >
  2. Thể loại khác >
  3. Tài liệu khác >

7 “Chụp X-quang” một cuốn sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 509 trang )


bòng bong khó đọc.

Có thể diễn giải quy tắc thứ hai và thứ ba của

cấp độ đọc phân tích như sau:

QUY TẮC 2: TRÌNH BÀY SỰ THỐNG

NHẤT CỦA TOÀN BỘ NỘI DUNG CUỐN

SÁCH TRONG MỘT CÂU ĐƠN HOẶC MỘT

ĐOẠN VĂN NGẮN.

Điều này nghĩa là bạn phải diễn đạt được toàn

bộ nội dung cuốn sách một cách ngắn gọn nhất có

thể, nhưng không có nghĩa bạn phải nói cuốn sách

đó thuộc loại nào.

Mỗi cuốn sách là một tác phẩm nghệ thuật nên

cũng có tính chỉnh thể, thống nhất. Bạn phải hiểu

rõ tính thống nhất này. Cách duy nhất chứng tỏ

bạn hiểu là bạn phải nói được về sự thống nhất đó

với chính mình hoặc bất kỳ ai chỉ trong một vài từ.

Nếu dùng quá nhiều từ để diễn đạt, chứng tỏ bạn

chưa nhìn thấy sự thống nhất mà mới chỉ thấy vô

số thứ khác trong cuốn sách.

QUY TẮC 3: TRÌNH BÀY NHỮNG PHẦN



CHÍNH CỦA CUỐN SÁCH VÀ CÁCH SẮP

XẾP CÁC PHẦN THEO THỨ TỰ THỐNG

NHẤT THÀNH MỘT CHỈNH THỂ

Một cuốn sách hay giống như một ngôi nhà

đẹp với từng bộ phận được sắp xếp ngăn nắp.

Mỗi bộ phận chính có tính độc lập nhưng vẫn có

mối liên hệ chức năng với nhau, góp phần tạo nên

giá trị chung của ngôi nhà.

Những cuốn sách hay nhất là những cuốn có

cấu trúc dễ hiểu nhất. Mặc dù chúng thường phức

tạp hơn những loại sách kém chất lượng, nhưng

cấu trúc càng phức tạp bao nhiêu thì việc đọc

càng đơn giản bấy nhiêu, vì các phần của cuốn

sách được tổ chức tốt hơn và có tính thống nhất

cao hơn. Tuy nhiên, để đọc tốt những cuốn sách

hay, bạn phải tìm ra ý đồ được thể hiện trong đó.



Nội dung và bố cục phải nêu

được tính chỉnh thể của một cuốn

sách



Sau đây là một vài ví dụ về quy tắc thứ hai

của cấp độ đọc phân tích – quy tắc đòi hỏi bạn

phải nêu được sự thống nhất của cuốn sách.

Sử thi Odyssey của tác giả Homer kể về anh

hùng Ulysses - người đã mất mười năm mới thoát

khỏi sự vây hãm ở thành Troy. Ulysses trở về

đúng lúc người vợ Penelope chung thủy đang bị

bủa vây bởi những kẻ đến cầu hôn. Câu chuyện

được Homer kể một cách chau chuốt với những

tình tiết phiêu lưu kỳ thú trên đất liền và trên biển,

với nhiều chương, hồi cùng sự phức tạp trong cốt

truyện. Mặc dù vậy, câu chuyện vẫn có một sự

thống nhất trong chuỗi hành động và tuyến tư

tưởng chính, giúp xâu chuỗi toàn bộ tình tiết lại với

nhau.

Aristotle đã chỉ ra tính thống nhất của sử thi

Odyssey trong một vài câu tóm tắt như sau: Một

người đàn ông đã nhiều năm lưu lạc tha hương, bị

thần biển Poseidon ganh ghét dõi theo từng bước

khiến anh vô cùng chán nản. Trong khi đó, ở quê



nhà, gia đình anh cũng đang trong cảnh ngộ khốn

khổ khi những kẻ đến cầu hôn vợ anh tìm mọi

cách tiêu hết tiền của anh, và âm mưu hãm hại con

trai anh. Thế rồi, sau bao ngày lênh đênh trên biển,

anh cũng tìm về được quê hương, tiếp tục vượt

qua bao thử thách để những người thân yêu nhận

ra anh đồng thời một mình chống lại những kẻ cầu

hôn vợ anh và bảo vệ bản thân khi tiêu diệt lũ

người đó.

Aristotle cho rằng đoạn trên đây chính là cốt

lõi của câu chuyện, phần còn lại chỉ là các tình tiết

cụ thể.

Sau khi nắm được cốt truyện, qua đó nắm

được sự thống nhất của toàn bộ phần lời kể, bạn

có thể sắp xếp các phần vào vị trí phù hợp. Hãy

thực hành kỹ năng này với một vài cuốn tiểu thuyết

mà bạn đã đọc.

Không phải lúc nào bạn cũng tự mình tìm ra

sự thống nhất trong nội dung một cuốn sách. Có

lúc bạn sẽ cần sự giúp đỡ của tác giả. Khi đó, tất



cả những gì bạn phải làm chỉ là đọc tiêu đề sách.

Ở thế kỷ XVIII, các tác giả có thói quen viết

những tiêu đề rất trau chuốt, tỷ mỷ - những tiêu đề

có thể nói hết cho người đọc biết cuốn sách viết

gì. Ví dụ như tiêu đề của tác giả người Anh

Jeremy Collier: A Short View of the Immorality

and Profaneness of the English Stage, together

with the Sense of Antiquity upon this Argument

(Một cái nhìn thiển cận về sự đồi bại và trần tục

của sân khấu Anh, cùng ý thức chống lại điều này

của người xưa). Từ tên sách trên, bạn có thể đoán

rằng Collier sẽ đưa ra nhiều ví dụ về sự lạm dụng

trắng trợn các quy tắc đạo đức trên sân khấu Anh,

và ông sẽ ủng hộ sự phản kháng của mình bằng

việc trích dẫn câu chữ của các bậc tiền bối (như

Platon) - những người đã từng lên tiếng tranh luận

rằng sân khấu chỉ làm suy đồi giới trẻ, hay các vị

cha xứ thường nói rằng các vở kịch là sự cám dỗ

xác thịt và tội lỗi.

Đối với một số cuốn sách, bạn có thể biết tính



thống nhất giữa các chương mục thông qua lời nói

đầu. Tuy nhiên, không nên dựa hoàn toàn vào

phần này vì cách sắp xếp nội dung các phần của

tác giả có thể đi lệch hướng. Vì thế, bạn luôn phải

nhớ đi tìm sự thống nhất giữa các phần của cuốn

sách cuối cùng vẫn là nhiệm vụ của người đọc.

Bạn chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ đó bằng cách

đọc qua một lượt từ đầu đến cuối cuốn sách.

Tính thống nhất trong tác phẩm Ethics (Đạo

đức học) của Aristotle có thể được trình bày như

sau:

Cuốn sách này nghiên cứu bản chất hạnh phúc của

con người, và phân tích những hoàn cảnh mà con

người có thể tìm thấy hay đánh mất hạnh phúc. Từ

đó chỉ ra những suy nghĩ, hành động con người

phải thực hiện để có được hạnh phúc, hoặc tránh

sự bất hạnh. Cuốn sách chủ yếu nhấn mạnh việc

bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức và trí tuệ

cao đẹp cần thiết cho hạnh phúc bên cạnh việc

thừa nhận những yếu tố tốt đẹp khác như của cải,



sức khỏe, bạn bè, xã hội công bằng.

Hay như trong cuốn The Wealth of Nations

(Sự thịnh vượng của các quốc gia) của Adam

Smith, độc giả được trợ giúp ngay từ đầu bởi

chính lời giới thiệu cảu tác giả về bố cục của cuốn

sách. Tuy nhiên phần này khá dài, trong khi sự

thống nhất về nội dung cuốn sách có thể tóm gọn

bằng vài dòng dưới đây:

Cuốn sách này nghiên cứu nguồn gốc của cải của

một quốc gia thuộc bất kỳ nền kinh tế nào dựa

trên sự phân công lao động; xem xét mối quan hệ

giữa lương trả cho người lao động, lợi nhuận quay

vòng vốn, và tiền thuê công xưởng máy móc như

những yếu tố cơ bản quyết định giá của hàng hoá.

Cuốn sách còn bàn đến những cách sử dụng

nguồn vốn có ích hơn, liên hệ giữa nguồn gốc và

việc sử dụng tiền với sự tích luỹ cũng như sử dụng

nguồn vốn. Bằng việc nghiên cứu sự gia tăng của

cải ở nhiều quốc gia khác nhau, trong những điều

kiện khác nhau, cuốn sách đã so sánh nhiều hệ



thống kinh tế chính trị và tranh luận về sự tốt đẹp

của mậu dịch tự do.

Cuốn Nguồn gốc các loài của Darwin được

coi như một ví dụ điển hình về tính chỉnh thể của

một tác phẩm lý thuyết trong lĩnh vực khoa học.

Cốt lõi của tác phẩm được trình bày như sau:

Cuốn sách này ghi lại sự biến thể của các vật thể

sống qua nhiều thế hệ, và cách thức chúng chuyển

sang những họ thực vật và động vật mới; bàn về

sự thuần hoá vật nuôi trong nhà cũng như những

biến đổi dưới tác động của điều kiện tự nhiên; chỉ

ra cách thức đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự

nhiên để tạo nên và duy trì sự phân họ động thực

vật; đưa ra quan điểm rằng các loài không cố định

và luôn biến đổi trong quá trình chuyển tiếp từ

trạng thái kém rõ ràng sang trạng thái rõ ràng và

ổn định hơn, thông qua một loạt dẫn chứng từ

những loài động vật đã tuyệt chủng, từ những so

sánh về phôi thai học và giải phẫu học.

Có hai điều chúng tôi muốn lưu ý các bạn.



Thứ nhất, bạn có thể dựa vào gợi ý của tác giả để

tìm ra bố cục cuốn sách. Thứ hai, bạn hãy cẩn

trọng, đừng tiếp nhận những tóm tắt mẫu mà

chúng tôi cung cấp trên đây như những công thức

cuối cùng và tuyệt đối về chỉnh thể một cuốn sách.

Có nhiều cách để diễn đạt tính chỉnh thể, và không

có cách nào là duy nhất đúng. Mỗi cuốn sách là

một nét khác biệt với từng độc giả nên không có

gì ngạc nhiên khi mỗi độc giả thể hiện nhận định về

tính chỉnh thể của sách một cách khác nhau. Mặc

dù vậy, điều này không có nghĩa nhận định thế nào

cũng đúng. Vì độc giả dù khác nhau nhưng cuốn

sách vẫn là một và hoàn toàn có thể kiểm tra tính

chính xác, sự trung thực trong nhận định của bất

cứ ai về cuốn sách một cách khách quan.



Làm chủ nhiều phần khác

nhau: Nghệ thuật phác thảo dàn ý

một cuốn sách

Hãy quay lại quy tắc 3 – quy tắc yêu cầu



chúng ta phải trình bày được những phần chính

của cuốn sách theo trình tự và mối liên hệ giữa

chúng với nhau. Quy tắc này liên quan chặt chẽ

đến quy tắc 2. Một lời giới thiệu súc tích về tính

chỉnh thể phải chỉ ra được những phần chính tạo

nên cuốn sách đó. Bạn không thể hiểu toàn bộ

cuốn sách nếu không biết rõ trình tự các phần.

Nếu quy tắc 2 hướng bạn chú ý đến tính chỉnh

thể, thì quy tắc 3 lại hướng bạn tới tính phức tạp

của cuốn sách. Bạn dễ dàng nhận ra các phần

chính của một cuốn sách ngay khi bạn nắm được

nội dung cốt lõi. Nhưng bản thân mỗi phần này

cũng rất phức tạp và có cấu trúc nội tại riêng mà

bạn cần tìm hiểu. Do đó, quy tắc 3 không chỉ liên

quan đến việc liệt kê các phần trong sách, mà còn

bao hàm việc lập dàn ý từng phần, coi đó là

những tập hợp con mà mỗi phần lại có tính chỉnh

thể và phức tạp riêng.

Bạn có thể hình dung về quy tắc 2 và 3 như

sau:



- Theo quy tắc 2, bạn phải nói rằng: Toàn

bộ cuốn sách nói về…

- Tiếp đó, áp dụng quy tắc 3, bạn phải trình

bày được: (1) Tác giả đã thể hiện nội dung cuốn

sách qua mấy phần chính. Trong đó, phần đầu tiên

nói về…, phần thứ hai nói về…, phần thứ ba nói

về…, (2) Phần thứ nhất lại bao gồm mấy nội dung

nhỏ hơn: nội dung đầu tiên xem xét chủ đề X, nội

dung thứ hai bàn về vấn đề Y, nội dung thứ ba đề

cập đến Z…, (3) Trong nội dung đầu của phần

thứ nhất, tác giả nêu ra mấy luận điểm. Trong đó,

luận điểm một là A, luận điểm hai là B, luận điểm

ba là C,… và cứ tiếp tục như vậy.

Tất nhiên là dàn ý trên chỉ là công thức tham

khảo. Nhưng với người biết cách đọc, họ sẽ thực

hiện dàn ý đó như một thói quen tự nhiên và dễ

dàng. Có thể họ không cần viết hay nói ra mọi thứ

một cách rõ ràng, nhưng nếu được yêu cầu tường

thuật lại cấu trúc cuốn sách thì có thể họ sẽ làm

gần giống công thức chúng tôi nêu trên.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (509 trang)

×