Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 509 trang )
hiểu, độc giả sẽ không nhất thiết phải thể hiện là
mình hiểu cuốn sách nữa.
Song, giả sử bạn đang đọc một quyển sách
hay, tức là một quyển sách có thể hiểu được, bạn
không chỉ hiểu nội dung của nó mà còn đồng ý
hoàn toàn với ý kiến của tác giả thì công việc coi
như đã hoàn thành. Quá trình đọc phân tích đã
xong và bạn đã hiểu, đã bị thuyết phục. Chỉ khi
nào bạn không đồng tình hoặc không thể đưa
ngay ra lời đánh giá phê bình, chúng ta mới cần
triển khai một số bước tiếp theo.
Trong trường hợp tác giả đưa ra một lập luận
với mong muốn độc giả lập luận trở lại, thì một
độc giả có năng lực cần phải biết các quy tắc lập
luận. Độc giả cần tham gia tranh luận một cách lịch
thiệp và thông minh. Độc giả không chỉ đơn giản đi
theo lập luận của tác giả mà phải đối diện với
chúng để đi đến sự đồng ý hay bất đồng với tác
giả.
Một độc giả thống nhất thuật ngữ với tác giả,
nắm bắt được những nhận định cũng như lập luận
của tác giả là người chia sẻ quan điểm với tác giả.
Trong thực tế, toàn bộ quá trình cảm thụ này được
chỉ dẫn vởi sự gặp gỡ về tư tưởng thông qua
phương tiện ngôn ngữ. Ta có thể mô tả việc hiểu
một cuốn sách là sự đồng tình giữa người viết và
người đọc về cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt
ý kiến. Nhờ sự đồng tình đó, người đọc có thể
nhìn thấu được ngôn ngữ người viết đã sử dụng để
thể hiện ý tưởng.
Vấn đề là nếu một độc giả đã hiểu nội dung
một cuốn sách, anh ta có thể bất đồng với nó nữa
không? Việc đọc tích cực yêu cầu người đọc phải
đưa ra quyết định của chính mình. Nhưng vì đã
hiểu (tức là tư tưởng của người đọc và người viết
đã hoà quyện thành một) thì còn phần tư tưởng
nào đưa người đọc đến những quyết định độc
lập?
Sai lầm của một số người là không phân biệt
được hai nghĩa của từ “đồng ý”. Họ lầm tưởng
rằng nếu đã hiểu nhau thì không thể có sự bất
đồng ý kiến. Họ cho rằng tất cả các bất đồng đều
xuất phát từ hiểu lầm.
Ví dụ, nếu bạn nói “mọi người đều bình đẳng”,
chúng tôi có thể nghĩ là bạn cho rằng khi sinh ra, ai
cũng được tạo hoá ban cho trí thông minh, sức
khoẻ và những khả năng khác hoàn toàn như
nhau. Chúng tôi không đồng ý với bạn và cho rằng
bạn đã sai vì thực tế không phải vậy. Tuy nhiên,
cũng có thể chúng tôi đã hiểu sai ý bạn. Giả sử ý
của bạn khi nói câu trên là “tất cả mọi người cần
được hưởng quyền chính trị bình đẳng”. Như vậy,
vì không hiểu đúng ý bạn, sự bất đồng của chúng
tôi là không hợp lý. Nhưng ngay cả khi chúng tôi
đã hiểu đúng ý bạn thì vẫn còn hai sự lựa chọn:
chúng tôi có thể đồng ý hoặc không đồng ý. Nếu
chúng tôi không đồng ý, giữa chúng ta đã phát
sinh một vấn đề thật sự. Đó là chúng tôi hiểu được
quan điểm chính trị của bạn, nhưng chúng tôi theo
một lập trường khác.
Những vấn đề về thực tế hay quan điểm,
những nhận định về cách tồn tại của các sự vật
hay cách mà chúng nên tồn tại chỉ trở thành điều
đáng bàn cãi khi chúng được dựa trên sự đồng
hiểu biết giữa các bên. Sự thống nhất trong cách
sử dụng từ ngữ là điều kiện không thể thiếu để có
thể đồng ý hay không đồng ý với những vấn đề
được đề cập đến. Đây chính là sự gặp gỡ về mặt
tư tưởng giữa bạn và tác giả dẫn đến việc bạn
đồng ý hay không với quan điểm của tác giả.
Định kiến và đánh giá
Khi có sự bất đồng với tác giả, bạn cần có đủ
ba điều kiện dưới đây để lập luận cho sự bất đồng
của mình.
Thứ nhất, bạn cần phải thừa nhận những cảm
xúc mình đưa vào quá trình lập luận, hoặc phát
sinh trong quá trình đó. Tránh trường hợp bạn nghĩ
rằng mình đưa ra các lập luận, nhưng thực tế là
bạn bị chi phối bởi các xúc cảm mạnh mẽ.
Thứ hai, bạn phải diễn đạt rõ ràng các nhận
định của mình. Bạn phải hiểu rõ những định kiến
của mình. Nếu không, có thể bạn sẽ không thừa
nhận rằng đối phương cũng có quyền đưa ra
những nhận định khác. Một cuộc tranh luận có ý
nghĩa không nên là một cuộc cãi vã về các nhận
định. Giả sử, nếu một tác giả yêu cầu bạn coi một
điều gì đó là hiển nhiên, bạn nên trân trọng đề nghị
của ông ta ngay cả khi biết trong thực tế, một
quan điểm đối lập với điều đó cũng có thể coi là
điều hiển nhiên. Nếu bạn có những định kiến đối
lập với quan điểm này và bạn không thừa nhận
chúng là định kiến, bạn sẽ không thể nghe tác giả
trình bày quan điểm một cách công minh.
Thứ ba, bạn cần tránh thiên vị đến mức mù
quáng. Hãy nỗ lực đạt tới sự công bằng. Tất nhiên
là không thể có tranh luận nếu không có sự thiên
vị. Song, để đảm bảo tranh luận công bằng hơn, ít
gay gắt hơn, mỗi cá nhân cần đặt mình vào địa vị
của đối phương. Nếu bạn không biết cách thông
cảm khi đọc một quyển sách, sự bất đồng của bạn
có thể mang tính chất tranh cái chứ không tế nhị
hay lịch sự.
Về mặt lý tưởng, ba điều kiện này là điều kiện
thiết yếu để có một cuộc đàm luận thông minh và
hữu ích. Chúng có thể được áp dụng trong quá
trình đọc chừng nào còn có một quá trình đối
thoại giữa người đọc và người viết. Mỗi điều kiện
là một lời khuyên hữu ích giúp độc giả biết trân
trọng phép lịch sự trong tranh luận.
Tuy nhiên, sự lý tưởng ở đây cũng chỉ là tương
đối. Vì vậy, chúng tôi sẽ thay thế ba điều kiện lý
tưởng trên bằng một hệ thống quy tắc dễ thực hiện
hơn bao gồm bốn cách phê bình một cuốn sách.
Hy vọng độc giả nào quán triệt những quan điểm
này, anh ta sẽ không bị cảm xúc hay định kiến chi
phối.
Bốn luận điểm này có thể được tóm tắt như
sau: Khi người đọc nói “Tôi hiểu nhưng tôi không
đồng ý”, anh ta có thể trình bày với tác giả những
ý kiến phê bình sau đây: (1) “Ngài không có đủ
thông tin”; (2) “Ngài đưa ra thông tin không chính
xác”; (3) “Ngài trình bày không logic, lập luận của
ngài không thuyết phục”; (4) “Quá trình phân tích
của ngài chưa hoàn chỉnh”.
Bốn đánh giá phê bình trên có thể chưa hoàn
chỉnh, nhưng đây là những điểm chủ yếu mà một
độc giả không đồng tình có thể đưa ra. Những
điểm này khá độc lập với nhau. Bạn có thể đưa ra
một hoặc hai, ba hay cả bốn luận điểm vì các luận
điểm không loại trừ nhau.
Chúng tôi cũng lưu ý rằng, một độc giả không
thể đưa ra bất cứ lời bình nào trong số nêu trên
nếu không chắc chắn hoặc không xác định được
chính xác những khía cạnh mà tác giả không có đủ
thông tin, cung cấp thông tin sai hay lập luận thiếu
logic. Bên cạnh đó, khi đưa ra bất cứ nhận xét
nào, độc giả phải có những lâp luận chứng minh
cho quan điểm của mình.
Đánh giá tính hợp lý của tác
giả
Chúng ta hãy cùng xem xét cụ thể ba cách
đánh giá phê bình đầu tiên trong bốn cách trên.
1.
Khi nói một tác giả không có đủ thông
tin, nghĩa là chúng ta cho rằng tác giả thiếu một
lượng kiến thức liên quan mật thiết tới vấn đề mà
anh ta đang cố gắng giải quyết. Nhận xét này chỉ
có giá trị trong trường hợp lượng kiến thức đó là
thích đáng nếu tác giả sở hữu được nó. Để chứng
minh điều này, bạn cần chỉ ra được kiến thức mà
tác giả còn thiếu và phải chứng minh được vì sao
nó thích đáng, cũng như nó sẽ dẫn đến những thay
đổi như thế nào trong các kết luận của tác giả.
Ví dụ, Darwin không có những hiểu biết về di
truyền học nên ông đã bỏ qua bộ máy di truyền
trong cuốn Nguồn gốc các loài. Đây chính là một
trong những khiếm khuyết lớn nhất của cuốn sách.
Sau này, Mendel và các nhà thực nghiệm cùng
ông đã cung cấp lượng kiến thức đó trong các tác
phẩm của họ. Gibbon cũng không có những thông
tin thực tế nhất định về ảnh hưởng của sự sụp đổ
thành Rome. Những thông tin này được cung cấp
bởi các nghiên cứu sau đó. Thông thường, trong
lĩnh vực khoa học và lịch sử, các thông tin bị thiếu
sẽ được các nhà nghiên cứu đi sau khám phá.
Nhưng trong triết học, điều này có thể khác.
Chẳng hạn, người cổ đại đã phân biệt rõ ràng,
những gì con người có thể cảm nhận bằng giác
quan, những gì là tưởng tượng với những gì họ có
thể hiểu. Nhưng đến thế kỷ 18, nhà triết học người
Scotland David Hume hoàn toàn bỏ qua sự khác
biệt giữa hình ảnh và ý tưởng dù nó đã được
khẳng định trong các tác phẩm của những triết gia
trước đó.
2.
Khi nói tác giả cung cấp thông tin sai
nghĩa là tác giả đã khẳng định một điều không
đúng là có thật. Sai lầm này dù xuất phát từ
nguyên nhân gì cũng cho thấy tác giả đã ngộ nhận
mình có kiến thức trong khi thật sự anh ta không
hề có. Những khuyết điểm như vậy cần được chỉ
ra, đương nhiên chỉ khi chúng liên quan mật thiết
tới các kết luận của tác giả. Để chứng minh nhận
xét này, bạn phải lập luận một sự thật hoặc một
khả năng lớn hơn đối lập với sự thật của tác giả.
Ví dụ, trong một hiệp ước chính trị, nhà triết
học người Hà Lan Spinoza gần như cho rằng chế
độ dân chủ là một hình thức chính phủ nguyên thuỷ
hơn chế độ quân chủ. Điều này trái ngược với sự
thật đã được chứng minh trong lịch sử chính trị.
Sai lầm của Spinoza ở khía cạnh này xuất phát từ
lập luận của ông ta. Aristotle cũng đã đưa ra
những thông tin sai lệch về vai trò của giống cái
trong quá trình sinh sản ở động vật. Từ đó, ông
đưa ra những kết luận vô căn cứ về các quá trình
sinh sản…
Hai điểm phê phán đầu tiên này có liên quan
đến nhau. Việc thiếu thông tin có thể là nguyên
nhân dẫn tới các kết luận sai lầm. Ngược lại, khi
một người nhận định sai về một vấn đề có nghĩa là
anh ta không có đủ thông tin về nó. Khi thiếu
những kiến thức cần thiết, chúng ta không thể giải
quyết được những vấn đề nhất định, hoặc không
thể chứng minh cho các kết luận nhất định. Và
những nhận định sai lầm sẽ dẫn tới các kết luận
không chính xác. Tóm lại, hai nhận xét đầu chỉ ra
khuyết điểm của tác giả trong cơ sở lập luận. Tác
giả cần phải có kiến thức đầy đủ hơn, đưa ra
những bằng chứng và lập luận thuyết phục hơn.
3.
Khi nói một tác giả trình bày không
logic tức là tác giả đã ngụy biện trong quá trình
suy luận. Đó có thể là lỗi lập luận không thống
nhất (kết luận rút ra không phù hợp với các lý lẽ
đã trình bày). Khi đưa ra sự nhận xét này, độc giả
cần phải xác định chính xác khía cạnh mà lập luận
của tác giả không thuyết phục. Chúng ta chỉ nên
phê bình khuyết điểm này nếu nó làm ảnh hưỏng
tới kết luận chính vì một cuốn sách có thể thiếu
thuyết phục ở những điểm không quan trọng.
Rất ít cuốn sách hay bị mắc lỗi về lập luận.
Nếu có thì chúng thưòng được che giấu bằng
những miêu tả dài dòng và chỉ người nào đọc tỷ