Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 509 trang )
thuyết phục được tôi rằng những điều này là đúng
và những điều kia là có thể”. Nhưng ngay cả khi
độc giả không bị thuyết phục thì ý định và nỗ lực
của tác giả cũng cần được trân trọng. Khi đó độc
giả nợ tác giả một lời đánh giá. Nếu độc giả không
thể nói “Tôi tán thành” thì ít nhất cũng nên nói rõ
tại sao mình lại phản đối, hay giải thích tại sao
mình không thể ngay lập tức đưa ra nhận xét cụ
thể.
Tóm lại, việc đọc sách không dừng lại sau khi
độc giả đã hiểu nội dung một cuốn sách. Nó cần
phải được hoàn thành bằng việc phê bình, đánh
giá sách. Những độc giả dễ tính thường không
đáp ứng được yêu cầu này, cũng như không thể
phân tích và rút ra điều gì từ cuốn sách.
Việc độc giả đưa ra ý kiến phải hồi sau khi
đọc sách là một phần không tách rời của hoạt
động đọc sách. Đây là giai đoạn thứ ba trong quá
trình đọc phân tích, và cũng có những quy tắc
tương tự hai giai đoạn trước.
Nhiều người cho rằng, một cuốn sách hay phải
vượt quá khả năng phê bình của những độc giả
bình thường. Độc giả và tác giả không ngang hàng
với nhau. Theo quan điểm này, tác giả chỉ chịu sự
phán xét của những người cùng địa vị. Độc giả
cũng giống như những đứa trẻ ở chỗ các tác giả
lớn có thể đóng vai trò người thấy đối với họ,
nhưng điều đó không có nghĩa là họ không cần
được lắng nghe. Cervantes có thể đã đúng khi nói:
“Chẳng có cuốn sách nào chán đến nỗi không thể
tìm ra một chi tiết hay trong đó”. Ngược lại, không
có cuốn sách nào hay đến mức không thể tìm ra
một lỗi sai.
Một cuốn sách có thể khai sáng tư duy cho
độc giả. Vì vậy, độc giả không nên phê bình sách
cho tới khi họ hiểu đúng về nó. Khi nắm vững nội
dung cuốn sách, độc giả đã đưa mình lên ngang
tầm với tác giả. Ở vị thế này, họ có thể sử dụng
những quyền hạn và đặc lợi của mình để đưa ra
những lời phê bình, nhận xét về cuốn sách. Đó
cũng là điều công bằng với tác giả khi được trò
chuyện với độc giả, được nghe họ nhận xét về tác
phẩm của mình.
Vai trò của biện pháp tu từ
Các quy tắc mà chúng ta bàn luận từ đầu tới
giờ liên quan đến việc tác giả viết thế nào cho dễ
hiểu và độc giả đọc thế nào là hiệu quả. Nhóm
quy tắc cuối không chỉ dừng lại ở vấn đề nhận
thức mà đã chạm tới vấn đề đánh giá, phê bình.
Đây chính là lúc cần chú ý tới biện pháp tu từ.
Xét một cách chung nhất, tu từ được sử dụng
trong mọi tình huống giao tiếp giữa người với
người. Người nói thường không chỉ muốn được
lắng nghe mà còn muốn được tán thưởng phần
nào. Khi nói chuyện nghiêm túc, chúng ta muốn có
thể thyết phục người khác hoặc tạo cho họ niềm
tin vào những vấn đề mình nói.
Người nghe nghiêm túc là người nhiệt tình và
có trách nhiệm theo sát những gì được nói tới và
ghi chú những khái niệm làm cơ sở. Đồng thời,
người nghe còn có trách nhiệm rút ra một quan
điểm để nó trở thành quan điểm của bản thân chứ
không còn là của tác giả nữa.
Người nói hoặc người viết có kỹ năng tu từ
tức là biết cách thuyết phục hoặc tạo dựng niềm
tin nơi người nghe hoặc người đọc. Vì đây là giới
hạn cuối cùng có thể thấy được nên tất cả các
phương diện giao tiếp khác đều phải phục vụ mục
đích này. Kỹ năng ngữ pháp và logic giúp việc viết
được rõ ràng và dễ hiểu cũng đồng thời là phương
tiện để đạt mục đích trên. Tương quan về phía độc
giả và người nghe, kỹ năng tu từ chính là biết cách
đáp lại người cố thuyết phục hoặc làm cho chúng
ta tin vào điều gì đó. Lúc này, kỹ năng ngữ pháp
và logic cũng đóng vai trò giúp chúng ta hiểu rõ
những gì đang được trình bày, và chuẩn bị để đưa
ra lời phê bình, nhận xét.
Tầm quan trọng của việc trì
hoãn nhận xét
Vậy là bạn đã biết ngữ pháp, logic và tu từ
kết hợp với nhau như thế nào trong việc điều chỉnh
quá trình đọc và viết tỷ mỷ. Kỹ năng trong hai giai
đoạn đầu của quá trình đọc phân tích bắt nguồn từ
sự thành thạo ngữ pháp và logic. Kỹ năng trong
giai đoạn thứ ba (giai đoạn cuối) phụ thuộc vào
phép tu từ. Các quy tắc ở giai đoạn này dựa trên
những nguyên lý tu từ được hiểu theo nghĩa rộng
nhất. Chúng ta sẽ coi chúng như một tập hợp quy
ước nhằm đảm bảo độc giả tích cực đáp lại ý kiến
của tác giả một cách lịch sự.
Hai giai đoạn đầu có sự thâm nhập vào nhau
còn giai đoạn ba luôn theo sát hai giai đoạn đầu.
Những người mới đọc sách đến một mức nào đó
cũng có thể kết hợp các giai đoạn với nhau. Nếu
là chuyên gia thì có thể kết hợp hoàn toàn. Một
chuyên gia có thể phát hiện ra nội dung sách thông
qua việc chia nhỏ sách thành nhiều phần, đồng thời
kiến tạo lại tổng thể cuốn sách từ những thành tố
tư duy và tri thức, các thuật ngữ, nhận định và lập
luận của nó. Còn những người mới đọc sách có
thể hoàn thành một phần việc ở hai giai đoạn đầu
ngay từ quá trình đọc kiểm soát có hiệu quả.
Nhưng ngay cả chuyên gia cũng phải đợi tới khi đã
hiểu rõ vấn đề mới lên tiếng phê bình.
Chúng tôi xin nêu quy tắc 9 như sau: BẠN
CẦN NÓI CHẮC CHẮN RẰNG “TÔI HIỂU”
TRƯỚC KHI NÓI “TÔI TÁN THÀNH”
HOẶC “TÔI PHẢN ĐỐI” HAY “TÔI TẠM
THỜI CHƯA ĐƯA RA NHẬN XÉT”. Nhiều
người đánh đồng phê bình với phản đối. Đây là
một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Khi đánh giá
phê bình, bạn cần nêu ra cả ý kiến tán thành và ý
kiến phản đối. Dù tán thành hay phản đối, bạn đều
có khả năng mắc sai sót. Tán thành mà không hiểu
gì là vô nghĩa, còn phản đối mà thiếu hiểu biết là
trơ tráo. Trì hoãn đưa ra nhận xét cũng là một
hành động phê bình. Nó chứng tỏ bạn không thấy
thuyết phục hay tin tưởng.
Liên quan đến quy tắc này, có một số điểm
nữa cấn lưu ý. Khi đọc một cuốn sách hay, bạn
nên cân nhắc trước khi nói “Tôi hiểu”. Nói rằng
“Tôi không hiểu” cũng là một cách đưa ra nhận
xét. Nhưng nhận xét này sẽ là sự phản ánh về
cuốn sách chứ không phải về chính bạn, chỉ khi
bạn đã cố gắng hết sức mà vẫn không hiểu cuốn
sách nói gì. Tuy nhiên, khi đọc những cuốn sách
hay mà độc giả không hiểu được thì đó là lỗi của
họ. Vì vậy, độc giả cần tuân theo các quy tắc ở hai
giai đoạn đầu của quá trình đọc phân tích trước
khi chuyển sang giai đoạn thứ ba.
Có hai yếu tố khác ảnh hưởng đến quy tắc
trên. Nếu bạn chỉ đọc một phần cuốn sách, khó
có thể chắc chắn rằng bạn hiểu nội dung sách. Do
đó, bạn càng phải suy xét cẩn thận hơn trước khi
đưa ra đánh giá của bản thân. Đôi khi, một cuốn
sách liên quan và bị phụ thuộc về mặt ý nghĩa vào
nhiều cuốn sách khác vì chúng cùng chung tác giả.
Trong trường hợp này, bạn càng phải thận trọng
hơn khi nói “Tôi hiểu” và hãy bình tĩnh khi đưa ra
lời phê bình của mình.
Có thể kể đến trường hợp các bài phê bình
đối với cuốn Poetics (Thơ ca) của Aristotle như
một ví dụ tiêu biểu. Các nhà phê bình văn học đã
tán thành hay phản đối cuốn sách này mà không
hề nhận ra rằng những nguyên tắc chính được
Aristotle áp dụng khi phân tích thơ phụ thuộc một
phần vào những điều đã nêu trong một số tác
phẩm khác, trong các luận thuyết về tâm lý, logic
và siêu hình học của ông. Họ đã tán thành, đã
phản đối mà không hiểu cuốn sách nói về cái gì.
Tầm quan trọng của việc tránh
sinh sự
Tiếp theo, chúng ta cùng xem xét quy tắc 10:
KHI BẠN PHẢN ĐỐI, HÃY PHẢN ĐỐI MỘT
CÁCH HỢP LÝ, TRÁNH ĐẤU KHẨU HOẶC
CÃI VÃ. Nếu bạn đã biết hoặc nghi ngờ mình sai
thì dù có giành phần thắng trong cuộc tranh luận
cũng chẳng ý nghĩa gì. Những người coi hội thoại
là một cuộc chiến đấu chỉ có thể giành phần thắng
bằng cách đóng vai kẻ phản đối - phản đối đến
cùng bất kể đúng sai. Độc giả đọc sách theo tinh
thần này chỉ đọc cốt để tìm ra những điểm mình
không tán thành.
Khi đọc một cuốn sách, dường như không gì
có thể ngăn cản độc giả giành phần thắng. Người
đọc có thể làm chủ tình hình vì tác giả không có
mặt ở đó để tự bảo vệ mình. Độc giả kiểu này
thậm chí không đọc qua cuốn sách để hiểu ý chính
mà vẫn dễ dàng đạt được sự thoả mãn cho riêng
mình mà chỉ cần lướt qua vài trang đầu của cuốn
sách.
Nói như vậy không có nghĩa là độc giả không
nên đưa ra ý kiến phản đối và cố chỉ ra chỗ sai
của tác giả. Chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng
độc giả nên sẵn sàng để tán thành cũng như phản
đối. Và dù làm gì thì đều cần chú ý đến sự thật.
Giải quyết những bất đồng
Trước khi đánh giá phê bình, bạn nên coi
những bất đồng như những vấn đề có thể giải
quyết được và đừng phản đối một cách vô vọng.
Bất đồng chỉ là sự chống đối vô nghĩa trừ phi
người ta xem xét nó với hy vọng tìm ra giải pháp
cho một vấn đề cụ thể.
Một người có thể vừa phản đối vừa đồng ý về
vấn đề nào đó. Điều này xuất phát từ bản chất
phức tạp của con người. Con người là những
động vật có lý trí. Lý trí là nguồn gốc sức mạnh
giúp con người đưa ra ý kiến tán thành. Trong khi
thú tính và sự hoàn chỉnh về mặt lý luận mà nó kéo
theo trong mỗi người lại là nguyên nhân của hầu
hết các bất đồng. Khi giữ được lý trí, con người
có thể vượt qua những trở ngại, và dàn xếp được
những bất đồng do hiểu lầm.
Tuy nhiên, còn có một loại bất đồng khác do
chênh lệch về kiến thức. Những kẻ thiếu hiểu biết
thường hay phản đối một cách vô lý những người
có học thức về những vấn đề vượt quá tầm hiểu
biết của họ. Nhưng những người uyên bác lại có
quyền phê phán những lỗi sai mà những người
thiếu hiểu biết mắc phải. Bất đồng loại này cũng
có thể giải quyết được bằng cách hướng dẫn để
thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kiến thức.
Ngoài ra, có những bất đồng có căn nguyên sâu
xa hơn, tồn tại trong chính hệ thống lý lẽ. Những
bất đồng này rất khó nhận biết và gần như không
thể mô tả chúng bằng lý lẽ.
Các bất đồng ý kiến có thể được giải quyết
bằng cách xoá bỏ hiểu nhầm hoặc sự thiếu hiểu
biết. Hai cách giải quyết này mặc dù không đơn
giản nhưng đều khả thi. Do đó, nếu bạn muốn
phản đối, dù ở giai đoạn nào của cuộc đàm luận, ít
nhất bạn cũng nên hướng tới việc thống nhất ý
kiến. Hãy cởi mở và sẵn sàng thay đổi ý kiến chứ
đừng chỉ chăm chăm bắt người khác thay đổi ý
kiến theo mình. Nên nghĩ rằng có lúc bạn cũng
hiểu nhầm hoặc hơi chậm hiểu. Không nên coi sự
bất đồng ý kiến là một dịp để dạy dỗ người khác,
mà hãy coi đó cũng là dịp để học hỏi thêm nhiều
điều.
Vấn đề là có nhiều người cho rằng sự bất