1. Trang chủ >
  2. Thể loại khác >
  3. Tài liệu khác >

9 Xác định thông điệp của tác giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 509 trang )


hoàn toàn vô nghĩa nếu tác giả không đưa ra dẫn

chứng cụ thể. Khi thật sự quan tâm đến cuốn sách

và đề tài được thảo luận, chúng ta không chỉ muốn

biết nhận định của tác giả mà muốn tìm hiểu xem

tác giả thuyết phục chúng ta chấp nhận những

nhận định đó như thế nào.

Theo đó, quy tắc 7 bàn về các loại luận cứ.

Có nhiều cách lập luận để chứng minh một vấn đề.

Nhưng dù là cách nào, mỗi lập luận đều bao gồm

một số mệnh đề liên quan đến nhau, theo dạng

điều này xảy ra vì điều kia. Các mệnh đề trong

lập luận thường được liên kết với nhau bằng các

từ như: nếu (cái gì xảy ra), thì (kết quả sẽ); hoặc

vì (điều này), nên (có điều kia); hoặc, từ đó suy

ra, chúng ta có thể thấy…

Lập luận là một chuỗi các mệnh đề tạo nền

tảng cơ sở cho một kết luận. Vì thế, cần cả một

đoạn văn, hay ít nhất một tập hợp câu để diễn giải

một lập luận. Không phải bao giờ giả thuyết hay

các quy tắc lập luận cũng được nêu ra ngay từ



đầu, nhưng chúng chính là nguồn gốc của kết luận.

Nếu lập luận đúng đắn thì kết luận sẽ dược suy ra

từ giả thuyết. Điều này không có nghĩa là kết luận

rút ra lúc nào cũng đúng vì có thể có một hoặc tất

cả các giả thuyết sai.

Mỗi cuốn sách không những bao gồm nhiều

từ mà còn có nhiều cụm từ, nhóm câu giữ vai trò

đơn vị. Một độc giả tích cực sẽ không chỉ chú ý

đến từ mà còn chú ý đến câu và đoạn văn, vì đó là

cách duy nhất để có thể xác định các thuật ngữ

cũng như nhận định và lập luận mà tác giả sử

dụng.



Câu và nhận định

Cũng như quy tắc về từ và thuật ngữ, ở đây,

chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa ngôn ngữ và

tư duy. Câu và đoạn văn là các đơn vị ngữ pháp,

đồng thời là đơn vị ngôn ngữ. Nhận định và lập

luận là những đơn vị logic, hay đơn vị tư duy và tri

thức.

Vì ngôn ngữ không phải là phương tiện hoàn



hảo để biểu đạt tư duy. Hơn nữa, một từ có thể

có nhiều nghĩa và hai hay nhiều từ có thể đồng

nghĩa nên mối quan hệ giữa hệ thống từ vựng và

thuật ngữ mà các tác giả sử dụng rất phức tạp.

Một từ có thể được biểu thị bằng một vài thuật

ngữ và một thuật ngữ có thể được diễn đạt thông

qua một số từ.

Các nhà toán học đã miêu tả mối liên hệ giữa

những chiếc cúc và khuyết trên một cái áo là sự

tương ứng 1-1. Mỗi cái cúc có một khuyết và mỗi

khuyết ứng với một cái cúc. Điều chúng tôi muốn

nhấn mạnh là mối quan hệ giữa từ và thuật ngữ

không phải là sự tương ứng 1-1. Sai lầm lớn nhất

bạn có thể mắc phải khi áp dụng các quy tắc này

là công nhận sự tồn tại của mối liên hệ 1-1 giữa

các yếu tố ngôn ngữ và các yếu tố tư duy hoặc

kiến thức.

Bạn không nên vội vàng đưa ra giả định, ngay

cả về mối liên hệ giữa cúc áo và khuyết áo. Ta có

thể thấy có những tay áo có vài chiếc cúc trang trí



mà không có cái khuyết nào tương ứng. Ngược

lại, có những khuyết áo không hề có cúc để cài.

Thực tế này có thể áp dụng vào trường hợp của

câu và nhận định. Không phải tất cả các câu trong

sách đều ẩn chứa một nhận định vì có những câu

nêu lên sự nghi vấn. Các câu này chủ yếu nêu vấn

đề chứ không đưa ra câu trả lời. Nhận định

chính là câu trả lời cho những câu hỏi. Chúng

là tuyên ngôn nêu lên tri thức hoặc ý kiến. Điều

này lý giải tại sao chúng ta gọi những câu ẩn chứa

nhận định là câu tường thuật và những câu nêu câu

hỏi là câu nghi vấn. Cũng có loại câu biểu thị mong

muốn hay dự định, giúp độc giả hiểu phần nào

mục đích của tác giả nhưng chúng không đề cập gì

đến những kiến thức mà tác giả sẽ trình bày.

Hơn nữa, không phải cứ tương ứng với một

câu trần thuật là một nhận định được nêu ra. Có ít

nhất hai lý do sau: Thứ nhất, từ thường đa nghĩa

và có thể được dùng trong nhiều câu khác nhau.

Do đó, một câu có thể ẩn chứa nhiều nhận định



khác nhau nếu có sự thay đổi về từ biểu đạt thuật

ngữ. Ví dụ: “Đọc sách chính là học” là một câu

đơn giản, nhưng nếu lúc này ta hiểu “học” là thu

nhận thông tin, lúc khác lại hiểu “học” là nâng cao

hiểu biết thì rõ ràng nhận định đã thay đổi theo sự

thay đổi của thuật ngữ trong khi câu đó không có

gì thay đổi.

Lý do thứ hai, không phải câu nào cũng đơn

giản như câu “Đọc sách chính là học”. Khi các từ

trong câu được sử dụng một cách tường minh thì

một câu đơn giản thường diễn đạt một nhận định

riêng, nhưng một câu ghép thì vẫn nêu lên hai hay

nhiều nhận định. Câu ghép là một tập hợp câu nối

với nhau bởi những từ như “và”, “nếu… thì”,

“không những… mà còn”. Ranh giới giữa một câu

ghép dài và một đoạn văn ngắn vô cùng mong

manh. Một câu ghép có thể nêu lên một số nhận

định liên kết với nhau dưới dạng một lập luận.

Những câu như vậy rất khó phân tích. Ví dụ

câu trích từ tác phẩm The Prince (Quân vương)



của Machiavelli sau đây:

Một ông hoàng luôn làm người khác khiếp sợ,

nếu không được mọi người yêu mến, ông ta sẽ cố

tránh bị thù ghét; vì ông ta có thể chịu đựng rất

giỏi việc người khác khếp sợ mà không căm ghét

mình – điều luôn xảy ra trừ phi ông ta không lấy

của cải của thần dân và chiếm đoạt vợ của họ.

Mặc dù câu trên có vẻ rất phức tạp nhưng về

mặt ngữ pháp, đây là một câu đơn. Dấu chấm

phẩy (;) và từ “vì” báo nhiệu sự ngắt ý. Nhận định

đầu tiên được đưa ra là một ông hoàng luôn khiến

người khác khiếp sợ.

Vế thứ hai bắt đầu bằng từ “vì” và tách ra

thành một câu khác. Có thể diễn đạt đầy đủ câu

này như sau: “Lý do là vì ông ta có thể chịu

đựng…”. Vế thứ hai đã đưa ra ít nhất hai nhận

định: (1) Lý do khiến một ông hoàng luôn làm

người khác khiếp sợ là vì ông ta có thể chịu đựng

được việc mọi người khiếp sợ mình miễn là họ

không căm ghét ông ta; (2) Ông ta chỉ có thể tránh



việc bị căm ghét bằng cách không chiếm đoạt của

cải và vợ của các thần dân.

Việc phân biệt các nhận định ẩn chứa trong

một câu dài và phức tạp rất quan trọng. Muốn tán

thành hay phản đối ý kiến của Machiavelli, trước

hết bạn phải hiểu ông ấy đang nói gì. Rõ ràng chỉ

trong một câu, Machiavelli đã đề cập tới ba nhận

định. Bạn có thể phản đối một trong các nhận định

đó và tán thành những nhận định còn lại. Có thể

bạn cho rằng Machiavelli đã sai lầm khi khuyên

một ông hoàng sử dụng chính sách khủng bố bằng

bất kỳ giá nào. Tuy nhiên, bạn vẫn thấy được sự

sắc sảo của tác giả khi khẳng định rằng một ông

hoàng không nên khơi dậy cùng lúc cả sự căm

ghét và khiếp sợ, và bạn cũng có thể đồng tình với

ông rằng tránh xa của cải và đàn bà chính là điều

kiện bắt buộc để khỏi bị căm ghét. Nếu bạn

không nhận ra những nhận định khác nhau trong

một câu phức tạp, bạn không thể đánh giá đúng

những gì mà tác giả đang trình bày.



Các luật sư nắm rất chắc vấn đề này. Họ phải

kiểm tra câu chữ rất cẩn thận để biết rõ nguyên

đơn đưa ra chứmg cứ gì, hoặc bị cáo phủ nhận

điều gì. Một câu đơn như “John Doe đã ký hợp

đồng ngày 24 tháng 3” trông có vẻ đơn giản

nhưng nó nói lên nhiều điều cả đúng và sai. Có thể

John Doe đã ký hợp đồng nhưng không phải vào

ngày 24 tháng 3 và đây là một thông tin quan

trọng. Tóm lại, ngay cả một câu có cấu trúc ngữ

pháp đơn giản cũng có thể nêu lên hai hay nhiều

nhận định.

Chúng tôi đã nêu đầy đủ các dấu hiệu để phân

biệt câu và nhận định. Giữa chúng không có sự

tương ứng 1-1. Không những một câu đơn có thể

diễn tả một vài nhận định nhờ tính đa nghĩa hay

tính phức tạp, mà cùng một nhận định còn có thể

được diễn đạt thông qua hai hay nhiều câu khác

nhau. Một độc giả ít nhiều phải có kiến thức ngữ

pháp. Bạn không thể xem xét các thuật ngữ, nhận

định và lập luận nếu không thấu suốt về mặt ngôn



ngữ. Nếu các từ, câu và đoạn văn không rõ ràng,

không được phân tích, chúng sẽ trở thành rào cản

chứ không phải là phương tiện giao tiếp. Lúc đó,

bạn sẽ chỉ đọc các từ chứ không tiếp nhận được

tri thức.

Sau đây là các quy tắc 6 và 7. Quy tắc 6:

ĐÁNH DẤU NHỮNG CÂU QUAN TRỌNG

NHẤT TRONG MỘT CUỐN SÁCH VÀ TÌM

RA CÁC NHẬN ĐỊNH ẨN CHỨA TRONG

ĐÓ. Quy tắc 7: TÌM RA CÁC LẬP LUẬN CƠ

BẢN TRONG MỘT CUỐN SÁCH DỰA

TRÊN MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC CÂU.



Tìm ra các câu then chốt

Làm cách nào để xác định vị trí của những câu

quan trọng nhất và phân tích chúng để tìm ra một

hay nhiều nhận định ẩn chứa trong một cuốn sách?

Mỗi cuốn sách chỉ có một vài câu then chốt,

nhưng không phải vì có câu then chốt mà bạn coi

nhẹ các câu khác. Trái lại, bạn cần phải hiểu hết

mọi câu. Tuy nhiên, giống như các từ, hầu hết các



câu đều khá dễ hiểu nên bạn có thể đọc tương đối

nhanh. Độc giả thường cho rằng những câu quan

trọng là những câu đòi hỏi phải nỗ lực mới phân

tích được vì nhìn qua chúng có vẻ không dễ hiểu.

Vì thế bạn phải đọc các câu đó chậm hơn hẳn và

cẩn thận so với các câu còn lại. Đối với tác giả,

chưa chắc đã là những câu thật sự quan trọng nhất

nhưng khả năng đó hoàn toàn có thể xảy ra, vì

những ý quan trọng nhất mà tác giả muốn bày tỏ

chắc hẳn sẽ là những phần mà bạn thấy khó hiểu

nhất.

Những câu quan trọng với tác giả là những

câu diễn tả những đánh giá đóng vai trò cơ sở cho

toàn bộ lập luận của ông ta. Một cuốn sách không

chỉ đơn giản nêu lên một hay một chuỗi lập luận.

Có thể tác giả sẽ giải thích nguồn gốc quan điểm

của mình, bàn luận về những từ mình dùng, nhận

xét về tác phẩm của các tác giả khác, hoặc tranh

luận nhiều vấn đề khác… Nhưng trọng tâm mà

tác giả muốn đề cấp đến nằm trong những



khẳng định và phủ định lớn, cũng như các lý

do tác giả nêu lên để giải thích cho những

nhận định đó. Vì vậy, để nắm được ý chính, bạn

phải xem xét các câu quan trọng nhất như thể

chúng được đắp nổi trên trang sách.

Một số tác giả thường giúp độc giả nhận biết

những câu quan trọng bằng cách gạch chân các

câu đó, hoặc nói rõ cho độc giả biết đây là một ý

quan trọng, hay sử dụng dấu hiệu trên bản in khiến

cho những câu hướng dẫn nổi bật hẳn lên. Tuy

nhiên, cách này sẽ không hiệu quả nếu bạn không

tỉnh táo khi đọc sách. Chúng tôi đã từng gặp nhiều

độc giả và học viên hoàn toàn không chú ý đến

những dấu hiệu hiển nhiên đó. Họ thích đọc tiếp

hơn là dừng lại cẩn thận xem xét những câu quan

trọng.

Trong một số cuốn sách, những nhận định chủ

đạo được trình bày thành câu có vị trí đặc biệt và

kiểu chữ nổi bật. Tiêu biểu là cách thể hiện của

nhà toán học Euclid. Ông không chỉ nêu những



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (509 trang)

×