1. Trang chủ >
  2. Thể loại khác >
  3. Tài liệu khác >

8 Thống nhất các thuật ngữ với tác giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 509 trang )


Nhưng từ thường có tính đa nghĩa, nhất là một từ

quan trọng. Nếu tác giả dùng một từ theo nghĩa

này mà độc giả lại hiểu nó theo nghĩa khác, tức là

hai bên hoàn toàn không có sự thống nhất về ý

niệm mặc dù đã có sự chuyển giao ngôn từ. Khi

ngữ nghĩa chưa rõ ràng coi như hoạt động giao

tiếp chưa xảy ra hoặc xảy ra không trọn vẹn. Nếu

tình trạng mập mờ này cứ tiếp diễn, tác giả và độc

giả sẽ không thể đạt được sự thống nhất về ý kiến.

Vì vậy, để giao tiếp thành công, cả hai bên cần

phải dùng những từ có nghĩa giống nhau, tức là

phải thống nhất về thuật ngữ.

Một thuật ngữ có thể hiểu là một từ rõ ràng về

ngữ nghĩa. Điều này cũng chưa hoàn toàn xác

đáng vì xét một cách chặt chẽ thì không có từ nào

là hoàn toàn rõ nghĩa. Vì thế, chúng ta nên hiểu

thuật ngữ là một từ được dùng một cách rõ

nghĩa. Trong từ điển, chúng ta có thể tìm thấy vô

số từ không rõ nghĩa, hay đa nghĩa. Tuy nhiên, một

từ đa nghĩa vẫn có thể được sử dụng với một



nghĩa duy nhất tại một thời điểm cụ thể. Khi tác giả

và độc giả dồng thời sử dụng một từ với chỉ một

nghĩa chung duy nhất, nghĩa là hai bên đã đạt đến

sự thống nhất về ý kiến.

Bạn không thể tìm thấy các thuật ngữ trong từ

điển dù chất liệu để tạo nên thuật ngữ có sẵn trong

đó. Thuật ngữ chỉ xuất hiện trong quá trình giao

tiếp. Chúng xuất hiện khi người viết muốn tránh

tình trạng mập mờ về nghĩa, và người đọc cố hiểu

từ đó theo đúng ý người viết đã dùng. Đồng nhất ý

kiến chính là mục tiêu mà tác giả và độc giả cùng

nỗ lực hướng tới. Vì thuật ngữ là một trong những

thành tựu hàng đầu của nghệ thuật viết và đọc, nên

chúng ta có thể coi nó như nghệ thuật sử dụng

từ ngữ một cách điêu luyện nhằm mục đích

truyền đạt kiến thức.

Thơ ca và các tác phẩm hư cấu không quá

chú trọng sử dụng từ ngữ một cách tường minh

như những tác phẩm khoa học. Hơn nữa, một thi

phẩm càng giàu hàm ý càng được coi là tuyệt tác.



Trên thực tế, bất cứ nhà thơ tài danh nào cũng

thường cố ý tạo ra sự “mập mờ” trong tác phẩm

của mình. Đây cũng chính là một trong những điểm

khác nhau cơ bản giữa các tác phẩm thơ ca và tác

phẩm mô tả.

Tiếp theo là quy tắc 5 của quá trình đọc phân

tích: TÌM CÁC TỪ QUAN TRỌNG VÀ QUA

ĐÓ ĐI ĐẾN THỐNG NHẤT THUẬT NGỮ

VỚI TÁC GIẢ.

Quy tắc này có hai phần rõ ràng: Thứ nhất,

tìm ra các từ quan trọng tạo nên sự khác biệt; thứ

hai, xác định chính xác nghĩa của các từ này theo

dụng ý của tác giả.

Đây là quy tắc đầu tiên cần áp dụng cho giai

đoạn thứ hai của quá trình đọc phân tích. Quy tắc

này không nhằm mục đích tìm ra cấu trúc của

cuốn sách mà hướng tới việc phân tích nội dung

sách hay thông điệp mà tác giả gửi gắm trong đó.

Nó giống các quy tắc còn lại của giai đoạn hai ở

chỗ tất cả đều yêu cầu độc giả tiến hành hai bước:



một là xử lý ngôn ngữ đơn thuần và hai là phân

tích cách sử dụng ngôn ngữ để có thể hiểu được

các ý tưởng ẩn chứa trong đó.

Khi sáng tác các tác phẩm mô tả, tác giả cần

vận dụng ngôn ngữ một cách tốt nhất. Để làm

được như thế, cách duy nhất là sử dụng ngôn ngữ

điêu luyện hết mức có thể khi truyền đạt hay thu

nhận kiến thức.

Ngôn ngữ không phải là một phương tiện

truyền tải tri thức hoàn hảo nên đôi khi nó cản trở

hoạt động giao tiếp. Các quy tắc đọc phân tích

đều hướng tới việc vượt qua trở ngại này. Chúng

ta luôn trộng đợi một tác giả có năng lực sẽ vượt

qua mọi rào cản ngôn ngữ để đến với độc giả,

nhưng thực tế không tác giả nào có thể hoàn toàn

tự mình gánh vác nhiệm vụ này. Độc giả phải san

sẻ một nửa gánh nặng đó để đến với tác giả. Sự

gặp gỡ về tư tưởng thông qua phương tiện ngôn

ngữ phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng hợp tác của

cả hai phái tác giả và độc giả. Nếu hoạt động



“dạy” không có hoạt động tương hỗ là “học” thì

“dạy” chẳng có giá trị gì. Tương tự, không có tác

giả nào, dù tài năng đến đâu, có thể truyền đạt

được ý tưởng của mình nếu không có sự hỗ trợ

của độc giả, tức là không có sự gặp gỡ về ý

tưởng.

Như đã nói ở trên, mỗi quy tắc đọc phân tích

đều liên quan đến hai khía cạnh là ngữ pháp và

logic. Khía cạnh ngữ pháp là phần xử lý từ ngữ,

khía cạnh logic là bước xác định ý nghĩa hay nói

một cách chính xác là xác định các thuật ngữ. Cả

hai bước đều không thể thiếu trong giao tiếp, Nếu

ngôn ngữ tách rời khỏi tư tưởng thì hoạt động giao

tiếp không thể diễn ra. Tư tưởng hay kiến thức

cũng không thể truyền đạt được nếu thiếu phương

tiện ngôn ngữ. Ngữ pháp và logic gắn kết với

ngôn ngữ nhờ mối liên hệ với tư duy, và gắn kết

với tư duy nhờ mối liên hệ với ngôn ngữ. Điều này

lý giải tại sao các kỹ năng đọc và viết được hình

thành thông qua ngữ pháp là logic.



Một lần nữa, chúng tôi xin nhấn mạnh rằng

một từ có thể là phương tiện để giải thích nhiều

thuật ngữ, và một thuật ngữ có thể được diễn giải

bằng nhiều từ. Ví dụ, trong cuốn sách này, từ

“reading” (đọc) đã được sử dụng với nhiều nghĩa

khác nhau: (1) đọc để giải trí, (2) đọc để lấy thông

tin, (3) đọc để hiểu biết. Nếu ký hiệu từ “đọc” là

X và ba nghĩa nêu trên là a, b, c, chúng ta sẽ có

các ký hiệu Xa, Xb, Xc. Không thể coi chúng là ba

từ khác biệt vì cả ba đều có chung gốc X. Nhưng

chúng được coi là ba thuật ngữ với điều kiện bạn

(độc giả) và chúng tôi (tác giả) biết rõ khi nào thì

X được dùng với một nghĩa này chứ không phải

nghĩa kia. Nếu chúng tôi viết Xa bạn hiểu thành Xb

chứng tỏ chúng tôi và các bạn cùng hiểu một từ

theo các cách khác nhau. Tình trạng “viết một

đằng hiểu một nẻo” như vậy sẽ làm hỏng hoặc ít

nhất là cản trở hoạt động giao tiếp. Chỉ khi chúng

ta cùng nhìn nhận một từ theo cùng một cách thì

mới có sự giao lưu về tư duy. Tư tưởng của chúng



ta không thể gặp nhau ở X mà phải ở Xa, Xb, Xc.



Tìm những từ khoá

Để thống nhất các thuật ngữ với tác giả, dộc

giả phải tìm ra các từ khoá – các từ quan trọng

trong cuốn sách.

Có một điều chắc chắn là không phải từ nào

tác giả sử dụng cũng đều quan trọng. Trong hầu

hết các trường hợp, chỉ những từ được sử dụng

đặc biệt mới quan trọng với cả tác giả và độc giả.

Có những từ được tác giả dùng theo lối dân gian

như trong ca dao, tục ngữ nên độc giả hiểu chúng

không mấy khó khăn. Họ đã quen với những ẩn ý,

những biến đổi sắc thái ý nghĩa của các từ đó

trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Ví dụ từ “reading” (đọc) trong cuốn The

Nature of the Physical World (Bản chất của thế

giới vật chất) của tác giả A.S.Eddington. Ông

dùng từ “pointer-reading” để chỉ việc đọc các con

số hay ký hiệu trên các dụng cụ khoa học, tức là

sử dụng từ “reading” theo nghĩa hoàn toàn thông



dụng chứ không phải theo nghĩa chuyên môn. Nói

cách khác, ông đã dựa trên ngôn ngữ đời thường

để truyền đạt ý tưởng của mình tới độc giả. Giả sử

nếu ông sử dụng từ “reading” theo một nghĩa khác

ở một phần khác trong cuốn sách - chẳng hạn

trong cụm từ “reading nature” (bản chất của việc

đọc) – thì độc giả vẫn dễ dàng nhận thấy sự

chuyển đổi sắc thái ý nghĩa của từ “reading”. Nếu

độc giả nào không nhận thấy sự chuyển đổi này thì

rất khó có thể giao tiếp hay làm việc. Nhưng với

từ “cause” (nguyên nhân), Eddington lại không thể

sử dụng theo nghĩa dễ hiểu như vậy. Mặc dù đó là

một từ thông dụng nhưng khi bàn về thuyết nhân

quả, tác giả đã sử dụng nó theo nghĩa rất khác

biệt.

Đa số từ ngữ trong sách đều được các tác giả

sử dụng theo phong cách hội thoại thông thường,

với nhiều tầng nghĩa khác nhau. Người đọc chỉ có

thể nhận ra sự chuyển đổi sắc thái ý nghĩa của

chúng thông qua ngữ cảnh cụ thể. Nắm vững thực



tế này có thể giúp độc giả phát hiện những từ quan

trọng hơn. Tuy nhiên, cần nhớ rằng những từ giống

nhau tại những thời điểm, vị trí khác nhau, lại được

sử dụng với nghĩa khác nhau. Các tác giả đương

thời sẽ sử dụng phần lớn những từ thông dụng

trong cuộc sống hiện tại, và bạn có thể dễ dàng

hiểu được chúng khi bạn sống cùng thời với tác

giả. Nhưng với các tác phẩm được sáng tác trước

đó, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc nhận biết

những từ ngữ mà tác giả sử dụng theo đúng cách

người ta vẫn dùng tại thời gian và địa điểm sáng

tác. Việc một số tác giả chú ý sử dụng những từ

cổ hoặc các nghĩa cổ khiến cho việc đọc sách

cũng gây khó khăn không kém việc dịch sách.

Bạn không thể xác định được các từ khoá

trong một đoạn nếu không hiểu nội dung của cả

đoạn. Có thể vì bạn không hiểu cách tác giả sử

dụng một số từ cụ thể nên sẽ không hiểu đầy đủ

cả một đoạn. Hãy đánh dấu những từ khó hiểu vì

đó thường là những từ được tác giả sử dụng một



cách đặc biệt. Do đó, độc giả vẫn thường cho

rằng những từ quan trọng nhất là những từ làm họ

thấy khó hiểu. Trên thực tế những từ đó có thể

quan trọng hoặc có thể không đối với chính tác

giả.

Cũng có trường hợp, những từ quan trọng đối

với tác giả không gây khó khăn gì cho bạn vì bạn

hoàn toàn hiểu chúng. Khi đó, bạn đã đạt được sự

thống nhất về thuật ngữ với tác giả. Chỉ khi nào

bạn không thể hiểu được đúng ý tác giả, bạn mới

cần thực hiện các bước tiếp theo.



Các từ chuyên môn và từ vựng

đặc biệt

Để phát hiện các từ quan trọng, bên cạnh dấu

hiệu, dựa trên thực tế là độc giả thấy khó hiểu,

còn có một số dấu hiệu sau đây giúp bạn nhận

diện chúng.

Dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất là việc tác

giả nhấn mạnh một cách dứt khoát vào những từ

cụ thể. Tác giả có thể dùng dấu trích dẫn hoặc



chữ in nghiêng để đánh dấu các từ đó giúp người

đọc dễ phát hiện; hoặc hướng sự chú ý của độc

giả vào từ đó bằng cách đề cập các nghĩa khác

nhau của từ và chỉ rõ cách dùng trong những tình

huống cụ thể; hoặc tác giả có thể nhấn mạnh bằng

cách định nghĩa vật được gọi tên bằng từ đó.

Không ai có thể đọc được các tác phẩm của

Euclid nếu không hiểu rằng những từ “điểm”,

“đường thằng”, “mặt phẳng”, “góc”, “song song”

và một số từ khác là tối quan trọng. Đây là những

từ được dùng để gọi tên các thực thể hình học mà

Euclid đã định nghĩa. Một số từ khác cũng khá

quan trọng như “bằng”, “toàn thể”, “bộ phận”

nhưng chúng không phải là tên gọi của bất cứ thứ

gì được Euclid định nghĩa. Bạn nhận biết được tầm

quan trọng của những từ này vì chúng xuất hiện

trong các tiên đề. Euclid đã giúp bạn thấy dễ hiểu

hơn bằng cách làm rõ những định đề ngay từ đầu.

Bạn có thể đoán những thuật ngữ cấu thành nên

các định đề đều là những thuật ngữ cơ bản, dựa



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (509 trang)

×