Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.33 KB, 76 trang )
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1981 Xí nghiệp Liên hiệp Rượu Bia Nước giải khát II được chuyển đổi từ Công ty
Rượu Bia Miền Nam.
1988 Nhà máy Bia Sài Gòn trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Xí
nghiệp Liên hiệp Rượu Bia Nước giải khát II.
Giai đoạn 1988 – 1993
1989 – 1993 Hệ thống tiêu thụ với 20 chi nhánh trên cả nước
1993 Nhà máy Bia Sài Gòn phát triển thành Công ty Bia Sài Gòn với các thành
viên mới:
- Nhà máy nước đá Sài Gòn
- Nhà máy Cơ khí Rượu Bia
- Nhà máy Nước khoáng ĐaKai
- Công ty Liên doanh Carnaud Metalbox Sài Gòn sản xuất lon
- Công ty Liên doanh Thủy Tinh Malaya Việt Nam sản xuất chai thủy tinh.
Giai đoạn 1994 – 1998
1994 – 1998 Hệ thống tiêu thụ đạt 31 chi nhánh trên cả nước
1995 Công ty Bia Sài Gòn thành lập thành viên mới Xí Nghiệp Vận Tải
1996 Tiếp nhận thành viên mới Công ty Bình Tây
1996 – 1998 Thành lập các công ty liên kết sản xuất Bia Sài Gòn với các thành
viên: nhà máy Bia Phú Yên, nhà máy Bia Cần Thơ.
Giai đoạn 1999 – 2002
2000 Hệ thống Quản lý Chất lượng của BVQI – ISO 9002:1994
2001 Hệ thống Quản lý Chất lượng của BVQI – ISO 9001:2000
Thành lập các công ty liên kết sản xuất Bia
- Công ty Bia Sóc Trăng
- Nhà máy Bia Henninger
SVTT: CÔNG THỊ MỘNG HIỀN
TRANG 23
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Nhà máy Bia Hương Sen
- Công ty Liên Doanh Bia Cần Thơ
- Nhà máy Bia Hà Tĩnh
Thành lập Tổng kho tại Nha Trang, Cần Thơ và Đà Nẵng
2002 đến nay
2003 Thành lập Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn
SABECO trên cơ sở Công ty Bia Sài Gòn và tiếp nhận các thành viên mới:
- Công ty Rượu Bình Tây
- Công ty Nước giải khát Chương Dương
- Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ
- Công ty Thương mại Dịch vụ Bia - Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn
2004 Thành lập Tổng công ty Bia - Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn SABECO
chyển sang tổ chức và hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo quyết
định số 37/2004/QĐ-BCN của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp.
2006 Hoàn chỉnh hệ thống phân phối trên toàn quốc với 8 Công ty CPTM
SABECO khu vực.
2007 Tổng công ty Bia - Rượu - Nước Giải Khát Sài Gòn SABECO liên tục phát
triển lớn mạnh với chủ đạo là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Bia Sài Gòn và
đầu tư mới trên nhiều lĩnh vực, sản phẩm khác.
Hiện nay Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước Giải Khát Sài Gòn SABECO với tổng
cộng 28 thành viên có:
- Trụ sở chính: 187 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, thành phố Hồ Chí
Minh.
- Văn phòng giao dịch: số 6 Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, Quận 1, thành phố
Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (84-8) 829 4081 – 829 4083
- Fax: (84-8) 829 6856
SVTT: CÔNG THỊ MỘNG HIỀN
TRANG 24
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Vốn điều lệ: 6.412.8111.860.000 đồng.
2. Lĩnh vực kinh doanh
- Sản xuất, mua bán các loại bia, rượu, nước giải khát, cồn, bao bì, nút khoén, nước
khoáng.
- Mua bán vật tư, nghiên cứu (đào tạo nghề), thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị và
công trình chuyên ngành bia - rượu – nước giải khát.
- Kinh doanh khách sạn, du lịch, kho bãi, văn phòng, trung tâm thương mại, môi
giới bất động sản, vận tải hàng hóa nội địa.
- Chế tạo sản phẩm cơ khí.
- Xây dựng dân dụng và công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu
công nghiệp.
- Đầu tư xây dựng kinh doanh khu công nghiệp, kinh doanh nhà ở.
3. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
3.1. Tầm nhìn
Từ năm 2020 đến năm 2025 luôn là biểu tượng rồng vàng vươn cao: “Phát
triển SABECO trở thành Tập đoàn công nghiệp đồ uống hàng đầu của Việt Nam, có
vị thế trong khu vực và Quốc tế”.
3.2. Sứ mệnh
- Phát triển ngành Đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới.
- Đề cao văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp các sản phẩm chất lượng
cao, an toàn và bổ dưỡng.
- Mang lại lợi ích thiết thực cho cổ đông, khách hàng, đối tác, người lao động và xã
hội.
3.3. Giá trị cốt lõi
- Đảm bảo yếu tố môi trường, cảnh quan “xanh, sạch, đẹp”.
SVTT: CÔNG THỊ MỘNG HIỀN
TRANG 25
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Tạo ra tinh thần phấn chấn, khơi dậy tư duy của từng nhân viên.
- Phương thức làm việc, kế hoạch công tác của từng đơn vị, bộ phận, từng cá nhân
luôn đặt trong 1 tổng thể hài hòa.
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, phong cách giao tiếp, ứng xử, tinh thần trách
nhiệm không ngừng phấn đấu rèn luyện vươn lên, tất cả vì sự phát triển của Công
ty.
- Sự minh bạch là tiền đề nâng cao năng lực lãnh đạo.
- Nâng cao hoài bão, ý tưởng sáng tạo của mọi nhân viên, tạo ra phong cách, bản
sắc riêng của Công ty.
- Ý thức trách nhiệm với cộng đồng qua tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và bảo vệ
môi trường.
4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN GIÁM ĐỐC
TRỤ SỞ
BAN
BAN
BAN
CHÍNH
TÀI
TIÊU
QUẢN
VÀ
CHÍNH
THỤ LÝ
CÁC
- KẾ
THỊ
ĐẦU
CÔNG
TOÁN
TRƯỜNG
TƯ VÀ
TY
–
PHÁT
CON
THƯƠN
TRIỂN
SVTT: CÔNG THỊ MỘNG HIỀN
TRANG
26
G HIỆU
BAN
KỸ
THUẬT
SẢN
XUẤT
BAN
CUNG
ỨNG
NHÀ
MÁY
SẢN
XUẤT
CHÍNH
VÀ Ở
ĐỊA
PHƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hình 4. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của tổng công ty cổ
phần Bia Sài Gòn. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nhiệm vụ: thông qua định
hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết
định sửa đổi bổ sung vốn điều lệ của công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành
viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; quyết định tổ chức lại, giải thể công ty; và
các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của điều lệ công ty.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của tổng công ty cổ phần Bia
Sài Gòn do đại hội đồng cổ đông bầu ra với số lượng thành viên ít nhất là 05 người
với nhiệm kỳ là 05 năm.
Thành viên hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn
chế. Tổng số thành viên hội đồng quản trị độc lập không điều hành phải chiếm ít
nhất một phần ba tổng số thành viên hội đồng quản trị.
SVTT: CÔNG THỊ MỘNG HIỀN
TRANG 27
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hội đồng quản trị nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến
mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội
đồng quản trị
Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động của tổng giám đốc và
những cán bộ quản lý khác trong công ty.
Quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị do pháp luật, điều lệ công ty và
nghị quyết đại hội đồng cổ đông quy định.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát của tổng công ty cổ phần Bia Sài Gòn gồm 03 thành viên do
đại hội đồng cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳ của ban kiểm soát là 05 năm.
Thành viên ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn
chế.
Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và
mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức
công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính, nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp
của cổ đông.
Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc.
Ban Tổng Giám đốc
Tổng giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Tổng Giám đốc là người đại diện pháp luật của
công ty, do hội đồng quản trị bầu ra, có nhiệm kỳ là 05 năm.
Giám đốc kỹ thuật-công nghệ; giám đốc tài chính, giám đốc điều hành có
trách nhiệm giúp cho tổng giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm
trước tổng giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải
quyết những công việc được tổng giám đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật
và điều lệ công ty.
Phòng Tài Chính-Kế Toán
SVTT: CÔNG THỊ MỘNG HIỀN
TRANG 28
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnh vực tài chính kế toán.
Phòng có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm; tổ
chức công tác kế toán hạch toán, lập báo cáo tài chính theo quy định và các báo cáo
quản trị theo yêu cầu của công ty. Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc lập
hóa đơn chứng từ ban đầu cho công tác hạch toán kế toán; hướng dẫn, tổng hợp báo
cáo thống kê.
Phòng Kỹ thuật-Công nghệ
Chịu trách nhiệm trong công tác tổ chức điều hành, thực hiện, kiểm tra, báo
cáo kết quả công tác kỹ thuật công nghệ, chất lượng sản phẩm môi trường, an toàn
vệ sinh thực phẩm, vệ sinh công nghiệp; ễây dựng các yêu cầu, tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm, vật tư nguyên liệu; kiểm tra chất lượng sản phẩm, chất lượng vật
tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; chủ trì và phối hợp các bộ phận liên quan xây
dựng, tổ chức thực hiện hệ thống quản lý chất lượng; xây dựng, giám sát định mức
kinh tế kỹ thuật, máy móc thiết bị, tài liệu công nghệ theo quy định của công ty;
phối hợp nghiên cứu các giải pháp công nghệ, các thành tựu kỹ thuật tiên tiến vào
hoạt động sản xuất, phát triển sản phẩm mới. Kết hợp với các bộ phận liên quan xây
dựng và thực hiện nội dung chương trình đào tạo, tổ chức thi nâng bậc kỹ thuật cho
công nhân hàng năm.
5. Các sản phẩm bia hiện tại của công ty
Sài Gòn Export – không bóng bẩy, không phải ồn ào, không cầu kỳ, không cần
phải phô trương, uống thì hiểu.
Sài Gòn lager – Bia của người Việt
Bia lon 333 - Thế giới càng thêm ưa chuộng
Bia 333 premium – Khơi dậy đam mê, xứng tầm đẳng cấp
Sài Gòn special - Chất men của thành công
SVTT: CÔNG THỊ MỘNG HIỀN
TRANG 29
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING
1. Môi trường vĩ mô
1.1. Kinh tế
Năm 2013 được đánh giá là thời kỳ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ,
nguồn vốn hạn chế khiến cho môi trường kinh doanh không mấy khả quan so với
năm 2012.
Xu hướng doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể vẫn tiếp tục, với 60.000 doanh
nghiệp biến mất trong năm 2013. Và hơn 100.000 doanh nghiệp đã phá sản trong
hai năm liền trước đó là những con số phản ánh rõ nét nhất khó khăn của các doanh
nghiệp trong giai đoạn này.
Năm 2014- mục tiêu chính vẫn là ổn định vĩ mô
Trong Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 vừa được Quốc hội
thông qua, nhìn vào các chỉ số phát triển kinh tế của năm 2014 có thể thấy Quốc hội
đặt ra một số chỉ tiêu quan trọng không khác nhiều so với năm 2013 như tăng tổng
sản phẩm quốc nội (GDP) là 5,8% và tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%.
Qua đây có thể thấy mục tiêu chính trong năm 2014 vẫn là giữ ổn định kinh
tế vĩ mô, ổn định lạm phát và giữ lãi suất ở mức hợp lý. Nhiều ý kiến cho rằng định
hướng chính sách tiếp tục ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát là đúng
đắn. Tuy nhiên hệ quả của nó lại dẫn đến việc tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế,
doanh nghiệp khó khăn là kết quả tất yếu.
Theo thạc sĩ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh
tế T.Ư (CIEM) trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiên cần phải đầu tư một cách
bài bản, nghiêm túc và lâu dài nhưng bên cạnh đó cũng cần nhanh nhạy để chớp lấy
cơ hội đầu cơ trong ngắn hạn.
Cũng theo ông Thành kinh tế thế giới đang phục hồi rất chậm. Theo
dự báo đến năm 2017, tăng trưởng thế giới sẽ ở khoảng 5,2%.
Đằng sau sự phục hồi chậm chạp ấy là rủi ro rất lớn, tính bất định cao. Các
rủi ro ấy đang dịch chuyển sang các nước mới nổi. Tại Việt Nam, đầu cơ vẫn là
SVTT: CÔNG THỊ MỘNG HIỀN
TRANG 30
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
hướng kinh doanh cần được DN tính đến trong giai đoạn ngắn hạn khi thị trường
còn rất rủi ro.
Năm 2014, theo dự báo, thị trường xuất khẩu, Mỹ, EU sẽ tốt hơn với nhiều
cơ hội giao thương do các hiệp định TTP được ký. Ngoài ra thị trường Trung Quốc
cũng được đánh giá là có tác động rất lớn tới Việt Nam tạo cho các DN nhiều cơ hội
kinh doanh tốt.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doang nghiệp, nhiều chuyên gia kinh
tế đề xuất, các cơ quan quản lý cần xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh có
khả năng chịu đựng chống sốc từ bên ngoài và hiệu quả hơn trong tương lai. Bên
cạnh đó, Chính phủ nên có các chính sách phát triển trọng tâm có lựa chọn, để
khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư, tránh dàn trải như hiện
nay.
Trong năm 2014 này, hầu hết các doanh nghiệp dự cảm rằng tình hình sản
xuất kinh doanh sẽ khởi sắc hơn. Theo đó: Giá bán bình quân trong năm 2014 sẽ có
xu hướng tăng lên so với năm 2013. Tuy nhiên, lợi nhuận bình quân tiếp tục giảm
vào năm 2014. Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị cũng được đánh giá là sẽ tốt hơn
rất nhiều so với năm 2013.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng dự cảm vào năm 2014, lượng đơn đặt hàng
sẽ tăng lên so với năm 2013. Các yếu tố về tiếp cận thông tin thị trường công nghệ,
điều kiện hạ tầng tiện ích và điều kiện giao thông được cải thiện vào năm 2013 và
tiếp tục được DN dự cảm cải thiện trong năm tới.
Một yếu tố khác cũng khiến cho các chuyên gia lạc quan đó là do trong thời
gian qua các doanh nghiệp đã đẩy mạnh thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nên
mọi nguồn lực trong doanh nghiệp sẽ được sử dụng hiệu quả hơn.
1.2. Môi trường công nghệ
Bia là một trong các đồ uống lâu đời nhất mà loài người đã tạo ra, có niên đại
dài nhất là từ thiên niên kỷ thứ 5 trước công nguyên, bia được sản xuất từ các loại
nguyên liệu chính là nước, malt, gạo, hoa houblon, sau quá trình lên men, sẽ cho ra
một loại đồ uống giàu dinh dưỡng, có hương thơm đặc trưng, độ cồn thấp, vị đắng
SVTT: CÔNG THỊ MỘNG HIỀN
TRANG 31
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
dịu và lớp bọt trắng mịn vớ hàm lượng CO 2 phù hợp. Ngoài ra, trong bia còn chứa
một hệ enzim khá phong phú, đặc biệt là nhóm enzim kích thích tiêu hóa - amylaza.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp thực phẩm nói chung và
ngành công nghiệp sản xuất bia nói riêng của nước ta đã có một diện mạo mới.
Lượng bia sản xuất ngày càng tăng cùng với thiết bị và công nghệ sản xuất ngày
càng hiện đại nhằm đáp ứng như cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Mặc dù
quá trình sản xuất bia là phức tạp dao động một cách đáng kể giữa các nhà sản xuất,
tuy nhiên, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, quy trình công nghệ sản
xuất bia vẫn luôn giữ được các nét đặc trưng riêng của mình, bao gồm các công
đoạn và nguyên vật liệu cơ bản không thể thiếu.
Xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lượng lao động thực tế, cung cấp cán bộ
quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật lành nghề cho hệ thống Sabeco và
cho xã hội, tổng công ty Bia Rượu NGK Sài Gòn Sabeco đã mạnh dạn lập đề án
thành lập Trung tâm Đào tạo – Nghiên cứu Công nghệ đồ uống và thực phẩm
Sabeco trình Bộ Công thương và đã được Bộ phê duyệt ngày 4/5/2007.
1.3. Môi trường văn hóa – xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố tập trung đông dân nhất cả nước cùng
sự phát triển kinh tế đô thị lớn mạnh nhất Việt Nam. Đời sống người dân nơi đây
luôn được cải thiện và nâng cao khiến nhu cầu của họ cũng ngày càng phát triển.
Người Việt Nam bắt đầu biết thể hiện bản thân và quan tâm đến nhiều thương hiệu
tiêu dùng. Hơn nữa đặc tính của người miền Nam là thích vui chơi cùng bạn bè qua
các bữa nhậu. Nắm bắt được đặc điểm đó, các doanh nghiệp sản xuất bia luôn tìm
cách thay đổi, làm mới mình và đặc biệt chú trọng về chất lượng sản phẩm nhằm
vừa đáp ứng nhu cầu thể hiện mình, vừa đáp ứng việc quan tâm đến sức khỏe khi ăn
uống của người tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chiến lược sản phẩm
cũng như chiến lược marketing của doanh nghiệp.
SVTT: CÔNG THỊ MỘNG HIỀN
TRANG 32
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1.4. Môi trường chính trị
Việt Nam có nền chính trị tương đối ổn định so với các nước nên việc phát
triển kinh doanh của Sabeco cũng không gặp khó khăn gì so với một số doanh
nghiệp tại các nước khác.
Hệ thống pháp luật tác động đến các doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Luật
chống độc quyền, quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế,.. sẽ tạo cơ hội
cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong cùng một ngành. Với sự phát triển hiện
nay của các nhóm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng sẽ là mối đe dọa với các công ty vì
điều này sẽ làm tăng vị thế người tiêu dùng lên, buộc công ty phải có trách nhiệm
hơn về an toàn sản phẩm, quảng cáo trung thực và có văn hóa…
Tuy nhiên, hệ thống luật pháp ở nước ta còn một số điểm chưa rõ ràng nên
cũng ảnh hưởng nhiều đến việc bảo vệ bản quyền cũng như những công ty cạnh
tranh không lành mạnh tác động xấu đến việc phát triển của công ty.
2. Môi trường vi mô
2.1. Các trung gian marketing
Các trung gian marketing sẽ có nhiệm vụ giúp cho Sabeco truyền thông bán
và phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
Việc tổng công ty cổ phần bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn Sabeco đã xây
dựng một mạng lưới phân phối rộng khắp trong và ngoài nước là một chiến lược
được công ty xây dựng trong một khoảng thời gian lâu dài và rất thành công. Điều
đó giúp Sabeco có thể phân phối sản phẩm rộng khắp với một hệ thống cung cấp
dịch vụ sản phẩm phù hợp: siêu thị, đại lý, cơ sở bán sỉ và lẻ trong đó bán lẻ la thích
hợp và chiếm số lượng đông nhất.
Hiện nay, hệ thống phân phối của tổng công ty gồm có 18 hệ thống phân
phối tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á, Úc, Mỹ, Đức, Hà
Lan, Nhật Bản, Thái Lan và tiếp tục có mặt ở các nước: Lào, Campuchia, Thị
trường Châu Âu và Châu Mỹ. Vào năm 2006, Sabeco đã tái cấu trúc lại hệ thống
phân phối khi nghiên cứu mô hình hiện đại của thế giới và thành công của các tập
đoàn bia hàng đầu thế giới. Tám công ty cổ phần thương mại được hình thành trên
SVTT: CÔNG THỊ MỘNG HIỀN
TRANG 33