Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.33 KB, 76 trang )
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
- Biểu tượng nhãn: Bộ phận của nhãn hiệu có thể nhận biết được nhưng không đọc
được. Biếu tượng có thể thể hiện dưới dạng các hình vẽ cách điệu, màu sắc hoặc tên
nhãn hiệu được thiết kế theo kiểu đặc thù…
2.2. Tầm quan trọng của nhãn hiệu đối với doanh nghiệp
Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ do một
doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác.
Chức năng chính của một nhãn hiệu là giúp người tiêu dùng xác định một
sản phẩm của một công ty cụ thể nhằm phân biệt sản phẩm đó với các sản phẩm
giống hoặc tương tự do các công ty khác cung cấp. Một khi người tiêu dùng hài
lòng với sản phẩm đó, có khả năng họ sẽ mua và sử dụng trong tương lai. Vì vậy
nhãn hiệu cần phân biệt được dễ dàng trong số các sản phẩm giống hoặc tương tự.
Bằng việc giúp các công ty phân biệt công ty và sản phẩm của họ với sản
phẩm của các công ty khác, nhãn hiệu đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược
nhãn hiệu và tiếp thị của các công ty, góp phần xây dựng hình ảnh và danh tiếng sản
phẩm của công ty trong con mắt người tiêu dùng. Hình ảnh và danh tiếng của sản
phẩm tạo niềm tin, làm cơ sở để hình thành và nâng cao danh tiếng của công ty.
Người tiêu dùng thường hình thành một sự gắn kết tình cảm với một số nhãn hiệu
nhất định, dựa trên một số phẩm chất hoặc đặc điểm, mà họ mong muốn, của sản
phẩm mang nhãn hiệu đó.
Nhãn hiệu cũng tạo ra một động lực khuyến khích công ty đầu tư vào việc
duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm đảm bảo rằng các sản
phẩm mang nhãn hiệu có họ có một danh tiếng tốt.
Trong khi hầu hết các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc
sử sử dụng nhãn hiệu để phân biệt sản phẩm của họ với sản phẩm của doanh nghiệp
khác, tuy nhiên không phải tất cả họ đều nhận thức được tầm quan trọng của việc
bảo vệ nhãn hiệu. Theo pháp luật về Nhãn hiệu, việc đăng ký mang lại cho công ty
của bạn độc quyền ngăn chặn người khác đưa ra thị trường các sản phẩm trùng hoặc
tương tự mang nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn.
SVTT: CÔNG THỊ MỘNG HIỀN
TRANG 11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Nếu không đăng ký, việc đầu tư của doanh nghiệp cho việc tiếp thị một sản
phẩm trở lên vô ích bởi vì công ty đối thủ có thể sử dụng nhãn hiệu giống hoặc
tương tự gây nhầm lẫn cho các sản phẩm trùng hoặc tương tự với sản phẩm của
mình. Nếu một đối thủ cạnh tranh sử dụng một nhãn hiệu trùng hoặc tương tự ,
người tiêu dùng có thể mắc lừa khi mua sản phẩm của đối thủ mà nghĩ rằng đó là
sản phẩm của đối thủ mà không nghĩ rằng đó là sản phẩm của công ty bạn. Điều
này không chỉ làm giảm lợi nhuận của công ty mà còn làm phương hại đến danh
tiếng và hình ảnh của công ty bạn, đặc biệt nếu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
chất lượng thấp.
Bởi giá trị nhãn hiệu và tầm quan trọng của một nhãn hiệu có thể quyết định
sự thành công của một sản phẩm trên thị trường, điều quan trọng là phải đảm bảo
rằng nhãn hiệu đó được đăng ký tại các thị trường liên quan.
2.3. Các quyết định liên quan tới nhãn hiệu
2.3.1. Quyết định về cách đặt tên nhãn
- Đặt tên theo từng sản phẩm riêng biệt: các sản phẩm sản xuất ra đều được đặt dưới
những tên gọi khác nhau.
- Đặt một tên cho tất cả sản phẩm
- Đặt tên sản phẩm theo từng nhóm hàng
- Kết hợp tên doanh nghiệp và tên nhãn hiệu
Tùy theo đặc điểm kinh doanh sản phẩm và chiến lược của mỗi doanh nghiệp mà họ
sẽ lựa chọn một trong những phương án trên để đặt tên cho từng sản phẩm.
Một nhãn hiệu được xem là lý tưởng nếu có những đặc trưng sau:
- Dễ đọc, dễ nhận dạng và dễ nhớ
- Tạo sự liên tưởng đến đặc tính sản phẩm
- Nói lên chất lượng sản phẩm
- Gây ấn tượng
- Tạo sự khác biệt
SVTT: CÔNG THỊ MỘNG HIỀN
TRANG 12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2.3.2. Quyết định về người đứng tên nhãn hiệu
- Tên hiệu của người sản xuất
- Tên hiệu của người phân phối
- Có thể thuê mướn tên hiệu
2.3.3. Quyết định về nâng cao uy tín nhãn hiệu
Tạo uy tín sản phẩm là những nổ lực để xây dựng hình ảnh và ấn tượng tốt
về sản phẩm trong nhận thức của khách hàng để họ có niềm tin vào sản phẩm của
doanh nghiệp. Việc tạo uy tín sản phẩm có ý nghĩa quan trọng giúp gia tăng lợi thế
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Uy tín của sản phẩm gắn liền với uy tín
của nhãn hiệu, vì vậy để tạo uy tín cho sản phẩm, doanh nghiệp thường quan tâm
đến những yếu tố marketing gắn liền với sản phẩm:
- Chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng
- Dịch vụ sau bán hàng: hoạt động bảo hành, lắp đặt, cung cấp phụ tùng thay thế
- Chiến lược định vị sản phẩm
- Giá cả
3. Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm
3.1. Quyết định liên quan đến chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu và đặc trưng của sản phẩm,
thể hiện sự thỏa mãn nhu cầu trong điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công
dụng của sản phẩm.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn kinh doanh sản phẩm ở những cấp chất lượng
thấp, trung bình, chất lượng cao và chất lượng tuyệt hảo. Mức chất lượng mà doanh
nghiệp lựa chọn để sản xuất sản phẩm phụ thuộc vào mục tiêu và định hướng chiến
lược sản phẩm của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thường hướng đến các cấp chất lượng sản phẩm khác nhau
để thỏa mãn nhu cầu cho những nhóm khách hàng khác nhau. Và doanh nghiệp sẽ
thực hiện quản lý chất lượng rất chặt chẽ.
SVTT: CÔNG THỊ MỘNG HIỀN
TRANG 13
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3.2. Đặc tính sản phẩm
Những đặc điểm thể hiện chức năng sản phẩm và tạo sự khác biệt khi sử
dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường nghiên cứu thị trường,
hành vi khách hàng để đưa vào sản phẩm những đặc tính mới.
3.3. Thiết kế sản phẩm
Thiết kế sản phẩm phải đảm bảo tính chất, kiểu dáng, công dụng và độ tin
cậy của sản phẩm. Một sản phẩm có thiết kế tốt không chỉ thể hiện ở hình thức của
nó mà còn giúp người mua cảm thấy an toàn, sử dụng dễ dàng, thuận tiện, hưởng
được những dịch vụ tốt, doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong quá trình sản xuất,
kinh doanh sản phẩm.
4. Thiết kế bao bì
Thiết kế bao bì là những hoạt động liên quan đến việc thiết kế và sản xuất
những bao gói hay đồ đựng sản phẩm.
Bao bì thường có ba lớp:
- Bao bì tiếp xúc: Lớp bao bì trực tiếp đựng hoặc gói sản phẩm.
- Bao bì ngoài: nhằm bảo vệ lớp bao bì tiếp xúc, bảo đảm an toàn cho sản phẩm và
gia tăng tính thẩm mỹ cho bao bì.
- Bao bì vận chuyển: Được thiết kế để bảo quản, vận chuyển sản phẩm thuận tiện.
Bao bì là một công cụ đắc lực trong hoạt động marketing với những chức năng cơ
bản sau:
- Bao bì cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về sản phẩm như thông
tin về nhà sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần sản phẩm, thời hạn sử dụng…
- Bao bì giúp bảo vệ sản phẩm tránh hư hỏng, biến chất tron quá trình vận chuyển,
tiêu thụ sản phẩm
- Bao bì thể hiện hình ảnh về nhãn hiệu, công ty, thể hiện ý tưởng định vị sản phẩm.
- Tác động vào hành vi khách hàng qua hình thức, màu sắc, thông tin trên bao bì.
SVTT: CÔNG THỊ MỘNG HIỀN
TRANG 14