Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.73 MB, 87 trang )
li
3.2 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm một mặt làm tăng uy tín, danh tiếng
của sản phẩm đó, tạo ra nhiều giá tri hơn cho khách hàng và do đó doanh
nghiệp có thể định giá bán cao hơn (lợi thế về sự khác biệt).
Mặt khác, chất lượng của các quá trình trong nội bộ doanh nghiệp (thu
mua đầu vào, sản xuất, marketing,...) được nâng cao sẽ làm tăng hiệu quả,
hạ thấp chi phí đơn vị sản phẩm. M ọ i sản phẩm khi xuất hiện trên thị trường
đều mang một chu kỳ sớng nhất định, đặc biệt vòng đời của nó rút ngắn khi
xuất hiện sự cạnh tranh. Đ ể kéo dài chu kỳ sớng của sản phẩm, các doanh
nghiệp phải thường xuyên cải tiến sản phẩm, tạo ra nét độc đáo riêng, liên
tiếp tung ra thị trường những sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ, sản phẩm
đa chủng loại dễ lựa chọn và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng bên cạnh
việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như chiến lược giá cả cho phù hợp.
Thực tế xã hội càng phát triển thì các sản phẩm càng phong phú hơn.
Do vậy việc đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm là vô cùng cần
thiết. Nếu không đánh giá được chất lượng sản phẩm, chủng loại, giá cả sản
phẩm thì doanh nghiệp không biết được chất lượng sản phẩm của mình
đang ở mức độ nào và sức cạnh tranh của sản phẩm đến đâu, có cần cải tiến
sản phẩm hay không? Chủng loại và giá cả đã phù hợp chưa? Như vậy sẽ
khó cho doanh nghiệp đưa ra những chiến lược phù hợp cũng như việc
người tiêu dùng không thể đưa ra quyết định lựa chọn và sử dụng sản phẩm.
3.3 Thị trường tiêu thụ
Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao hơn cần phải xác định và thoa
mãn tớt hơn nhu cầu thị trường so với đới thủ cạnh tranh. Khả năng đáp ứng nhu
cầu thị trường của doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều khía cạnh:
Đ ớ i với thị trường trong nước: Cần thiết phải tìm hiểu rõ những thông
tin thị trường để có thể biết thị trường nào là tiềm năng, ở thị trường nào các
sản phẩm không còn đáp ứng nhu cầu nữa, sản phẩm đã bị bão hoa hay
12
chua, có đáp ứng đủ được nhu cầu trong nước không?. Thị trường trong
nước (hay nội địa) giúp cho các doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh,
định vị được lợi thế của các phân đoạn thị trường tiềm năng tạo chỗ đứng
vững chắc cho doanh nghiệp. Trên cở sở đó doanh nghiệp xác định được
khả năng cung cọp cho khách hàng, thị trường đúng sản phẩm/dịch vụ m à
họ cần, vào đúng thời điểm m à họ muốn, cung cọp cho họ những sản phẩm
có chọt lượng cao hơn, tính năng ưu việt hơn so với các sản phẩm hiện có
trên thị trường với mức giá chọp nhận được.
Đ ố i với thị trường nước ngoài: doanh nghiệp cung ứng nhiều loại và
chủng loại sản phẩm sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
hàng, của thị trường và do đó khả năng cạnh tranh cao hơn. Tuy nhiên với
một phạm v i hoạt động rộng hơn và trong mỗi loại lại có quá nhiều chủng
loại khác nhau thì các nguồn lực và khả năng của doanh nghiệp sẽ bị dàn
trải và sử dụng kém hiệu quả, không tận dụng được hiệu quả giảm chi phí
nhờ tính kinh tế của quy mô. Vọn đề là cần xem xét doanh nghiệp kinh
doanh nhằm phục vụ đối tượng khách hàng nào, hàng hoa phù hợp với nhu
cầu thị trường như thế nào, nhu cầu của họ là gì và doanh nghiệp đáp ứng
bằng cách nào?. Như vậy cần phải định vị sản phẩm cho phù hợp để có thể
lựa chọn được thị trường tốt, ít rào cản và thu được nhiều lợi nhuận nhọt.
3.4 Trình độ công nghệ và thiết bị
Theo quan điểm của các nhà kinh doanh thì công nghệ là những giải
pháp và/hoặc tri thức m à con người sử dụng trong hoạt động thực tiễn để
đạt được mục đích nhọt định, như chế tạo sản phẩm, xây dựng một công
trình hay thực hiện một dịch vụ. Công nghệ là tổng hợp các phương tiện để
tiến hành một hoạt động sản xuọt kinh doanh, trả lời câu hỏi: biết làm như
thế nào?. Công nghệ là đối tượng nghiên cứu, phân tích để lý giải những
thành bại của doanh nghiệp, công nghệ là yếu tố quyết định khả năng cạnh
tranh trên thị trường vì vậy công nghệ được coi là một trong những nhân tố
thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp, là tài sản vô hình của doanh nghiệp.
13
3.5 Chất lượng nguồn nhân lực
Trong nền kinh tế hiện đại, khi tầm quan trọng của các lợi thế cạnh
tranh truyền thống như: vốn, công nghệ - kỹ thụât đang bị giảm đi tương
đối thì chất lượng nguồn nhân lực, hay t í thức và kỹ năng lao động đã
r
trậ thành yếu tố đóng vai trò quyết định thắng lợi trong cạnh tranh.
Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất vì con người luôn luôn có
đầu óc sáng tạo, nó tạo ra các nguồn lực khác, tạo ra sự tiến bộ của khoa
học - kỹ thuật - công nghệ. Thực tế lịch sử đã cho thấy những quốc gia
phát triển nhanh chóng nhất trong những thập kỷ gần đây (như Đài Loan,
Singapo, Hàn Quốc) không phải là những quốc gia biết làm giàu từ tài
nguyên thiên nhiên m à là những quốc gia biết làm giàu từ vốn con người,
tức là luôn quan tâm tới con người, chăm sóc con người, nâng cao trình
độ m ọ i mặt cho con người, tạo cho con người có khả năng thích ứng đối
với m ọ i biến đổi nhanh chóng của điểu kiện thiên nhiên và kinh tế xã
hội, tạo cho con người có khả năng sáng tạo, cải tiến, đổi mới để làm
giàu cho doanh nghiệp, cho đất nước.
Chất lượng nguồn nhân lực là phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán
bộ làm công tác kinh doanh hay xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Hoạt
động cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trước hết là
cạnh tranh về nhân tài - nguồn nhân lực. Bơi lẽ hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp đều thông qua nhân tố con người và do con người
quyết định. Do vậy chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp là nhân
tố quyết định trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh. Chính bậi thế nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một
trong những giải pháp có tính chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
14
li. T Ầ M QUAN TRỌNG CỦA QUẢN LÝ CON N G Ư Ờ I TRONG VIỆC N Â N G
CAO N Ă N G Lực CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Vai trò của nhà quản lý trong doanh nghiệp
Trong môi trường cạnh tranh với xu hướng toàn cầu hóa đầy phức tạp
và biến động với tốc độ cao, để có thể nhận thức, hoạch định và thực hiện
có hiệu quả những chiến lược kinh doanh phù hợp thì vai trò của quản lý
con người là nhân tố quyết định. Hơn bao giờ hết, sự sinh tẫn trong cạnh
tranh quốc tế đòi hỏi công tác quản lý con người cần phải góp phần tạo ra
được môi trường hấp dẫn cho sự sáng tạo, hợp tác, chia sẻ thông tin, tin tuẫng
lẫn nhau vì mục tiêu chung của doanh nghiệp, đề cao sự tự quản lý và tính kỷ
luật.. .nhằm kích hoạt, phát huy và tổng hợp một cách tối đa tiềm năng của
con người để phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh cũng như nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Thực chất đây chính là những mục tiêu và là
công cụ trong công tác: hoạch định, tuyển chọn, đào tạo, sắp xếp sử dụng và
à
đãi ngộ cũng như khuyến khích lao động của nhà quản lý. Cái t i và nghệ
thuật quản lý con người, sử dụng hợp lý con người của nhà quản lý có được thể
hiện hay thể hiện như thế nào là ở chỗ họ có thành công trong các công tác đó
hay không?.
Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của con người quan trọng hơn
là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản lý ở mọi cấp độ và trong mọi cơ
sở đều có nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong
đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các
nhiệm vụ và mục tiêu đã định. Nói cách khác các nhà quản lý có trách
nhiệm duy t ì hoạt động làm cho các cá nhân có thể đóng góp tốt nhất vào
r
các mục tiêu của nhóm.
Chúng ta nhấn mạnh tới các nhiệm vụ của người quản lý trong việc
thiết kế một môi trường bên trong để thực hiện nhiệm vụ, song không bao
giờ có thể quên rằng họ phải hoạt động ở cả môi trường bên ngoài của một
cơ sở lẫn ở môi trường bên trong của các bộ phận khác nằm trong một cơ
sở. Đ ố i với những quan hệ qua lại với môi trường bên ngoài, rõ ràng các
15
nhà quản lý không thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nếu không có sự am
hiểu và nhạy bén với nhiều yếu tố của môi trường bên ngoài - như các yếu
tố về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ, xã hội, chính trị và đạo lý ảnh hưởng tới
các lĩnh vực hoạt động của họ. Cho dù đổng đẩu chính phủ, một công ty,
hoặc một bộ phận bên trong một tổ chổc, các nhà quản lý thường phải tính
toán tới nhiều luồng ảnh hưởng, cả từ bên trong lẫn bên ngoài tổ chổc, tác
động tới nhiệm vụ của họ. Sự nhạy bén, am hiểu với những yếu tố của môi
trường khách quan bên cạnh những yếu tố chủ quan đó của nhả quản lý sẽ
khiến cho người lao động có niềm tin vào tổ chổc, vào sự vững mạnh của
doanh nghiệp và đương nhiên họ sẽ lao động hăng say hết mình vì họ nhận
thấy rằng sổc lực của họ bỏ ra sẽ được đề đáp xổng đáng.
n
Ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện
những mục tiêu m à họ không thể đạt được với tư cách cá nhân riêng lẻ, thì
cách quản lý đã là một yếu tố cần thiết để đảm bảo phối hợp những nỗ lực
cá nhân. Liệu ai có thể hình dung được một người quản lý việc bán hàng
trong khi đang cố gắng để quản trị một nhóm nhân viên bán hàng m à lại
không tính tới các yếu tố bên trong như tình trạng máy móc, sự sản xuất và
công việc quảng cáo của công ty, cũng như những ảnh hưởng bên ngoài như
các điều kiện kinh tế xã hội, thị trường, tình trạng kỹ thuật công nghệ có
ảnh hưởng tới sản phẩm, những sự điề chỉnh có thể áp dụng của nhà nước,
u
thái độ cũng như các yếu tố con người khác m à người bán hàng lĩnh hội từ
gia đình họ, từ nề giáo dục cũng như từ các nề tảng tri thổc khác hay
n
n
không? Đ ó là cái người ta gọi là nghệ thuật của nhà quản lý.
Người lao động Việt Nam thường được đánh giá là thông minh, tiếp
thu nhanh, khéo tay. Nếu trả lương và tổ chổc lao động tốt, họ sẽ lao động
có năng suất và hiệu quả cao. Tuy nhiên thực tế thì công tác tổ chổc lao
động ở nhiều doanh nghiệp còn chưa hợp lý và khoa học làm cho năng suất
lao động giảm sút đáng kể, chi phí lao động trên một đơn vị sản phẩm bị
đẩy lên cao. Do vậy vai trò của người quản lý là rất quan trọng trong việc
kích thích tinh thần sáng tạo, làm việc hết mình và tạo niềm tin cho người
lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.