Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 87 trang )
đã có khá đầy đủ các khoa, phòng chức năng cũng như các chuyên khoa về hồi
sức tích cực, nội - ngoại, châm cứu, dưỡng sinh, phục hồi chức năng, chuyên
khoa lẻ: Răng - Hàm - Mặt, Tai – Mũi - Họng, hỗ trợ điều trị ung thư...
Được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Công an, trực tiếp là lãnh đạo Tổng cục
Hậu cần - Kỹ thuật, Bệnh viện đã được trang bị nhiều thiết bị máy móc hiện đại,
thực hiện nhiều kỹ thuật tiên tiến giúp chẩn đoán nhanh, chính xác như: nội soi tiêu
hoá, điện tim, điện não đồ, siêu âm màu, X-quang tăng sáng truyền hình, xét
nghiệm huyết học, sinh hóa, nước tiểu, máy đo độ loãng xương, hệ thống vật lý trị
liệu đa chức năng, máy kéo dãn cột sống, máy nha khoa đa năng hiện đại, máy điều
trị bệnh trĩ, dao mổ laser... kết hợp với các phương pháp điều trị, các bài thuốc quý
của Y học cổ truyền đạt hiệu quả cao.
Với phương châm hiện đại hóa Y học cổ truyền trong công tác nghiên cứu,
ứng dụng sản xuất thuốc, Bệnh viện cũng đã đầu tư dây chuyền chiết xuất dược liệu
hiện đại, máy sản xuất thuốc viên hoàn, viên nén, hệ thống máy sắc thuốc, đóng túi
tự động... đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng về thuốc theo quy định của Bộ Y tế.
Hiện nay, Bệnh viện có hơn 25 loại thuốc thành phẩm Y học cổ truyền có uy tín,
chất lượng cao đảm bảo phục vụ công tác khám và điều trị tại Bệnh viện cũng như
tuyến y tế cơ sở Công an các địa phương trên toàn quốc.
Ngoài công tác khám điều trị, Bệnh viện còn tham gia công tác nghiên cứu
khoa học, đào tạo, kế thừa, là cơ sở thực tập cho sinh viên, học viên các trường:
Học viện YDHCT Việt Nam, Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh, Trung cấp Y học cổ
truyền Lê Hữu Trác và thực hiện công tác chỉ đạo tuyến cho Bệnh xá Công an nhân
dân trong toàn quốc. Với phương châm “lấy bệnh nhân làm trung tâm, lấy hài lòng
làm tiêu chuẩn”, Bệnh viện luôn sẵn sàng đón tiếp người bệnh vào khám và điều trị.
Cơ sở vật chất hạ tầng của Bệnh viện ngày càng được nâng cấp và hoàn
thiện theo hướng hiện đại. Bệnh viện vừa hoàn thành giai đoạn II “Dự án cải tạo
nâng cấp phát triển tổng thể Bệnh viện” với khu điều trị nội trú 7 tầng được thiết
kế và xây dựng đồng bộ đáp ứng cho 6 khoa lâm sàng. Các khoa phòng được bố
trí hợp lý phù hợp với mặt bệnh điều trị, có hệ thống nước sạch, buồng tắm khép
kín, công trình vệ sinh đảm bảo; trang bị hệ thống đèn điện đủ ánh sáng, quạt
27
máy, quạt thông gió, máy điều hòa tại các khoa, phòng, hệ thống xử lý rác thải
đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường... đảm bảo cơ sở vật chất hạ tầng đáp ứng nhu
cầu điều trị của bệnh nhân. Bên cạnh đó, Bệnh viện đã ứng dụng công nghệ
thông tin trong chuyên môn: quản lý thống kê bệnh tật, công tác dược và tài
chính, thực hiện báo cáo định kỳ, xây dựng trang web, hệ thống vi tính nối mạng
để cập nhật các văn bản tài liệu liên quan và các thông tin cần thiết nâng cao
hiểu biết chuyên môn cho các y, bác sĩ Bệnh viện.
Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, thực hiện chủ
trương của lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Tổng cục về hiện đại hóa Y học cổ truyền,
trong thời gian tới Bệnh viện sẽ từng bước đầu tư, nâng cấp mở rộng quy mô theo
hướng chính quy, hiện đại, tiện nghi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cán bộ
chiến sĩ và nhân dân về khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an
3.1.2.1. Ban giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an
Gồm 5 đồng chí: 01 giám đốc và 04 phó giám đốc
- Giám đốc Bệnh viện:Trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch định hướng xây
dựng, phát triển Bệnh viện; Công tác tổ chức cán bộ và đào tạo; Trực tiếp phụ trách
phòng tổ chức hành chính; Chủ tài khoản.
- 01 Phó Giám đốc Bệnh viện: Phụ trách công tác Hậu cần đảm bảo; Công
tác đời sống; Trực tiếp phụ trách phòng Hậu cần - Tài vụ.
- 01 Phó Giám đốc Bệnh viện: Phụ trách công tác chuyên môn; Công tác
dược và vật tư y tế (VTYT); Trực tiếp phụ trách khối Nội, khoa Dược và VTYT.
- 01 Phó Giám đốc Bệnh viện: Phụ trách công tác khám chữa bệnh BHYT và
dịch vụ. Trực tiếp phụ trách khối Ngoại, khoa Cận lâm sàng, khoa khám bệnh, khoa
chẩn đoán hình ảnh, khoa xét nghiệm, khoa điều trị tích cực.
- 01 Phó Giám đốc Bệnh viện: Phụ trách công tác Y vụ, đào tạo, nghiên cứu
khoa học, công tác chỉ đạo tuyến và kế thừa, công tác hợp tác Quốc tế; Trực tiếp
phụ trách Kế hoạch Tổng hợp, Điều dưỡng.
3.1.2.2. Tổng số cán bộ chiến sĩ và công nhân viên: 398 người
Trong đó: Có 110 Đảng viên và các chức danh
- Tiến sĩ
06
28
- Bác sĩ CK II
06
- Thạc sĩ YHCT
20
- Bác sĩ CKI
12
- Bác sĩ YHCT
58
- Dược sĩ Đại học
07
- Dược sĩ Trung học
16
- Cử nhân điều dưỡng, điều dưỡng Trung cấp và KTV
- Cử nhân các ngành khác
155
10
- Còn lại là các chức danh khác
108
29
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI PHÒNG CHỨC NĂNG
KHỐI LÂM SÀNG
KHỐI CẬN LÂM SÀNG
Phòng Kế hoạch tổng hợp
Khoa Điều trị tích cực
Khoa chuẩn đoán hình
ảnh, thăm dò chức năng
Phòng Tổ chức hành chính
Khoa Khám bệnh
Khoa Xét nghiệm
Khoa nội I
Khoa Chống nhiễm
khuẩn
Phòng Hậu cần tài vụ
(Tiêu hóa và tạp bệnh)
Khoa Nội II
(Hô hấp, truyền nhiễm,da liễu)
Khoa Dƣợc và Bào chế sản
xuất thuốc
Khoa Nội III
(Tim mạch, rối loạn chuyền
hóa)
Khoa Ngoại chung –
u bƣớu
Khoa Châm cứu
phục hồi chức năng
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ công an
Nguồn: Phòng KHTH, Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện
Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện Y học cổ truyền được quy định tại Quyết
định 5389/QĐ-BCA, ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an, cụ thể như sau:
- Khám, chữa bệnh cho cán bộ chiến sĩ công an và nhân dân. Tổ chức khám,
chữa bệnh nội trú, ngoại trú và thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu bằng các
phương pháp y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại. Tham gia
30
chương trình y tế cộng đồng và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của
Nhà nước và của Bộ Công an.
- Kế thừa và nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu, xác minh, đánh giá và kế thừa
các bài thuốc cổ truyền, các cây, con làm thuốc, các phương pháp chữa bệnh bằng y
học cổ truyền để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
- Đào tạo cán bộ y tế: Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an là cơ sở thực
hành cho các trường Đại học, Trung học Y, Dược và Y học cổ truyền. Tổ chức bồi
dưỡng, đào tạo lại về Y học cổ truyền cho các thành viên trong bệnh viện và các cán
bộ y tế khác nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn về y học cổ truyền.
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật: Tổ chức thực hiện việc chỉ đạo
chuyên môn kỹ thuật cho các tuyến y tế cơ sở.
- Tuyên truyền phòng bệnh bằng y học cổ truyền; tham gia phòng chống các
dịch bệnh.
- Hợp tác quốc tế: Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về y học cổ
truyền với các tổ chức hoặc các cá nhân ở nước ngoài theo đúng quy định của Nhà
nước và của Bộ Công an.
- Tổ chức bào chế, sản xuất thuốc y học cổ truyền theo quy định của Nhà nước
và của Bộ Công an đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ chiến sĩ và
điều trị tại Bệnh viện.
- Quản lý tài chính trong bệnh viện được thể hiện bằng 02 nguồn sau:
+ Nguồn kinh phí thường xuyên:
Bệnh viện YHCT là Bệnh viện của ngành Công an do vậy kinh phí sẽ theo định
mức và quy định của Bộ Công an. Căn cứ vào dự toán hàng năm Bộ sẽ cấp theo Nghị
định 25 của Chính phủ quy định tiền thuốc và tiền hóa chất vật tư tiêu hao; Lương của
cán bộ chiến sĩ theo cấp bậc hàm được quyết toán ngân sách; Kinh phí duy tu bảo dưỡng
sửa chữa cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn được cấp theo quy
định.
Các nguồn kinh phí được Bộ thông báo vốn từ đầu năm. Căn cứ thông báo vốn
đơn vị lập quy chế chi tiêu nội bộ và gửi về cho các khoa phòng liên quan lập kế
hoạch chi tiêu cho năm. Hàng quý Bệnh viện báo cáo quyết toán gửi lên đơn vị
quản lý cấp trên phê duyệt quyết toán.
31
+ Nguồn kinh phí khác bao gồm thu từ nguồn BHYT, nguồn trông giữ xe ô tô,
xe máy và thu từ dịch vụ bán căng tin…
Bệnh viện thực hiện chức năng khám chữa bệnh dịch vụ bảo hiểm y tế, kinh
phí được trích lại theo quy định 30% trong 30% thu về Bệnh viện được sử dụng
28% còn 02% phải nộp về Bộ. Thực hiện chi tiêu theo quy chế chi tiêu nội bộ như
chi cho mua sắm thiết bị phục vụ công tác chuyên môn, chi duy tu bảo dưỡng sửa
chữa máy móc và cơ sở hạ tầng và chi cho cán bộ chiến sĩ ăn ca theo quy định.
3.2. Thực trạng quản lý chất lƣợng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Y học cổ
truyền - Bộ Công an
3.2.1. Quản lý công tác chuyên môn và khám chữa bệnh
- Quy trình khám bệnh:
Ngƣời bệnh đến lấy số
thứ tự
Ngƣời bệnh nộp số thứ
tự tại phòng khám
Chỉ định các xét
nghiệm
Bác sĩ khám bệnh
Có kết quả xét nghiệm
Nhập viện
Không nhập viện
Làm các xét nghiệm
theo hƣớng dẫn
Quầy thu viện phí
Lĩnh thuốc hoặc mua thuốc
theo đơn
Sơ đồ 3.2. Quy trình khám bệnh
Nguồn: Phòng KHTH, Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an
Để đánh giá thực trạng quản lý công tác chuyên môn và khám chữa bệnh tại
bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ công an, cần tiến hành đánh giá sơ bộ tất cả các
32
hoạt động của bệnh viện thông qua các số liệu thống kê được lấy từ phòng Kế hoạch
Tổng hợp của Bệnh viện từ năm 2011 đến năm 2014.
- Thực trạng hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện thể hiện qua các số liệu
cụ thể sau:
Bảng 3.1. Hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ Công an giai đoạn 2011-2014
Năm
Chỉ tiêu
Tổng số NB khám
chữa bệnh
Tổng số NB điều
trị nội trú
Tổng số NB điều
trị ngoại trú
Công suất sử dụng
giường (%)
2011
2012
2013
2014
22.729
22.850
32.522
37.606
2.520
2.802
3.464
3.861
20.209
20.048
29.058
33.745
109,8
107,6
103,8
105,1
Nguồn: Phòng KHTH, Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an
Qua Bảng 3.1 ta thấy số lượng bệnh nhân tăng đều trong các năm nhưng so
với các bệnh viện khác trong lực lượng Công an và các Bệnh viện Y học cổ truyền
Trung ương và Quân đội số lượng bệnh nhân đến khám còn khá khiêm tốn, điều này
cho thấy bệnh viện cần phải chú trọng hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh, nâng
cao chất lượng khám chữa bệnh.
Bảng 3.2. Hoạt động khám bệnh nội trú
TT
Nội dung hoạt động
Năm 2013
Năm 2014
1
Tổng số bệnh nhân vào điều trị
3.464
3.861
2
Ngày điều trị khỏi trung bình 1 bệnh nhân
21,4
21,1
3
Công suất sử dụng giường bệnh toàn viện
105,1 %
107,5%
4
Bệnh nhân tử vong
0
0
Nguồn: Phòng KHTH, Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an
Qua Bảng 3.2 cho thấy rằng hoạt động khám bệnh nội trú ngày càng thu hút
đông bệnh nhân, điều này có được là do bệnh viện đã có những nỗ lực đáng kể
33
trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên, so với các bệnh viện
lớn, đặc biệt là các Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Bệnh viện Y học cổ
truyền Quân đội thì số lượng bệnh nhân đến khám nội trú còn có độ chênh rất lớn.
Bảng 3.3. Hoạt động Phòng khám
TT
Nội dung hoạt động
Năm 2013
Năm 2014
1
Tổng số bệnh nhân đến khám
37.606
49.579
2
Tổng số tiêu bản xét nghiệm các loại
119.120
138.994
3
Tổng số điện tim, siêu âm, ĐN, XQ, NS
24.908
31.300
4
Tổng số bệnh nhân phẫu thuật trĩ
336
446
Nguồn: Phòng KHTH, Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an
Bảng 3.3 cho thấy số lượng bệnh nhân đến khám bệnh và sử dụng các kỹ
thuật của bệnh viện ngày càng tăng. Tuy nhiên, con số này so với các bệnh viện
như Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Quân đội và Bệnh viện Y học cổ
truyền Hà Nội còn khiêm tốn, điều này chứng tỏ Bệnh viện cần phải cố gắng
nhiều hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng và quảng bá hình ảnh của mình
trong tâm trí của bệnh nhân.
Bảng 3.4. Tình hình thực hiện BHYT tại Bệnh viện
TT
Nội dung hoạt động
Năm 2013
Năm 2014
1
Tổng số thẻ bảo hiểm/Quý
4.739
20.675
2
Tổng số lượt bệnh nhân BHYT khám
9.527
15.893
931
1.364
1.912.759.798
4.586.131.580
3
4
Tổng số bệnh nhân BHYT vào điều
trị nội trú
Kinh phí theo số thẻ (VN đồng)
Nguồn: Phòng KHTH, Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an
Qua Bảng 3.4 cho thấy con số khám bảo hiểm y tế tăng nhiều do Bệnh viện
trở thành tuyến khám bảo hiểm Y tế, đây là một trong điều kiện thuận lợi để Bệnh
viện quảng bá được hình ảnh của mình.
34
3.2.1.1. Quản lý công tác nghiên cứu kế thừa, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu
kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại
Công tác nghiên cứu khoa học trong những năm qua đã được Bệnh viện đặc
biệt quan tâm chú trọng, nhiều đề tài đã được nghiệm thu đưa vào ứng dụng điều trị
đạt kết quả tốt. Trong năm 2014 đã tổ chức nghiệm thu 01 đề tài cấp Bộ, 03 đề tài
cấp cơ sở; Đang triển khai 01 đề tài cấp Bộ, 04 đề tài cấp cơ sở; Xét chọn và ký hợp
đồng 03 đề tài cấp Bộ, 05 đề tài cấp cơ sở; Chỉ đạo các khoa, phòng triển khai các
thủ thuật, kỹ thuật mới để chuẩn bị cho Hội thao kỹ thuật Sáng tạo tuổi trẻ ngành Y
tế Thủ đô lần thứ XXV. Bên cạnh đó, Bệnh viện còn thường xuyên tổ chức các buổi
sinh hoạt khoa học định kỳ, tham gia các cuộc hội thảo trong và ngoài nước nhằm
thảo luận các vấn đề mới trong điều trị, các dạng thuốc, bài thuốc, các trang thiết bị
mới cũng như thông tin y dược cập nhật. Đồng thời, phối kết hợp chặt chẽ giữa điều
trị lâm sàng, dược lâm sàng và cận lâm sàng để ngày một nâng cao hiệu quả khám
chữa bệnh.
Bảng 3.5. Các công trình nghiên cứu tại Bệnh viện
Y học cổ truyền - Bộ Công an giai đoạn 2011-2014
Năm
2011
2012
2013
2014
02
03
05
05
Đề tài nghiên cứu cấp Bộ
01
01
01
01
ĐT nghiên cứu cấp cơ sở
01
02
04
04
Số ĐT được nghiệm thu
01
04
05
04
Số ĐT nghiên cứu ứng dụng
02
03
05
05
Nội dung
Tổng số đề tài
Trong đó:
Nguồn: Phòng KHTH, Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an
Bảng 3.5 cho thấy công nghiên cứu khoa học được bệnh viện hết sức quan
tâm, minh chứng cụ thể là số lượng các công trình nghiên cứu tăng lên. Tuy nhiên,
mức tăng giữa các năm không nhiều và con số các công trình còn ở mức khiêm tốn.
35
3.2.1.2.Quản lý dược liệu và thuốc thành phẩm y học cổ truyền
Bảng 3.6. Tình hình sử dụng dƣợc liệu giai đoạn 2011-2014
Năm
Chỉ tiêu
Dược liệu bào chế
(Kg)
2011
2012
2013
2014
12.840
12.250
14.878
19.383
Nguồn: Phòng KHTH, Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an
Bảng 3.6 cho thấy số lượng dược liệu bào chế có năm tăng, có năm lại giảm.
Điều này cho thấy việc đảm bảo các dược liệu để bào chế của Bệnh viện chưa thực sự
ổn định.
3.2.1.3. Hợp tác và trao đổi trong công tác khám chữa bệnh
Những năm gần đây, Bệnh viện đã tăng cường công tác hợp tác quốc tế về
YHCT với các nước: Trung Quốc, Cộng hòa Liên bang Nga, Hàn Quốc, Đài Loan,
Cuba, Cộng hòa Áo…trong đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn,
nghiên cứu hợp tác sản xuất trao đổi các sản phẩm thuốc YHCT... Đặc biệt năm
2011, Bệnh viện triển khai kế hoạch hợp tác quốc tế với Bệnh viện Gia Tế Chu Hải
Trung Quốc; hợp tác với Chuyên gia Lý Gia Tế trong lĩnh vực ứng dụng sản xuất
thuốc và điều trị tại Bệnh viện.
3.2.2. Quản lý trang thiết bị y tế
Quản lý trang thiết bị y tế là quản lý theo định hướng chiến lược phát triển
Bệnh viện. Quản lý kế hoạch - chương trình trang thiết bị y tế ngắn hạn, phải có tầm
nhìn và quyết tâm thực hiện bằng được. Quản lý quy chế, nội dung thiết bị y tế có
đôn đốc, kiểm tra và điều chỉnh kịp thời. Đồng thời, quản lý hiệu suất lao động của
hệ thống và từng thiết bị của bệnh viện tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường thiết
bị y tế hoạt động chính xác và an toàn. Ngoài ra, còn tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến
thức về kĩ thuật y tế cho đội ngũ cán bộ y tế, đảm bảo lãnh đạo càng có nhiều thông
tin càng tốt. Những hoạt động này vẫn chưa được tổ chức định kỳ. Trong cơ chế đòi
hỏi càng cao chất lượng cũng như sự sẵn sàng của các trang thiết bị trước khi tiến
hành khám chữa bệnh do đó Bệnh viện cần phải có bộ phận chuyên môn riêng quản
lý về vấn đề này. Trên thực tế hoạt động này mới chỉ là phần kiêm nhiệm của cán
36
bộ nhân viên ở các khoa chuyên môn, công tác tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa trang
thiết bị vẫn còn nhiều hạn chế về nguồn lực. Một vấn đề nữa cần quan tâm là tổ
chức xử lý hệ thống nước thải y tế tại Bệnh viện vẫn chưa có phương án giải quyết
hiệu quả.
3.2.3. Quản lý cơ sở vật chất hạ tầng và trang thiết bị
Hiện nay Bệnh viện đã có khá đầy đủ các khoa, phòng chức năng cũng như
các chuyên khoa về hồi sức tích cực, nội, ngoại, châm cứu, dưỡng sinh, phục hồi
chức năng, chuyên khoa lẻ: Răng - Hàm - Mặt, Tai - Mũi - Họng, hỗ trợ điều trị ung
thư... Được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục Hậu cần - Kỹ
thuật, Bệnh viện đã được trang bị nhiều thiết bị máy móc hiện đại, thực hiện nhiều
kỹ thuật tiên tiến giúp chẩn đoán nhanh, chính xác như: nội soi tiêu hoá, điện tim 6
cần, điện não đồ, siêu âm màu 3 chiều, X-quang tăng sáng truyền hình, xét nghiệm
huyết học, sinh hóa, nước tiểu, máy đo độ loãng xương, máy nội soi Tai mũi họng,
máy tán sỏi, hệ thống vật lý trị liệu đa chức năng, máy kéo dãn cột sống, máy nha
khoa đa năng hiện đại, máy điều trị bệnh trĩ, dao mổ laser... kết hợp với các phương
pháp điều trị, các bài thuốc quý của YHCT đạt hiệu quả cao.
Cơ sở vật chất hạ tầng của Bệnh viện ngày càng được nâng cấp và hoàn
thiện theo hướng hiện đại. Bệnh viện vừa hoàn thành giai đoạn II “Dự án cải tạo
nâng cấp phát triển tổng thể Bệnh viện” với khu điều trị nội trú 7 tầng được thiết
kế và xây dựng đồng bộ đáp ứng cho 6 khoa lâm sàng, khoa ngoại và u bướu với
2 tầng có khu cách ly cho bệnh nhân truyền nhiễm được thiết kế thuận lợi và
thoáng mát cho nhân viên làm việc và bệnh nhân điều trị tại khoa; Nhà hành
chính 3 tầng được bố trí cho Ban giám đốc; phòng Tổ chức Hành chính; phòng
Kế hoạch Tổng hợp và Phòng Hậu cần - Tài vụ ngoài ra còn bố trí phòng họp
giao ban, hội thảo, phòng truyền thống, thư viện và hội trường lớn hơn 200 ghế
ngồi. Khu nhà khoa dược và vật tư y tế 3 tầng khép kín được bố trí hợp lý đồng
bộ đảm bảo đầy đủ chức năng theo quy định của Bộ Y tế. Phòng khám được bố
trí ngay khu gần cổng chính Bệnh viện với 10 bàn khám chuyên khoa và hệ
thống đón tiếp thanh toán một chiều đảm bảo thuận lợi cho bệnh nhân đến khám
và làm các thủ tục cần thiết cho nhập viện điều trị.
37