Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 87 trang )
dụng tiêu chuẩn, mô hình, phương pháp quản lý chất lượng, bao gồm: Đánh giá và
chứng nhận chất lượng Bệnh viện theo tiêu chuẩn Bộ Y tế ban hành; Áp dụng chu
trình đảm bảo và cải tiến chất lượng, quản lý chất lượng toàn diện.
- Bệnh viện chủ động lựa chọn cải thiện chất lượng BV là quy trình cần được
giám sát thực hiện thường xuyên theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế ban hành. Hoàn thiện
hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện gồm: Giám đốc bệnh viện làm Chủ tịch và
Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn làm Phó chủ tịch. Thành lập Tổ Quản lý chất
lượng trong bệnh viện để triển khai Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do
Bộ Y tế ban hành phù hợp với điều kiện của bệnh viện. Đồng thời, hỗ trợ kỹ thuật
cho các khoa phòng triển khai các hoạt động bảo đảm cải tiến chất lượng.
- Bố trí kinh phí, đảm bảo điều kiện về trang thiết bị và phương tiện cho các
hoạt động quản lý chất lượng. Do nguồn kinh phí được Bộ đầu tư ngày càng thắt
chặt, Bệnh viện định hướng đầu tư không cần nhiều thiết bị y tế mà cần thiết bị y tế
đồng bộ và phù hợp nhu cầu người bệnh, không yêu cầu đông bác sĩ trong bệnh
viện mà bác sĩ phải có tay nghề cao.
- Bảo đảm nguồn nhân lực cho quản lý chất lượng. Bệnh viện có chương
trình học tập về quản lý chất lượng dịch vụ thường xuyên và giải pháp xử lý các rủi
ro một cách minh bạch. Tổ chức hoặc cử nhân viên y tế tham gia các khóa đào tạo,
bồi dưỡng về quản lý chất lượng do cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước thực hiện
đặc biệt là các khóa đào tạo chuyên sâu về quản lý chất lượng.
- Việc áp dụng quản lý chất lượng tại bệnh viện phải được thực hiện từng bước,
đúng kỹ thuật và dựa trên bằng chứng, số liệu thực tế tại Bệnh viện. Những sáng kiến cải
tiến chất lượng khi đưa ra áp dụng tuân thủ nguyên tắc thử nghiệm trên quy mô nhỏ (một
khoa, một bộ phận…) rồi rút kinh nghiệm rồi mới triển khai trên quy mô lớn.
4.2. Một số giải pháp quản lý chất lƣợng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Y học
cổ truyền Bộ Công an giai đoạn 2016-2020
4.2.1. Áp dụng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng Bệnh viện
- Cơ sở, lý do chọn giải pháp: Công tác quản lý bệnh viện đóng một vai trò
quan trọng trong việc quyết định chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện. Thực
trạng công tác quản lý tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an hiện nay đã có
rất nhiều thay đổi và cải cách nhưng để phù hợp với định hướng muốn nâng cấp
57
Bệnh viện lên loại I thì công tác quản lý chất lượng khám bệnh cần phải những giải
pháp đồng bộ.
- Mục tiêu của giải pháp: Hướng tới một quy trình quản lý đồng bộ và hiệu
quả tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an
- Nội dung của giải pháp:
+ Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi chuyên môn, nguồn lực về vốn cũng
như kinh phí Bệnh viện lựa chọn những tiêu chí, tiêu chuẩn phù hợp và triển khai áp
dụng tại Bệnh viện. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận chất
lượng Bệnh viện cần tiếp tục duy trì và cải tiến chất lượng.
+ Bệnh viện cần tổ chức hệ thống quản lý chất lượng Bệnh viện. Mạng lưới
quản lý chất lượng Bệnh viện được thiết lập từ cấp bệnh viện đến các khoa, phòng,
đơn vị trong bệnh viện và do Phòng quản lý chất lượng làm đầu mối điều phối các
hoạt động.
+ Đánh giá chất lượng bệnh viện, gồm: Đánh giá hiệu quả áp dụng các tiêu
chí, tiêu chuẩn, mô hình, phương pháp về quản lý chất lượng bệnh viện để đưa ra
quyết định lựa chọn tiêu chí, tiêu chuẩn, mô hình và phương pháp phù hợp; Bệnh
viện cần thực hiện lấy ý kiến thăm dò và đánh giá sự hài lòng của người bệnh và
thân nhân định lỳ làm cơ sở cho việc cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ người
bệnh và sự hài lòng của nhân viên y tế.
- Kết quả dự kiến: Giải pháp này sẽ đem lại sự quản lý bệnh viện theo hướng
hiện đại, hiệu quả và tiết kiệm.
4.2.2. Xây dựng quy chế dân chủ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp
- Cơ sở, lý do chọn giải pháp: Dịch vụ khám chữa bệnh là loại dịch vụ đặc
biệt, có hàm lượng chuyên môn cao người bệnh không có khả năng đánh giá kỹ
thuật mà chủ yếu đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh thông qua cách thức
nhân viên y tế tiếp xúc với họ, hay nói một cách khác là theo cách họ được khám,
chữa bệnh và chăm sóc chứ không phải dựa trên kết quả khám chữa bệnh cuối cùng.
Thực hiện Chỉ thị 03/CT-BYT, ngày 01/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc tăng cường các giải pháp thực hiện tốt quy tắc ứng xử, nâng cao đạo đức nghề
nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tại các cơ sở khám
58
bệnh, chữa bệnh.
Triển khai Thông tư 07/2014/TT-BYT, ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ
Y tế quy định về quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, viên chức, người lao động
tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
- Mục tiêu của giải pháp: Nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho nhân viên y
tế tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bộ công an.
- Nội dung của giải pháp: Để giao tiếp với người bệnh có hiệu quả cán bộ y
tế cần có các kỹ năng sau:
Hạn chế hợp lý các mong đợi quá mức của người bệnh. Mọi người bệnh khi
vào viện ai cũng mong muốn được chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, thực tế chỉ có 60%
người bệnh được điều trị khỏi bệnh, gần 35% bệnh thuyên giảm và gần 5% bệnh
không thay đổi, nặng hơn hoặc tử vong. Ngoài ra, người bệnh mong đợi được chẩn
đoán sớm, được phục vụ ngay, không phải nằm ghép, được người nhà luôn luôn bên
cạnh... những mong đợi của người bệnh là chính đáng nhưng luôn luôn cao hơnvà
vượt quá khả năng mà mỗi cán bộ y tế và bệnh viện có thể đáp ứng. Vì vậy, cán bộ
y tế cũng cần có kỹ năng giao tiếp để hạn chế mong đợi của người bệnh một cách
hợp lý.
Sử dụng giao tiếp không lời hiệu quả: Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng
ngôn ngữ hình thể như những biểu hiện về nét mặt, cử chỉ, hành động, của cán bộ y
tế gây ấn tượng quan trọng nhất đối với người bệnh.
Sử dụng từ ngữ và giọng nói phù hợp: Cần nhớ rằng giọng nói của cán bộ y
tế có tác động mạnh đến sự cảm nhận của người bệnh. Người bệnh có thể quên lời
nói nhưng rất khó quên giọng nói và hành vi của cán bộ y tế. Theo một báo cáo
nghiên cứu cho thấy, khi có sự khác nhau giữa cử chỉ, giọng nói và câu nói người ta
thương tin vào cử chỉ hơn là giọng nói và câu nói.
Đồng cảm với những lo âu của người bệnh: Theo điều tra trên 650 người
bệnh tại 6 bệnh viện do Hội Điều dưỡng Việt Nam và bệnh viện Bạch mai thực hiện
(2005) thì người bệnh khi nằm viện có 7 điều lo âu: (1) bệnh không khỏi và biến
chứng nặng hơn (99%); (2) bác sĩ và nhân viên y tế không nhiệt tình (62%); (3)
không đủ tiền để chữa bệnh (53%); (4) phải nằm ghép (50%); (5) không có chỗ cho
59
người nhà ở lại bệnh viện (50%); (6) phải chờ đợi lâu (35%); (7) đồ vải bệnh viện
không sạch (20%).
Giải thích thấu đáo khi người bệnh có than phiền hoặc tai biến: Trong thực
hành lâm sàng người bệnh có thể gặp các biến chứng do diễn biến của bệnh, do hạn
chế của y học và đôi khi do sơ suất của cán bộ y tế. Khi có biến chứng xảy ra, người
bệnh không thể phân biệt được do bệnh hay do cán bộ y tế sơ xuất. Vì vậy, khi cán
bộ y tế khi đã cố gắng hết sức mà biến chứng hoặc kết quả không mong muốn vẫn
xảy ra thì cần phải giành đủ thời gian để tiếp xúc và giải thích cho người bệnh. Cách
thức giải thích và sự đồng cảm của bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế về những
biến chứng sẽ làm cho người bệnh giảm hoặc từ bỏ ý định khiếu kiện.
Cung cấp thông tin “xấu” cho người bệnh và người nhà kịp thời: mọi cán bộ
y tế cần biết chuẩn bị về tinh thần cho người bệnh và người nhà trước khi cung cấp
các thông tin xấu về sức khoẻ cho người bệnh. Cần hết tránh đưa tin “xấu” đột ngột
có thể gây sốc và khủng hoảng về tinh thần cho người bệnh.
Không để người bệnh ra viện còn bức xúc chưa được giải quyết: những trải
nghiệm trong quá trình nằm viện luôn dẫn đến những cảm xúc tốt hoặc không tốt
của người bệnh lúc ra viện; đa số người bệnh rất cảm động khi nói lời cảm ơn khi ra
viện, song cũng có ít trường hợp người bệnh trút bực tức vào thời điểm ra viện.
Hình ảnh của bệnh viện có thể được tăng lên hoặc giảm đi khi người bệnh ra viện.
Vì vậy, không để người bệnh ra viện mà còn có điều bức xúc chưa được giải quyết.
- Kết quả dự kiến: Nếu thực hiện tốt theo nội dung của giải pháp, nhân viên
viên y tế tại Bệnh viện sẽ có khả năng giao tiếp tốt với người bệnh để từ đó tạo ra sự
tin tưởng của người bệnh vào đội ngũ y tế.
4.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin công tác quản lý
- Cơ sở lý, do chọn giải pháp: Có thể nói công nghệ thông tin sẽ làm cho
việc quản lý bệnh trở nên đơn giản hơn và tất cả theo một quy trình thống nhất. Cho
nên nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý sẽ giúp nâng cao
hiệu quả quản lý.
- Mục tiêu của giải pháp:
+ Mục tiêu trước mắt: Xây dựng phần mềm “Quản lý bệnh viện” đáp ứng
60
được các yêu cầu quản lý nghiệp vụ của bệnh viện.
Quản lý bệnh nhân: Quản lý hồ sơ hành chính của bệnh nhân, quá trình điều
trị và các xét nghiệm đối với bệnh nhân.Yêu cầu: Chuẩn hoá thông tin về bệnh
nhân; Hồ sơ bệnh nhân được lưu trữ một cách tập trung, nhưng cần được xử lý một
cách phân tán; Phải lưu trữ được các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng; Lưu trữ lịch
sử khám và chữa bệnh.
Quản lý thuốc: Quản lý danh mục các loại thuốc, tên thuốc; Quản lý giá
thuốc, hạn sử dụng thuốc: Quản lý tài chính; Quản lý việc thanh toán viện phí của
bệnh nhân; Quản lý thu, chi của bệnh viện.
Quản lý nhân sự của bệnh viện: Quản lý hồ sơ nhân viên; Quản lý chuyên môn
+ Mục tiêu lâu dài:
Một là, tăng cường công tác quản lý hoạt động bệnh viện dựa trên cơ sở quản
lý khoa học và hiệu quả của hệ thống quản lý áp dụng tin học (tin học hoá quản lý
bệnh viện), tăng cường năng lực hoạt động của cán bộ dựa trên việc áp dụng kỹ
thuật cao.
Hai là, giúp cho người quản lý nắm được các thông tin nhanh, chính xác, bất
cứ lúc nào, tránh được quan liêu, hiệu chỉnh ngay được các sai sót và điều chỉnh
hoạt động kịp thời. Thông qua các dữ liệu và thông tin, người quản lý có thể đưa ra
được những kế hoạch phù hợp và giúp cho việc điều hành thực hiện kế hoạch một
cách nhanh chóng.
Ba là, giúp đơn giản hoá các thủ tục hành chính, loại bỏ bớt các hoạt động
trung gian, tạo điều kiện cho các dịch vụ khám chữa bệnh nhanh chóng, thuận tiện
và kịp thời.
Bốn là, tăng cường chất lượng thông tin của bệnh viện và thống nhất dữ liệu
cho hoạt động quản lý ngành thông qua Website riêng của Bệnh viện.
- Nội dung của giải pháp:
+ Đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng: Cơ sở vật chất hạ tầng CNTT đóng vai trò
chủ đạo trong hệ thống CNTT. Hạ tầng cơ sở CNTT không phải đơn thuần chỉ gồm
các máy tính, thiết bị mạng... mà đó là hệ thống phức tạp, là tổ hợp của máy
khách/máy chủ, môi trường truyền thông, thiết bị mạng, phần mềm điều khiển tạo
61
thành cơ sở cho việc sử dụng, trao đổi thông tin trong toàn hệ thống.
Mạng máy tính bao gồm cả thiết bị phần cứng, các giải pháp công nghệ xây
dựng mạng, nên việc xây dựng mạng đóng vai trò chủ đạo, quyết định của hạ tầng
cơ sở CNTT.
Ngày nay, CNTT có nhiều bước tiến vượt lên cả về phần cứng cũng như
phần mềm, cộng với yêu cầu đổi mới công tác quản lý hiện nay, việc nâng cấp, mở
rộng và hoàn thiện hệ thống thông tin của bệnh viện trong những năm sau này là hết
sức cần thiết.
+ Xây dựng hệ thống mạng LAN của bệnh viện: Hệ thống mạng LAN trong
bệnh viện chính là cơ sở hạ tầng của hệ thống thông tin và là một yếu tố quan trọng
quyết định thành công việc ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện vì nó ảnh hưởng
trực tiếp tới tốc độ của các phần mềm quản lý bệnh viện đồng bộ. Vì vậy, cần được
tư vấn và thiết kế mạng LAN trong bệnh viện thật tốt, sao cho đáp ứng được các
yêu cầu hệ thống ứng dụng và dịch vụ trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Tùy
theo địa hình phân tán của các điểm nút mạng cần phải lựa chọn công nghệ đường
truyền sao cho đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật (ví dụ: cáp quang; sợi trục hay công
nghệ không dây...)
Hệ thống mạng cần phải đáp ứng các yêu cầu về ứng dụng, đảm bảo cung
cấp hạ tầng truyền thông cho việc truy cập cũng như cập nhật và tích hợp hệ thống
dữ liệu trong bệnh viện và ra bên ngoài. Đây là tiền đề cho các bước phát triển hệ
thống ứng dụng thống nhất trong một bệnh viện nói riêng và toàn ngành y tế nói
chung trong các giai đoạn tiếp theo.
+ Đầu tư kết nối Internet, trao đổi thông tin: Việc sử dụng dịch vụ Internet, dịch
vụ kết nối và dịch vụ ứng dụng Internet trong hệ thống bệnh viện là rất cấp thiết, là một
cửa ngõ lưu thông để cập nhật với khoa học công nghệ Y học thế giới, khuyến khích
ưu tiên phát triển Internet bệnh viện là một chủ trương lớn của ngành Y tế.
- Kết quả dự kiến: nếu giải pháp này được thực hiện thì việc quản lý bệnh
nhân và các thủ tục hành chính sẽ được đơn giản và theo một quy trình thống nhất.
Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất của người bệnh khi khám và điều trị tại bệnh
viện Y học cổ truyền - Bộ Công an.
62
4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Cơ sở, lý do chọn giải pháp: Trong công tác khám chữa bệnh yếu tố quyết
định đến chất lượng của dịch vụ quan trọng nhất là trình độ chuyên môn của đội
ngũ nhân viên y tế trong Bệnh viện. Tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an
vấn đề nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên y tế được
lãnh đạo hết sức quan tâm, nhưng với mục tiêu phấn đấu trở thành bệnh viện hạng I
thì đội ngũ nhân viên y tế của Bệnh viện cần phải tiếp tục được nâng cao trình độ để
đáp ứng được những đòi hỏi mới khi Bệnh viên trở thành bệnh viện loại I trong
tương lai.
- Mục tiêu của giải pháp: Xây dựng nguồn nhân lực có trình độ chuyên sâu
đáp ứng được nhu cầu của người bệnh và tiêu chuẩn của Bệnh viện loại I.
- Nội dung của giải pháp: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính
trị tư tưởng cho cán bộ nhân viên nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành
vi trong thực thi nhiệm vụ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm ý thức tổ chức kỷ luật
lao động, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh. Không ngừng rèn luyện trau dồi đạo
đức nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp ứng xử đối với đồng nghiệp, người bệnh và gia
đình người bệnh.
Quan tâm tạo điều kiện, động viên khích lệ cán bộ chiến sĩ tham gia học tập
nâng cao trình độ chuyên môn tiếp thu và ứng dụng được công nghệ kỹ thuật cao
nhất là các chuyên khoa sâu trong KCB, ngoại ngữ, tin học, quản lý mang kiến thức
về phục vụ hoạt động ở đơn vị.
Bệnh viện phải thay đổi chính mình để đáp ứng đòi hỏi nâng cao chất lượng
KCB, tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân. Để làm được điều này bệnh viện cần
thay đổi bộ mặt của mình như khoa khám bệnh phải thuận tiện, thoáng mát có đủ
ghế ngồi chờ cho người bệnh và người nhà người bệnh đồng thời phải công khai
minh bạch giá dịch vụ y tế mới. Làm sao để bộ phận đón tiếp, hướng dẫn bệnh nhân
đến các khoa, khám bệnh, xét nghiệm siêu âm… thuận tiện và khoa học.
Quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất; Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết
bị, cải thiện môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả trong đơn vị.
Muốn tăng chất lượng chăm sóc khám chữa bệnh, Giám đốc bệnh viện cần có
63
kế hoạch đào tạo theo kíp gồm bác sĩ và kỹ thuật viên theo chuyên khoa sâu (ngắn hạn,
dài hạn). Quan tâm đội ngũ thầy thuốc trẻ có trình độ, cán bộ có kinh nghiệm nhiệt tình
trong công tác mang lại hiệu quả cho đơn vị. Đồng thời cử cán bộ đi thăm quan học tập
kỹ thuật mới và cao.
Cần tập trung xây dựng cơ chế trong công tác thi đua khen thưởng khích lệ
động viên kịp thời những cán bộ có trình độ cao, tích cực làm việc với tinh thần
trách nhiệm mang lại hiệu quả đích thực cho hoạt động của khoa phòng, bệnh viện.
Bệnh viện có biện pháp tích cực can thiệp vào các hiện tượng tiêu cực, biểu
hiện lơ là, thất trách của nhân viên y tế; Động viên khen thưởng kịp thời những
gương người tốt, việc tốt.
Đối với đội ngũ cán bộ viên chức, trước hết phải có lòng say mê nghề
nghiệp, tinh thần tự giác, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác thể hiện thái
độ quan tâm đến người bệnh, chủ động trong công việc được giao. Tích cực học tập,
tự học nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp,
ngoại ngữ, tin học phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên môn, quản lý bệnh viện.
Bên cạnh đó bệnh viện cần có kế hoạch tuyển dụng thêm nguồn nhân lực cán
bộ có trình độ chuyên sâu để đảm bảo định mức biên chế do Bộ Y tế quy định.
- Kết quả dự kiến: Nguồn nhân lực mới chất lượng cao sẽ là yếu tố đảm bảo
uy tín và tạo dựng được niềm tin của người bệnh đối với Bệnh viện. Góp phần nâng
cao chất lượng dịch vụ Bệnh viện.
4.2.5. Kiểm kê thường xuyên mức độ hài lòng của người bệnh
- Cơ sở, lý do chọn giải pháp: Việc tiến hành đo lường mức độ hài lòng của
bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện một cách định kỳ sẽ là cơ sở quan
trọng trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện.
- Mục tiêu của giải pháp: Nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh của bệnh viện theo định kỳ, từ đó giúp cho lãnh đạo bệnh viện biết được sự
đánh giá của người bệnh về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, để hoàn thiện và
nâng cao hơn chất lượng dịch vụ.
- Nội dung của giải pháp: Điều tra đo lường sự hài lòng của người bệnh phải
coi là một trong những công cụ của quản lý bệnh viện, giám đốc bệnh viện phải coi
64
việc đánh giá chỉ số hài lòng của người bệnh như việc kiểm toán tài sản vô hình
hàng năm về uy tín, thương hiệu, chất lượng dịch vụ và tình cảm của người bệnh
dành cho Bệnh viện.
Các thông tin từ đo lường sự hài lòng của người bệnh cần đảm bảo khách
quan, phải được nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng để: (1) xác định mức độ hài lòng
của người bệnh tại thời điểm nghiên cứu; (2) xác định các yếu tố tác động đến sự
hài lòng của người bệnh; (3) so sánh đánh giá của người bệnh trên từng tiêu chí
giữa hiện tại so với trước đây để làm cơ sở trong việc cải tiến và hoạch định các
chiến lược trong tương lai.
- Kết quả dự kiến: Sẽ tạo ra một báo cáo định kỳ đề lãnh đạo bệnh viện biết
được thực trạng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của bệnh viện có làm hài lòng
bệnh nhân không.
4.2.6. Phòng ngừa sự cố y khoa và đảm bảo an toàn người bệnh
- Cơ sở, lý do chọn giải pháp: Khác với các khoa học chính xác trong lĩnh
vực như điện tử, viễn thông, vi tính... có thể đạt được sự chính xác 100%, trong lĩnh
vực y học các bác sĩ chỉ có thể đưa ra các “CHẨN ĐOÁN” nên luôn kèm theo các
sai số, đằng sau những thành công của các thầy thuốc giỏi bao giờ cũng có những
thất bại mà người bệnh là nạn nhân của sự rủi ro ngoài ý muốn. An toàn người bệnh
là nguyên tắc hàng đầu trong thực hành y khoa, là thành tố quan trong nhất về chất
lượng bệnh viện. Ở bất cứ thời điểm nào trong tiến trình điều trị và chăm sóc người
bệnh đều gắn liền với các sự cố y khoa không mong muốn và luôn luôn là mối đe
doạ thường trực đối với người bệnh mà mọi cán bộ y tế và mọi cơ sở y tế phải cảnh
giác cao. Vì vậy, an toàn người bệnh là mục tiêu hàng đầu trong thực hành và quản
lý chất lượng bệnh viện hiện nay.
- Mục tiêu của giải pháp: Nhằm tạo ra tinh thần trách nhiệm trong công tác
khám chữa bệnh của đội ngũ nhân viên y tế.
- Nội dung của giải pháp: Chúng ta cần có một tư duy mới hơn về văn hoá
bệnh viện đó là “Văn hoá xin lỗi”. Thông thường người bệnh không phân biệt
được nguyên nhân của các biến chứng do cẩu thả, do tiên lượng kém, do ngẫu
nhiên hay do hạn chế của y học. Bệnh viện cũng cần nghiêm túc kiểm điểm khi
65
xảy ra các tai biến cho người bệnh cho dù nguyên nhân gì. Đồng thời cũng cần
xin lỗi người bệnh do những hạn chế về tiên lượng, những tai biến không do chủ
ý mà do sự cố khách quan ngoài ý muốn. Như vậy, xin lỗi không có nghĩa là
thừa nhận sai sót mà kèm theo đó là sự đồng cảm với tổn thất của người bệnh và
qua đó nhận được sự thông cảm của người bệnh về những hạn chế của cơ sở y tế,
cũng như những hạn chế về y học.
- Kết quả dự kiến: Giải pháp này sẽ giúp hạn chế những sai xót và sự cố
trong công tác khám chữa bệnh đồng thời sẽ tạo ra một văn hóa xin lỗi và chịu trách
nhiệm của đội ngũ nhân viên y tế.
4.2.7. Cải cách thủ tục hành chính giảm thời gian chờ đợi của người bệnh
- Cơ sở, lý do chọn giải pháp: Các thủ tục hành chính tại bệnh viện đóng một
vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút bệnh nhân đến khám và điều trị bên
cạnh chất lượng chuyên môn của đội ngũ nhân viên y tế. Nếu thủ tục hành chính
quá nhiêu khê sẽ tạo một tâm lý không tốt cho bệnh nhân khi đến bệnh viện, từ đó
uy tín của bệnh viện sẽ bị giảm sút trong con mắt của người bệnh còn ngược lại nếu
thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ, lấy bệnh nhân làm trung tâm thì sẽ tạo ra hiệu
ứng tâm lý rất tốt cho người bệnh.
- Mục tiêu của giải pháp: Cải cách các thủ tục hành chính cần dựa trên
nguyên tắc đặt lợi ích của người bệnh lên trên, lấy người bệnh làm trung tâm.
- Nội dung của giải pháp: Các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, giảm
thời gian chờ đợi cho người bệnh trong bệnh viện bao hàm nhưng không hạn chế
bởi các sáng kiến dưới đây:
+ Cải tiến dây truyền khám bệnh theo nguyên tắc một cửa: bảng điện tử lấy
số khám tự động, bố trí nhân viên hướng dẫn người bệnh tại các khoa khám, sắp
xếp phòng xét nghiệm và nhà thuốc ngoại trú.
+ Giảm thời gian chờ của người bệnh tại tất cả các khâu như: khám, chờ làm
xét nghiệm, chờ mua thuốc, chờ thanh toán viện phí.
+ Tăng ca, tăng giờ làm việc của khoa khám bệnh, tổ chức thêm các bộ phận
khám bệnh ngoài giờ.
+ Trả kết quả xét nghiệm nhiều lần trong ngày.
+ Hẹn người bệnh đến khám lại vào buổi chiều.
66
+ Sắp xếp lại bộ phận thanh toán viện phí, hoạt động 24/24 giờ.
- Kết quả dự kiến: Giải pháp này sẽ quy trình khám chữa bệnh trở nên đơn
giản hơn và người bệnh sẽ cảm thấy hài lòng khi đến khám và điều trị tại bệnh viện
Y học cổ truyền - Bộ Công an.
4.2.8. Thông tin cho người bệnh đầy đủ, đúng và kịp thời
- Cơ sở, lý do chọn giải pháp: Các thông tin mà nhân viên y tế cung cấp cho
bệnh nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo tâm lý tốt cho người bệnh, để
người bệnh tin tưởng vào khả năng khỏi bệnh. Qua các cuộc nghiên cứu cho thấy
nếu bệnh nhân được cung cấp đầy đủ thông tin, đúng và kịp thời thì người bệnh sẽ
tin tưởng vào chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện và khi họ tin tưởng họ sẽ
tạo ra hiệu ứng lan truyền rất nhanh cho đông đảo quần chúng và điều này vô cùng
quan trọng đối với bệnh viện. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tại Bệnh viện cho thấy
vẫn còn có một tỷ lệ không nhỏ người bệnh cho rằng, bệnh viện không cung cấp đầy
đủ thông tin, kịp thời cho họ. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới Bệnh viện.
- Mục tiêu của giải pháp: Muốn nhân viên y tế của Bệnh viện Y học cổ
truyển - Bộ công an tạo ra niềm tin cho bệnh nhân thông qua việc cung cấp thông
tin đầy đủ, đúng và kịp thời.
- Nội dung của giải pháp:Những thông tin thiết yếu người bệnh cần nhận
được bao gồm nhưng không hạn chế bởi các thông tin như:
+ Chẩn đoán.
+ Phương pháp điều trị.
+ Các can thiệp thủ thuật, phẫu thuật.
+ Các chăm sóc, theo dõi sẽ thực hiện trên người bệnh.
+ Thuốc điều trị hàng ngày.
+ Các diễn biến và tiến triển của người bệnh.
+ Chi phí khám chữa bệnh.
+ Quyền và nghĩa vụ của người bệnh khi nằm viện.
+ Người bệnh ra viện cần sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ và điều dưỡng như:
theo dõi những biến chứng như đau, nhiễm trùng, hạn chế vận động, cách dùng
thuốc, chế độ ăn, hẹn thời gian khám lại và cung cấp cho người bệnh số điện thoại
67