1. Trang chủ >
  2. Giáo án - Bài giảng >
  3. Cao đẳng - Đại học >

I. NGƯỜI GIÁO VIÊN VÀ NGHỀ DẠY HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.19 MB, 138 trang )


dạy dồ tre’ em (giáo dục).



Tlioạt đáu, công việc này được phó

thác cho những người già yêu. Song đó cũng là lớp người giàu



kinh nghiệm sống hơn cả, họ là những “giáo viên” đầu ticn.

Bằng con đường đó, cùng với các bản trường ca, các câu chuyện

thẩn thoại và cổ tích...các kinh nghiệm xã hội- lịch sử, những

kiên thức và hiểu biết đã được truyền lại cho thế hệ sau.

Sau đó, vào thời kỳ Hv - La cổ đại, khi kiến thức và kinh

nghiệm xã hội đã trờ nẽn khá phong phú Iheo sự phát triển của

xã hội và cùa sản xuất thì sự truyền dạt cần dến vai trò của

người trung gian chuyên trách nhiệm vụ truyền đạt và chuyên

giao kiến thức. Các triết gia dược coi là những người giáo viên

thực thụ đầu tiên. Song cũng phải chờ đến khi chữ viết (xuất

hiện khoảng hơn 3000 nãm trước) trờ thảnh công cụ giao tiếp

rộng rãi của nhiều dán tộc... thì công việc dạy học và những

người làm công việc chuyển giao kiến thức mới trờ thành một

nghề nghiệp trong xã hội.

Như vậy, sự xuất hiện của nghề dạy học và người giáo viên

gắn chặt với sự phát triển quá trình phát triển sản xuất và phân

công lao động xã hội, nhằm góp phần hình thành phẩm chất và

những năng lực cần thiết của lớp người trẻ tuổi, đáp ứng nhu cầu

phát triển con người và sự phát triển đời sống xã hội. Xã hội

hỏm nay nối tiếp xã hội hôm qua không chỉ thừa hưởng kinh

nghiệm sản xuất vật chất để đưa xã hội tiến lên, mà còn kê thừa

và phát triển cả những giá trị tinh thần, văn hoá xã hội.

Sứ mạng xã hội cùa giáo viên, luôn được xã hội phán công

chuyên inòn hoá giúp cho thế hộ trẻ có được sự chuẩn bị tích

cực và thuận lợi để tham gia vào cuộc sông xã hội. Giáo viên

được coi như là người đại diện của nền văn hoá, là nguyên mầu

237



cho một thế hệ. Lịch sử tiến bộ xã hội đã khắng định: trong hất

kỳ xã hội nào, giáo viên luôn thuộc vào tầng lớp ưu tú của nhân

loại. Lao động của giáo viên là lao động của những người hoạt

động sáng tạo, có tư tưởng dân chủ, nhân vãn và tiến bộ. Điều

này có thể được thấy rõ trong việc xem xét thành phán và địa vị

của giáo viên trong các thời kỳ lịch sử.

Trong thời cổ đại ở xã hội phương Tây (Hy Lạp và La Mã)

giáo viên chủ yếu là các triết gia (như Xixeron, Xôcrat...), cũng

có người là chiến binh giỏi cung kiếm trận mạc, có vị thê là

người tự do, có thứ bậc cao trong xã hội; ở phương Đông, đa

phần giáo viên xuất thân từ trong số các nho gia, chính khách

(như Khổng Tử...).

Thời Trung đại, trong các xã hội phong kiến phương Tây,

giáo viên thường là tăng lữ, hoặc gia nô cao cấp, chủ yếu dạy

vãn phạm Latin, lịch sử và âm nhạc nhằm chuẩn bị cho lớp trẻ

bước vào cuộc sống xã hội của tầng lớp quý tộc. Còn ở phương

Đông, giáo viên là các trí thức tự do, nho sinh và số khác

nguyên là quan lại đã từ bỏ chốn quan trường về làm nghề dạy

học. Giáo viên có sứ mạng chuẩn bị cho người học “dùi mài

kinh sử”, vượt qua các kỳ thi để bước vào đội ngũ quan lại. Giáo

viên được xếp vào bậc danh giá, có vị trí cao trong xã hội theo

quan niệm “quân, sư, phụ”.

Trong thời Cận đại và Hiện đại (tương ứng với nền vãn

minh công nghiệp), giáo viên là những người có tri thức cao,

được đào tạo chuyên môn và có tổ chức nghiệp đoàn giới chức.

Do nhu cầu giải phóng và khai sáng con người, nhu cầu tri thức

của sản xuất công nghiệp và thương mại... nghề dạy học được xã

hội đề cao với sứ mạng chuẩn bị tích cực cho thế hệ sau bước

vào cuộc sống xã hội.

238



Nlur vậy, trong các thời kỳ lịch sư, giáo vicn luóĩi là một tang

l(Vp có học vấn và hiếu biết cao trung xã hội. Mặt khác, với sứ

mạng giúp người học phát triển học ván và nhàn cách dê có dược vị

thò nhất định trong xã hội... đã làm cho người thày giáo luôn có

dược sự tôn trọng của các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

2. VỊ trí và vai trò của người giáo viên trong xã hội

hiện

đại



*



Bôi cánh và thách thức của xã hội hiện đại

Ngày nay, khi nhân loai bước vào nén văn minh hậu công

nghiệp, bối cảnh xã hội đang có những thay đổi căn bản và điểu

này dã cũng đặt ra các yêu cầu mới đối với giáo dục và với các

giáo viên. Giáo dục hiện đại đang đói mặt với những thách thức

mới, đó là đóng góp vào sự phát triển, giúp mọi người hiểu

được, và ỡ một mức độ nhất định tiếp cận được với tiến bộ khoa

học - công nghệ, quá trình toàn cầu hóa và nén kinh tế tri thức,

thúc đẩy sự gắn kết xã hội, tạo ra sự phát triển bển vững cho mỗi

quốc gia và toàn thể nhân loại.



Sựphút triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là

công nghệ thông tin và truyền thông đã thu hẹp các khoảng cách

địa lý và đã biến thế giới trử thành “một ngôi làng toàn cầu”.

Cùng với nó là sự chia sẻ thông tin trờ nên thuận lợi và nhanh

chóng. Sự lạc hậu về công nghệ có thể làm cho một quốc gia trờ

thành một ốc đảo, bị tách biệt trong thè giới hiện đại. Hơn ai

hết, giáo viên phải là người biết sử dụng công nghệ vào việc làm

giàu kiến thức của bản thân và trang bị kiến thức cho người học.

Trong dạy học xuất hiện nhiều hình thức giảng dạy mới như dạy

học trôn truyền hình, dạy học thông qua internet (trực tuyến)...

Với các phương tiện dạy học hiện đại, các phương pháp dạy học

239



mới đang làm thay dổi đáng kể quá trình và cách thức truyền đạt

tri thức lừ giáo viên tới người học và làm thay dổi đáng kể vai

trò của giáo viên.



Cùng với những tiến bộ cùa công nghệ thông tin và truyền

thông, quá trình toàn cầu hoá đang làm các quốc gia, các dân tộc

xích lại gần nhau hơn, khiến của cải vật chất và giá trị tinh thần

được chia sẻ dễ dàng hơn, mở ra cơ hội vươn lên tầm cao mới

cho nhiều nước đang phát triển. Những quốc gia chủ động trong

quá trình này sẽ thu được nhiều lợi ích. Trong quá trình này, mỗi

quốc gia dù được nhiều hay ít, thậm chí thua thiệt cũng đéu xem

xét lại quyền lợi của chính mình khi đôi chiếu với bức tranh toàn

cầu nhằm hội nhập hiệu quả hơn. Nguồn nhân lực trình dộ cao

với các kỹ năng cần thiết cho quá trình hội nhập như ngoại ngữ,

tin học, giao tiếp... là các điều kiện cần thiết cho quá trình toàn

cầu hóa. Những vấn đề trên có ảnh hưởng đến nền giáo dục của

các quốc gia cũng như việc đào tạo và hình thành đội ngũ giáo

viên của nền giáo dục đó.

Những tiến bộ khoa học - công nghệ làm tăng hàm lượng tri

thức trong các sản phẩm và đưa tới "nền kinh tế dựa vào tri



thức”. Để tồn tại, mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội phải không

ngừng học tập, “học liên tục, học suốt đời” nhằm tiến tới một

“xã hội học tập” là triết lý giáo dục cho thời đại ngày nay. Trong

nền kinh tế tri thức, giáo dục - dạy học là một trong những

nhóm nghề nghiệp có tính xã hội rộng lớn nhất, được nhiều quốc

gia coi là quốc sách hàng đầu. Trong các “xã hội học tập”, giáo

dục không chỉ là một phương tiện giúp mỗi người đi tới đích, mà

bản thân nó cũng đã là một mục đích. Mỗi người đều được

240



khuyên khích năm lấy những cư hội học tạp suốt đời và déu có

khá năng thực hiện nếu dươc bình đắng vé giáo dục.



Vai tro và vị tri cùa người giáo viên trong xã hội hiện nay

Trong xã hội hiện đại, từ vị trí trung tâm, là người truyền thụ

kiến thức, kinh nghiệm cho người học, vai trò cùa giáo viên ngày



nay dang dịch chuyên theo hướnq chỉ đạo, định hưírtig, tư vấn,

hướng dan nqưci học. Từ người cung cấp tri thức... sang vai trò

nhà giáo dục. người tư ván. Điều này không có nghĩa là vai trò

của giáo viên bị giảm xuống, mà ngược lại càng được nâng cao

hơn. được xã hội tin tướng và đòi hỏi cao hơn. Giáo viên phải

giúp người học chọn lọc và nhận thức được những kiến thức bổ

ích, đồng thời tư vấn cho người học cách thức tổ chức cũng như

phư(tng pháp học tập phù hợp đê họ có thể lĩnh hội và sử dụng

đúng đắn, có hiệu quả những tri thức mà mình đã thu nhận được.

Với chức năng “nhà giáo dục”, người giáo viên không chỉ

đổng vai trò quan trọng trong định hướng, tư vấn hoạt động học,

mà quan trọng hơn là hình thành và phát triển nhân cách người

học, thông qua dạy học nhằm giáo dục những phẩm chất tốt đẹp

của người lao động cho người học. Như vậy, nhà giáo không

những phải giỏi về chuyên môn mà còn phải là người có năng

lực sư phạm, có hiểu biết sâu rộng và có khả năng cập nhật được

những thay đổi của khoa học, công nghệ. Ngoài ra, nhà giáo

cùng phii là người có khả năng thích ứng với những thay đổi

trong ngành nghề và xã hội. Có như vậy thì người thày mới có

thể phát huy được vai trò và ảnh hưởng của mình một cách tốt

nhất trong quá trình dạy học.

Đội ngũ giáo viên luôn được xã hội và mỗi gia đình đặt

niềm hy vọng và đòi hỏi cao, nhằm góp phán quan trọng để lớp

241



tré phát huy hết tiềm năng tô chất và trờ thành những nhân cách

tốt đẹp. Giáo dục và người giáo viên giữ vai trò chù đạo trong

việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ đôi mặt với tương lai thay đổi nhanh

chóng và nhiéu bất trắc.

Giáo viên đóng vai trò quyết định trong sự hình thành và

phát triển thái độ đối với việc học: khơi dậy sự hiểu biết, tính tự

chủ, tinh thần nghiêm túc khoa học và tạo điều kiện cần thiết

cho việc giáo dục liên tục và tự giáo dục thành công. Giáo viên

còn có vai trò cực kỳ quan trọng như một tác nhân của sự thay

đổi, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.

Theo quan điểm của UNESCO (Báo cáo của ủy ban

J.Delors, 1996[6]), nhu cầu thích ứng và thay đổi từ chủ nghĩa

dân tộc hẹp hòi sang thuyết phổ biến; từ thành kiến vãn hóa và

sắc tộc đến sự khoan dung, thông hiểu lẫn nhau và quan hộ đa

phương; từ một thế giới bị chia cắt về công nghệ, ở đó công

nghệ cao là sự ưu thế của một ít nước, sang rnột thế giới thống

nhất về công nghệ. Nhu cầu này đật lên vai người giáo viên

những trách nhiệm lớn lao, họ phải là người tham gia vào việc

xây dựng nhân cách, rèn luyện tính cách và trí tuệ cho thế hệ

mới. Những giá trị đạo đức được hình thành từ thời thơ ấu và

xuyên suốt cuộc đời trở thành điều đặc biệt quan trọng. Vì vậy,

vai trò của giáo viên trong xã hội hiện nay thay đổi theo các

hướng chủ yếu sau:

ì



- Đảm nhận nhiều chức nãng hơn so vói trưóe, có trách nhiệm

lớn hơn trong việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục.

- Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức

việc học của học sinh, sử dụng đến mức tối đa những nguồn tri

thức trong xã hội.

242



- Coi trọng việc cá biệt hoá trong học tập, thay đổi tính chất

trong quan hệ thày trò.

- Yêu cầu rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại,

do đó yêu cầu trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết.

- Ycu cầu hợp tác rộng rãi và chặt chẽ lum với các giáo viên

cùng trư<‘fng, thav đổi cấu trúc trong mối quan hệ giữa giáo viên

với nhau.

-Yêu cầu thắt chặt hơn môi quan hệ với cha mẹ học sinh và

cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Yêu cáu giáo viên tham gia các hoạt dộng rộng rãi ngoài

nhà trường.

Trong bôi cảnh hiện nay, nhiệm vụ trung tám của người

thày và nhu cầu cải tiến công tác đào tạo, quy chê và điều kiện

làm việc của giáo viên đều rất cấp bách... Sự thành công của

những chiến lược cải cách, dựa trên sự đối thoại rộng rãi, bầng

cách kêu gọi tinh thán trách nhiệm cao hơn và tham gia nhiều

hơn của những người liên quan, ờ mọi cấp, sẽ là yếu tô then chốt

của công cuộc đổi mới giáo dục.

3. Đặc điểm của lao động sư phạm

Imo động của



người giáo viên là loại hình lao động đặc biệt.



Sự đặc biệt của lao động sư phạm thể hiện ờ cả đối tượng,

công cụ. phương pháp và sản phẩm của lao động sư phạm.



Đối tượng lao dộng của giáo viên là



học sinh với tất cả

những phức tạp của lứa tuổi, của những con người đang phát

triển và hoàn thiên nhân cách. Đối tượng đó vừa là khách vừa là

chủ thể của quá trình giáo dục. Đó là những con người rất nhạy

243



cám với những tác động cúa môi trường bên ngoài theo cá hai

hướng tích cực và tiêu cực. Do đó, người giáo viên phải lựa chọn

và điểu chỉnh những tác động xã hội và tri thức loài người hằng

lao dộng sư phạm của mình nhằm hình thành những con người

đáp ứng yêu cầu của xã hội. Hiệu quá tác động đến đối tượng

này không phải lúc nào cũng mang lại như nhau, cũng khống tỷ

lệ thuận với số lần tác động. Vì vậy, người giáo viên phải có

nhiều phương án để tác động dến đỏi tượng, không thể rập

khuôn máy móc như lao động khác. Bản thân đôi tượng lao động

đã quyết định tính đặc thù của lao động dạy học.



Công cụ chủ yếu cuả lao động sưphạm không những chỉ là

vốn kiến thức có ở người giáo viên, mà còn là chính bản thân

nhân cách người giáo viên với toàn bộ phẩm chất và năng lực

của mình. Nhân cách người giáo viên càng hoàn thiện thì sản

phẩm làm ra càng hoàn hảo. Từ đó chúng ta có thể thấy rõ hơn,

nếu người giáo viên thiếu nhân cách thì không thể giáo dục nhân

cách cho học sinh.



Phương pháp lao động của người giáo viên cũng



không

giống với bất cứ một phương pháp nào của các ngành hoạt động

khác. Ngoài phần thực hiện đúng theo nguyên lý giáo dục,

nguyên tắc giảng dạy, muốn đạt được mục tiêu giáo dục, giáo

viên không những chỉ vận dụng kỹ năng sư phạm mà còn cả

nghệ thuật xây dựng con người thông qua vốn sống của chính

mình. Do đó, thày cô giáo đã được xem như là người kỹ sư tâm

hồn của mỗi học sinh.



Sán phẩm lao động cùa nhà giáo là nhân cách phát



triển

toàn diện của học sinh, ở từng cấp lớp và ở từng em học sinh,

người giáo viên phải chia sẻ trách nhiệm giáo dục cùng với gia

244



(lình của các em trong mòi tương quan giữa học đường, gia dinh

và xã hội. 1liêu quá lao dộng cùa Hgưừi giáo viên sông mãi trong

nhàn cách của người học.



Lao dộniỊ sưphạm vừa mcttìi’ linh tập thể, vừa mang dấu ấn

( á nliân. Vi vậy, nỏ đòi hỏi một tinh thẩn trách nhiệm cao và sự

am hiểu nghề nghiệp nhất định. Tính nghề nghiệp là một đòi

hỏi, đồng thời cũng tạo ra dicu kiện đê cho người giáo viên tự

rèn luyện mình. Chính vì thế, nâng cao toàn bộ phẩm chất của

người giáo viên là một yêu cáu tát yếu khách quan của xã hội

theo tinh thần, bản thân nhà giáo dục cũng phải được giáo dục.

Như vậy, chúng ta thấy rõ lao động của nhà giáo là lao

động trí lực sáng tạo, có tính chất tổng hợp, toàn diện và tính

liên tục. Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: "Nghề



dạy học là nghé cao quý nhất trong các nghê cao quý, vì nó sàn

xuất ru những con người sàn xuất". Bác Hồ cũng đã khẳng định:

"Nghé t/iàv giáo rất là quan trọng, rất lả ve' vang”.

Day học vừa là một nghệ thuật vừa là một kl.ưa học

Mối tương tác giữa giáo viên và học sinh là quan hệ trung

tâm của quá trình dạy học. Tri thức có the được thu nhận bằng

nhiều cách. Ví dụ, việc áp dụng cách học từ xa và những công

nghệ mới vào việc tự học...

Tuy nhiên, đỏi với đa sô người học, đặc biệt là những người

chưa biết cách tư duy và cách học tập, thì giáo viên vẫn là một

tác nhân không thể thay thế được. Khả năng học tập và nghiên

cứu độc lập là sự phát triển liên tục cùa cá nhân, chỉ có thể thực

hiện được sau một thời gian tương tác nhất định với một hoặc

nhiều giáo viên.

245



Công việc của giáo viên không chi đơn giàn giới hạn vào

việc truyền đạt thông tin, thậm chí là kiến thức, mà còn phải

trình bày kiến thức đó dưới dạng đặt vân đề trong một ngữ cảnh

nhất định... sao cho người học có thể gắn những giải pháp của

mình với tìm ra các phương án giải quyết, hoặc mở rộng h(tn

những khía cạnh của vấn để đặt ra.

Câu chuyện của một hướng dẫn viên du lịch



Anh Q. là hướng dẫn viên du lịch. Trong lần đưa

khách đến thăm vịnh Hạ Long, cậu bé 7 tuổi là con

của một vị khách nước ngoài bị ngã. Như một hướng

dẫn viên du lịch mẫn cán, Q iao đến đỡ cháu dậy rồi

hỏi thăm cuống quýt: Có đau không? phải cẩn thận!

cẩn thận! Tưởng đó ià chuyện bình thường theo kiểu



"chị ngâ em n â n g ” nhưng Q lại ngạc nhiên khi nhận

được ánh mắt không mấy thiện cảm từ người cha của

cậu bé.

Lúc rảnh rỗi, khi du khách thi nhau chụp ảnh, người

khách - cha của cậu bé tiến đến Q, đoạn bảo: "Cảm ơn

sự giúp đỡ tận tình của anh! Có điều, cháu nó ngã thì

phải đ ể nó tự đứng dậy. N hư thế nó m òi có trách nhiệm

vòi những hành động của mình, m òi có thể tự tìm ra

nguyên nhản tại sao lạ i ngã? Có như vậy, nó m ói

nghiêm túc rú t ra bài học và điều quan trọng là nó sẽ

có khả năng tự lập, tự tin giải quyết những bất trắc

trong đoạn đời không dám chắc là bằng phẳng của nó

ỏ phía trước".



246



Ọuaii liệ thày trò pluii nhăm phát triổn đẩy dú nhân cách

người học, với sự nhàn mạnh tính tự chù của họ. Từ quan điểm

Iiày, quyén lực của những người giáo viên thường là một nghịch

lý, VI quyền lực đó phải dựa trên sự tự do thừa nhận tính dũng

dan của kiến thức. Chính vì vậy, chức nàng truyền thông của

giáo viên như một hình tượng vé quyền lực sẽ còn biến đổi, như

là sự cần thiết nhằm đáp ứng những đòi hỏi về thê giới mà người

học có thể đặt ra và cũng từ dó giáo viên mới tạo lập được các

tién để cơ bản cho quá trình học tập thành công.

Ngoài ra, dạy học trong xã hội hiện đại giúp người học biết

xây dựng khả năng xét đoán và hình thành ý thức trách nhiệm,

sao cho họ có thê phát triển khả năng tiên đoán những thay đổi

và tự diều chỉnh cho phù hợp, hay nói cách khác là đê tiếp tục

học suốt đời. Thông qua quá trình làm việc và đối thoại với giáo

viên mà người học phát triển khả năng phê phán của mình.

Đặc thù nghề dạy học và ưu thế của giáo viên ở chỗ họ

chính là tâm gương cho người học: thể hiện ý thức tìm tòi,

tinh thần cởi mờ, sẩn sàng dưa những giả thiết của mình vào

thử nghiệm sự đúng đắn qua thực tế và thừa nhận những sai

sót; hơn ai hết, các nhà giáo phải truyền thụ lòng ham học cho

mọi người.

Theo UNESCO Ự.Delors[6], sđd), việc suy nghĩ lại vê công

việc dào tạo giáo viên tà rất cần tliiết, nhàm bồi dưỡng ờ những

giáo viên tương lai những phẩm chất nhân vãn và trí tuệ, tạo

điều kiện thuận lợi cho một cách tiếp cận mới đôi với việc giảng

dạy theo các xu hướng nói trên.

Tầm quan trọng của chất lượng dạy học, và từ đó chất

lượng giáo viên cần được chú ý đúng mức. Ngay giai đoạn đầu

247



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

×