1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

a, Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: Là hình thái phôi thai của hình thái giá trị, nó gắn với sx hàng hóa ở giai đoạn đầu của trao đổi hàng hóa. Được thể hiên ra là sự trao đổi ngẫu nhiên giữa hàng hóa này với hàng hóa khác.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.14 KB, 90 trang )


+ lao động tư nhân trở thành hình thức biểu hiệnlao động xa hội

- Trong hình thái giá trị giản đơn mỗi hàng hóa chỉ trao đổi được với một hàng hóa

duy nhất khác biệt với nó.(vải chỉ trao đổi được với thóc mà không trao đổi được với

hàng hóa khác). Quy mô trao đổi hẹp và cố định, trao đổi diễn ra trực tiếp và tỷ lệ trao

đổi chưa cố định.

b, Hình thái giá trị mở rộng.

Khi lực lượng sản xuất và trình độ phân công lao động xã hội phát triển ở một

trình độ mới thì trao đổi hàng hóa trở nên thường xuyên hơn. Khi đó, mỗi một loại hàng

hóa không chỉ quan hệ duy nhất khác mà còn có thể quan hệ với nhiều hàng hóa

khác.Khi đó, ra đời hình thái giá trị mở rộng.

Ví dụ:

10kg thóc hoặc

1m vải =

2 con gà hoặc

0,1 chỉ vàng hoặc

…vv



-



-



-



Các đặc điểm của hình thái giá trị mở rộng:

- Trong hình thái giá trị mở rộng, mỗi hàng hóa không chỉ quản hệ với một hàng hóa

duy nhất mà còn có quan hệ với một số hàng hóa khác

Trao đổi vẫn diễn ra một cách trực tiếp và tỷ lệ trao đổi chưa cố định.

c, Hình thái chung của giá trị.

Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động tiếp tục phát triển, trao đổi hàng hóa

ngày càng trở nên thường xuyên và phức tạp hơn điều đó được thể hiện ở chỗ: Người có

vải thì cần thóc nhưng người có thóc thì không cần vải mà cần một hàng hóa khác. Do

đó trao đổi phải thực hiện theo con đường vòng. Có nghĩa là, người ta đem hàng hóa

của mình đổi lấy hàng hóa được nhiều người ưa chuộng, sau đó dùng hàng hóa đó để

đổi lấy hàng hóa mình cần. khi đó hình thành hình thái chung của giá trị.

Ví dụ:

10kg thóc

hoặc 2 con gà

hoặc 0,1 chỉvàng

= 1mvải

…vv

Các đặc điểm của hình thái chung của giá trị.

Trong hình thái chung của giá trị hình thái vật ngang giá được thống nhất ở một hàng

hóa. Tuy nhiên vật ngang giá chưa được cố định, ở các địa phương khác nhau thì có

hình thái vật ngang giáchung khác nhau.

Trong hình thái chung của giá trị tỷ lệ trao đổi cũng chưa được cố định.

d, Hình thái tiền tệ.

LLSX và phân công lao động xh tiếp tục phát triển lên 1 trình độ cao nữa, trao đổi

hàng hóa trở nên phổ biến.Do vậy việc tồn tại nhiều hình thái vật ngang giá khác nhau

14



cản trở quá trình trao đổi, từ đó tất yếu đòi hỏi hình thành 1 vật ngang giá chung thống

nhất. Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở 1 hàng hóa độc tôn phổ biến, khi đó

tiền tệ ra đời.

VD:

10kg thóc

hoặc 2 con gà

hoặc 1m vải

= 0,1 chỉ vàng

…vv



-



-



Các đặc điểm của hình thái tiền tệ.

Khi hình thái tiền tệ ra đời thì tất cả hàng hóa điều được biểu thị giá trị của mình ở hình

thái vật ngang giá thống nhất đó là tiền.

Tỷ lệ trao đổi được cố định nhờ đó mà trao đổi có điều kiện phát triển mạnh mẽ.

Ban đầu người ta sử dụng nhiều kim loại làm tiền, sau đó được cố định lại ở bạc và

vàng và cuối cùng là vàng. Sỡ dĩ vàng được chọn làm tiền là bởi vì nó có các đặc điểm

sau: dễ kéo sợi và sát mỏng, ít bị hư hỏng, 1 khối lượng nhỏ chứa đựng bên trong một

giá trị lớn.

Khi tiền tệ ra đời thì thế giới hàng hóa được phân chia thành 2 cực, 1 bên là tiền còn

bên kia là tất cả các hàng hóa thông thường. Đến đây, các hàng hóa có 1 phương tiện

biểu hiện giá trị thống nhất, nhờ đó tỷ lệ trao đổi ban đầu được cố định lại.

Bản chất của tiền tệ:

Các nhà kinh tế học tể học trước mác phân tích bản chất tiền tệ từ hình thái cao

nhất của nó. Do vậy mà không chỉ ra được bản chất đích thực của tiền tệ. Mác nghiên

cứu bản chất đích thực của tiền tệ từ lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng

hóa, từ lịch sử phát triển của các hình thái giá trị nhờ vậy Mác chỉ ra được bản chất đích

thực của tiền tệ. Như vây, tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng

hóa làm vật ngang giá chung thống nhất. Nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện mối

quan hệ giữa những người sản xuất với nhau.



Câu 14: phân tích các chức năng của tiền tệ? trong các chức năng đó chức

năng nào là quan trọng nhất?chức năng nào cần là tiền vàng (1,3,5 phải là tiền vàng

vì... nên cần đủ giá trị)?

Theo Mác tiền tệ có 5 chức năng sau đây:

1. chức năng thước đo giá trị. (phải là tiền vàng và đây là chức năng quan trọng

nhất)

- Với tư cách là thước đo giá trị. Tiền tệ được dùng để đo lượng giá trị các hàng

hóa khác.Đểđo lường đc thìbản thân tiền phải có đủgiá trị tức phải là tiền vàng. Tuy

nhiên khi đo lường giá trị các hàng hóa khác không nhất thiết phải có tiền mặt(vàng) mà

15



-



-



chỉ cần so sánh với một lượng vàng nhất định trong ý tưởng. Sở dĩ có thể làm như vậy

là bởi vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa có một cơ sở chung là thời gian

lao động xã hội cần thiết để làm ra hàng hóa đó.

- Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền được gọi là giá cả, giá cả phụ thuộc

vào các nhân tố cơ bản sau: giá trị của hàng hóa, giá trị của tiền(sức mua của tiền), qua

hệ cung cầu. Trong 3 nhân tố đó giá trị giữ vai trò quyết định vì giá trị là nội dung của

giá cả.

=> để đo lường được giá trị hàng hóa thì bản thân tiền tệ cũng phảiđc đo lường.

đơn vị đo lường tiền tệ và các phần phân chia của nó được gọi là tiêu chuẩn của giá cả.

Với tư cách là thướcđo giá trị, tiền tệđc dùng đểđo lường giá trị cảu các hàng hóa khác;

với tư cách là tiêu chuẩn của giá cả thì tiền tệ đo lường bản thân kim loại được sử dụng

làm tiền.

Ví dụ: 1USD = 0,736662gr vàng, 1 đồng Frăng = 0,160000 gr vàng

Trong quá trình vận động phát triển của nkt hàng hóa thì giá trị của tiền tệ có thể

thay đổi điều đó phụ thuộc vào lượng hao phí lao động xã hội cần thiết làm ra nó. xong

điều đó không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn giá cả của tiền. Ví dụ: Mặc dù giá trị của vàng

thay đổi như thế nào thì 1 đô la vẫn bằng 10 xen.

2. chức năng phương tiện lưu thông.

Với tư cách là phương tiện lưu thông thì tiền tệ được sử dụng là môi giới trung gian

trong quá trình trao đổi hàng hóa và khi đó làm cho hành vi bán và mua tách rời nhau

về cả không gian và thời gian.sự tách rời này tiềm ẩn các cuộc khủng hoảng kinh tế.

Trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới trung gian được gọi là lưu thông hàng hóa. Lưu

thông hàng hóa được vận động theo công thức: H-T-H.

Trong lưu thông ban đầu tiền tham gia với hình thức vàng thoi, bạc nén, sau đó

được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông tiền đúc bị hao mòn mất đi một

phần giá trị.xong nó vẫn được xem là đủ giá trị. Sở dĩ như vậy là bởi vì tiền chỉ đóng

vai trò là môi giới trung gian trong trao đổi hàng hóa và thực hiện chức năng đó trong

chốc lát.

Lợi dụng vào tình hình đó, nhà nước tìm cách đúc tiền nhỏ hơn giá trị thật của nó

điều đó làm cho giá trị thật của tiền và giá trị danh nghĩa của nó tách rời nhau. Sự tách

rời này chính là nguồn gốc ra đời tiền giấy.Bản thân tiền giấy không có giá trị. Tuy

nhiên không vì thế có thể phát hành tùy tiện tiền giấy mà lượng tiền giấy được đưa vào

lưu thông phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy. quy luật đó là: “ lượng tiền giấy

được phát hành vào lưu thông phải bằng lượng tiền thật đáng ra phải tham gia vào lưu

thông mà lượng tiền giấy biểu trưng. Khi lượng tiền giấy được phát hành vào lưu thông

lớn hơn lượng tiền giấy cần thiết trong lưu thông sẽ dẫn tới lạm phát.”

Tổng tiền tệ =Tổng giá cả hh trong lưu thông/vòng quay của đồng tiền

3. Chức năng cất trữ.(phải là tiền vàng)

Với tư cách là phương tiện cất trữ thì tiền được rút ra khỏi lưu thông đi vào cất trữ.Sở

dĩ tiền được sử dụng làm phương tiện cất trữ là bởi vì tiền là đại biểu cho của cải xã hội

16



dưới hình thái giá trị nên cất trữ tiền là một hình thức để cất trữ của cải.để thực hiện

chức năng cất trữ thì tiền phải có giá trị tức là tiền vàng.Chức năng cất trữ của tiền tệ có

vai trò điều tiết một cách tự phát lượng tiền trong lưu thông. Khi sản xuất hàng hóa tăng

lượng hàng hóa trong lưu thông tăng lên tiền được rút ra khỏi cất trữ đi vào lưu thông.

Ngược lại khi sản xuất hàng hóa giảm, tiền được rút ra khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

4. Chức năng phương tiện thanh toán

Với tư cách là phương tiện thanh toán thì tiền được sử dụng để nộp thuế, trả nợ và

thanh toán các khoản mua bán chịu.Nền sản xuất hàng hóa phát triển tới một trình độ

nhất định nào đó sẽ xuất hiện hiện tượng mua bán chịu thì chỉ khi đến kỳ hạn thanh toán

thì tiền mới được đưa vào lưu thông.Điều đó làm cho lượng tiền cần trong lưu thông có

sự thay đổi.sự thay đổi đó được xác định bằng công thức sau:

T là lượng tiền cần cho lưu thông.

G là tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông.

Gc là tổng giá cả hàng hóa bán chịu.

Tk là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau.

Ttt là tổng giá cả hàng hóa bán chịu đến kỳ hạn phải thanh toán.

N là số vòng quay trung bình của các đồng tiền trong lưu thông.

T= (G – Gc – Tk + Ttt)/N

Trong hiện tượng mua bán chịu thì nó tạo ra khả năng thanh toán khấu trừ cho

nhau, điều đó sẽ làm thay đổi lượng tiền trong lưu thông.

Trong hiện tượng mua bán chịu thì người bán là chủ nợ, người mua là con nợ.

Trong quá trình vận động, nếu có 1 khâu nào đó gặp trục trặc thì sẽ làm cho hệ thống bị

đổ vỡ, khi đó sẽ tạo ran guy cơ các cuộc khủng hoảng kinh tế.

5. Chức năng tiền tệ thế giới( phải là tiền vàng)

Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi phạm vi quốc gia thì tiền tệ đóng vai trò là tiền

tệ thế giới. để thực hiện chức năng là tiền tệ thế giới thì tiền phải quay trở lại hình thái

đầu tiên của nó là tiền vàng. Đến đây vàng đc dùng làmphương tiện mua bán hàng

hóa,phương tiện thanh toán quốc tếvà biểu hiệncủa cải chung của xã hội.

Kết luận: Tiền tệ có 5 chức năng, 5 chức năng của tiền tệ được hình thành và phát

triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa và có quan hệ mật thiết với nhau.

Câu hỏi 15: Vì sao tiền tệ được gọi là hàng hóa đặc biệt?

+ Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt bởi vì khi nó ra đời thì toàn bộ thế giới hàng hóa

được chia thành hai cực: một bên là tiền còn bên kia là tất cả các hàng hóa còn lại.

+ Các hàng hóa thông thường thì chỉ chứa đựng một số giá trị sử dụng nhất định.

Do đó, chỉ thỏa mãn một số nhu cầu nào đó của con người. Vòn tiền tệ với tư cách là

hình thái vật ngang giá chung thống nhất thì nó giúp con người thỏa mãn nhiều nhu cầu.

- Tiền tệ có 5 chức năng cơ bản là thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương

tiện cất trữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới. 5 chức năng của tiền tệ được hình

thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa và có quan hệ mật

thiết với nhau. Góp phần làm sáng tỏ hơn bản chất của tiền tệ.

17



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

×