1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

Câu 28. Bản chất của tư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.14 KB, 90 trang )


-



-



-



e)



-



f)

-



Máy móc, thiết bị, nhà xưởng…loại tư liệu sản xuất này tham gia vào toàn bộ quá trình

sản xuất nhưng chỉ dịch chuyển một phần giá trị của nó vào sản phẩm trong một chu kỳ

sản xuất.

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu…loại này cũng tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất

nhưng dịch chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm trong 1 chu kỳ sản xuất.

Cho dù bất kỳ loại tư liệu sản xuất nào thì đều nhờ vào lao động cụ thể của người

công nhân mà giá trị của nó được bảo toàn và dịch chuyển vào sản phẩm. Giá trị của nó

trong sản phẩm không hề lớn hơn giá trị của nó đã bị tiêu dùng. Bộ phận tư bản này

được C.Mác gọi là tư bản bất biến (ký hiệu là c).

Khái niệm: “Tư bản bất biến là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất; nhờ lao

động cụ thể mà giá trị của nó được bảo toàn và dịch chuyển vào sản phẩm. Giá trị của

nó không hề lớn lên về mặt lượng”

Xét Bộ phận tư bản biến thành sức lao động. Một mặt giá trị của nó biến thành các tư

liệu sinh hoạt của người công nhân và mất đi trong tiêu dùng của công nhân. Mặt khác,

trong quá trình lao động, bằng lao động trìu tượng, công nhân tạo ra một giá trị mới lớn

hơn giá trị của bản thân sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng

dư. C.mác gọi bộ phận TB này được Mác gọi là tư bản khả biến.

Khái niệm: “Tư bản khả biến là bộ phận tư bản biến thành sức lao động; nhờ lao động

trìu tượng của người công nhân mà được lớn lên về mặt lượng. Tức noa chuyển từ đại

lượng bất biến thành đại lượng khả biến”

=> TB bất biến là điều kiện cần thiết cho quá trình sx ra giá trị thặng dư, còn TB

khả biến có vai trò quyết định quá trình sx ra giá trị thặng dư.

Việc phát hiện ra tính hai mặt của sản xuất hàng hóa đó là lao động cụ thể và lao

động trìu tượng đã giúp Mác phân chia được sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư

bản khả biến. Do đó đã vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động

lam thuê mới tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

Cơ sở phân chia thành tư bản bất biến và tư bản khả biến là vai trò của các loại tư

bản này trong quá trình sản xuất. Cụ thể là tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không

thể thiếu để sản xuất ra giá trị thặng dư, còn tư bản khả biến có vai trò quyết định trong

quá trình đó, vì vó chính là bộ phận tư bản lớn lên.

Câu 29: Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư.

Tỷ suất giá trị thặng dư m’

Khái niệm: tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần theo phầm trăm giữa giá trị

thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.

Công thức tính

m

Trong đó: m’ là tỷ suất giá trị thặng dư

m’ =

x100%

m là giá trị thặng dư

v là tư bản khả biến cần thiết để sx giá trị thặng dư

v



32



-



Ý nghĩa: công thức này chỉ ra rằng trong toàn bộ giá trị mới của sản phẩm do sức lao

động tạo ra thì người công nhân được hưởng bao nhiêu phần và nhà tư bản chiếm không

bao nhiêu.

Tỷ suất giá trị thặng dư còn được xđ theo công thức:

Thời gian lao động thặng dư t’

m’ =



x100(%)

Thời gian lao động tất yếu t



g)



Ý nghĩa: trong toàn bộ thời gian lao động thì người lđ sd bao nhiêu tg làm việc cho

mình và bao nhiêu tg làm việc ko công cho nhà tb.

=> Ý nghĩa chung: Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư

bản đối với công nhân làm thuê.

Khối lượng giá trị thặng dư (M)

Khái niệm: là tích số giữa giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng

m

Trong đó: M là khối lượng giá trị thặng dư

M=

x V = m’ x V

m là giá trị thặng dư

v là tư bản khả biến

v

V tổng tư bản khả biến đại biểu cho giá trị của

tổng số sức lao động

Công thức tính



Ý nghĩa: khối lượng giá trị phản ánh quy mô bóc lột của nhà tư bản đối với lao

động làm thuê. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng

tăng, vì trình độ bóc lột sức lao động càng tăng.

Câu 30: Hai phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư/ phân tích (so sánh) hai

phương sản xuất giá tri thặng dư?

a, Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.

-



-



Khái niệm: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp kéo dài

tuyệt đối ngày lao động, trong điều kiện thời gian lao động tất yếu là không đổi. Và giá

trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối.

Ví dụ: giả định ngày lao động có độ dài 8 tiếng và được chia thành 4 giờ là thời gian lao

động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư. Sự phân chia đó được thể hiện ở sơ

đồ sau:



33



Thời gian lao động tất yếu t



thời gian lao động thặng dư t’



Khi đó ta có tỷ suất giá trị thặng dư là

m’ = (4/4)*100%= 100%

giả định: thời gian lao động tất yếu không đổi vẫn là 4h và ngày lao động được kéo

dài thêm 2 giờ. Khi đó ta có sơ đồ sau



Thời gian lao động tất yếu t

thời gian lao động thặng dư t’

Ta có: m’ = (6/4)*100% = 150%

Kết luận: Như vậy, khi thời gian lao động tất yếu không đổi nếu kéo dài ngày lao

động thêm 2 giờ thì nhà tư bản đã nâng trình độ bóc lột lên của mình từ 100% lên

150%.

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối gặp phải giới hạn trên và giới hạn

dưới của ngày lao động. Cụ thể giới hạn dưới của ngày lao động thì ngày lao động

không thể bằng thời gian lao động tất yếu bởi như vậy nhà tư sẽ không thu được giá trị

thặng dư. Còn giới hạn trên của ngày lđ do thể chất, tinh thần của người lao động quyết

định, bởi người lao động phải có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi để tái tạo lại sức lao động

của mình. Giới hạn trên của ngày lao động còn do cuộc đấu tranh của người lđ do đòi

giảm giờ làm quy định.

Phương pháp sx giá trị thặng dư tuyệt đối được áp dụng ở giai đoạn đầu của CNTB

khi mà trình độ sx chưa cao. Do vậy, để có được giá trị thặng dư tối đa thì nhà TB tìm

cách kéo dài tối đa ngày lđ.

b, Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.



-



Khái niệm: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản

xuất giá trị thặng dư bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện độ

dài ngày lao động không đổi. Giá trị thặng dư được sản xuất theo phương pháp này gọi

là giá trị thặng dư tương đối.

Ví dụ: giả định ngày lao động có độ dài 8 tiếng và được chia thành 4 giờ là thời gian lao

động tất yếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư. Sự phân chia đó được thể hiện ở sơ

đồ sau:



34



Thời gian lao động tất yếu t



thời gian lao động thặng dư t’



Khi đó ta có tỷ suất giá trị thặng dư là

m’ = (4/4)*100%= 100%

giả định: thời gian lao động tất yếu giảm xuống còn 3 giờ và độ dài ngày lao động

không đổi. Khi đó ta có sơ đồ sau



Thời gian lao động tất yếu



thời gian lao động thặng dư



Ta có: m’ = (5/3)*100% = 166%

Kết luận: bằng việc giảm được một giờ thời gian lao động tất yếu và tg ngày lđ

không đổi, nhà tư bản đã nâng trình độ bóc lột của mình từ 100% lên 166%. Để giảm

thời gian lao động tất yếu thì phải giảm giá trị sức lao động. Muốn hạ thấp được giá trị

sức lao động thì phải giảm các TLSH mà người CN tiêu dùng tức phải tăng được năng

suất lao động xh. (giảm t - giảm v- giảm TLSH- giảm NSLĐ XH

Kết luận chung: ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản thì phương pháp sản xuất giá

trị thặng dư tuyệt đối là phổ biến còn những giai đoạn tiếp theo thì phương pháp sản

xuất giá trị thặng dư tương đối là phổ biến.

- So sánh hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư



-



Khái niệm: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp kéo

dài tuyệt đối ngày lao động, trong điều kiện thời gian lao động tất yếu là không đổi. Và

giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng phương pháp này gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối.

Khái niệm: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản

xuất giá trị thặng dư bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện độ

dài ngày lao động không đổi. Giá trị thặng dư được sản xuất theo phương pháp này gọi

là giá trị thặng dư tương đối.

Giống: nhằm mục đích nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư, đều làm tăng tỷ suất

gtri thặng dư m’

Khác( trình bày đoạn)

Tiêu chí

Sx m tuyệt đối

Sx m tương đối

Tg thực hiện chủ Trong giai đoạn đầu CNTB Áp dụng từ khi khkt phát triển

yếu

khi khoa học kỹ thuật chưa cho đến nay

35



-



phát triển

Nội dung

Kéo dài tuyệt đốt ngày lđ rút ngắn tg lđ tất yếu trong điều

trong đk tg lđ tất yếu ko đổi

kiện ngày lđ ko đổi

Biện pháp thực hiện Kéo dài ngày lđ, tăng cường Tăng NSLĐ XH

độ lđ

Giới hạn

Làm tăng m’ có giới hạn bởi Ko giới hạn; khkt càng tăng thì

chặn trên chặn dưới ngày lđ

TB càng áp dụng

Câu 31. Vì sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá

trị thặng dư tương đối?

Khái niệm giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng

năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị

trường của chúng.

Xét từng trường hợp thì giá trị thặng dư siêu nghạch chỉ là hiện tượng tạm thời nó

nhanh chóng xuất hiện và cũng nhanh chóng mất đi. Tuy nhiên xét trên phạm vi toàn xã

hội tư bản thì giá trị thặng siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Nó không

xuất hiện ở nhà tư bản này thì sẽ xuất hiện ở nhà tư bản khác. Theo đuổi giá trị thặng dư

siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh mẽ nhất thức đẩy các nhà

tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động làm cho năng suất

lao động xã hội tăng lên nhanh chóng.

Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng

dư tương đối là bởi vì:

Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cở sở tăng

năng suất lao động XH.

Sự khác biệt giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đó là:

Giá trị thặng dư siêu ngạch thu được là nhờ tăng năng suất lao động cá biệt còn giá trị

thặng dư tương đối là nhờ tăng năng suất lao động xã hội.

Mặt khác, giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp tư bản thu được. Xét về mặt đó,

nó thể hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ các nhà tư bản với toàn bộ giai cấp công nhân

làm thuê. Còn giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do một số nhà tư bản có kỹ thuật tiên tiến

thu được, xét về mặt đó, nó không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa nhà tư bản và lao

động làm thuê, mà còn trực tiếp thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản

với nhau.

Giá trị thặng dư siêu ngạch chính là động lực thúc đẩy các nhà TB ko ngừng cải

tiến kỹ thuật, ứng dụng KHCN mới vào sx. Do đó tăng NSLĐ xh và thúc đẩy LLSX

phát triển.

Trong quá trình vận động phát triển khi nslđ cá biệt chuẩn hóa thành nslđ xh, khi

đó giá trị thặng dư siêu ngạch chuyển hóa thành giá trị thặng dư tương đối.

? Lợi nhuận siêu ngạch trong cạnh tranh là nhờ tăng NSLĐ cá biệt, gtri cá biệt <

gtri thị trường - biện pháp kinh tế. Lợi nhuận siêu ngạch trong độc quyền nhờ vị thế độc

quyền- biện pháp phi kinh tế

36



Câu 32: So sánh giá trị thặng dư tương đối với giá trị thặng dư siêu ngạch?



-



-



-



Khái niệm giá trị thặng dư siêu ngạchlà phần giá trị thặng dư thu được do tăng

năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị

trường của nó.

Khái niệm: phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp sản

xuất giá trị thặng dư bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu lại để tăng tương ứng

thời gian lao động thặng dư lên trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội trong điều

kiện độ dài ngày lao động không đổi. Giá trị thặng dư được sản xuất theo phương pháp

này gọi là giá trị thặng dư tương đối.

Giống nhau: Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên

cở sở tăng năng suất lao động.

Sự khác biệt: giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đó là:

Giá trị thặng dư siêu nghạch thu được là nhờ tăng năng suất lao động cá biệt còn giá trị

thặng dư tương đối là nhờ tăng năng suất lao động xã hội.

Chúng còn khác nhau ở chỗ giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp tư bản thu

được. Xét về mặt đó, nó thể hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ các nhà tư bản với toàn bộ

giai cấp công nhân làm thuê. Còn giá trị thặng dư siêu nghạch chỉ do một số nhà tư bản

có kỹ thuật tiên tiến thu được, xét về mặt đó, nó không chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa

nhà tư bản và lao động lam thuê, mà còn trực tiếp thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa

các nhà tư bản với nhau.

Từ đó ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh mẽ nhất thúc

đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ

chức lao động để tăng năng suất lao động.

Câu 33: phân biệt giá trị thặng dư/LN siêu ngạch trong công nghiệp và nông nghiệp ?CNTB

tự do canh tranh và độc quyền (giống: đều là sự chênh lệch giữa giá cả sx chung và

chi phí cá biệt. Khác: Cạnh tranh dựa trên cơ sở tăng NSLĐ cá biệt, hạ thấp chi phí cà

biệt, biện pháp kinh tế/ độc quyền do vị thế, thu lợi nhuận siêu ngạch, biện pháp phi kt)

Trong xã hội tư bản sản xuất ra giá trị thặng dư vẫn là mục đích tối cao đối với các

nhà tư bản dù là kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp hay nông nghiệp. Vì vậy để đạt

được mục đích tối đa hóa lợi nhuận thì tất cả các nhà tư bản dưới chủ nghĩa tư bản đều

tìm mọi cách để đạt được giá trị thặng dư siêu ngạch bằng cách tăng năng suất lao động

cá biệt và giảm chi phí cá biệt. Mặc dù vậy kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và

nông nghiệp là những lĩnh vực sản xuất có điều kiện kinh tế kỹ thuật không giống nhau

vì vậy quá trình hình thành lợi nhuận siêu nghạch trong nông nghiệp và công nghiệp

cũng không giống nhau:

nếu trong lĩnh vực công nghiệp, giá cả sản xuất được quy định bởi điều kiện sản xuất

trung bình thì trong nông nghiệp nếu giá cả sản xuất cũng được quy định bởi điều kiệm

sản xuất trung bình thì ruộng đất xấu sẽ không có người canh tác như vậy sẽ không đủ

nông phẩm để thỏa mãn nhu cầu xã hội. Vì vậy, trong nông nghiệp giá cả sản xuất do

điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất quy định.

37



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

×