1. Trang chủ >
  2. Thạc sĩ - Cao học >
  3. Kinh tế >

Quy luật lưu thông tiền tệ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.14 KB, 90 trang )


Khi tiền tệ thực hiện cả chức năng phương tiện thanh toán thì số lượng tiền cần thiết

cho lưu thông được xác định như sau:

M= (G – Gc – Tk + Ttt)/N

Trong đó:

T là lượng tiền cần cho lưu thông.

G là tổng giá cả hàng hóa trong lưu thông.

Gc là tổng giá cả hàng hóa bán chịu.

Tk là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau.

Ttt là tổng giá cả hàng hóa bán chịu đến kỳ hạn phải thanh toán.

N là số vòng quay trung bình của các đồng tiền trong lưu thông.

2. Lạm phát:

NN: khi vàng và bạc được dùng làm tiền thì số lượng tiền vàng hay bạc được thích

ứng một cách tự phát với số lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Khi phát hành tiền giấy

thì tình hình sẽ khác.Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị thay thế tiền vàng hay bạc trong

chức năng phương tiện lưu thông, bản thân tiền giấy không có giá trị thực.do đó số

lượng tiền giấy phải bằng số lượng tiền vàng hoặc bạc mà nó tượng trưng. Khi số lượng

tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng tiền vàng mà nó đại diện thì sẽ dẫn đến

hiện tượng SL tiền cần thiết > số lượng hàng hóa trong lưu thông; dẫn đến lạm phát.

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới đó là hiện

tượng khủng hoảng tiền tệ, nhưng nó phản ánh và thể hiện trạng thái chung của toàn bộ

nền kinh tế. có nhiều quan niệm khác nhau về lạm phát, nhưng đều nhất trí rằng:

“KN:lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong một

thời gian nhất định”.

Căn cứ vào mức giá tăng lên có thể chia lạm phát thành: lạm phát vừa phải ( chỉ số

giá cả tăng dưới 10%/năm), lạm phát phi mã(trên 10%/năm) và siêu lạm phát(chỉ số giá

cả tăng lên hàng trăm,hàng nghìn lần và hơn nữa).

Hậu quả: khi lạm phát xảy ra sẽ dẫn tới sự phân phối lại các nguồn thu nhập giữa

các tầng lớp dân cư: người nắm giữ hàng hóa, người đi vay được lời. người có thu nhập

và nắm giữ tài sản bằng tiền, người cho vay bị thiệt.(do sức mua của đồng tiền giảm

sút). Khuyến kích đầu cơ hàng hóa, cản trở sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tế

bị méo mó biến dạng, tâm lý người dan hoang mang…

Lạm phát hiện tượng gây ra nhiều tác động tiêu cực tới kinh tế và xã hội.bởi vậy

chống lạm phát được xem là mục tiêu hàng đầu của các nước phát triển trên thế giới

nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát cần tìm hiểu đúng nguyên nhân dẫn tới lạm

phát, đánh giá đúng dạng lạm phát để có cách xử lý tốt hơn.

Câu 18: Phân tích nội dung và yêu cầu, tác động của quy luật giá trị?

a, Vị trí của quy luật.

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của nền sản xuất hàng hóa.Ở đâu có sản

xuất hàng hóa ở đó có sự tác động của quy luật giá trị.

-



19



-



-



-



b, Nội dung của quy luật giá trị

Yêu cầu chung: sản xuất và trao đổi hh phải dựa trên hao phí lao động xã hội cần

thiết. (vì cơ sở của gía trị là hao phí lao động xã hội cần thiết)

Trong nền sản xuất hh, mỗi người sản xuất là một chủ thể kinh tế độc lập. Họ tự quyết

định sx cái gì và hao phí lao động cá biệt của mình trong quá trình sản xuất hàng hóa.

Tuy nhiên, giá trị của hàng hóa không xác định dựa trên hao phí lao động cá biệt của

người sản xuất mà dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Do vậy, để sản xuất

có lãi thì người sản xuất phải điều chỉnh hao phí lao động cá biệt của mình theo hao phí

lao động xã hội cần thiết.

Trong lưu thông, trao đổi: Trao đổi hàng hóa cùng phải dựa trên hao phí lao động xã hội

cần thiết tức là phải trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. (Vì cơ sở của trao đổi là giá trị)

Sự vận động của quy luật giá trị biểu hiện ở sự vận động giá cả trên thị trường. giá cả là

sự biểu hiện bằng tiền của giá trị. Như vậy, giá cả chịu sự chi phối bởi giá trị ngoài ra

giá cả còn bị tác động bởi các nhân tố như: giá trị của tiền, cạnh tranh và quy luật cung

cầu. Các nhân tố này làm cho giá cả tách rời khỏi giá trị và vận động lên xuống xung

quanh trục giá trị. Sự vận động đó của giá cả thể hiện cơ chế vận động của quy luật giá

trị.

giá trị

giá cả

Ví dụ: cung = cầu: giá cả = giá trị

Cung < cầu: giá cả > giá trị

Cung > cầu: giá cả < giá trị

Sự vận động đó phản ánh cơ chế hoạt động của quy luật giá trị xét ở từng thời

điểm thì giá trị và giá cả có thể không bằng nhau, nhưng nếu xét trên phạm vi toàn xã

hội và ở 1 khoảng t/g nhất định thì giá cả luôn luôn bằng giá trị.

c Tác động của quy luật giá trị

Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Khái niệm: Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa là điều phối, phân bổ các yếu

tố của sản xuất và lưu thông trong nền kinh tế.

Đối với sản xuất: tác động của quy luật giá trị trong việc điều tiết sx được thể hiện

thông qua sự vận động của giá cả dưới sự chi phối của quan hệ cung cầu. Những ngành

sản xuất có cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị, người sản xuất ở ngành đó sẽ có

lãi, thu hút những người sản xuất ở ngành khác tìm cách chuyển sang ngành đó. Do vậy

sản xuất ngành đó không ngừng được mở rộng. Ngược lại, những ngành sản xuất nào

có cung nhỏ cầu, giá cả nhỏ hơn giá trị thì người sản xuất ở ngành đó sẽ bị thua lỗ. Do

vậy sản xuất ở ngành đó sẽ bị thu hẹp.

Ví dụ:

Vào các dịp lễ, tết giá cả hầu hết các loại hàng hóa đều tăng do nhu cầu mua sắm,

đi lại…của người dân tăng. Vì vậy các công ty, doanh nghiệp đều có động thái mở rộng

20



-



-



quy mô sản xuất. Cụ thể như các doanh nghiệp, công ty hoặc các chủ xe sẽ có động thái

tăng số xe chạy hoặc chuyến xe chạy trong những dịp này.

Năm vừa qua giá cả thu mua dừa của các thương lái quá rẻ không đủ bù đắp chi

phí cho người trồng dừa nên họ đã quyết định chặt bỏ cây dừa để chuyển sang trồng

những loại cây khác đem lại giá trị kinh tế cao hơn.

Đối với trao đổi hàng hóa: tác động của quy luật giá trị cũng được thể hiện thông

qua sự vận động của giá cả. Hàng hóa có xu hướng chảy từ nơi có giá cả thấp đến nơi

có giá cả cao hơn, nhờ vậy mà hàng hóa được lưu thông thông suốt.Ví dụ: Rau xanh

thường được mua ở nông thôn thông qua các thương lái được chuyển ra thành phố lớn

bán. Bởi vì, giá cả của rau khi bán ở thành phố cao hơn bán ở nông thôn.Các thành

phố lớn các hàng hóa thường rất đa dạng và phong phú.Bởi vì chính yếu tố giá cả đã

chi phối luồng vận động của hàng hóa từ nơi có giá trị thấp hơn đến nơi có giá trị cao

hơn.

Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động,Thúc đẩy lực

lượng sản xuất xã hội phát triển.

Trong nền sản xuất hàng hóa mỗi người sx có điều kiện sản xuất không giống

nhau. Do đó, chi phí lao động cá biệt của mỗi người sản xuất cũng không giống nhau.

Người nào có chi phí lao động cá biệt thấp hơn chi phí lao động xã hội cần thiết thì

giành được lợi thế. Còn những người sản xuất nào mà có chi phí lao động cá biệt cao

hơn chi phí lao động xã hội cần thiết thì rơi vào tình thế bất lợi. Do đó để sx có lãi và

tạo lợi thế trong cạnh tranh, họ phải không ngừng tìm cách cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa

quá trình sản xuất… nhờ đó mà thúc đẩy lực lượng sản xuất ko ngừng phát triển.

Thực hiện sự phân hóa giàu nghèo và sự chọn lọc tự nhiên trong nền kinh tế hàng hóa.

Trong nền sản xuất hàng hóa người sản xuất nào mà có chi phí lao động cá biệt

thấp hơn chi phí lao động xã hội cần thiết, sẽ làm ăn có lãi và ngãy càng trở nên giàu

có. Ngược lại người sản xuất nào mà có chi phí lao động cá biệt cao hơn chi phí lao

động xã hội cần thiết thì làm ăn thua lỗ và ngày càng trở nên nghèo khó. Như vậy, quy

luật giá trị đã thực hiện sự chọn lọc tự nhiên và phân hóa giàu nghè một cách mạnh mẽ

trong đời sống xã hội.

Ví dụ: sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới cũng như ở việt nam đã

chứng minh rất rõ điều này. Ở Việt Nam nếu như trước thời kỳ đổi mới người Việt Nam

nằm trong cái nghèo là chung. Nhưng bắt đầu từ năm 1986 đến nay chúng ta thực hiện

phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của

nhà nước. Thành tựu lớn nhất là đã đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng,

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng mặt trái của nó là ở chỗ sự phân hóa giàu nghèo,

sự phân cực về của cải và bất bình đẳng trong xã hội ngày càng gia tăng. Tính đến

năm 2000 chênh lệch giàu nghèo ở nước ta là 4,2 lần và đến năm 2009 con số này tăng

lên gấp đôi là 8,4 lần và cho đến nay con số đó đã tăng lên 12 lần.



21



Câu 19: Vì sao trên thị trường giá cả hàng hóa luôn xoay quanh trục giá trị?

Cho ví dụ chứng minh?

Trong nền kinh tế hàng hóa thì giá trị hàng hóa là cơ sở, là nội dung bên trong của

giá cả và quyết định giá cả hàng hóa.

Giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài, do đó giá cả hàng

hóa còn chịu sự tác động của cung – cầu, cạnh tranh và sức mua của tiền. Với sự tác

động của các nhân tố đó làm cho giá cả hàng hóa vận động lên xuống xung quanh trục

giá trị nhưng phải lấy giá trị làm cơ sở và không bao giờ thoát ly khỏi giá trị. Hay như

Mác nói “ giá cả hàng hóa xoay quanh giá trị hàng hóa”.

Ví dụ minh họa:

Bảng khái quát các yếu tố tác động đến giá cả.Bới vì các yếu tố này đã làm cho

giá cả luôn vận động xoay quanh trục giá trị.

Khi cung= cầu thì giá cả = giá trị

Quy luật cung - cầu

Khi cung > cầu thì giá cả < giá trị

Khi cung< cầu thì giá cả > giá trị



-



-



Cạnh tranh



Cạnh tranh giữa người bán với người bán. Cùng một loại hàng

hóa nhưng hai cửa hàng khác nhau có thể bán với giá khác

nhau. Ví dụ: cùng là mặt hàng



Sức mua của tiền



Dưới tác động của sức mua của tiền thì nếu giá trị của đồng

tiền tăng lên thì giá cả sẽ giảm xuống.nếu giá trị đồng tiền

giảm thì giá cả hàng hóa sẽ được tăng lên.



Câu 20: Trình bày các hình thức biểu hiện của quy luật giá trị trong các giai

đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản?

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa gồm 2 giai đoạn: giai đoạn chủ nghĩa tư

bản tự do cạnh tranh và giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Giai đoạn 1: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh thì quy luật giá trị thể hiện sự

hoạt động thành quy luật giá cả sản xuất. Bởi vì, cạnh tranh giữa các ngành sản xuất

dẫn đến sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hóa (W=C+V+m) đã chuyển

hóa thành thành giá cả sản xuất khi đó giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lời

nhuận bình quân.khi đó, giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường và giá cả thị

trường vận động lên xuống xung quanh giá cả sản xuất.

Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất + lợi nhuận bình quân.

Công thức tính: giá cả sản xuất = k + p.

Tiền đề của giá cả sản xuất là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Điều kiện giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất bao gồm:

Phải có nền công nghiệp cơ khí.

Sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành, tín dụng ngân hàng phát triển.

Tư bản phải được chảy tự do từ ngành này sang ngành khác.

22



Khi hình thành phạm trù giá cả sản xuất thì giá trị hàng hóa sẽ chuyển hóa thành

giá cả sản xuất. Nếu trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa giản đơn thì giá cả hàng hóa

xoay quanh trục giá trị hàng hóa còn trong nền sản xuất tư bản tự do cạnh tranh giá cả

hàng hóa vận động xung quanh trục giá cả sản xuất.

Xét ở từng thời điểm cụ thể và không gian cụ thể thì giá cả sản xuất và giá trị hàng

hóa không bằng nhau. Nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội và một khoản thời gian dài

thì tổng giá cả sản xuất = tổng giá trị hàng hóa. Qúa trình hình thành lợi nhuận bình

quân và giá cả sản xuất được thể hiện qua bảng sau đây:

Ngành

sản xuất

Cơ khí

Da

Dệt

tổng



-



Tư bản

bất biến

80

70

60

210



Tư bản

khả biến

20

30

40

90



m

(m’=100)

20

30

40

90



Giá trị

hàng hóa

120

130

140

390



Lợi nhuận

bình quân

30

30

30

90



Giá cả

sản xuất

130

130

130

390



Ss giữa w

và GCSX

+10

0

-10

0



Như vậy, trong giai đoạn tư do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản, khi giá trị thặng dư

chuyển hóa thành lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản

xuất và khi đó quy luật giá trị thặng dư chuyển hóa thành quy luật giá cả sản xuất.

Giai đoạn 2: chủ nghĩa tư bản độc quyền.

Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền thì quy luật giá trị thể hiện sự hoạt

động thành quy luật giá cả độc quyền bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận độc

quyền.Bởi vì, trong chủ nghĩa tư bản độc quyền thống trị, chi phối đời sống kinh tế của

các nước tư bản. Do đó các tổ chức độc quyền định giá cả độc quyền lớn hơn giá cả sản

xuất đối với hàng hóa họ bán ra. Họ quy định giá cả độc quyền nhỏ hơn giá cả sản xuất

đối với hàng hóa họ mua vào.Họ quy định các giá cả độc quyền này để mua nguyên liệu

với giá rẻ bán sản phẩm ra với giá cao.

Câu 21: trình bày hình thức biểu hiện và hình thức chuyển hóa của giá trị hàng

hóa? mối quan hệ giữa giá cả sản xuất và giá cả thị trường?

1. Hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa:











Giá trị hàng hóa có 2 hình thức biểu hiện là: giá trị trao đổi và giá cả hàng hóa.

Giá trị hàng hóa có 2 hình thức chuyển hóa là: giá cả sản xuất và giá cả độc quyền.

Khái niệm giá cả hàng hóa: giá cả hàng hóa là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng

hóa.

Mối quan hệ giữa giá trị hàng hóa vàgias trị trao đổi hàng hóa: giá trị hàng hóa là cơ sở,

nội dung bên trong của giá trị trao đổi, giá trị trao đổi hàng hóa là biểu hiện bên ngoài

của giá trị khi tiền tệ chưa xuất hiện

Mối quan hệ giữa giá trị hàng hóa và giá cả hàng hóa: giá trị hàng hóa là cơ sở, nội

dung bên trong của giá cả hàng hóa. Giá cả hàng hóa là biểu hiện bên ngoài của giá trị

khi tiền tệ xuất hiện.

2. Hình thức chuyển hóa của giá trị:



2 hình thức chuyển hóa của giá trị là: giá cả sx và giá cả độc quyền.

23









+ giá trị hh = C + v + m

+ giá cả sx = k + p

+ giá cả độc quyền = k + p độc quyền

Mối quan hệ giữa giá trị hàng hóa và giá cả sx: giá trị hàng hóa là cơ sở, nội dung bên

trong của giá cả hàng hóa. Giá cả sx là biểu hiện bên ngoài của giá trị.

Mối quan hệ giữa giá cả sx và giá cả thị trường: giá cả sx là cơ sở của giá cả thị trường.

giá cả thị trường là biểu hiện bên ngoài của giá cả sx trong giai đoạn CNTB tự do cạnh

tranh

Về mặt lượng, xét trong từng ngành: giá trị hh, giá cả sx có thể khác nhau, nhưng

xét trong tổng thể nkt: tổng giá trị hàng hóa = tổng giá cả sx = tổng giá cả thị trường

Câu 22: Phân tích (trình bày) công thức chung của tư bản /So sánh công

thức lưu thông hàng hóa giản đơn H –T – H và công thức lưu thông của tư bản T –

H–T

Mọi tư bản ở hình thái tồn tại đầu tiên đều là 1 lượng tiền nhất định.Tuy nhiên bản

thân tiền tệ không phải là tư bản.Tiền chỉ biến thành tư bản khi có các điều kiện sau:

+ Tiền phải được tích lũy với một lượng đủ lớn, nghĩa là tiền phải đủ để mua

TLSX, SLĐ và tiến hành hoạt động sxkd. Lượng tiền là bao nhiêu phụ thuộc vào quy

mô sx, tính chất ngành, sự phát triển của khoa học công nghệ

+ Tiền phải được vận động trong lưu thông, tức là tiền phải được đưa vào trong

sxkd

+ Tiền phải được sử dụng để bóc lột lao động làm thuê nhằm mang lại tiền phụ

thêm. Đây là điều kiện quyết định tiền trở thành tư bản.

Sự vận động của đồng tiền thông thường với đồng tiền là tư bản có sự khác nhau

hết sức cơ bản.

Trong lưu thông hàng hóa giản đơn thì tiền tham gia được coi là tiền thông thường,

vận động theo công thức: H – T – H (hàng – tiền – hàng) ví dụ : 1kg thịt gà bán được

120000đ và 120000đ đó mua được 1 áo len, nghĩa là sự chuyển hóa của hàng hóa thành

tiền, rồi tiền lại chuyển thành hàng hóa. Ở đây tiền tệ không phải là tư bản mà chỉ là

tiền tệ thông thường với đúng nghĩa của nó.Người sản xuất hàng hóa bán hàng hóa của

mình, rồi dùng tiền đó để mua một hàng hóa khác phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của

mình. Ở đây tiền chỉ là phương tiện để đạt tới một mục đích bên ngoài lưu thông. Hình

thức lưu thông hàng hóa này thích hợp với nền sản xuất nhỏ của những người thợ thủ

công và nông dân.

Còn tiền được coi tư bản thì vận động theo công thức: T – H – T (Tiền – hàng –

tiền)ví dụ 100000đ – 1 quạt điện – 150000đ, tức là sự chuyển hóa của tiền thành thành

hàng hóa, rồi hàng lại chuyển hóa ngược lại thành tiền.

(*) So sánh công thức lưu thông hàng hóa giản đơn H –T – H và công thức lưu

thông của tư bản T – H – T



24



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

×