1. Trang chủ >
  2. Luận Văn - Báo Cáo >
  3. Kinh tế - Quản lý >

PHẦN I: ĐẶT VẦN ĐỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.21 MB, 130 trang )


GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn



Khóa luận tốt nghiệp



1.2. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán NVL và cách thức vận dụng Chuẩn mực

kế toán số 02 – Hàng tồn kho vào công tác kế toán NVL tại CTCP Dệt May Huế.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm 3 mục tiêu:

- Thứ nhất: Khái quát được những vấn đề cơ bản về kế toán NVL và các nguyên

tắc, phương pháp hạch toán NVL theo Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho.

- Thứ hai: Tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác kế toán NVL tại công ty để rút



tế

H

uế



ra được sự khác nhau giữa thực tế so với các hướng dẫn về nguyên tắc và phương pháp

kế toán NVL theo Chuẩn mực kế toán số 02.



- Thứ ba: Đánh giá ưu, nhược điểm về phương pháp kế toán NVL tại công ty. Trên

cơ sở đó đưa ra những biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán NVL theo các



ại

họ

cK

in

h



quy định và hướng dẫn trong Chuẩn mực kế toán số 02.

1.4. Phạm vi nghiên cứu



- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu phương pháp kế toán NVL tại CTCP

Dệt May Huế.



- Về thời gian:



Đ



+ Số liệu dùng để phân tích và đánh giá tình hình nguồn lực và kết quả hoạt động

là số liệu tổng hợp của 3 năm 2012 – 2014

+ Số liệu thu thập để viết đề tài từ 1/1/2014 đến 31/12/2014

1.5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các thông tin có liên quan đến đề tài

trong các giáo trình, sách báo, chuẩn mực kế toán, thông tư,.. nhằm hệ thống hóa

những kiến thức cơ bản về mặt cơ sở lý luận phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Quan sát quy trình, cách thức tiến hành công

việc của các nhân viên trong phòng kế toán và các phòng ban khác nhằm tìm hiểu



SVTH: Đỗ Phan Nguyên Phương



2



GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn



Khóa luận tốt nghiệp



thêm về thực trạng công tác kế toán trong công ty. Trên cơ sở đó, xác minh những

thông tin quan sát được bằng cách phỏng vấn trực tiếp kế toán trưởng, các nhân viên

phụ trách từng phần hành... Đồng thời, đó cũng là phương pháp để thu thập những

thông tin cần thiết và số liệu thô có liên quan đến đề tài.

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh

tế đã được lượng hóa có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu

hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó.

- Phương pháp thu thập và phân tích số liệu: thu thập những số liệu thô, thông tin

thập được một cách khoa học và chính xác.



tế

H

uế



liên quan khác, từ đó tiến hành xử lý, phân tích và hệ thống hóa những thông tin thu



- Phương pháp trong hạch toán kế toán: nghiên cứu hệ thống phương pháp kế toán

bao gồm phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp

tính giá và phương pháp tổng hợp cân đối kế toán. Từ đó, tiến hành tìm hiểu các cách

liệu.



ại

họ

cK

in

h



thức và thủ tục cụ thể để thực hiện các nội dung trong công tác kế toán nguyên vật



1.6. Cấu trúc đề tài



Nội dung của đề tài nghiên cứu gồm có 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề



Đ



Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Trong đó gồm 3 chương:



Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán nguyên vật liệu theo Chuẩn mực kế

toán số 02 - Hàng tồn kho

Chương 2: Thực trạng vận dụng Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho vào

công tác kế toán nguyên vật liệu tại CTCP Dệt May Huế

Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật

liệu theo Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho tại CTCP Dệt May Huế

Phần III: Kết luận và kiến nghị.

SVTH: Đỗ Phan Nguyên Phương



3



GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn



Khóa luận tốt nghiệp



PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT

LIỆU THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 02 - HÀNG TỒN KHO

1.1. Đặc điểm chung về kế toán nguyên vật liệu

1.1.1. Khái quát chung về nguyên vật liệu

1.1.1.1. Khái niệm

Theo tác giả Võ Văn Nhị trong cuốn “Kế toán tài chính” của Nhà xuất bản

Thống kê năm 2001 có đưa ra khái niệm về nguyên vật liệu như sau: “Nguyên vật liệu



tế

H

uế



là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường

xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất

lượng sản phẩm được sản xuất”.



ại

họ

cK

in

h



1.1.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu



- Về mặt hiện vật: Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, NVL chỉ tham gia

vào một chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khi tham gia vào quá trình sản xuất NVL được

tiêu dùng toàn bộ.



- Về mặt giá trị: Giá trị của NVL chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản

phẩm mới được tạo ra.



Đ



1.1.1.3. Vai trò của nguyên vật liệu



NVL là yếu tố cấu thành nên thực thể sản phẩm, liên quan trực tiếp tới kế hoạch

sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Do đó, cung ứng NVL kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá

trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Xét cả về mặt hiện vật lẫn về mặt

giá trị, NVL là một trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kì quá trình sản xuất

nào, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động. Chính vì vậy, quản lý NVL chính

là quản lý vốn sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp.



SVTH: Đỗ Phan Nguyên Phương



4



GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Sơn



Khóa luận tốt nghiệp



1.1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của công tác kế toán nguyên vật liệu

1.1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý và hạch toán nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là tài sản lưu động, đồng thời là một yếu tố chi phí của doanh

nghiệp. Do vậy, việc hạch toán nguyên vật liệu một cách chính xác, hợp lý có ý nghĩa

rất quan trọng trong việc kiểm soát chi phí, giá thành sản phẩm và đáp ứng có hiệu quả

các yêu cầu quản lý.

- Đối với việc kiểm soát chi phí

Bảo toàn vốn kinh doanh nhất là vốn lưu động cả về mặt hiện vật lẫn giá trị là



tế

H

uế



mối quan tâm của các doanh nghiệp. Nguyên vật liệu với tư cách là tài sản lưu động,

thường chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh nên nó là

đối tượng tất yếu của việc kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.



Mặt khác, việc nhập xuất nguyên vật liệu thường xuyên xảy ra, và nguyên vật



ại

họ

cK

in

h



liệu thường có nhiều chủng loại khác nhau, mỗi loại có công dụng khác nhau, nếu

thiếu một loại nào đó có thể dẫn đến việc phải ngừng sản xuất. Do đó, chỉ có hạch toán

vật liệu chính xác, hợp lý mới đảm bảo theo dõi được tình hình biến động của từng

loại nguyên vật liệu – đó là cơ sở cho việc theo dõi, kiểm soát nguyên vật liệu.

- Đối với giá thành sản phẩm dịch vụ



Giá thành là chi phí sản xuất tính cho khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm do doanh



Đ



nghiệp đã sản xuất hoàn thành. Cùng với chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung thì

chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là cơ sở quan trọng để tính giá thành sản phẩm. Nếu

tiết kiệm chi phí sẽ hạ được giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì

vậy, hạch toán nguyên vật liệu phải được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác, hợp lý

để làm căn cứ, cơ sở hạch toán, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.

- Đối với việc đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu quản lý

Quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu. Vì vậy kế

toán giữ một vai trò hết sức quan trọng trong công tác hạch toán và quản lý nguyên vật

liệu.



SVTH: Đỗ Phan Nguyên Phương



5



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

×