1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Kế toán >

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.57 KB, 121 trang )


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC

ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP

THƢƠNG MẠI

1.1. Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết

quả bán hàng trong doanh nghiệp thƣơng mại

1.1.1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp

thương mại

Thƣơng mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và

tiêu dùng, bao gồm phân phối và lƣu thông hàng hoá. Đặc

điểm khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp kinh doanh thƣơng

mại và doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp thƣơng mại

không trực tiếp tạo ra sản phẩm, nó đóng vai trò trung gian

môi giới cho ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Doanh

nghiệp sản xuất là doanh nghiệp trực tiếp tạo ra của cải vật

chất phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Doanh nghiệp thƣơng

mại thừa hƣởng kết quả của doanh nghiệp sản xuất, vì thế chi

phí mà doanh nghiệp thƣơng mại bỏ ra chỉ bao gồm giá phải

trả cho ngƣời bán và các phí bỏ ra để quá trình bán hàng diễn

ra thuận tiện, đạt hiệu quả cao.

Đặc điểm về hoạt động: Hoạt động kinh tế chủ yếu của

doanh nghiệp thƣơng mại là lƣu chuyển hàng hoá. Quá trình

lƣu chuyển hàng hoá thực chất là quá trình đƣa hàng hoá từ

nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua hoạt động mua bán,

trao đổi sản phẩm hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu hàng hoá

của ngƣời tiêu dùng.

Đặc điểm về hàng hoá: Hàng hoá trong kinh doanh

thƣơng mại gồm các loại vật tƣ, sản phẩm có hình thái vật

chất hay không có hình thái vật chất mà doanh nghiệp mua về

để bán.

Đặc điểm về tổ chức kinh doanh: Tổ chức kinh doanh

thƣơng mại có thể theo nhiều mô hình khác nhau nhƣ tổ chức

bán buôn, bán lẻ, công ty kinh doanh tổng hợp công ty môi

giới... Ngoài nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là mua, bán hàng

hoá thì các doanh nghiệp thƣơng mại còn thực hiện nhiệm vụ

sản xuất, gia công chế biến tạo thêm nguồn hàng và tiến hành

các hoạt động kinh doanh.

Đặc điểm về sự vận động hàng hoá: Sự vận động hàng

hoá trong kinh doanh thƣơng mại không giống nhau, tuỳ

thuộc vào nguồn hàng và ngành hàng khác nhau có sự vận



động

khác

nhau.

Do đó,

chi phí

thu mua

và thời

gian lƣu

chuyển

hàng

hoá

cũng

khác

nhau

giữa các

loại

hàng.



1



Thang

Long

Univer

sity

Librar

y



1.1.2 . Một số khái niệm cơ bản liên quan đến kế toán bán hàng và xác định kết quả

bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

− Bán hàng

Bán hàng là nền tảng trong kinh doanh đó là sự gặp gỡ của ngƣời bán và ngƣời

mua ở những nơi khác nhau giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu nếu cuộc gặp gỡ

thành công trong cuộc đàm phán về việc trao đổi sản phẩm.

Là quá trình liên hệ với khách hàng tiềm năng tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trình

bày và chứng minh sản phẩm, đàm phán mua bán, giao hàng và thanh toán.

Là sự phục vụ, giúp đỡ khách hàng nhằm cung cấp cho khách hàng những thứ

mà họ muốn.

Thông qua bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đƣợc thực hiện: vốn

của doanh nghiệp thƣơng mại đƣơc chuyển từ hình thái vật chất (Hàng hóa) sang hình

thái giá trị (Tiền tệ), doanh nghiệp thu hồi đƣợc vốn bỏ ra, bù đắp đƣợc chi phí và có

nguồn tích luỹ để mở rộng kinh doanh.

Quyền sở hữu hàng hóa bị thay đổi, ngƣời bán mất quyền sở hữu về hàng hóa đã

bán, ngƣời mua có quyền sở hữu hàng hóa đã mua. Trong quá trình bán hàng, ngƣời

bán nhận về một khoản tiền gọi là doanh thu. Doanh thu này là cơ sở để xác định kết

quả bán hàng.

− Doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” trong Quyết định

số 149/2011/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 khái niệm doanh thu đƣợc trình

bày nhƣ sau:

Doanh thu “Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu đƣợc trong kỳ kế

toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thƣờng của doanh nghiệp,

góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.

Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản

phẩm hàng hoá, lao vụ từ ngƣời bán sang ngƣời mua. Nói cách khác, thời điểm ghi

nhận doanh thu là thời điểm ngƣời mua trả tiền cho ngƣời bán hay ngƣời mua chập

nhận thanh toán số hàng hoá sản phẩm hàng hoá, dịch vụ …mà ngƣời bán đã chuyển

giao.

Doanh thu bán hàng chỉ đƣợc ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện sau:

(1) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản

phẩm hoặc hàng hóa cho ngƣời mua.

(2) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa nhƣ ngƣời sở hữu hàng

hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.

2



(3) Doanh thu đƣợc xác định tƣơng đối chắc chắn.

(4) Doanh nghiệp đã thu đƣợc hoặc sẽ thu đƣợc lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.

(5) Xác định đƣợc chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

− Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:

Chiết khấu thƣơng mai: Là khoản dịch vụ bán hạ giá niêm yết cho khách hàng

mua với số lƣợng lớn.

Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho ngƣời mua do những hàng hoá kém

phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc thị hiếu.

Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lƣợng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị

khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.

Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biêt và thuế GTGT: Chỉ tiêu này phản ánh tổng

số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT theo phƣơng pháp

trực tiếp cho ngân sách nhà nƣớc theo số doanh thu trong kỳ báo cáo.

− Doanh thu thuần

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ: Chỉ tiêu này phản ánh số

doanh thu bán hàng, thành phẩm và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ ( chiết

khấu thƣơng mai, giảm giá hàng bán…) trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết qủa

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh thu thuần



Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ



=



-



Các khoản giảm

trừ doanh thu



− Giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp thƣơng mại chính là trị giá mua của hàng

hoá cộng với chi phí mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ.

Giá vốn

hàng bán



=



Giá mua

hàng hóa



+



Chi phí thu mua phân bổ

cho hàng tiêu thụ trong kỳ



-



Các khoản

giảm trừ



− Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận gộp là lợi nhuận thu đƣợc sau khi lấy doanh thu thuần trừ giá vốn

hàng bán.

Lợi nhuận gộp



=



Doanh thu thuần



-



Giá vốn hàng bán



− Chi phí quản lý kinh doanh

Theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9909/2006 của Bộ tài chính về

“Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa”chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí

bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó:

3



Thang Long University Library



Chi phí bán hàng: là khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động tiêu thụ

hàng hoá. Nó bao gồm các khoản chi phí sau:

+ Chi phí nhân viên bán hàng: là các khoản tiền lƣơng, phụ cấp phải trả cho

nhân viên và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trên lƣơng theo quy định

+ Chi phí vật liệu bao bì

+ Chi phí dụng cụ đồ dùng

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định

+ Chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí quản lý doanh nghiệp: là khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt

động của toàn doanh nghiệp không thể tách riêng ra đƣợc cho bất cứ hoạt động nào

chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí sau:

+ Chi phí nhân viên quản lý

+ Chi phí vật liệu quản lý

+ Chi phí đồ dùng văn phòng

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định

+ Thuế và lệ phí

+ Chi phí dự phòng

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Chi phí bằng tiền khác

− Xác định kết quả bán hàng

Xác định kết quả bán hàng là việc so sánh giữa chi phí kinh doanh đã bỏ ra và

thu nhập kinh doanh đã thu về trong kỳ. Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thi kết quả bán

hàng là lãi, thu nhập nhỏ hơn chi phí thì kết quả bán hàng là lỗ .Viêc xác định kết quả

bán hàng thƣờng đƣợc tiến hành váo cuối kỳ kinh doanh thƣờng là cuối tháng, cuối

quý, cuối năm, tuỳ thuộc vào từng đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của từng

doanh nghiệp.

Xác định kết

quả bán hàng



=



Doanh thu

thuần



Giá vốn hàng

bán



-



4



-



Chi phí quản lý

kinh doanh



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

×