Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 103 trang )
29
kế hoạch, sản xuất đến phân phối, bán lẻ và quản lý hàng tồn kho.
Uniqlo chính thức thành lập thành lập công ty tại Việt Nam, vào năm 2006 và
tiếp tục đại diện cho tổng công ty trong lĩnh vực chính là quản lý sản xuất. Sau hơn 9
năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, công ty ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng
của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất của công ty
tại thị trường Việt Nam.
Tên giao dịch:
Công ty TNHH Uniqlo Viet Nam
Tên tiếng anh:
UNIQLO VIETNAM LIMITED CORPORATION.
Trụ sở chính:
115 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Q.1, TP.Hồ Chí
Minh
Giấy phép kinh doanh: 41000747_Ngày cấp: 01/11/2006
Điện thoại: 08 38277171 - Fax: 08 38221189
2.1.2
Cơ cấu tổ chức
30
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Uniqlo
(Nguồn: Sổ tay văn hóa tổ chức của Uniqlo năm 2012)
2.1.3
Các phòng ban, bộ phận của Uniqlo
Ban điều hành
Ban lãnh đạo điều hành bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị, Ban phó chủ tịch
điều hành tập đoàn; có vai trò trong việc hoạch định đường lối chiến lược chung cho
toàn công ty, cũng như theo dõi và chỉ đạo trực tiếp những hoạt động của công ty như
kinh doanh, hành chính nhân sự, tài chính kế toán chung. Sau khi lên kế hoạch, mục
31
tiêu thì Ban Phó Chủ tịch điều hành tập đoàn trực tiếp triển khai, chỉ đạo xuống bộ
phận chức năng liên quan để thực hiện.
Ban chức năng
Khối hành chính – nhân sự - tổng vụ: đảm nhận nhiệm vụ đảm bảo triển khai
những quy định nội bộ, quản lý những hoạt động, tài chính trong phạm vi công ty.
Trong đó, bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm chính trong công tác tổ chức thực hiện các
quy định quản trị nội bộ của công ty, phụ trách công tác nhân sự bao gồm: tuyển dụng,
đề bạt, lương thưởng, duy trì động lực làm việc cho nhân viên công ty. Còn bộ phận tài
chính – kế toán, thì chịu trách nhiệm trong hoạt động lĩnh vực tài chính thống kê, thuế,
quản lý tài sản, quản lý tài chính.
Khối sản xuất: có nhiệm vụ trong việc tham gia vào việc đảm bảo quy trình sản
xuất sản phẩm cho kinh doanh được diễn ra trơn tru, theo hệ thống toàn cầu và đảm
bảo chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó, bộ phận còn sản xuất còn đóng vai trò tích cực
trong việc cải tiến, sáng tạo về thiết kế, vật liệu, với mục tiêu nhằm mang lại giá trị cao
nhất cho người tiêu dùng.
Khối kinh doanh: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch bán hàng, tổng hợp kế
hoạch và đưa ra dự báo cho mục tiêu hoạt động của công ty kinh doanh thương mại các
sản phẩm đem lại nguồn lợi nhuận cho toàn công ty. Trong đó, giám đốc kinh doanh sẽ
phụ trách chính, trong việc lên chiến lược bán hàng và triển khai cho các trưởng quản
lý để thống nhất và giám sát hoạt động thực hiện.
32
2.1.4
Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn Fast Retailing và Công ty
Uniqlo giai đoạn 2012 – 2014
ĐVT: triệu yên
Uniqlo thị trường Nhật Bản
Tỷ lệ % trong tổng doanh thu
Uniqlo thị trường quốc tế
Tỷ lệ % trong tổng doanh thu
Thương hiệu toàn cầu khác
Tỷ lệ % trong tổng doanh thu
Tổng doanh thu của tập đoàn
2012
620.063
66.94%
153.176
16.54%
153.031
16.52%
926.27
2013
683.31
59.90%
251.19
22.02%
206.23
18.08%
1140.7
2014
715.64
51.84%
413.63
29.96%
251.23
18.20%
1380.5
(Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty Uniqlo giai đoạn 2012-2014)
Theo bảng trên ta có thể thấy được doanh thu tập đoàn qua các năm đều liên tục
tăng cao, đặc biệt giai đoạn từ 2013 – 2014 đạt mức nhảy vọt là trên 21%. Trong đó có
thể thấy rằng tỷ trọng đóng góp về mặt doanh thu của thương hiệu Uniqlo chiếm phần
chủ yếu. Cụ thể, tỷ trọng đóng góp của Uniqlo trên toàn cầu luôn chiếm tỷ lệ trên 80%,
trong thị trường Nhật Bản đóng góp là trên 50%, như năm 2012 đạt tỷ lệ 66.94% trên
tổng doanh thu của tập đoàn.
Bảng 2.2: Chi phí hoạt động của tập đoàn Fast Retailing và công ty Uniqlo giai
đoạn 2012 - 2014
Đvt: triệu yên
Nội dung
2012
2013
2014
Uniqlo thị trường Nhật Bản
102.347
96.852
110.62
Tỷ lệ % trong tổng chi phí
80.03% 73.00% 68.41%
Uniqlo thị trường quốc tế
10.999
18.35
34.78
Tỷ lệ % trong tổng chi phí
8.60%
13.83% 21.51%
Thương hiệu toàn cầu khác
14.539
17.463
16.312
Tỷ lệ % trong tổng chi phí
11.37% 13.16% 10.09%
Tổng chi phí hoạt động của tập đoàn
127.885 132.665 161.712
(Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty Uniqlo giai đoạn 2012-2014)
33
Tương tự như kết quả hoạt động kinh doanh, thì trong tổng chi phí hoạt động
của tập đoàn cũng tăng đều qua các năm vì các công ty, thương hiệu con liên tục tăng
trưởng mở rộng về mặt quy mô. Bên cạnh đó, có thể thấy tỷ trọng đầu tư cho hoạt động
của Uniqlo tại thị trường Nhật Bản là lớn nhất, với hơn 80.03% và giảm dần còn
68,41% vào năm 2014. Điều này cũng thể hiện phần nào, chiến lược công ty trong
tương lai mong muốn đẩy mạnh, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trên thị
trường quốc tế.
2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng hàng may mặc
của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam
2.2.1
Sự bất ổn về mặt môi trường
Môi trường giữa doanh nghiệp
Vì đặc thù trong hoạt động của doanh nghiệp, toàn bộ hàng hóa xuất đi thị
trường Nhật, công ty Uniqlo sẽ làm việc thông qua một bên thứ 3 là công ty thương
mại. Các công ty thương mại sẽ thay mặt Uniqlo tiến hành tuyển chọn, đàm phán với
các nhà cung cấp. Chính vì vậy, mức độ hợp tác, liên kết giữa bên Uniqlo và các nhà
cung cấp còn yếu, chưa được chú trọng đầu tư đúng mức.
Trong tương lai, khi mà sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trong ngành ngày
càng mạnh mẽ, thị phần dần sẽ thu hẹp lại. Chính vì vậy, để có đạt được những mục
tiêu lớn trong năm 2020, thiết nghĩ Uniqlo cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tìm kiếm
và thiết lập các mối quan hệ chiến lược với các đối tác kinh doanh, nhà cung cấp, nhà
sản xuất lâu năm. Hơn thế nữa, công ty cũng đã và đang mở rộng hoạt động sản xuất ra
nhiều thị trường mới tiềm năng trên toàn cầu, mọi nỗ lực này đều là để góp phần hạn
chế ảnh hưởng của yếu tố này trong tương lai.
34
Sự hỗ trợ của chính phủ
Với việc xác định Việt Nam là thị trường tiềm năng, mắt xích quan trọng trong
chuỗi cung ứng, Uniqlo luôn quan tâm đến những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của chuỗi trong đó yếu tố hỗ trợ tham gia của chính phủ được
xem là ưu tiên hàng đầu. Cụ thể, trong hoạt động Uniqlo luôn tự ý phải chấp hành
nghiêm chỉnh các quy định, luật lệ và chính sách của chính phủ Việt Nam, đồng thời
công ty cũng đòi hỏi và giám sát các đối tác của mình cam kết thực thi đúng những yêu
cầu, quy định.
Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành
đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị
trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, ngành dệt may đã có những
đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh
tế nói chung ở Việt Nam. Và vì lẽ đó, Chính phủ đã xem ngành dệt may là ngành trọng
điểm cần phải chú trọng đầu tư phát triển, nên nhà nước luôn tích cực trong việc đưa ra
các chính sách ưu đãi về thuế, đầu tư nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư
vào thị trường Việt Nam. Cụ thể, gần đây nhất là việc ký kết thành công Hiệp định TPP
vào ngày 4/2/2016 sau hơn 5 năm nỗ lực đàm phán và đây được xem là cột mốc quan
trọng đánh dấu cơ hội phát triển, lợi ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết
các ngành trong đó ngành công nghiệp dệt may được xem là hưởng lợi nhiều nhất từ
TPP. Bên cạnh đó theo Quyết định số 3218/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, cụ thể như sau
35
Bảng 2.3 Các mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt
may Việt Nam với tầm nhìn đến năm 2020
Chỉ tiêu
1. Kim ngạch xuất khẩu
2. Sử dụng lao động
3. Sản phẩm chủ yếu
- Bông xơ
- Xơ, sợi tổng hợp
- Sợi các loại
- Vải các loại
- Sản phẩm may
4. Tỷ lệ nội địa hoá
Năm 2020
30
5
Đơn vị tính
Triệu USD
1000 người
70
450
670
1000 Tấn
1000 Tấn
1000 Tấn
4
6
60%
Triệu m2
Triệu sản phẩm
%
(Nguồn: Bộ Công Thương,“Quyết định số 3218/QĐ-BCT”,2014)
Theo đó, ta có thể thấy tầm nhìn và kỳ vọng của chính phủ về ngành dệt may
trong tương lai là rất lớn, thể hiện qua tỷ lệ nội địa hóa với mục tiêu đạt 60%, kim
ngạch xuất khẩu đạt 30 triệu USD... Điều này góp phần giúp Uniqlo có cơ sở vững
chắc hơn khi phát triển mở rộng hoạt động sản xuất ở Việt Nam trong tương lai.
Các bất ổn khác từ môi trường nước ngoài
Khi tiến hành hoạt động sản xuất tại thị trường Việt Nam hay tại bất kì quốc gia
nào khác, Uniqlo luôn chú trọng phân tích kĩ lưỡng và chi tiết về tất cả mọi yếu tố, khía
cạnh cần lưu tâm của một thị trường như tình hình kinh tế, chính trị, tôn giáo, quy mô
thị trường, chính sách quy định chính phủ,.v..v… để có thể hạn chế và giảm thiểu tối
đa những rủi ro có thể gặp phải. Mặt khác, Uniqlo thường phối hợp với công ty thương
mại và thuê ngoài các bên thứ 3 có uy tín, trong việc điều tra khảo sát thị trường, nhằm
tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu quả trong phân tích để có thể đánh giá tiềm năng phát
triển cũng như rủi ro tiềm ẩn của mỗi quốc gia Uniqlo dự định đầu tư, phát triển.
36
2.2.2
Công nghệ thông tin
Với xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ trên thế
giới nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực dệt may nói riêng, Uniqlo luôn ý thức đầu tư,
đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm, hệ thống hiện đại tiên tiến trong mọi khâu, quy
trình trong chuỗi cung ứng, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho chuỗi cung ứng được hoạt
động trơn tru, hiệu quả. Công ty đã xây dựng mối quan hệ chiến lược, hợp tác lâu dài
với tập đoàn Accenture, tập đoàn phát triển ứng dụng công nghệ ứng dụng lớn nhất thế
giới, nhằm xây dựng nền tảng hoạt động cho Uniqlo theo hướng hiện đại hóa tối đa.
Theo nhận định của lãnh đạo công ty, trong tương lai thương mại điện tử sẽ “thống trị”
cách thức mua sắm của người tiêu dùng, họ sẽ ưu tiên những tiện ích công nghệ hiện
đại và thương hiệu nào cho phép mua sắm tại nhà và giao nhận hàng trong thời gian
ngắn nhất. Chính vì vậy, việc chủ động theo dõi và ứng dụng các công nghệ hiện đại,
ứng dụng, tiện ích đa năng trong hoạt động kinh doanh nói chung và quản trị chuỗi
cung ứng nói riêng là hết sức quan trọng.
Công cụ hỗ trợ giao tiếp
Hiện tại, với những lợi thế như tiết kiệm chi phí giấy tờ, xử lý công việc bằng
tay, thời gian truyền tải thông tin, truy cập nhanh, dễ sử dụng nên EDI đã được ứng
dụng hầu hết trong toàn bộ hoạt động của công ty. Cụ thể, Uniqlo đã tiến hành ứng
dụng phần mềm EDI trong công tác quản lý, theo dõi thông tin trong việc đặt hàng,
quản lý đơn hàng của công ty với công ty thương mại. Ngoài ra, công ty còn thiết lập
một mạng lưới, hạ tầng thông tin nhằm giao dịch, trao đổi trực tiếp với các bên thương
mại và nhà máy sản xuất.
Hơn thế nữa, Uniqlo còn ưu tiên hoạt động với các bên thứ 3 đặc biệt là về lĩnh
vực Logistics, hãng vận chuyển nào, ứng dụng mạnh công nghệ tương thích với
Uniqlo, nhằm tối ưu hóa năng suất và hiệu quả hoạt động của mình.
37
Công cụ hỗ trợ hoạch định
Công tác hoạch định đóng vai trò đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng làm tiền đề
trong chuỗi cung ứng, chính vì vậy công ty cũng chú trọng đầu tư trong việc ứng dụng
các phần mềm hệ thống mới nhất, nhằm hỗ trợ và phát huy tối đa hiệu quả của công
đoạn này. Cụ thể, ở giai đoạn lập kế hoạch bán hàng, thì Uniqlo đã triển khai và ứng
dụng hệ thống quản lý tồn kho JIT (Just-in-time) và hệ thống POS trong việc theo dõi
số lượng hàng bán ra hàng tuần và hàng tháng, nhằm cân đối với lượng hàng tồn kho,
đồng thời làm cơ sở cho việc đưa ra quyết định sản xuất cho đơn hàng bổ sung cho các
mã hàng bán chạy tại cửa hàng.
2.2.3
Mối quan hệ trong chuỗi cung ứng
Mối quan hệ với nhà cung cấp
Vì đặc thù chuỗi giá trị dệt may là gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn nên số
lượng nhà cung cấp tham gia vào chuỗi là rất lớn, đặc biệt là khi Uniqlo đã hình thành
được chuỗi cung ứng toàn cầu thì con số này lại ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên, công ty
chỉ chú trọng đầu tư tạo mối quan hệ với các nhà cung cấp tại các quốc gia mà công ty
có đặt chi nhánh như ở Mỹ, các nước châu Âu gồm Anh, Pháp, Nga,., các quốc gia
châu Á như Thái Lan, Philippine, Malaysia, Indonesia….. Còn tại thị trường, Việt
Nam, thì hầu hết mọi giao dịch hoạt động với nhà cung cấp đều thông qua công ty
thương mại là chủ yếu. Trong tương lai, số lượng các nhà cung cấp sẽ ngày một tăng
cao, sự cạnh tranh gay gắt sẽ sàng lọc bớt những doanh nghiệp không đủ khả năng.
Thiết nghĩ, Uniqlo một mặt cần thắt chặt hơn mối quan hệ với các nhà cung cấp lâu
năm, đồng thời cũng chủ động bổ sung mở rộng mạng lưới nhà cung cấp để tránh bị
động và tối ưu hóa chi phí sản xuất, điều hành.
38
Mối quan hệ với khách hàng
Trong chuỗi cung ứng khách hàng là đối tượng, mắt xích cuối cùng trong chuỗi
cung ứng, và đây lại là mắt xích quan trọng nhất trong toàn chuỗi. Mọi hoạt động cải
tiến, hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng đều nhằm mục đích cuối là thỏa mãn tối đa
nhu cầu của khách hàng, vì khách hàng chính nguồn doanh thu và lợi nhuận giúp công
ty tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, để tạo và duy trì được ngày càng nhiều khách
hàng trung thành hơn nữa, công ty luôn nỗ lực tìm hiểu, cập nhật sở thích và thị hiếu
của khách hàng một cách nhanh chóng kịp thời. Bên cạnh đó, với triết lý kinh doanh đã
ghi dấu ấn trong lòng khách hàng là “giá cả hợp lý nhất và chất lượng cao nhất”; công
ty luôn nỗ lực cải tiến và hoàn thiện chuỗi cung ứng để đạt mục tiêu này.
2.2.4
Sự thỏa mãn của khách hàng
Để góp phần gia tăng tối đa sự thỏa mãn của khách hàng, công ty đã dành nhiều
công sức trong việc sắp xếp không gian, cách bài trí cửa hàng sao cho bắt mắt, thân
thiện, sạch sẽ và thuận lợi cho khách hàng khi đi mua sắm. Công ty còn nỗ lực sao cho
chất lượng của các cửa hàng tại các quốc gia là giống nhau, mang lại thỏa mãn tối ưu
cho khách hàng. Ngoài ra, công ty còn có những chính sách hậu mãi hấp dẫn như
Uniqlo từng cho phép đổi trả hàng thời gian rất dài lên đến 3 năm, ngay cả khi sản
phẩm không hề có lỗi chất lượng, và nguyên nhân đổi trả chỉ vì khách hàng không còn
thích sản phẩm nữa. Trong tương lai, Uniqlo đang hướng tới việc phát triển hệ thống
mua sắm, giao hàng tận nhà, khách hàng chỉ cần ngồi ở nhà là có thể mua được sản
phẩm mình muốn và nhận hàng ngay trong ngày. Ngoài ra, công ty còn có bộ phận
huấn luyện nhân viên bán hàng về thái độ, cách ứng xử và giải quyết khiếu nại sao cho
khách hàng được hài lòng một cách tối đa.
39
2.3 Phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Uniqlo Việt
Nam giai đoạn 2012-2014
Dựa vào phân tích lý thuyết mô hình SCOR ở chương 1 cùng với kết quả từ
phỏng vấn các quản lý trưởng quản lý và từ việc điều tra, tổng hợp các báo cáo số liệu
nội bộ, chương 2 sẽ tiếp tục đi sâu tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị
chuỗi cung ứng của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam theo 5 yếu tố chính: lập kế hoạch,
tìm nguồn cung cấp, sản xuất, phân phối và thu hồi.
Hình 2.2: Sơ đồ tiến trình hoạt động chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR của
Uniqlo Việt Nam
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Chuỗi cung ứng hiện tại của Công ty Uniqlo nói chung và tại Việt Nam nói riêng
là chuỗi cung ứng kéo (Pull Supply Chain) với quy trình bắt đầu từ việc lập kế hoạch
sản xuất, lựa chọn nguồn cung cấp phù hợp, đặt hàng cho công ty thương mại, theo dõi
từ quy trình cung ứng, sản xuất, vận chuyển, phân phối, cho tới bán hàng và thu hồi
(nếu có). Nhờ vào đặc trưng của mô hình kinh doanh SPA, nên Uniqlo có thể chủ động