1. Trang chủ >
  2. Cao đẳng - Đại học >
  3. Chuyên ngành kinh tế >

2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng hàng may mặc của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 103 trang )


34



 Sự hỗ trợ của chính phủ

Với việc xác định Việt Nam là thị trường tiềm năng, mắt xích quan trọng trong

chuỗi cung ứng, Uniqlo luôn quan tâm đến những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến

sự tồn tại và phát triển của chuỗi trong đó yếu tố hỗ trợ tham gia của chính phủ được

xem là ưu tiên hàng đầu. Cụ thể, trong hoạt động Uniqlo luôn tự ý phải chấp hành

nghiêm chỉnh các quy định, luật lệ và chính sách của chính phủ Việt Nam, đồng thời

công ty cũng đòi hỏi và giám sát các đối tác của mình cam kết thực thi đúng những yêu

cầu, quy định.

Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành

đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị

trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, ngành dệt may đã có những

đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh

tế nói chung ở Việt Nam. Và vì lẽ đó, Chính phủ đã xem ngành dệt may là ngành trọng

điểm cần phải chú trọng đầu tư phát triển, nên nhà nước luôn tích cực trong việc đưa ra

các chính sách ưu đãi về thuế, đầu tư nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư

vào thị trường Việt Nam. Cụ thể, gần đây nhất là việc ký kết thành công Hiệp định TPP

vào ngày 4/2/2016 sau hơn 5 năm nỗ lực đàm phán và đây được xem là cột mốc quan

trọng đánh dấu cơ hội phát triển, lợi ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết

các ngành trong đó ngành công nghiệp dệt may được xem là hưởng lợi nhiều nhất từ

TPP. Bên cạnh đó theo Quyết định số 3218/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển

ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, cụ thể như sau



35



Bảng 2.3 Các mục tiêu cụ thể trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt

may Việt Nam với tầm nhìn đến năm 2020



Chỉ tiêu

1. Kim ngạch xuất khẩu

2. Sử dụng lao động

3. Sản phẩm chủ yếu

- Bông xơ

- Xơ, sợi tổng hợp

- Sợi các loại

- Vải các loại

- Sản phẩm may

4. Tỷ lệ nội địa hoá



Năm 2020

30

5



Đơn vị tính

Triệu USD

1000 người



70

450

670



1000 Tấn

1000 Tấn

1000 Tấn



4

6

60%



Triệu m2

Triệu sản phẩm

%



(Nguồn: Bộ Công Thương,“Quyết định số 3218/QĐ-BCT”,2014)



Theo đó, ta có thể thấy tầm nhìn và kỳ vọng của chính phủ về ngành dệt may

trong tương lai là rất lớn, thể hiện qua tỷ lệ nội địa hóa với mục tiêu đạt 60%, kim

ngạch xuất khẩu đạt 30 triệu USD... Điều này góp phần giúp Uniqlo có cơ sở vững

chắc hơn khi phát triển mở rộng hoạt động sản xuất ở Việt Nam trong tương lai.

 Các bất ổn khác từ môi trường nước ngoài

Khi tiến hành hoạt động sản xuất tại thị trường Việt Nam hay tại bất kì quốc gia

nào khác, Uniqlo luôn chú trọng phân tích kĩ lưỡng và chi tiết về tất cả mọi yếu tố, khía

cạnh cần lưu tâm của một thị trường như tình hình kinh tế, chính trị, tôn giáo, quy mô

thị trường, chính sách quy định chính phủ,.v..v… để có thể hạn chế và giảm thiểu tối

đa những rủi ro có thể gặp phải. Mặt khác, Uniqlo thường phối hợp với công ty thương

mại và thuê ngoài các bên thứ 3 có uy tín, trong việc điều tra khảo sát thị trường, nhằm

tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu quả trong phân tích để có thể đánh giá tiềm năng phát

triển cũng như rủi ro tiềm ẩn của mỗi quốc gia Uniqlo dự định đầu tư, phát triển.



36



2.2.2



Công nghệ thông tin

Với xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ trên thế



giới nói chung và đặc biệt trong lĩnh vực dệt may nói riêng, Uniqlo luôn ý thức đầu tư,

đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm, hệ thống hiện đại tiên tiến trong mọi khâu, quy

trình trong chuỗi cung ứng, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho chuỗi cung ứng được hoạt

động trơn tru, hiệu quả. Công ty đã xây dựng mối quan hệ chiến lược, hợp tác lâu dài

với tập đoàn Accenture, tập đoàn phát triển ứng dụng công nghệ ứng dụng lớn nhất thế

giới, nhằm xây dựng nền tảng hoạt động cho Uniqlo theo hướng hiện đại hóa tối đa.

Theo nhận định của lãnh đạo công ty, trong tương lai thương mại điện tử sẽ “thống trị”

cách thức mua sắm của người tiêu dùng, họ sẽ ưu tiên những tiện ích công nghệ hiện

đại và thương hiệu nào cho phép mua sắm tại nhà và giao nhận hàng trong thời gian

ngắn nhất. Chính vì vậy, việc chủ động theo dõi và ứng dụng các công nghệ hiện đại,

ứng dụng, tiện ích đa năng trong hoạt động kinh doanh nói chung và quản trị chuỗi

cung ứng nói riêng là hết sức quan trọng.

 Công cụ hỗ trợ giao tiếp

Hiện tại, với những lợi thế như tiết kiệm chi phí giấy tờ, xử lý công việc bằng

tay, thời gian truyền tải thông tin, truy cập nhanh, dễ sử dụng nên EDI đã được ứng

dụng hầu hết trong toàn bộ hoạt động của công ty. Cụ thể, Uniqlo đã tiến hành ứng

dụng phần mềm EDI trong công tác quản lý, theo dõi thông tin trong việc đặt hàng,

quản lý đơn hàng của công ty với công ty thương mại. Ngoài ra, công ty còn thiết lập

một mạng lưới, hạ tầng thông tin nhằm giao dịch, trao đổi trực tiếp với các bên thương

mại và nhà máy sản xuất.

Hơn thế nữa, Uniqlo còn ưu tiên hoạt động với các bên thứ 3 đặc biệt là về lĩnh

vực Logistics, hãng vận chuyển nào, ứng dụng mạnh công nghệ tương thích với

Uniqlo, nhằm tối ưu hóa năng suất và hiệu quả hoạt động của mình.



37



 Công cụ hỗ trợ hoạch định

Công tác hoạch định đóng vai trò đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng làm tiền đề

trong chuỗi cung ứng, chính vì vậy công ty cũng chú trọng đầu tư trong việc ứng dụng

các phần mềm hệ thống mới nhất, nhằm hỗ trợ và phát huy tối đa hiệu quả của công

đoạn này. Cụ thể, ở giai đoạn lập kế hoạch bán hàng, thì Uniqlo đã triển khai và ứng

dụng hệ thống quản lý tồn kho JIT (Just-in-time) và hệ thống POS trong việc theo dõi

số lượng hàng bán ra hàng tuần và hàng tháng, nhằm cân đối với lượng hàng tồn kho,

đồng thời làm cơ sở cho việc đưa ra quyết định sản xuất cho đơn hàng bổ sung cho các

mã hàng bán chạy tại cửa hàng.

2.2.3



Mối quan hệ trong chuỗi cung ứng

 Mối quan hệ với nhà cung cấp

Vì đặc thù chuỗi giá trị dệt may là gồm nhiều khâu, nhiều công đoạn nên số



lượng nhà cung cấp tham gia vào chuỗi là rất lớn, đặc biệt là khi Uniqlo đã hình thành

được chuỗi cung ứng toàn cầu thì con số này lại ngày càng lớn hơn. Tuy nhiên, công ty

chỉ chú trọng đầu tư tạo mối quan hệ với các nhà cung cấp tại các quốc gia mà công ty

có đặt chi nhánh như ở Mỹ, các nước châu Âu gồm Anh, Pháp, Nga,., các quốc gia

châu Á như Thái Lan, Philippine, Malaysia, Indonesia….. Còn tại thị trường, Việt

Nam, thì hầu hết mọi giao dịch hoạt động với nhà cung cấp đều thông qua công ty

thương mại là chủ yếu. Trong tương lai, số lượng các nhà cung cấp sẽ ngày một tăng

cao, sự cạnh tranh gay gắt sẽ sàng lọc bớt những doanh nghiệp không đủ khả năng.

Thiết nghĩ, Uniqlo một mặt cần thắt chặt hơn mối quan hệ với các nhà cung cấp lâu

năm, đồng thời cũng chủ động bổ sung mở rộng mạng lưới nhà cung cấp để tránh bị

động và tối ưu hóa chi phí sản xuất, điều hành.



38



 Mối quan hệ với khách hàng

Trong chuỗi cung ứng khách hàng là đối tượng, mắt xích cuối cùng trong chuỗi

cung ứng, và đây lại là mắt xích quan trọng nhất trong toàn chuỗi. Mọi hoạt động cải

tiến, hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng đều nhằm mục đích cuối là thỏa mãn tối đa

nhu cầu của khách hàng, vì khách hàng chính nguồn doanh thu và lợi nhuận giúp công

ty tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, để tạo và duy trì được ngày càng nhiều khách

hàng trung thành hơn nữa, công ty luôn nỗ lực tìm hiểu, cập nhật sở thích và thị hiếu

của khách hàng một cách nhanh chóng kịp thời. Bên cạnh đó, với triết lý kinh doanh đã

ghi dấu ấn trong lòng khách hàng là “giá cả hợp lý nhất và chất lượng cao nhất”; công

ty luôn nỗ lực cải tiến và hoàn thiện chuỗi cung ứng để đạt mục tiêu này.

2.2.4



Sự thỏa mãn của khách hàng

Để góp phần gia tăng tối đa sự thỏa mãn của khách hàng, công ty đã dành nhiều



công sức trong việc sắp xếp không gian, cách bài trí cửa hàng sao cho bắt mắt, thân

thiện, sạch sẽ và thuận lợi cho khách hàng khi đi mua sắm. Công ty còn nỗ lực sao cho

chất lượng của các cửa hàng tại các quốc gia là giống nhau, mang lại thỏa mãn tối ưu

cho khách hàng. Ngoài ra, công ty còn có những chính sách hậu mãi hấp dẫn như

Uniqlo từng cho phép đổi trả hàng thời gian rất dài lên đến 3 năm, ngay cả khi sản

phẩm không hề có lỗi chất lượng, và nguyên nhân đổi trả chỉ vì khách hàng không còn

thích sản phẩm nữa. Trong tương lai, Uniqlo đang hướng tới việc phát triển hệ thống

mua sắm, giao hàng tận nhà, khách hàng chỉ cần ngồi ở nhà là có thể mua được sản

phẩm mình muốn và nhận hàng ngay trong ngày. Ngoài ra, công ty còn có bộ phận

huấn luyện nhân viên bán hàng về thái độ, cách ứng xử và giải quyết khiếu nại sao cho

khách hàng được hài lòng một cách tối đa.



39



2.3 Phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Uniqlo Việt

Nam giai đoạn 2012-2014

Dựa vào phân tích lý thuyết mô hình SCOR ở chương 1 cùng với kết quả từ

phỏng vấn các quản lý trưởng quản lý và từ việc điều tra, tổng hợp các báo cáo số liệu

nội bộ, chương 2 sẽ tiếp tục đi sâu tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị

chuỗi cung ứng của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam theo 5 yếu tố chính: lập kế hoạch,

tìm nguồn cung cấp, sản xuất, phân phối và thu hồi.



Hình 2.2: Sơ đồ tiến trình hoạt động chuỗi cung ứng theo mô hình SCOR của

Uniqlo Việt Nam

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)



Chuỗi cung ứng hiện tại của Công ty Uniqlo nói chung và tại Việt Nam nói riêng

là chuỗi cung ứng kéo (Pull Supply Chain) với quy trình bắt đầu từ việc lập kế hoạch

sản xuất, lựa chọn nguồn cung cấp phù hợp, đặt hàng cho công ty thương mại, theo dõi

từ quy trình cung ứng, sản xuất, vận chuyển, phân phối, cho tới bán hàng và thu hồi

(nếu có). Nhờ vào đặc trưng của mô hình kinh doanh SPA, nên Uniqlo có thể chủ động



40



trong việc quyết định được thời điểm lên kế hoạch, đặt hàng, giao hàng....và nhờ đó có

thể tăng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng. Trong chuỗi cung ứng của Uniqlo, thì công

ty Uniqlo Việt Nam, phụ trách chính trong quy trình sản xuất và vận chuyển nhằm đảm

bảo theo đúng kế hoạch sản xuất được đặt ra.

2.3.1



Lập kế hoạch (Plan)



Lập kế hoạch chuỗi cung ứng là việc phối hợp các nguồn lực từ các bên tham gia

vào chuỗi để tối ưu hóa dòng chảy của sản phẩm, dịch vụ, thông tin từ nhà cung cấp

đến khách hàng và đảm bảo sự cân đối bền vững của cung và cầu. Lập kế hoạch cho

chuỗi cung ứng của công ty Uniqlo, bao gồm việc xây dựng kế hoạch bán hàng, kế

hoạch sản xuất, kế hoạch đặt hàng, nguyên phụ liệu vào một kế hoạch tổng thể nhằm

đảm bảo sự vận hành đồng bộ xuyên suốt chuỗi cung ứng.

Thông tin cho việc lập kế hoạch chuỗi cung ứng trong giai đoạn 2012 – 2014 của

công ty Uniqlo được thu thập từ cả hai nguồn: qua dữ liệu thống kê, dự báo tăng trưởng

của ngành dệt may tại thị trường Việt Nam và những báo cáo phân tích của công ty về

xu hướng tiêu dùng của thị trường Nhật.

Ngoài ra, với quan niệm căn cứ vào thực tế hoạt động bán hàng sẽ mang lại con

số dự báo chính xác nhất cho thị trường, nên Uniqlo vẫn chưa theo đuổi chiến lược dự

trữ tồn kho, và vì thế việc lập kế hoạch đặt hàng vẫn không được chú trọng. Chỉ khi

nhận được kế hoạch bán hàng chính thức, thì bộ phận sản xuất, thiết kế, thu mua của

công ty mới tiến hành lên kế hoạch sản xuất, đặt hàng chi tiết. Do vậy, kế hoạch đặt

hàng hoàn toàn phụ thuộc vào độ chính xác của kế hoạch bán hàng nên cần có sự phối

hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan để có dự báo tốt nhất.



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

×