Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 103 trang )
68
mức tăng trưởng khá, đạt 9.8 tỷ USD (2014), tăng 12.6%; nếu so với các quốc gia cạnh
tranh trên thị trường Mỹ, Việt Nam tiếp tục đạt tăng trưởng tiếp tục đạt tăng trưởng dẫn
đầu với 2 con số, trong khi các quốc gia khác tăng nhẹ hoặc thậm chí còn tăng trưởng
âm (Trung Quốc tăng chưa tới 1%, Ấn Độ tăng 6%, Indonesia, Bangladesh và
Cambodia tăng trưởng âm). Thị trường EU đứng thứ 2 với kim ngạch đạt 3,4 tỷ USD,
tăng 17%, tăng từ 1% (trong năm 2013) lên 1,98% (trong năm 2014). Nhật Bản là thị
trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam với kim ngạch đạt 2,7 tỷ USD tăng 9%, thị
phần tăng từ 6,01% lên 6,61%.
Mặt khác, cũng theo ông Lê Tiến Trường, phó chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt
Nam (Vitas) cho biết ngoài việc đẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu để thâm nhập các thị
trường mới, triển vọng tăng trưởng kim ngạch ngay tại thị trường truyền thống của
ngành còn rất lớn. Cụ thể, như thị trường EU, khi FTA Việt Nam – EU được ký kết,
xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU sẽ khởi sắc tương tự trường hợp của
Bangladesh tăng trưởng mạnh vào EU kể từ khi hưởng ưu đãi về thuế GSP. Đối với thị
trường Nhật Bản, Việt Nam có thế mạnh là một trong những nước tham gia đàm phán
TPP cùng với Nhật Bản. Ngoài ra, việc các nhà đầu tư Nhật tăng đầu tư vào vùng sản
xuất nguyên phụ liệu trong ngành dệt may tại Việt Nam đã tạo cho ngành dệt may Việt
Nam cơ hội tận dụng được lợi thế về quy tắc xuất xứ và từng bước đáp ứng được tiêu
chuẩn về kỹ thuật và môi trường khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Bên cạnh đó, với đà
tăng trưởng như năm 2014 cộng với sức hút từ các FTA sắp ký kết, Vitas dự kiến,
ngành dệt may có thể đạt mức kim ngạch xuất khẩu từ 28 đến 28,5 tỷ USD, tăng 15,9%
trong năm 2015. Ngoài ra, các FTA sắp có hiệu lực đều quan tâm đến nguồn gốc xuất
xứ từ sợi (TPP), từ vải (EU), các doanh nghiệp dệt may đang tích cực đầu tư cho việc
phát triển sản xuất nguyên phụ liệu để tăng tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm xuất
khẩu. Hiệp hội cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2020 có thể chủ động được hơn 60% vải
các loại trong chuỗi doanh nghiệp của mình.
69
Mới đây nhất, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP đã chính thức
được thông qua vào đầu tháng 10 năm 2015, kết thúc chuỗi vòng đàm phán kéo dài
hơn 5 năm với 12 quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam; đây được xem là sự kiện
lịch sử, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối Việt Nam. Cụ thể , theo các kết quả tính toán,
việc tham gia TPP sẽ giúp xuất khẩu và GDP của Việt Nam có thể tăng thêm tương
ứng 68 tỷ USD và 36 tỷ USD hay 28,4% và 10,5% vào năm 2025 so với kịch bản nếu
không tham gia TPP. Trong số các ngành hàng được hưởng lợi thế của Việt Nam, trong
đó, lợi ích cốt lõi là ngành dệt may, bởi có tới 60% kim ngạch xuất khẩu của dệt may
Việt Nam được xuất khẩu vào các nước trong khối TPP. Với những cơ hội rộng mở
phía trước khi TPP hoàn tất, ngành dệt may Việt Nam sẽ có thể cán đích 25 tỷ USD
xuất khẩu trước năm 2020 và nâng tỷ lệ nội địa hóa lên mức 60% thay vì gần 50% như
hiện nay.
3.2.2 Định hướng phát triển của công ty
Với mục tiêu lớn trong năm 2020 là đạt được tổng doanh thu 50 tỷ USD, trở
thành tập đoàn sản xuất, bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới, thì mọi hoạt động trong
công ty đều phải được tối ưu hóa hoàn thiện để phục vụ mục đích chung đó. Một trong
những nỗ lực đó là việc chủ trương tối thiểu hóa chi phí hoạt động, cắt giảm lãng phí ở
mỗi mắt xích, công đoạn từ đầu đến cuối của chuỗi cung ứng.
Mặt khác, với quan điểm Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng để phát
triển ngành dệt may, và với mục tiêu chuyển dịch sản xuất từ 35-40% tại Việt Nam,
công ty Uniqlo hiện đang lên kế hoạch sẽ dần dịch chuyển phần lớn đơn đặt hàng sản
xuất từ Trung Quốc sang đây, một mặt để tránh khỏi sự lệ thuộc và hơn nữa là đón đầu
những thuận lợi của từ một loạt các hiệp định thương mại quan trọng đã ký kết của
Việt Nam trong tương lai. Bên cạnh đó, công ty cũng đẩy mạnh hợp tác với doanh
nghiệp Việt Nam để tận hưởng lợi thế chi phí, góp phần gián tiếp tạo điều kiện cho
ngành dệt may Việt Nam được phát triển.
70
3.2.3 Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng những vấn đề còn tồn đọng ở
chương 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày khá đầy đủ phần phân tích thực trạng hoạt
động quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm cho Uniqlo dựa trên mô hình lý thuyết SCOR.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích và đánh giá hiệu quả của chuỗi cung ứng hiện
tại của Uniqlo cùng với việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung
ứng của công ty.
Sau khi đi sâu phân tích thực trạng từng yếu tố cho chuỗi cung ứng của Uniqlo,
tác giả có đưa ra nhận xét về ưu nhược điểm của từng yếu tố, để từ đó đưa ra các tồn
đọng, hạn chế mà công ty cần phải khắc phục và hoàn thiện trong tương lai.
3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công ty
TNHH Uniqlo Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản trị chuỗi cung ứng cho thị
trường Nhật của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam, luận văn xin được đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty trong thời
gian tới.
71
Bảng 3.1: Tổng hợp vấn đề và đề xuất một số giải pháp
Vấn đề
1.Thời gian xác nhận đơn hàng chậm
Giải pháp
*Chủ động tiến hành lập kế hoạch tồn kho
*Thay đổi cách thức lập kế hoạch theo hướng chủ động
Nhóm giải pháp
Hoàn thiện lập kế hoạch
*Chủ động tiến hành lập kế hoạch tồn kho
*Lập kế hoạch đặt hàng theo hướng chủ động hơn.
Hoàn thiện lập kế hoạch
2.Chưa đáp ứng những đơn hàng gấp và đột xuất
*Bố trí mạng lưới nhà cung cấp hợp lý hơn
và tìm nguồn cung cấp
*Tìm thêm các nhà cung cấp có khả năng cung ứng tích hợp
*Uniqlo tăng cường chủ động trong việc quản lý nhà cung
3.Thiện chí của nhà cung cấp trong tiếp nhận xử lý
cấp
những vấn đề phát sinh liên quan đến chất lượng
*Cùng với thương mại, định kì đánh giá các nhà cung cấp
còn thấp
theo tiêu chuẩn do 2 bên thống nhất
Hoàn thiện tìm
nguồn cung cấp
*Yêu cầu nhà máy đưa ra giải pháp để khắc phục 3 lỗi chất
lượng có tỷ lệ cao: sai đơn vị SKU, sót chỉ may, khác màu.
4. Hàng nhận được không đạt chất lượng yêu cầu *Áp dụng quy trình đảm bảo chất lượng chặt chẽ.
*Đào tạo ý thức, tư duy về chất lượng cho nhà máy, thương
mại và QC.
Hoàn thiện sản xuất
*Chia đơn đặt hàng thành nhiều đơn hàng xuất với số lượng
5. Nhà sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu của nhỏ.
Uniqlo trong việc xuất hàng đúng kế hoạch đề ra *Có lộ trình giảm tỷ lệ kiểm của bên thứ 3 rõ ràng
Hoàn thiện sản xuất
*Bàn bạc thống nhất với bên vận chuyển, hàng tháng gửi lịch
xuất đi tàu, hoặc bằng máy bay để chia sẻ với thương mại, nhà
máy.
*Chủ động tìm kiếm các đối tác khác, hạn chế sự phụ thuộc
6.Thời gian giao hàng của công ty vận chuyển còn vào các công ty thương mại.
Hoàn thiện phân phối
chậm chưa đáp ứng được yêu cầu Uniqlo đề ra *Tích hợp hệ thống dữ liệu của bên vận chuyển vào hệ thống
của Uniqlo để tiện quản lý, theo dõi.
*Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các hãng vận chuyển lớn
để được ưu đãi về chi phí và thời gian.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và kiến nghị)
72
3.3.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch
Hiện tại công tác dự báo nhu cầu sản phẩm chủ yếu do bộ phận kinh doanh phụ
trách và xây dựng chủ yếu dựa vào sản lượng thực tế của năm trước, nên dữ liệu còn
mang tính chủ quan cao. Ngoài ra, Uniqlo chỉ mới quan tâm đến việc lập kế hoạch
chuỗi cung ứng ngắn hạn (trong khoảng thời gian một năm) và do hạn chế về trình độ
của nhân lực nên kế hoạch trung và dài hạn vẫn chưa được chú trọng cũng như phía
lãnh đạo của công ty Uniqlo vẫn chưa chủ động theo đuổi chiến lược tồn kho. Chính vì
vậy, công ty hoàn toàn phụ thuộc vào hàng hóa, khả năng cung ứng của nhà cung cấp
dẫn đến việc chậm trễ trong xác nhận đơn hàng và không có khả năng đáp ứng tốt
những đơn hàng gấp và đột xuất.
Trước thực trạng này, trong thời gian sắp tới kiến nghị công ty Uniqlo cần đầu
tư thêm vào công tác lập kế hoạch tiêu thụ trung và dài hạn để có thể chủ động theo
đuổi chiến lược tồn kho và chuyển đổi thành công chuỗi cung ứng sản phẩm của mình
từ kéo sang đẩy-kéo.
Để thực hiện được điều này, công tác lập kế hoạch của công Uniqlo cần được
điều chỉnh theo hướng sau: đầu tiên bộ phận R&D (Nghiên cứu và Phát triển) của công
ty sẽ đảm nhiệm công tác nghiên cứu thị trường về xu hướng người tiêu dùng, cũng
như tìm kiếm những chất liệu mới để đưa các ý tưởng mới. Sau đó sẽ tổ chức một cuộc
họp bàn với các bên như nhà thiết kế và tạo mẫu của bộ phận R&D, đại diện bộ phận
thương mại (MD), marketing, bộ phận phát triển nguyên vật liệu và bộ phận sản xuất.
Để có thể đáp ứng kịp cho việc lên kế hoạch sản xuất, thì cuộc họp ý tưởng này nên
được tổ chức trước khi đặt hàng tối thiểu 10 tháng.
Các bên sẽ thảo luận và thống nhất với nhau về ý tưởng cho mùa bán hàng tiếp
theo và sau khi các ý tưởng thiết kế được thống nhất, thì bộ phận MD sẽ dựa vào ý
tưởng cho mỗi mùa để quyết định kế hoạch sản xuất, nguyên liệu và mẫu thiết kế. Sau
đó, sẽ quyết định dòng sản phẩm cho mỗi mùa với sản lượng chi tiết là bao nhiêu cho
73
từng thị trường. Ngoài ra, bộ phận MD cũng sẽ đóng vai trò trong việc quyết định thời
điểm tăng giảm đơn hàng, trong suốt một mùa và thảo luận cụ thể với bộ phận kế
hoạch sản xuất trước khi quyết định.
Mặt khác cần kịp thời thông tin, chia sẻ với công ty thương mại về kế hoạch đặt
hàng của Uniqlo từ sớm. Điều này sẽ góp phần làm giảm thời gian trong việc xác nhận
đơn hàng với Uniqlo và chủ động điều phối cho những đơn hàng gấp và đột xuất. Tuy
nhiên, để có được mức tồn kho an toàn Uniqlo cũng cần xem xét thêm giải pháp lắp đặt
phần mềm xử lý dữ liệu, để đưa dự báo khách quan hơn đồng thời cần chú trọng hơn về
kế hoạch tổng hợp đảm bảo sự thống nhất trong mọi kế hoạch của các khâu liên quan.
3.3.2 Hoàn thiện hoạt động tìm nguồn cung cấp
Để có thể cải thiện được các vấn đề đang hiện hữu trong khâu này, Uniqlo cần
phải có sự chủ động hơn trong việc tham gia quá trình tìm nguồn cung cấp, nhằm mục
đích giảm bớt sự phụ thuộc chủ yếu vào công ty thương mại và tăng cường khả năng
quản lý kiểm soát kịp thời khi có vấn đề phát sinh. Cụ thể công ty cần chú trọng thực
hiện các giải pháp sau
-
Kiểm tra, bố trí mạng lưới nhà cung cấp hợp lý hơn, hiện tại đang có một sự bất
hợp lý về mặt phân bổ các nhà cung cấp giữa hai khu vực Bắc và Nam. Trong
khi khu vực phía Nam có phần lớn các nhà máy gia công nhưng các nhà về dệt
nhuộm, phụ liệu lại phân bổ hầu hết ở khu vực miền Bắc. Điều này, gây ra sự
chậm trễ trong việc cung ứng nguyên phụ liệu cho nhà máy may, dẫn đến nguy
cơ trễ hàng cao. Chính vì vậy, Uniqlo và công ty thương mại cần cùng nhau rà
soát toàn bộ hệ thống mạng lưới cung cấp của mình, dựa theo tiêu chí đánh giá
để loại bỏ bớt các nhà cung cấp làm việc không hiệu quả và sắp xếp lại mạng
lưới sao cho phát huy tối đa hiệu quả lẫn hiệu suất của chuỗi cung ứng.
-
Tìm thêm nhà cung cấp có khả năng cung ứng tích hợp: Hiện tại, có thể thấy đa
phần công ty chỉ chú trong mở rộng số lượng nhà cung ứng theo từng công
74
đoạn, mà chưa chú tâm đến việc giảm bớt số lượng và tập trung vào việc tìm
kiếm các nhà máy có khả năng sản xuất tích hợp. Cụ thể, hiện tại đã có rất nhiều
nhà máy với vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư xây dựng ở Việt Nam như Global
Dyeing, Gain Lucky, Samwoo.... với quy trình sản xuất nguyên liệu vải khép
kín từ khâu dệt sợi đến khâu nhuộm in. Thiết nghĩ trong tương lai, Uniqlo và
công ty cần tích cực hơn nữa trong việc tuyển chọn những nhà cung cấp theo
hướng này, nhằm giúp cắt giảm chi phí, thời gian tăng hiệu quả hoạt động của
toàn chuỗi.
-
Tham gia cùng với thương mại trong việc tuyển chọn nhà cung cấp theo những
quy trình sau:
Lập tiêu chí đánh giá tuyển chọn nhà cung cấp Thu thập thông tin về nhà
cung cấp Lập danh sách nhà cung cấp ban đầu Đánh giá theo từng tiêu chí đã định
ra Lập danh sách nhà cung cấp theo thứ tự ưu tiên Uniqlo tổng hợp phê duyệt.
Mặt khác, tiêu chí đánh giá thường dựa vào: chất lượng sản phẩm, khả năng đáp
ứng sản lượng cung ứng, thời gian giao hàng, giá cả, phương thức thanh toán và thiện
chí giải quyết những vấn đề phát sinh. Hiện tại, tiêu chí “thiện chí giải quyết những vấn
đề phát sinh” đang chưa được đánh giá cao, cần được đưa lên cao hơn về bậc thứ tự ưu
tiên. Ngoài ra, để góp phần giảm thiểu tình trạng này, Uniqlo và công ty thương mại
nên định kì đánh giá lại nhà cung cấp khoảng 6 tháng 1 lần để kiểm tra xem những tiêu
chí này mức độ thực hiện như thế nào, nếu không thỏa mãn chỉ tiêu đề ra thì sẵn sàng
cân nhắc tới việc cắt giảm đơn hàng và thậm chí ngưng sản xuất và những quy định,
chế tài này cần được thể hiện rõ ràng trong các hợp đồng đặt hàng với nhà cung ứng.
3.3.3 Hoàn thiện hoạt động sản xuất
Về mặt chất lượng sản phẩm
Chuỗi cung ứng sản phẩm cho Uniqlo hiện tại đang đối mặt với vấn đề đảm bảo
75
chất lượng sản phẩm, cụ thể là trong giai đoạn từ 2012-2014 thì phát sinh 3 lỗi phổ
biến và nghiêm trọng nhất: sai đơn vị SKU, sót chỉ may nhiều, khác màu. Để góp phần
cải thiện 3 lỗi chất lượng này, trước hết Uniqlo cần phải có cuộc họp với các bên
thương mại để cùng nhau đưa ra nguyên nhân, cách giải quyết và thời hạn hoàn thành.
Trong đó, Uniqlo cần phải truyền đạt và thể hiện rõ quan điểm của mình về chất
lượng, nhấn mạnh rằng những lỗi này được xem là nguy hiểm và tuyệt đối không cho
xuất hàng. Nếu phát hiện tại kho hàng, số lượng hàng lỗi tỷ lệ lớn, có thể sẽ phải tái
kiểm toàn bộ hàng ở Nhật hoặc ở tất cả thị trường đã xuất đi, và nghiêm trọng hơn là
truy hồi và tiêu hủy hàng (nếu đã bán cho người tiêu dùng; và toàn bộ chi phí sẽ phải
do bên thương mại và nhà máy chịu trách nhiệm). Ngoài ra, bộ phận sản xuất cần phối
hợp chặt chẽ hơn nữa với thương mại và nhà máy trong việc đảm bảo chất lượng, nhằm
phát hiện và xử lý vấn đề kịp thời để ngăn chặn sớm ngay từ đầu khi vấn đề phát sinh,
tránh tình trạng hàng vừa xuất đi trễ vừa kém chất lượng.
Về mặt thời gian xuất hàng
Theo như thực trạng đã phân tích hiện tại, nguyên nhân dẫn đến việc xuất hàng
bị chậm trễ là do số lượng đặt hàng của Uniqlo thường rất lớn và thời gian leadtime
(thời gian giao hàng chuẩn) thường ngắn để kịp bán hàng, nên công ty thương mại khi
đặt hàng thường quy định số lượng xuất hàng mỗi lần lớn. Mặt khác, việc tiến hành
kiểm tỷ lệ 2.5% cho mỗi lô hàng định xuất do bên kiểm định thứ 3 Uniqlo chỉ định,
cũng hay là nguyên nhân dẫn tới chậm trễ vì tỷ lệ lỗi đôi khi chỉ là 0.32%, 0.4% trên
tổng số lượng hàng trăm ngàn, hàng triệu hàng. Vì vậy, Uniqlo nên tham khảo theo
hướng sau để góp phần cải thiện vấn đề trên
-
Chia nhỏ tổng đơn hàng (PO) thành nhiều đơn xuất hàng (DO) với thời gian hợp
lý dựa theo kế hoạch bán hàng: Uniqlo cần chủ động theo dõi đơn đặt hàng của
thương mại với nhà máy sản xuất, và đưa ra kế hoạch phân nhỏ chi tiết đơn
76
hàng xuất sao cho đảm bảo tiêu chí số lượng hàng xuất đi có đúng size, đúng
màu vào kho đúng thời gian để kịp ngày bán hàng.
-
Yêu cầu nhà máy thực hiện hoạt động gửi hàng lỗi, báo cáo của lô hàng không
được xuất do kết quả kiểm không đạt kiểm bên thứ 3, đặc biệt là những lô hàng
nào mà nhà máy thấy có khả năng đi được vì lỗi không đáng kể, có thể gửi trực
tiếp cho bộ phận quản lý sản xuất của Uniqlo xét duyệt và quyết định. Nếu như
đánh giá thấy lỗi này thực sự không nghiêm trọng cũng như cân nhắc nhiều yếu
tố về tình trạng bán hàng, mức tồn kho... Uniqlo sẽ kí xác nhận đặc biệt cho
phép lô hàng được xuất đi.
-
Giảm tỷ lệ kiểm bên thứ 3 theo lộ trình: thực tế Uniqlo có quy định rằng, nếu
nhà máy chứng minh được năng lực sản xuất ổn định trong khoảng thời gian từ
1 – 2 năm, với tỷ lệ sản phẩm lỗi ở mức thấp thì Uniqlo sẽ đánh giá và cân nhắc
việc giảm dần tỷ lệ kiểm tới miễn kiểm bên thứ 3 cho nhà máy đó, nhà máy sẽ
tiến hành tự kiểm xuất hàng thông qua lực lượng QC của mình. Tuy nhiên, nhà
máy cần phải đảm bảo duy trì được chất lượng ổn định thì mới được hưởng
chính sách này, nếu Uniqlo xét thấy tình hình chất lượng có chiều hướng xấu đi,
thì vẫn được quyền yêu cầu nhà máy phải tiếp tục kiểm lại với bên thứ 3 chỉ
định.
3.3.4 Hoàn thiện hoạt động phân phối
Trong thời gian qua, bên cạnh những chỉ tiêu được đánh giá tốt của hoạt động
phân phối, mà cụ thể là hoạt động vận chuyển, thì theo kết quả khảo sát hiện tại hoạt
động phân phối đang gặp phải hạn chế là thời gian giao hàng của công ty vận chuyển
còn chậm chưa đáp ứng được ngày vào kho Uniqlo đề ra. Cụ thể, vấn đề ở đây là vì
lịch tàu không chính xác, và khi có thay đổi thì không được cập nhật kịp thời, nên dù
nhà máy hoàn thành xong đơn hàng và xuất đúng ngày EXF (ngày xuất xưởng) quy
định; nhưng không kịp ngày Contracted ETD (ngày tàu chạy theo hợp đồng) của
77
Uniqlo và tệ hơn nhiều trường trễ ngày vào kho quy định của Uniqlo, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới kế hoạch bán hàng của công ty. Để có thể khắc phục được tình trạng
này, công ty Uniqlo cần tham khảo những giải pháp sau
-
Tạo dựng và duy trì mối quan hệ với 3 hãng vận chuyển chủ yếu hiện tại của
công ty là Nippon Express, Yusen Logistics và Damco Line để có được giá dịch
vụ cạnh tranh hơn vì đây là các thương hiệu lâu đời, uy tín trong dịch vụ giao
hàng chuyên nghiệp, phương tiện chuyên chở phù hợp nên chất lượng hàng hóa
đảm bảo trong tình trạng tốt khi tới kho nước đến.
-
Chủ động trong việc tìm kiếm đơn vị vận tải giao nhận khác, để tránh việc bị lệ
thuộc hoàn toàn vào bên giao nhận chính và có thể nhận được giá dịch vụ tốt
hơn. Đặc biệt khi có vấn đề phát sinh, có thể linh động phối hợp giữa các bên để
giải quyết.
-
Chia nhỏ tổng đơn hàng (PO: Purchase orders) thành nhiều đơn xuất hàng (DO:
Delivery orders) với thời gian hợp lý dựa theo kế hoạch bán hàng: Uniqlo cần
chủ động theo dõi đơn đặt hàng của thương mại với nhà máy sản xuất, và đưa ra
kế hoạch phân nhỏ chi tiết đơn hàng xuất sao cho đảm bảo tiêu chí số lượng
hàng xuất đi có đúng kích cỡ, đúng màu vào kho đúng thời gian để kịp ngày bán
hàng.
-
Thống nhất với hãng vận chuyển hàng tháng sẽ gửi lịch vận chuyển dự kiến cho
bên thương mại và nhà máy, để họ chủ động cho việc lên kế hoạch xuất. Mọi sự
thay đổi phát sinh về tàu, về chuyến khác với kế hoạch phải báo cho bên Uniqlo
biết tối thiểu trước 1 tuần.
-
Công khai danh sách nhà máy cụ thể liên kết với bên vận chuyển nào, hai bên
thông tin phải minh bạch về thời gian ... lập ra danh sách các hãng vận chuyển
Uniqlo chỉ định để cho nhà máy lựa chọn, theo vị trí địa điểm của nhà máy.
-
Các cập nhật mới về quy định giao dịch, thương mại của mỗi nước, bộ phận
78
Logistics của Uniqlo cần kịp thời cập nhật các quy định và chia sẻ cho các bên,
để nắm rõ tình hình hạn chế việc sai sót trong thủ tục, giấy tờ xuất hàng làm
phát sinh chi phí.
3.4 Dự kiến kết quả đạt được sau khi thực hiện những giải pháp đề xuất
Sau khi nghiên cứu đánh giá thực trạng quản trị chuỗi cung ứng hàng may mặc
cho thị trường Nhật của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam, luận văn có đề xuất một số
giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng trong thời gian tới. Tuy
nhiên do không đủ điều kiện để áp dụng những giải pháp này vào thực tế công ty, nên
luận văn xin được đưa ra một số kết quả dự kiến sau khi áp dụng các giải pháp này.
Vấn đề 1: Thời gian xác nhận đơn hàng chậm
Trong tương lai, khi công ty Uniqlo đã chủ động áp dụng quy trình mới trong
việc lên kế hoạch cho toàn chuỗi cung ứng và chủ động trong việc lên kế hoạch tiêu
thụ dài hạn, làm cơ sở xây dựng chiến lược tồn kho hiệu quả. Việc chủ động tồn kho
giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian xác nhận đơn hàng của bên thương mại và nhà
cung cấp.
Vấn đề 2: Chưa đáp ứng được những đơn hàng gấp, đột xuất
Khi công ty đã chủ động tiến hành tồn kho đồng thời chủ động trong xây dựng
những kế hoạch thu mua dự phòng với những nhà cung cấp khác, thì khả năng đáp ứng
những đơn hàng gấp, đột xuất sẽ cải thiện. Việc có sẵn nguồn tồn kho nguyên phụ liệu
có thể được doanh nghiệp tính toán cân đối, để đáp ứng trước những đơn hàng gấp và
bổ sung lại nguồn hàng theo kế hoạch tiêu thụ dự kiến đã lập trước đó. Đáp ứng tốt
những đơn hàng đột xuất sẽ làm tăng năng lực cạnh tranh và cải thiện vị trí của doanh
nghiệp trong tâm trí của khách hàng. Ngoài ra, việc tìm kiếm thêm nhiều nhà cung cấp
và bố trí lại sơ đồ mạng lưới cung cấp khoa học, hiệu quả cũng sẽ góp phần nâng cao
hiệu năng của chuỗi cung ứng.