1. Trang chủ >
  2. Cao đẳng - Đại học >
  3. Chuyên ngành kinh tế >

1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Uniqlo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 103 trang )


29



kế hoạch, sản xuất đến phân phối, bán lẻ và quản lý hàng tồn kho.

Uniqlo chính thức thành lập thành lập công ty tại Việt Nam, vào năm 2006 và

tiếp tục đại diện cho tổng công ty trong lĩnh vực chính là quản lý sản xuất. Sau hơn 9

năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, công ty ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng

của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất của công ty

tại thị trường Việt Nam.

Tên giao dịch:



Công ty TNHH Uniqlo Viet Nam



Tên tiếng anh:



UNIQLO VIETNAM LIMITED CORPORATION.



Trụ sở chính:



115 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Q.1, TP.Hồ Chí



Minh

Giấy phép kinh doanh: 41000747_Ngày cấp: 01/11/2006

Điện thoại: 08 38277171 - Fax: 08 38221189

2.1.2



Cơ cấu tổ chức



30



Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Uniqlo

(Nguồn: Sổ tay văn hóa tổ chức của Uniqlo năm 2012)



2.1.3



Các phòng ban, bộ phận của Uniqlo





Ban điều hành



Ban lãnh đạo điều hành bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị, Ban phó chủ tịch

điều hành tập đoàn; có vai trò trong việc hoạch định đường lối chiến lược chung cho

toàn công ty, cũng như theo dõi và chỉ đạo trực tiếp những hoạt động của công ty như

kinh doanh, hành chính nhân sự, tài chính kế toán chung. Sau khi lên kế hoạch, mục



31



tiêu thì Ban Phó Chủ tịch điều hành tập đoàn trực tiếp triển khai, chỉ đạo xuống bộ

phận chức năng liên quan để thực hiện.





Ban chức năng



Khối hành chính – nhân sự - tổng vụ: đảm nhận nhiệm vụ đảm bảo triển khai

những quy định nội bộ, quản lý những hoạt động, tài chính trong phạm vi công ty.

Trong đó, bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm chính trong công tác tổ chức thực hiện các

quy định quản trị nội bộ của công ty, phụ trách công tác nhân sự bao gồm: tuyển dụng,

đề bạt, lương thưởng, duy trì động lực làm việc cho nhân viên công ty. Còn bộ phận tài

chính – kế toán, thì chịu trách nhiệm trong hoạt động lĩnh vực tài chính thống kê, thuế,

quản lý tài sản, quản lý tài chính.

Khối sản xuất: có nhiệm vụ trong việc tham gia vào việc đảm bảo quy trình sản

xuất sản phẩm cho kinh doanh được diễn ra trơn tru, theo hệ thống toàn cầu và đảm

bảo chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó, bộ phận còn sản xuất còn đóng vai trò tích cực

trong việc cải tiến, sáng tạo về thiết kế, vật liệu, với mục tiêu nhằm mang lại giá trị cao

nhất cho người tiêu dùng.

Khối kinh doanh: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch bán hàng, tổng hợp kế

hoạch và đưa ra dự báo cho mục tiêu hoạt động của công ty kinh doanh thương mại các

sản phẩm đem lại nguồn lợi nhuận cho toàn công ty. Trong đó, giám đốc kinh doanh sẽ

phụ trách chính, trong việc lên chiến lược bán hàng và triển khai cho các trưởng quản

lý để thống nhất và giám sát hoạt động thực hiện.



32



2.1.4



Kết quả hoạt động kinh doanh



Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn Fast Retailing và Công ty

Uniqlo giai đoạn 2012 – 2014

ĐVT: triệu yên



Uniqlo thị trường Nhật Bản

Tỷ lệ % trong tổng doanh thu

Uniqlo thị trường quốc tế

Tỷ lệ % trong tổng doanh thu

Thương hiệu toàn cầu khác

Tỷ lệ % trong tổng doanh thu

Tổng doanh thu của tập đoàn



2012

620.063

66.94%

153.176

16.54%

153.031

16.52%

926.27



2013

683.31

59.90%

251.19

22.02%

206.23

18.08%

1140.7



2014

715.64

51.84%

413.63

29.96%

251.23

18.20%

1380.5



(Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty Uniqlo giai đoạn 2012-2014)



Theo bảng trên ta có thể thấy được doanh thu tập đoàn qua các năm đều liên tục

tăng cao, đặc biệt giai đoạn từ 2013 – 2014 đạt mức nhảy vọt là trên 21%. Trong đó có

thể thấy rằng tỷ trọng đóng góp về mặt doanh thu của thương hiệu Uniqlo chiếm phần

chủ yếu. Cụ thể, tỷ trọng đóng góp của Uniqlo trên toàn cầu luôn chiếm tỷ lệ trên 80%,

trong thị trường Nhật Bản đóng góp là trên 50%, như năm 2012 đạt tỷ lệ 66.94% trên

tổng doanh thu của tập đoàn.

Bảng 2.2: Chi phí hoạt động của tập đoàn Fast Retailing và công ty Uniqlo giai

đoạn 2012 - 2014

Đvt: triệu yên

Nội dung

2012

2013

2014

Uniqlo thị trường Nhật Bản

102.347

96.852

110.62

Tỷ lệ % trong tổng chi phí

80.03% 73.00% 68.41%

Uniqlo thị trường quốc tế

10.999

18.35

34.78

Tỷ lệ % trong tổng chi phí

8.60%

13.83% 21.51%

Thương hiệu toàn cầu khác

14.539

17.463

16.312

Tỷ lệ % trong tổng chi phí

11.37% 13.16% 10.09%

Tổng chi phí hoạt động của tập đoàn

127.885 132.665 161.712

(Nguồn: Báo cáo thường niên của công ty Uniqlo giai đoạn 2012-2014)



33



Tương tự như kết quả hoạt động kinh doanh, thì trong tổng chi phí hoạt động

của tập đoàn cũng tăng đều qua các năm vì các công ty, thương hiệu con liên tục tăng

trưởng mở rộng về mặt quy mô. Bên cạnh đó, có thể thấy tỷ trọng đầu tư cho hoạt động

của Uniqlo tại thị trường Nhật Bản là lớn nhất, với hơn 80.03% và giảm dần còn

68,41% vào năm 2014. Điều này cũng thể hiện phần nào, chiến lược công ty trong

tương lai mong muốn đẩy mạnh, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trên thị

trường quốc tế.

2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng hàng may mặc

của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam

2.2.1



Sự bất ổn về mặt môi trường

 Môi trường giữa doanh nghiệp

Vì đặc thù trong hoạt động của doanh nghiệp, toàn bộ hàng hóa xuất đi thị



trường Nhật, công ty Uniqlo sẽ làm việc thông qua một bên thứ 3 là công ty thương

mại. Các công ty thương mại sẽ thay mặt Uniqlo tiến hành tuyển chọn, đàm phán với

các nhà cung cấp. Chính vì vậy, mức độ hợp tác, liên kết giữa bên Uniqlo và các nhà

cung cấp còn yếu, chưa được chú trọng đầu tư đúng mức.

Trong tương lai, khi mà sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trong ngành ngày

càng mạnh mẽ, thị phần dần sẽ thu hẹp lại. Chính vì vậy, để có đạt được những mục

tiêu lớn trong năm 2020, thiết nghĩ Uniqlo cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tìm kiếm

và thiết lập các mối quan hệ chiến lược với các đối tác kinh doanh, nhà cung cấp, nhà

sản xuất lâu năm. Hơn thế nữa, công ty cũng đã và đang mở rộng hoạt động sản xuất ra

nhiều thị trường mới tiềm năng trên toàn cầu, mọi nỗ lực này đều là để góp phần hạn

chế ảnh hưởng của yếu tố này trong tương lai.



34



 Sự hỗ trợ của chính phủ

Với việc xác định Việt Nam là thị trường tiềm năng, mắt xích quan trọng trong

chuỗi cung ứng, Uniqlo luôn quan tâm đến những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến

sự tồn tại và phát triển của chuỗi trong đó yếu tố hỗ trợ tham gia của chính phủ được

xem là ưu tiên hàng đầu. Cụ thể, trong hoạt động Uniqlo luôn tự ý phải chấp hành

nghiêm chỉnh các quy định, luật lệ và chính sách của chính phủ Việt Nam, đồng thời

công ty cũng đòi hỏi và giám sát các đối tác của mình cam kết thực thi đúng những yêu

cầu, quy định.

Ngành dệt may Việt Nam trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành

đi đầu, có vai trò quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra thị

trường thế giới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, ngành dệt may đã có những

đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa nói riêng và tăng trưởng kinh

tế nói chung ở Việt Nam. Và vì lẽ đó, Chính phủ đã xem ngành dệt may là ngành trọng

điểm cần phải chú trọng đầu tư phát triển, nên nhà nước luôn tích cực trong việc đưa ra

các chính sách ưu đãi về thuế, đầu tư nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư

vào thị trường Việt Nam. Cụ thể, gần đây nhất là việc ký kết thành công Hiệp định TPP

vào ngày 4/2/2016 sau hơn 5 năm nỗ lực đàm phán và đây được xem là cột mốc quan

trọng đánh dấu cơ hội phát triển, lợi ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết

các ngành trong đó ngành công nghiệp dệt may được xem là hưởng lợi nhiều nhất từ

TPP. Bên cạnh đó theo Quyết định số 3218/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển

ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, cụ thể như sau



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

×