1. Trang chủ >
  2. Cao đẳng - Đại học >
  3. Chuyên ngành kinh tế >

3 Phân tích thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam giai đoạn 2012-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 103 trang )


40



trong việc quyết định được thời điểm lên kế hoạch, đặt hàng, giao hàng....và nhờ đó có

thể tăng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng. Trong chuỗi cung ứng của Uniqlo, thì công

ty Uniqlo Việt Nam, phụ trách chính trong quy trình sản xuất và vận chuyển nhằm đảm

bảo theo đúng kế hoạch sản xuất được đặt ra.

2.3.1



Lập kế hoạch (Plan)



Lập kế hoạch chuỗi cung ứng là việc phối hợp các nguồn lực từ các bên tham gia

vào chuỗi để tối ưu hóa dòng chảy của sản phẩm, dịch vụ, thông tin từ nhà cung cấp

đến khách hàng và đảm bảo sự cân đối bền vững của cung và cầu. Lập kế hoạch cho

chuỗi cung ứng của công ty Uniqlo, bao gồm việc xây dựng kế hoạch bán hàng, kế

hoạch sản xuất, kế hoạch đặt hàng, nguyên phụ liệu vào một kế hoạch tổng thể nhằm

đảm bảo sự vận hành đồng bộ xuyên suốt chuỗi cung ứng.

Thông tin cho việc lập kế hoạch chuỗi cung ứng trong giai đoạn 2012 – 2014 của

công ty Uniqlo được thu thập từ cả hai nguồn: qua dữ liệu thống kê, dự báo tăng trưởng

của ngành dệt may tại thị trường Việt Nam và những báo cáo phân tích của công ty về

xu hướng tiêu dùng của thị trường Nhật.

Ngoài ra, với quan niệm căn cứ vào thực tế hoạt động bán hàng sẽ mang lại con

số dự báo chính xác nhất cho thị trường, nên Uniqlo vẫn chưa theo đuổi chiến lược dự

trữ tồn kho, và vì thế việc lập kế hoạch đặt hàng vẫn không được chú trọng. Chỉ khi

nhận được kế hoạch bán hàng chính thức, thì bộ phận sản xuất, thiết kế, thu mua của

công ty mới tiến hành lên kế hoạch sản xuất, đặt hàng chi tiết. Do vậy, kế hoạch đặt

hàng hoàn toàn phụ thuộc vào độ chính xác của kế hoạch bán hàng nên cần có sự phối

hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan để có dự báo tốt nhất.



41



Hình 2.3: Quy trình lập kế hoạch chuỗi cung ứng của Uniqlo hiện tại

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)



Bảng 2.4: Đánh giá việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh cho thị trường Nhật

Bản giai đoạn 2012 – 2014



2012



2013



Đvt: triệu sản phẩm

2014



Các

Tỷ lệ

thương

hoàn

Tỷ lệ hoàn

Tỷ lệ hoàn

Thực

Thực

Thực

hiệu của

thành kế

thành kế

thành kế

hiện

hiện

hiện

tập đoàn

hoạch

hoạch (%)

hoạch (%)

(%)

UQ

GU



43

12



97.03%

96.23%



52

15



106.52%

95.12%



65

19



96.56%

92.31%



(Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của công ty Uniqlo từ năm 2012-2014)



Hiện tại, tại Việt Nam chuỗi cung ứng phục vụ cho 2 nhãn hàng chính là Uniqlo

và GU. Số liệu thống kê từ bảng trên cho thấy về tỷ lệ hoàn thành kế hoạch trong 3

năm qua của Uniqlo luôn đạt mức khá cao so với thương hiệu khác. Tuy năm 2014 có

dấu hiệu sụt giảm, nhưng kế hoạch cung ứng không đáp ứng kịp sản lượng bán hàng;



42



nhưng nhìn chung, công tác lập kế hoạch chuỗi cung ứng đạt kết quả khả quan với tỷ lệ

hoàn thành theo kế hoạch trung bình trên 96%.

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát hoạt động lập kế hoạch cung ứng



Chỉ tiêu

1

2



Công ty thương mại đáp ứng tốt các đơn hàng gấp và đột xuất

Công ty thương mại đáp ứng tốt các đơn hàng thường xuyên



Giá trị

trung

bình



Độ lệch

chuẩn



2.13

4.21



0.61

0.64



(Nguồn: Tổng hợp và xử lý dữ liệu điều tra của tác giả_Phụ lục 4)



Kết quả khảo sát trong bảng 2.4 cho thấy các quản lý hiện tại đánh giá tốt về công

tác lập kế hoạch thông qua tỷ lệ đồng ý với tiêu chí đáp ứng các đơn hàng thường

xuyên (giá trị trung bình đạt 4.21). Tuy nhiên, họ vẫn chưa hài lòng về khả năng đáp

ứng các đơn hàng gấp và đột xuất với giá trị trung bình trong đánh giá chỉ đạt 2.13. Giá

trị độ lệch chuẩn trong các câu trả lời khoảng 0.6 thể hiện sự đồng đều trong các ý kiến

phản hồi.

Đơn hàng gấp và đột xuất ở đây là những đơn hàng với thời gian sản xuất ngắn,

thời gian giao hàng bị rút ngắn so với thông thường, xuất hiện khi một số mã hàng bắt

kịp xu hướng người tiêu dùng, được bán rất chạy dẫn đến hết hàng tồn kho để bán và

cần bổ sung hàng sớm.

Bảng 2.6: Tổng hợp tỷ trọng đơn hàng gấp và đột xuất của Uniqlo Việt Nam giai

đoạn 2012 đến sáu tháng đầu năm 2015



Năm

Tỷ trọng đơn hàng gấp và đột

xuất trong tổng số đơn hàng(%)



6 tháng

2012 2013 2014 đầu năm

2015

19.3



26.6



28.6



33.25



(Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp của công ty Uniqlo 6 tháng đầu năm 2015)



43



Theo trên ta có thấy, tỷ trọng đơn hàng gấp và đột xuất liên tục tăng mạnh qua

các năm và đến 6 tháng đầu năm 2015 lên tới 33.25%. Tuy nhiên, hiện tại Uniqlo vẫn

chưa có giải pháp cụ thể nào để có thể đáp ứng tốt những đơn hàng loại này.

 Đánh giá chung về thực trạng hoạt động lập kế hoạch chuỗi cung ứng

Ưu điểm: Quy trình lập kế hoạch chuỗi cung ứng đơn giản và nguồn thông tin

phục vụ cho dự báo đa dạng và khá tin cậy. Nhờ vậy, bộ phận kinh doanh có thể nhanh

chóng lập được kế hoạch bán hàng khá chính xác, điều này cũng góp phần giúp cho các

kế hoạch tài chính được đảm bảo.

Nhược điểm: Việc lập kế hoạch dựa vào sản lượng bán được của năm trước và

do bộ phận kinh doanh lập nên tính chủ quan còn khá cao, chỉ dựa phần lớn vào kế

hoạch bán hàng, không xây dựng kế hoạch sản xuất cung ứng phòng khi đơn hàng gấp

và đột xuất. Cụ thể, năm 2013 sản lượng của Uniqlo thực tế đạt 106.52% so với kế

hoạch, nhưng đến năm 2014 thì tỷ lệ này chỉ đạt 96.56% (giảm gần 10% so với cùng kì

năm trước). Ngoài ra, hiện tại việc xây dựng kế hoạch bán hàng trung và dài hạn chưa

được chú trọng nên lãnh đạo công ty và các giám đốc phụ trách sản xuất vẫn chưa

thống nhất theo đuổi chiến lược tồn kho.

2.3.2



Tìm nguồn cung cấp (Source)



Để thành công và phát triển trong môi trường kinh doanh như hiện nay, các doanh

nghiệp đều hướng đến mục tiêu “đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng” và “tối thiểu

hóa chi phí”. Bên cạnh đó, với đặc thù của ngành may vốn có nguyên phụ liệu đầu vào

đa dạng về chủng loại và số lượng, nên việc chủ động, chú trọng trong việc tìm kiếm

nguồn cung cấp là điều rất quan trọng. Theo đó, mọi doanh nghiệp đều nên chú trọng

vào hoạt động tìm nguồn cung cấp bao gồm: tìm nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào

(đặt hàng), tuyển chọn nhà cung cấp và đàm phán hợp đồng.

 Tuyển chọn nhà cung cấp

Về công tác tuyển chọn nhà cung cấp, Uniqlo phần lớn dựa vào danh sách do



44



công ty thương mại đề nghị. Bên cạnh đó, công ty cũng để cho công ty thương mại chủ

động trong việc xây dựng nên các tiêu chuẩn trong việc lựa chọn nhà cung cấp. Uniqlo

chỉ giữ vai trò quyết định là lựa chọn nhà cung cấp nào phù hợp. Mặt khác, vì đặc thù

ngành may trải qua rất nhiều quy trình, công đoạn, nên Uniqlo có xu hướng lựa chọn

các nhà cung cấp theo hướng chuyên môn hóa, cụ thể:

Bảng 2.7: Số lượng các nhà cung cấp của công ty Uniqlo Việt Nam năm 2014

Việt Nam

Nhà cung cấp

Nhà máy sợi

Nhà máy dệt vải

Nhà máy nhuộm

Nhà máy in

Nhà máy cung cấp phụ

liệu may (kim, chỉ, nút,

dây kéo,...)

Nhà máy may gia công



Nước

Khu vực Khu vực

ngoài

miền Bắc miền Nam

3

8

7

4



1

12

3

2



10

40

20

15



3



2



30



19



30



65



(Nguồn: Bảng đánh giá tổng hợp mạng lưới nhà cung cấp của Uniqlo năm 2014)



Theo bảng trên, ta có thể thấy rằng số lượng nhà cung cấp thuộc công đoạn dệt

và may tại Việt Nam đang chiếm một tỷ trọng lớn trong chuỗi cung ứng của Uniqlo.

Tuy nhiên, đa phần trong số đó là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam,

số doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi vẫn còn rất ít, không đáng kể. Trong số

các nhà cung cấp tại nước ngoài của chuỗi, thì đa phần là từ quốc gia như Hàn Quốc,

Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan...; những quốc gia đã có kinh nghiệm đầu tư và phát

triển ngành dệt may từ rất lâu. Qua đó, có thể thấy được ngành công nghiệp hỗ trợ nói

chung và cho ngành dệt may của ta vẫn còn hạn chế, chưa được đầu tư, chú trọng đúng

mức nên chỉ có một số rất nhỏ các nhà cung cấp của Việt Nam, có thể đáp ứng được



45



tiêu chuẩn đề ra để trở thành đối tác của công ty Uniqlo.

 Đặt hàng và đàm phán hợp đồng

Đối với sản phẩm được xuất đi thị trường Nhật, Uniqlo không thực hiện đặt hàng

trực tiếp với nhà cung cấp, mọi hoạt động đặt hàng của Uniqlo đều được thực hiện

thông qua công ty thương mại. Quy trình đặt hàng của công ty Uniqlo được bắt đầu sau

khi kế hoạch bán hàng lập ra, bộ phận sản xuất thiết kế sẽ tiến hành lựa chọn và quyết

định chi tiết của đơn hàng như về số lượng, mẫu mã màu sắc, kích cỡ, lượng nguyên

phụ liệu cần đặt, thời gian giao nhận,.... Sau đó đơn đặt hàng (PO) sẽ được lập và gửi

cho công ty thương mại. Sau khi xác nhận đơn hàng, công ty thương mại sẽ tiến hành

lựa chọn nhà cung ứng cho từng công đoạn và lên kế hoạch đặt hàng chi tiết cho mỗi

bên.



Hình 2.4: Quy trình đặt hàng của Uniqlo cho hàng hóa xuất sang Nhật

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)



Vì đặc thù là làm việc với công ty thương mại, nên Uniqlo chỉ tập trung vào việc



46



đàm phán thống nhất về đơn giá, số lượng thời gian với bên thương mại để lập đơn đặt

hàng; mọi việc đàm phán với nhà cung cấp tiếp theo thì đều công ty thương mại phụ

trách. Tuy không tham gia trực tiếp vào hoạt động đàm phán với nhà cung cấp, nhưng

Uniqlo lại tham gia giám sát và theo dõi tiến trình sản xuất, cung ứng, giao nhận dựa

theo kế hoạch đề ra.

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát hoạt động tìm nguồn cung cấp



Chỉ tiêu

3

4



Thời gian xác nhận đơn hàng ngắn

Nhà cung cấp có thiện chí trong tiếp nhận xử lý những phát

sinh liên quan chất lượng hàng hóa



Giá trị

trung

bình



Độ lệch

chuẩn



2.12



0.63



1.93



0.72



(Nguồn: Tổng hợp và xử lý dữ liệu điều tra của tác giả_Phụ lục 4)



Kết quả khảo sát tổng hợp trong bảng trên cho thấy, tiêu chí thời gian xác nhận

đơn hàng ngắn và tiêu chí đánh giá sự thiện chí trong việc giải quyết vấn đề phát sinh

liên quan đến chất lượng hàng hóa chưa được đánh giá cao.

Ngoài ra, Uniqlo còn nhận được nhiều phàn nàn từ phía nhà cung cấp, chủ yếu là

về đơn hàng họ nhận được từ thương mại thì sản lượng thấp, giá không cạnh tranh,

khiến họ không đạt được lợi nhuận mong muốn; hay về hình thức thanh toán theo họ

cũng linh động vì khi bên thương mại đàm phán với họ chỉ tập trung và phương thức

thanh toán qua L/C (Letter of credit-thư tín dụng) không linh động khiến thời gian

quay vòng vốn của nhà cung cấp không thuận tiện.

 Đánh giá về thực trạng hoạt động tìm nguồn cung cấp

Ưu điểm: Hoạt động tìm nguồn cung cấp nói chung và quy trình đặt hàng nói

riêng của Uniqlo là rõ ràng và tương đối dễ hiểu. Vì hoạt động gián tiếp thông qua

thương mại với nhiều kinh nghiệm, nên giúp tiết kiệm thời gian công sức trong hoạt

động tìm kiếm, lựa chọn và đàm phán với nhà cung cấp. Mặt khác, quy trình đặt hàng



47



chỉ bắt đầu khi kế hoạch sản xuất được lập nên dựa theo kế hoạch bán hàng, vì thế đa

phần những yêu cầu đặt ra cho thời gian giao hàng là đạt yêu cầu.

Nhược điểm: Chuỗi cung cấp sản phẩm của Uniqlo là chuỗi cung ứng kéo nên

chỉ mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng do đó, chỉ đáp ứng tốt

những đơn hàng thường xuyên và theo kế hoạch bán hàng đã lập trước đó. Ngoài ra, vì

quy trình mua hàng chỉ được bắt đầu sau khi có kế hoạch bán hàng và kế hoạch sản

xuất, nên phần lớn các trưởng quản lý đều phản ánh về tốc độ xác nhận đơn hàng của

nhà cung ứng là chậm. Bên cạnh đó, tuy số lượng nhà cung cấp tại Việt Nam là tương

đối lớn, nhưng vì khâu quản lý, bố trí phối hợp hoạt động giữa các nhà cung cấp trong

chuỗi cung ứng vẫn chưa hợp lý nên khi xuất hiện những đơn hàng gấp hay tăng thêm

ngoài dự báo của khách hàng lại không có khả năng đáp ứng.

Hơn thế nữa, các nhà quản lý cũng không đánh giá cao thiện chí hợp tác của các

nhà cung cấp khi có vấn đề về chất lượng phát sinh. Nguyên nhân là do các nhà cung

cấp chủ yếu làm việc trực tiếp với các công ty thương mại nên sự tương tác kịp thời để

giải quyết vấn đề phát sinh vẫn còn chậm.

2.3.3



Sản xuất (Make)



Theo chuỗi cung ứng sản phẩm của công ty Uniqlo, thì công đoạn sản xuất đóng

vị trí trung tâm trong chuỗi, nằm sau hoạt động cung cấp và phía trước hoạt động phân

phối. Vì theo đuổi triết lý tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa hiệu suất, nên Uniqlo chủ

trương thuê ngoài cho bên thứ 3 thực hiện toàn bộ công đoạn sản xuất, may gia công

hàng cho mình. Mặt khác, toàn bộ quy trình tuyển chọn, đặt hàng cho nhà máy sản xuất

hàng cho thị trường Nhật cũng tương tự so với việc tuyển chọn, đặt hàng các nhà cung

cấp khác. Các công ty thương mại cũng thay mặt Uniqlo trong việc kí kết hợp đồng đặt

hàng trực tiếp với nhà máy.



48



Hình 2.5: Quy trình sản xuất của nhà máy may gia công cho Uniqlo

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)



Chú giải:

+ Q.C (Quality Control_Quản lý chất lượng): Q.C của nhà máy may hoạt động trên dây



49



chuyền sản xuất, ứng với mỗi công đoạn sản xuất.

+ Q.C*: Q.C của bên công ty thương mại, hoạt động tại nhà máy, ứng với mỗi công

đoạn sản xuất.

+ Đ: đạt; KĐ: không đạt, S: sửa chữa; H: hỏng (bị loại thành phế phẩm).

+ K: kỹ thuật.

Theo sơ đồ trên có thể thấy, quy trình sản xuất hàng cho Uniqlo được bắt đầu từ

giai đoạn thiết kế, tại đây bộ phận thiết kế của Uniqlo tại trụ sở Tokyo sau khi đã thống

nhất được ý tưởng cho sản phẩm, sẽ gửi thông tin cho bộ phận làm mẫu của công ty

thương mại, sau đó nhà máy sẽ tiến hành may mẫu sản phẩm rồi gửi cho bộ phận thiết

kế của Uniqlo kiểm duyệt. Nếu đạt yêu cầu sẽ chuyển sang công đoạn làm rập, mẫu

cho sản xuất đại trà.

Từ giai đoạn này trở đi, thì ứng mỗi công đoạn trong quy trình sản xuất của nhà

máy, thì đều có bộ phận QC của nhà máy và QC của công ty thương mại tham gia kiểm

tra chất lượng. Phế phẩm có thể xuất hiện ở bất cứ công đoạn nào của quy trình, từ lúc

làm mẫu lần đầu đến lúc hình thành sản phẩm cuối cùng. Đó là những chi tiết không

đạt chất lượng nhưng không thể sửa chữa nên bị loại ra. Ngoài ra, để tăng cường giám

sát và đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm, Uniqlo còn chủ trương đặt văn phòng

sản xuất tại các quốc gia nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất hàng cho công ty như tại

Việt Nam, Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ,... tại đó những nhân viên,

giám đốc phụ trách quản lý sản xuất sẽ đại diện công ty tham quan xưởng sản xuất

hàng tuần, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản

phẩm đầu ra phải theo tiêu chuẩn của Uniqlo quy định. Khi có bất cứ vấn đề nào phát

sinh trong quá trình kiểm xưởng, kiểm hàng, Uniqlo sẽ lập tức phản hồi lại với bên nhà

máy và công ty thương mại, đề nghị đưa hướng cải thiện và thời hạn thay đổi.



50



Mặt khác, Uniqlo còn quy định với nhà máy là toàn bộ lô hàng trước khi xuất đi

Nhật của nhà máy, đều phải được kiểm duyệt bởi bên kiểm định thứ 3 do Uniqlo chỉ

định, như Kuwahara, PQC, Tokinaga,.... Cụ thể, nhà máy sẽ đặt lịch kiểm với bên thứ 3

sao cho đảm bảo trước thời gian giao hàng, bên thứ 3 sẽ dựa vào số lượng xuất hàng

của nhà máy, tiến hành lấy tỷ lệ 2.5% tổng đơn hàng để kiểm tra. Nếu tỷ lệ lỗi nhỏ hơn

hoặc bằng 0.3% thì lô hàng được phép xuất, còn trên 0.3% thì phải bị dừng lại để tái

kiểm, sau đó nếu đạt mới được phép xuất đi.

Bảng 2.9: Kết quả khảo sát hoạt động sản xuất



Chỉ tiêu

5

6



Hàng nhận được không đạt chất lượng yêu cầu

Giao hàng đúng theo kế hoạch xuất hàng đề ra



Giá trị

trung

bình



Độ lệch

chuẩn



3.45

1.89



0.71

0.66



(Nguồn: Tổng hợp và xử lý dữ liệu điều tra của tác giả_Phụ lục 4)



Theo kết quả khảo sát ở trên, thì các trưởng quản lý đánh giá tiêu chí hàng hóa

nhận được không đạt tiêu chuẩn chất lượng của Uniqlo yêu cầu, có giá trị trung bình

cao (3.45).

Bảng 2.10: Tổng hợp các lỗi chất lượng phổ biến của nhà máy trong giai đoạn

2012 – 2014



Tên lỗi

Sót chỉ may

Sai đơn vị SKU

Khác màu

Hình dáng xấu

Khác



2012 (%) 2013 (%) 2014 (%)

20

25

24

17

19

18

19

20

21

8

10

9

36

26

28



(Nguồn: Báo cáo giám sát chất lượng sản phẩm của Uniqlo giai đoạn 2012-2014)



Thật vậy, khi kết hợp giữa điều tra số liệu của nhà máy với báo cáo của các



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

×