Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 87 trang )
13
nghiệp chấp nhận cấp tín dụng thương mại có rủi ro tín dụng cao nhằm đạt mục tiêu
về kinh doanh thì doanh nghiệp có khả năng phải đối mặt với tình trạng mất vốn
hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể làm giảm hoạt động kinh doanh cũng
như lợi nhuận của doanh nghiệp, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Cho nên, các
doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn nữa đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
thương mại để có những giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa và hạn chế tối đa rủi ro
tín dụng thương mại xảy ra.
1.3.2.2
Quản trị rủi ro tín dụng thương mại là thước đo năng lực kinh doanh
của các doanh nghiệp
Tình hình kinh tế ngày càng có nhiều biến động, thị trường tài chính, tiền tệ và
ngân hàng cũng diễn biến phức tạp hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng
thương mại. Mặc dù, trước khi cấp tín dụng thương mại nhân viên đã tìm hiểu thị
trường và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra nhưng sự tiên liệu, phát hiện rủi ro
tiềm ẩn và ứng phó của nhân viên là có giới hạn, trên thực tế rủi ro tín dụng thương
mạiphát sinh do nhiều nguyên nhân, có thể do nguyên nhân khách quan, chủ quan
hay do bất khả kháng… Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng thương mại phải được xem
là một nghiệp vụ chủ đạo và là thước đo năng lực kinh doanh của các doanh
nghiệpđể ngăn ngừa và hạn chế tối đa những tổn thất do rủi ro tín dụng thương mại
gây ra .
Quản trị rủi ro tín dụng thương mại tốt là một lợi thế cạnh tranh của các doanh
nghiệp, quản trị rủi ro tín dụng thương mại được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho
doanh nghiệp sàn lọc được những khách hàng có năng lực tài chính tốt, có tiềm
năng phát triển… nhằm giúp cho kinh doanh thực sự mang lại hiệu quả, và sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh.
1.3.3 Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng thương mại dựa vào Basel II
Thực tế doanh nghiệp cấp tín dụng thương mại cũng giống như đang cho vay
vì vậy cũng có thể áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II vào hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng của doanh nghiệp.
14
Trong Basel II, Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà
thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu
quả và an toàn trong hoạt động tín dụng. Nội dung của các nguyên tắc:
Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyêntắc):
Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính
sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt
trong hoạt động của doanh nghiệp (tỉ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…)
Nguyên tắc 2: Trên cơ sở nguyên tắc 1, ban tổng giám đốc có trách
nhiệm thực hiện các định hướng mà HĐQT phê duyệt và phát triển các chính sách,
thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt
động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư.
Nguyên tắc 3: Các doanh nghiệp cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng
thương mại trong mọi khách hàng của mình. Đối với các khách hàng mới, các
doanh nghiệp cũng cần được định lượng rủi ro, đưa ra được các chính sách cấp tín
dụng và phòng ngừa rủi ro phù hợp và phải được HĐQT phê duyệt trước khi đưa
vào hoạt động.
Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc):
Nguyên tắc 4: Các doanh nghiệp phải hoạt động trong phạm vi các tiêu
chí cấp tín dụng lành mạnh được xác định rõ ràng. Những tiêu chí này cần chỉ rõ thị
trường mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời phải hiểu rõ khách hàng được cấp tín
dụng thương mại cũng như mục đích và cơ cấu khoản tín dụng.
Nguyên tắc 5: Cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng khách hàng
để tạo ra các loại hình rủi ro khác nhau nhưng vẫn có thể theo dõi được trên sổ sách
kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng.
Nguyên tắc 6: Cần có quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt các khoản
tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn, tái cơ cấu, tái tài trợ cho các khoản tín dụng
hiện tại.
Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch
công bằng giữa các bên. Đặc biệt các khoản tín dụng cho các khách hàng có liên
15
quan được phê duyệt trên cơ sở ngoại lệ phải được theo dõi cẩn thận và triển khai
các bước cần thiết để loại trừ rủi ro.
Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10
nguyên tắc):
Nguyên tắc 8: Cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các
khách hàng có rủi ro tín dụng. Việc quản lý tín dụng là một yếu tố quan trọng nhằm
duy trì sự an toàn và lành mạnh của doanh nghiệp. Khi đã cấp tín dụng, trách nhiệm
của bộ phận kinh doanh kết hợp với đội ngũ quản lý hỗ trợ tín dụng là phải đảm bảo
cho khoản tín dụng được duy trì.
Việc này gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính từ phía
khách hàng tại thời điểm hiện hành, gửi đi các thông báo về gia hạn và soạn thảo
hợp đồng cấp tín dụng. Với phạm vi trách nhiệm của công tác quản lý tín dụng, cơ
cấu tổ chức của bộ phận này thay đổi tùy theo quy mô và mức độ phức tạp của từng
doanh nghiệp.
Nguyên tắc 9: Cần có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản tín
dụng, bao gồm mức độ đầy đủ của dự phòng và dự trữ.
Nguyên tắc 10: Khuyến khích phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng
tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng cần nhất
quán với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động doanh nghiệp.
Nguyên tắc 11: Cần có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để đo
lường được rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động nội và ngoại bảng. Hệ thống thông
tin quản lý phải cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu của danh mục cấp tín dụng
thương mại, bao gồm cả sự xác định của tập trung rủi ro.
Nguyên tắc 12: Phải có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn
bộ danh mục đầu tư tín dụng.
Nguyên tắc 13: Cần tính đến các thay đổi trong tương lai về các điều kiện
kinh tế khi đánh giá từng khoản tín dụng liên quan và danh mục đầu tư tín dụng, và
phải đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong điều kiện phức tạp.
16
Nguyên tắc 14: Xây dựng hệ thống đánh giá cập nhật và độc lập về quá
trình quản lý rủi ro tín dụng và kết quả đánh giá cần được báo cáo trực tiếp cho
HĐQT và ban giám đốc.
Nguyên tắc 15: Chức năng tín dụng cần được quản lý hiệu quả và rủi ro
tín dụng được nằm trong hệ thống tiêu chuẩn về thận trọng và các giới hạn nội bộ.
Cần xây dựng hệ thống và tăng cường kiểm soát nội bộ và cáchoạt động khác nhằm
đảm bảo việc báo cáo kịp thời với các cấp lãnh đạo về các vi phạm chính sách, thủ
tục và giới hạn tín dụng.
Nguyên tắc 16: Cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín
dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.
Nguyên tắc 17: Các cơ quan giám sát yêu cầu phải có hệ thống phát hiện,
đo lường, theo dõi , kiểm tra và xử lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, tiến hành đánh giá
độc lập về các chiến lược, chính sách, thủ tục và thực hành có liên quan đến việc
cấp tín dụng và quản lý liên tục đối với danh mục đầu tư, xem xét việc đặt ra các
giới hạn thận trọng để hạn chế rủi ro của các doanh nghiệp đối với từng bên được
cấp tín dụng hay một nhóm đối tác liên quan.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, những vấn đề cơ bản về tín dụng
thương mại, rủi ro tín dụng thương mại và quản trị rủi ro tín dụng thương mại trong
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nghiên cứu bản chất, các hình thức tín
dụng thương mại, nguyên nhânrủi ro tín dụng thương mại, chỉ ra ảnh hưởng của rủi
ro tín dụng đối với doanh nghiệp và nền kinhtế. Nêu ra một số phương pháp phân
tích rủi ro tín dụng thương mại, mô hình quản lý rủi ro tín dụng thương mại. Những
nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng để nghiên cứu chương 2.
17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THƯƠNG
MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VISCOM
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VISCOM
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Với mục tiêu đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm Công nghệ mới,
chất lượng ổn định và giá thành cạnh tranh. Mỗi năm Viscom đang cung cấp (phân
phối) cho thị trường Việt Nam hơn 500 nghìn sản phẩm về máy tính và thiết bị viễn
thông.
Được thành lập và điều hành bởi những người đam mê và giàu kinh nghiệm về
CNTT và Viễn thông nhưng Viscom vẫn liên tục cải tiến, đổi mới để tăng sức cạnh
tranh và phục vụ Khách hàng và người tiêu dùng ngày càng tốt hơn. Viscom là
Công ty tiên phong trong việc thực hiện chính sách bảo hành đổi ngay cho người
tiêu dùng cho rất nhiều dòng sản phẩm. Được Khách hàng và người tiêu dùng đánh
giá rất cao.
Đến nay Viscom đã có chặn đường 11 năm kinh nghiệm. Có hơn 1.000 Đại lý
bán lẻ, các siêu thị điện máy, máy tính, các Công ty máy tính thương hiệu, các Công
ty dự án, các Công ty Viễn thông. Hệ thống Đại lý có mặt ở 58/63 tỉnh thành tại
Việt Nam.
Sản phẩm mà Viscom đang phân phối đều là các hãng nổi tiếng và đã khẳng
định được vị thế trên thị trường thế giới - một yêu cầu đầu tiên trong việc chọn sản
phẩm phù hợp để cung cấp cho thị trường Việt Nam.
Các sản phẩm nổi bật do Viscom phân phối:
Western Digital: Số 1 thế giới về ổ cứng gắn trong và gắn ngoài.
HP: HP là hãng máy tính số 1 thế giới trong nhiều năm.
D-Link: Thiết bị mạng
BenQ: Số 1thế giới về máy chiếu.
A4Tech: Thiết bị ngoại vi
LiteOn: Ổ đĩa quang
APC: Bộ lưu điện.
18
2.1.2 Mô hình tổ chức
BGĐ
NHÂN SỰ
TCKT
SẢN PHẨM
PM
MARKETING
CHI NHÁNH
SG/HN/ĐN/CT
KỸ THUẬT
XNK
KỸ THUẠT
KINH
DOANH
BẢO HÀNH
DVKH
HÀNH
CHÍNH
Nguồn: phòng kế toán-tài chính của Viscom
2.1.3 Vai trò của tín dụng thương mại trong hoạt động kinhdoanhcủaViscom
2.1.3.1
Phát triển hệ thống khách hàng
Với chính sách tín dụng thương mại linh hoạt, Viscom đã thu hút được một
lượng lớn đại lý đặt quan hệ cộng tác lâu dài và hàng năm số lượng này càng tăng
mạnh góp phần duy trì sự phát triển của Viscom.
Bảng 2.1: Số lượng đại lý phân phối trên toàn quốc có quan hệ cộng tác với
Viscom
Đơn vị tính: Số Đại Lý
Năm
Tổng đại lý có công nợ
Tổng đại lý thanh toán ngay
Tổng số đại lý
2009
477
685
1162
2010
407
783
1190
2011
678
653
1224
2012
805
745
1371
2013
934
813
1581
Nguồn: Phòng Kế Toán-Tài Chính Công Ty Cổ Phần Viscom