Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.23 MB, 339 trang )
16
valproat có thể làm mất tác dụng của thuốc uống tránh thai khi dùng chung.
Liều dùng
Liều dùng (tính theo natri valproat) thay đổi theo tuổi và cân nặng của bệnh
nhân, liều khởi đầu thường là 10 -15 mg/kg/ngày. Liều tối ưu khoảng 20 – 30
mg/kg/ngày, có thể lên đến 50 mg/kg/ngày nhưng phải theo dõi cẩn thận.
1.3.3. Các nghiên cứu về bào chế viên PTKD chứa AV và NV
Để thiết kế dạng PTKD, các dược chất được lựa chọn thường có độ tan trung
bình hoặc hơi khó tan [17]. NV là dược chất có độ tan khá cao (2,5 g/ml), tính thấm
cao (thuộc nhóm I bảng phân loại sinh dược học). Vì vậy, nguyên liệu này sẽ không
phù hợp để bào chế dạng PTKD do khó làm giảm tốc độ hòa tan và làm chậm sự hấp
thu của nó. Mặc khác, tuy có dạng bột tinh thể rắn, nhưng với tính háo ẩm mạnh và
dễ vón cục hoặc chảy lỏng, nên NV cũng không phải là loại nguyên liệu thuận lợi
cho bào chế dạng thuốc viên.
Đối với AV, có độ tan thấp (1,27 mg/ml), quá trình hòa tan do chuyển thành ion
valproat khi thuốc di chuyển xuống môi trường ruột. Độ tan tốt nhất của AV đạt được
trong khoảng pH từ 5 - 8, sau đó giảm dần khi pH tăng cao hơn [28]. Như vậy, nếu
xét về độ tan, AV sẽ thích hợp hơn NV để bào chế dạng thuốc PTKD. Tuy nhiên,
với tính chất dạng lỏng nên nguyên liệu này sẽ gây nhiều khó khăn trong kỹ thuật bào
chế thành dạng thuốc viên .
Để khắc phục các nhược điểm của NV (độ tan cao, tính háo ẩm mạnh), AV
(dạng lỏng) và kết hợp các ưu điểm vốn có của từng thành phần (dạng bột tinh thể
của NV, độ tan phù hợp cho thiết kế dạng PTKD của AV). Sự phối hợp hai thành
phần trên nhằm tạo ra các phức hợp hoặc hỗn hợp dược chất có độ tan và sinh khả
dụng phù hợp cho thiết kế dạng viên nén PTKD (NV hòa tan sớm để tạo liều khởi
đầu, AV hòa tan chậm hơn để duy trì và kéo dài nồng độ thuốc trong máu).
Trong thực tế, đã có dạng nguyên liệu phức hợp AV và NV theo tỷ lệ đồng mol
(1:1) tạo thành phân tử divalproex natri có dạng bột tinh thể rắn, thuận lợi để bào chế
dạng viên nén PTKD bằng các kỹ thuật đơn giản như dập thẳng hoặc xát hạt ướt. Tuy
nhiên, sản phẩm dạng này hiện chưa có trên thị trường Việt Nam (Depakote® ). Một
17
dạng khác của sự phối hợp hai thành phần kể trên theo tỷ lệ NV : AV (2:1) đã có sản
phẩm dạng viên PTKD lưu hành phổ biến trên thị trường Việt Nam (Depakine
Chrono 500), đây thực chất là dạng phối hợp 02 thành phần dược chất có dạng rắn
(NV) và lỏng (AV) để bào chế thành viên. Không giống phức hợp divalproex, dạng
phối hợp đòi hỏi kỹ thuật bào chế khá phức tạp do các tính chất đặc biệt của các
nguyên liệu (dạng lỏng của AV, tính chất háo ẩm mạnh của NV). Để bào chế được
sản phẩm dạng viên nén phối hợp này, cần nghiên cứu chuyển AV từ dạng lỏng thành
dạng rắn bằng cách sử dụng các loại tá dược hút phù hợp trước khi tạo hạt với các
thành phần khác và dập viên. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến việc kiểm soát độ ẩm
của môi trường sản xuất vì đây là sản phẩm có tính háo ẩm mạnh.
Với các cách tiếp cận khác nhau, dù đi từ nguyên liệu dạng phức hợp
(divalproex) hay dạng phối hợp, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến kỹ
thuật bào chế các chế phẩm chứa NV và AV dưới các dạng viên nén, viên nang
PTKD được thực hiện và công bố bởi nhiều nhóm tác giả, bao gồm :
Shah và cộng sự (1993) đã nghiên cứu sử dụng tá dược hút để xử lý chuyển
dạng AV từ lỏng sang thể rắn trước khi điều chế thành dạng viên nén. Nhóm tác giả
này đã chọn được các tá dược hút tạo thành khối ẩm không kết dính, phù hợp với
phương pháp dập thẳng. Bằng kỹ thuật này, các tác giả đã bào chế được các viên
nhân để bao đường và bao phim từ nguyên liệu AV dạng lỏng [93].
Khetarpal và cộng sự (2012) đã nghiên cứu bào chế viên nang chứa AV sau
khi sử dụng tá dược hút Aeroperl® 300 Pharma (colloidal silicon dioxid) để xử lý
chuyển dạng AV từ thể lỏng sang dạng bột rắn bằng cách phối trộn Aeroperl® 300
Pharma với AV theo tỷ lệ là 1:1,5 trước khi tạo hạt và đóng nang. Kết quả đánh giá
về độ trơn chảy, phổ cận hồng ngoại (FTIR), phổ phân tích nhiệt vi sai (DSC) đã
chứng tỏ hỗn hợp bột rắn tạo thành có độ trơn chảy tốt, không có tương kỵ hóa học
xảy ra giữa dược chất và tá dược. Bên cạnh đó, các phân tích định lượng bằng sắc
ký khí (GC) cũng đã cho thấy sản phẩm đạt được sự đồng nhất về hàm lượng, sản
phẩm hòa tan hoàn toàn sau 90 phút trong môi trường thử nghiệm, đạt độ ổn định
18
sau 3 tháng theo dõi trong điều kiện thực (nhiệt độ 25oC/độ ẩm tương đối 60%) và
điều kiện lão hóa cấp tốc (nhiệt độ 40oC/độ ẩm tương đối 75%) 67.
Phaechamud T. và cộng sự (2010) đã điều chế viên bao phim PTKD chứa hỗn
hợp NV và AV theo tỷ lệ 2 :1 (tương đương 500 mg NV) bằng kỹ thuật xát hạt ướt.
Các tác giả đã dùng tá dược hút là Carbosil ® 200 để chuyển AV từ dạng lỏng thành
dạng rắn trước khi tạo hạt với polyme HPMC K15M và các tá dược khác và dập
viên trong môi trường có độ ẩm tương đối không quá 50 %. Kết quả các tác giả đã
bào chế thành công viên nhân PTKD dạng khung, sau đó tiến hành bao phim chống
ẩm bằng Eudragit® L30 D – 55 và HPMC. Sản phẩm đã được chứng minh đạt
tương đương hòa tan in vitro với thuốc đối chiếu Depakine® Chrono 500 [87].
Vamsy Krishana. A và cộng sự (2011) đã điều chế thành công viên divalproex
natri phóng thích kéo dài bằng kỹ thuật dập thẳng, sử dụng các polyme tạo khung
matrix thân nước [111].
Chakraborty S. và cộng sự (2009) đã nghiên cứu bào chế viên divalproex natri
phóng thích kéo dài với khung matrix hỗn hợp gồm polyme thân nước và polyme sơ
nước. Kết quả đã bào chế thành công dạng viên PTKD cho khả năng phóng thích
kéo dài đến 24 giờ, đạt tương đương hòa tan in vitro với thuốc gốc Depakote® [39].
Giannola và cộng sự (1995) đã nghiên cứu thành công viên nang chứa vi hạt
PTKD của AV, dựa trên 2 chất tạo khung thân dầu căn bản là sáp ong [53] và sáp
carnauba [54]. Sản phẩm vi hạt với chất tạo khung là sáp ong có thể kéo dài tốc độ
phóng thích đến 14 giờ, và có động học phóng thích hoạt theo bậc 1. Đối với tá
dược sáp ong, nhóm tác giả đã dùng kỹ thuật đun nóng chảy để kết hợp dược chất
dạng lỏng (AV) tạo thành khung matrix sơ nước, sự phóng thích dược chất của AV
từ vi hạt tuân theo động học bậc 1 [53].
Lakhani KM. và các cộng sự (2012) đã nghiên cứu bào chế và đánh giá viên
bao phim PTKD chứa hoạt chất divalproex natri, sử dụng HPMC K 15M phối hợp
với Eudragit L100 để tạo khung kiểm soát sự GPHC, kết hợp với các tá dược độn
(MCC, lactose và povidon), tá dược trơn - bóng (talc, magnesi stearat và aerosil) để
nén viên bằng kỹ thuật dập thẳng. Viên nhân sau đó được bao phim với polyme
19
HPMC 615. Các tác giả đã sử dụng mô hình thiết kế đầy đủ 32 gồm 9 thí nghiệm
với 02 biến số độc lập là hàm lượng polyme HPMC K 15M và Eudragit L 100. Biến
số đầu ra lựa chọn là % hoạt chất giải phóng sau các thời điểm 3 giờ và 12 giờ. Kết
quả đã xác định được hàm lượng tối ưu của các polyme trong tạo khung kiểm soát
sự GPHC lần lượt là 15 % và 10 % so với khối lượng viên. Sản phẩm từ công thức
tối ưu có độ hòa tan đạt tương đương với sản phẩm thương mại trên thị trường, có
động học GPHC gần với mô hình bậc 1, đạt độ ổn định sau 1 tháng theo dõi trong
điều kiện lão hóa cấp tốc (nhiệt độ 40 + 2oC/độ ẩm tương đối 75 + 5%) 70.
Jeganath S., và cộng sự (2012) đã nghiên cứu bào chế thành công viên bao
PTKD của divalproex natri bằng kỹ thuật dập thẳng, sử dụng 2 polyme tạo khung
matrix là HPMC K100 M và HPMC K 4M với tỷ lệ lần lượt 4 % và 2,5 % so với
khối lượng viên, cùng các tá dược độn (Avicel pH 102, lactose, tinh bột, povidon)
và tá dược trơn (talc, magnesi stearat, Aerosil). Viên nhân được đem bao phim bằng
HPMC 615. Kết quả khung có thể giúp kiểm soát GPHC kéo dài trong 24 giờ và độ
hòa tan đạt tương đương so với sản phẩm thương mại trên thị trường. Ngoài ra, các
kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy sản phẩm đạt độ ổn định về chất lượng và khả
năng GPHC sau 3 tháng đánh giá trong điều kiện theo dõi thực (nhiệt độ 30oC/độ
ẩm tương đối 65%) và lão hóa cấp tốc (nhiệt độ 40oC/độ ẩm tương đối 75%) 61.
Worawan Saingam và cộng sự (2012) đã phát triển công thức viên nén nhiều
lớp PTKD của NV và AV trong 24 giờ. Các tác giả đã sử dụng HPMC K 15M,
dicalci photphat, talc và silicon dioxyd để tạo viên nén PTKD 3 lớp, lớp giữa chứa
hoạt chất (NV và AV) cùng với HPMC K 15M (tỷ lệ 2,5% so khối lượng viên),
dicanxi photphat, talc và silicon dioxyd, 2 lớp ngoài chứa HPMC K 15M (tỷ lệ 25%
so với khối lượng viên). Các tác giả đã sử dụng colloidal silicon dioxid để hút
thành phần lỏng AV sau đó phối hợp tạo hạt với các thành phần còn lại (HPMC
K15M, dicanxi photphat, talc). Viên 3 lớp được sản xuất bằng kỹ thuật dập nén. Độ
hòa tan được đánh giá bằng giỏ quay, các môi trường thử là 900 ml nước; dung dịch
0,1N HCl pH 1,2; dung dịch đệm phosphat 6,8 và dung dịch pH thay đổi (2 giờ đầu
sử dụng dung dịch HCl 0,1N và 22 giờ tiếp theo sử dụng đệm phosphat 6,8), nhiệt
20
độ thử là 37,5 °C. Thời gian lấy mẫu sau 15 phút, 30 phút, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,
10, 11, 12, 15, 18, 21, 24 giờ, mỗi lần lấy10 ml, lọc qua màng lọc 0,45 µm và chạy
HPLC. Kết quả đánh giá độ hòa tan cho thấy khi pH tăng, độ hòa tan tăng, độ hòa
tan sau 24 giờ trong môi trường nước là 85,87 %, trong môi trường đệm phosphat
6,8 là 76,72%, trong môi trường pH thay đổi 69,03 %, trong môi trường acid HCl
0,1N pH 1,2 là 26,64 %. NV hòa tan tốt ở pH trung tính hơn AV, AV hòa tan tốt
hơn ở pH 7,4. Tóm lại, bằng cách sử dụng tá dược hút colloidal silicon dioxid để xử
lý AV và kỹ thuật dập nén, các tác giả đã bào chế thành công viên nén PTKD cấu
trúc 3 lớp chứa NV và AV cho sự GPHC kéo dài trong vòng 24 giờ 117.
1.3.4. Các nghiên cứu về định lượng AV và NV
1.3.4.1. Nghiên cứu định lượng AV, NV trong chế phẩm
AV trong các chế phẩm có thể được định lượng bằng các phương pháp như
sắc ký khí 39, hoặc sắc ký lỏng cao áp 98. Đối với NV trong các chế phẩm,
phương pháp định lượng chủ yếu là bằng HPLC 55, 101, 104.
Đối với các chế phẩm chứa phức hợp NV và AV tỷ lệ mol là 1:1 (divalproex
natri) hoặc dạng phối hợp theo tỷ lệ là 2 : 1. Phương pháp HPLC pha đảo, với các
hệ pha động khác nhau, phát hiện bằng đầu dò UV-vis hoặc dãy diod quang (PDA)
thường được sử dụng. Phaechamud và cộng sự đã sử dụng cột C18, pha động là
acetoniltril – đệm phosphat (60 : 40) điều chỉnh về pH 3.0, phát hiện bằng đầu dò
PDA ở bước sóng 220 nm để định lượng AV và NV trong viên PTKD 87. Theo IP
2010, divalproex trong viên được định lượng với hệ pha động là acetonitril – đệm
citrat (30 : 70) điều chỉnh về pH 3.0, bước sóng phát hiện ở 210 nm 103. Với USP
36, divalproex trong chế phẩm được định lượng với hệ pha động methanol – đệm
citrat (11: 9) điều chỉnh về pH 5.0, phát hiện ở bước sóng 210 nm 104.
1.3.4.2. Nghiên cứu định lượng AV trong dịch sinh học
AV trong dịch sinh học có thể được định lượng bằng các kỹ thuật như miễn
dịch enzyme 45, hoặc kỹ thuật điện di mao quản 51. Tuy nhiên các phương pháp
HPLC phát hiện bằng detector khối phổ (bảng 1.2), hoặc detector UV (bảng 1.3)
thường được chọn để định lượng AV và NV trong các mẫu dịch sinh học.
21
Bảng 1. 2. Các phương pháp LC-MS dùng định lượng AV trong dịch sinh học
Phương pháp
Điều kiện tiến hành
LLOQ
Cột Poroshell C18 (50 x 4,6 mm; 2,7 micron), tiền cột
SecurityGuard C18 (4 x 3,0 mm). Nhiệt độ cột 40oC
Pha động : Gradient với Nước : MeCN tỷ lệ (10 : 90)
LC-MS/MS,
trong 4 phút đầu, thay đổi (60 : 40) trong 0,5 phút sau.
chiết pha rắn
Tốc độ dòng : 0,9 ml/phút.
0,5g/ml
57
Thời gian lưu của AV : 4,46 phút
Detector : 1100 VL Quadrupole, chế độ MRM
Thể tích tiêm : 20 µl.
Cột Waters C18 (50 x 2,1mm; 5,0 micron). Nhiệt độ
LC-MS/MS,
kết tủa
cột 30oC
Pha động: MeCN : amoni acetat 20mM (70:30)
protein và
Tốc độ dòng : 0,8 ml/phút.
chiết lỏng -
Thời gian lưu của AV : 0,89 phút
lỏng.
1ng/ml
64
Detector : ACCQUITY TQD, chế độ MRM
Thể tích tiêm : 5,0 µl.
Cột C18 (100 x 3 mm; 3,5 micron). Nhiệt độ cột 45oC
LC-MS/MS,
Pha động: MeCN : acid acetic 0,1% (48:52)
kết tủa
Tốc độ dòng : 0,8 ml/phút.
protein.
Thời gian lưu của AV: 1,8 phút
5g/ml
72
Detector : 1100 VL Quadrupole, chế độ SIM
Thể tích tiêm : 2,0 µl.
Cột C18 (100 x 3mm; 3,5 micron). Nhiệt độ cột 45oC
Pha động: MeCN : acid acetic 0,1% (40:60)
LC-MS, kết
Tốc độ dòng : 1,0 ml/phút.
tủa protein
Thời gian lưu của AV : 2,3 phút
Detector : G6410A –TQD, chế độ SIM
Thể tích tiêm : 2,0 µl.
2g/ml
100
22
Bảng 1. 3. Các phương pháp HPLC dùng định lượng AV trong dịch sinh học.
Phương
Điều kiện tiến hành
pháp
định lượng
HPLC pha
Cột CN (250 x 4,6 mm, 5 micron)
thuận, chiết
Pha động Acetonitril - đệm phosphat pH 3.5 (30:70)
pha rắn
Giới hạn
1,25 g/ml
Tốc độ dòng : 1ml/phút; Thể tích tiêm : 20µl
26
Detector : Phát hiện tại UV 210 nm
HPLC pha
Cột C18 (250 x 4,6mm, 5 micron). Nhiệt độ cột 50oC
đảo, chiết
pha rắn
Pha động Acetonitril - đệm phosphate, pH 3.0 (45:55)
Tốc độ dòng : 1,2ml/phút; Thể tích tiêm : 50 µl
1 g/ml
Thời gian lưu của AV : 7,1 phút
Detector : DAD từ 360 nm – 210 nm
HPLC pha
Cột C18 (250 x 4,6 mm, 5 micron). Nhiệt độ cột 48oC
Pha động : Acetonitril- đệm phosphat pH 3.5 (49:51)
đảo, kết tủa
Tốc độ dòng : 1,2 ml/phút; Thể tích tiêm : 20 µl
protein
68
10 g/ml
Thời gian lưu của AV : 9,7 phút
Detector : Phát hiện tại UV 220 nm
76
Nazeri Ali và cộng sự (2014) đã nghiên cứu 2 phương pháp định lượng AV
trong dịch sinh học là sắc ký khí (GC) và HPLC. Kết quả cho thấy phương pháp GC
có LLOQ thấp hơn (8g/ml), hệ số phân tán (CV %) của kết quả định lượng trong
ngày và khác ngày đều thấp hơn so với phương pháp HLPC. Ngoài ra, qui trình
phân tích mẫu cũng được rút ngắn (6 phút so với 17 phút của HPLC) 82.
1.3.5. Các nghiên cứu dược động học và hiệu quả trị liệu của AV và NV
Nghiên cứu so sánh giữa dạng phóng thích kéo dài so với viên bao tan trong
ruột đã chứng tỏ viên phóng thích kéo dài có sự dung nạp tốt hơn, hiệu quả kiểm
soát các cơn động kinh và cải thiện các triệu chứng tâm thần tốt hơn, được bệnh
nhân thích sử dụng hơn, ít gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, tăng cân,
cảm giác run rẩy khi dùng dạng thuốc phóng thích kéo dài [79].
Akira F. và cộng sự (2008) đã tiến hành một nghiên cứu so sánh tương đương
sinh học in vivo và hòa tan in vitro của 2 chế phẩm PTKD của AV trên thị trường
23
(Depakene R và Selenica R). Nghiên cứu tương đương sinh học được thực hiện
trên 12 Người tình nguyện tại Nhật Bản, dùng liều đơn 600 mg AV, lấy mẫu máu
đến 72 giờ và định lượng AV trong huyết tương bằng phương pháp miễn dịch
enzym. Thử nghiệm độ hòa tan in vitro được tiến hành trong môi trường đệm
phosphat pH 6,8 trên thiết bị cánh khuấy, tốc độ 50 vòng phút và định lượng hoạt
chất hòa tan bằng phương pháp HPLC. Kết quả nghiên cứu về độ hòa tan in vitro
cho thấy Depakene R có tốc độ hòa tan nhanh hơn so với Selenica R, tương ứng kết
quả trong nghiên cứu in vivo cho thấy thuốc này cũng đạt nồng độ đỉnh trong máu
sớm hơn so với Selenica R (Tmax của Depakene R là 10,8 + 1,6 phút so với 17,6 + 1,7
phút của Selenica R). Tuy nhiên Cmax và AUC của 2 thuốc khác nhau không có ý
nghĩa thống kê ( p < 0,05). Như vậy, với dạng PTKD chứa AV, tốc độ hòa tan trong
in vitro có thể làm tăng tốc độ hấp thu thuốc trong điều kiện in vivo, làm cho thuốc
được hấp thu nhanh hơn. Tuy nhiên, tổng mức hấp thu là không đổi, đồng nghĩa với
khả dụng sinh học của thuốc không bị ảnh hưởng 23.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi tác giả Lance P. Longo và cộng sự
(2005) về đánh giá hiệu quả sử dụng của viên divalproex natri PTKD cho các bệnh
nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực thể I và II gặp các tác dụng không mong muốn khi
dùng viên divalproex natri bao tan trong ruột. Kết quả cho thấy viên PTKD có sự
dung nạp tốt hơn, an toàn và hiệu quả kéo dài, giảm được các tác dụng không mong
muốn một cách rõ rệt (so với dùng viên bao tan trong ruột). Sự hài lòng và tỷ lệ
tuân thủ tốt liệu trình điều trị của bệnh nhân tăng lên đáng kể [71].
Nghiên cứu xác định tỉ lệ gắn protein huyết tương của acid valproic đã được
Patricia W. và cộng sự (1996) thực hiện trên động vật thử nghiệm. Kết quả cho
thấy tỉ lệ gắn kết của AV với huyết tương giảm từ 91 % xuống còn 42 % khi nồng
độ acid valproic trong huyết tương tăng từ 10 µm/ml - 100 µg/ml [84].
Các nghiên cứu về dược động học của AV cũng đã được thực hiện bởi
Andrew A. và cộng sự (1984) bằng kỹ thuật sắc ký khí ghép khối phổ. Các tác giả
đã xác định được nồng độ AV trong dịch não tủy có thể đạt đến khoảng nồng độ
28,2 µg/ml sau khi sử dụng liều thông thường [27].
24
Nghiên cứu so sánh sinh khả dụng của dạng viên phóng thích kéo dài
divalproex (divalproex ER) và dạng bao tan trong ruột (divalproex DR). Kết quả
cho thấy dạng divalproex - ER với liều uống 1 lần trong ngày dù có nồng độ thuốc
trong máu thấp hơn divalproex - DR trung bình từ 8 – 20 % tại thời điểm sau 2 - 4
giờ, nhưng nồng độ thuốc ổn định hơn trong máu và kéo dài đến 24 giờ. Hiệu lực và
Nồng độ VA trong huyết tương (mg/l)
tính an toàn như nhau khi so với dạng divalproex - DR dùng 3 lần/ngày (Hình 1.4).
Liều divalproex DR
hoặc divalproex ER
ER
Liều divalproex DR
Liều divalproex DR
Hình 1.4. Nồng độ thuốc trong máu của divalproex ER và DR theo thời gian [110].
1.4. ĐÁNH GIÁ SINH KHẢ DỤNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC
1.4.1. Phân tích hoạt chất trong dịch sinh học [47], [108]
Mẫu sinh học
Dịch sinh học trong cơ thể gồm máu (huyết thanh, huyết tương), nước tiểu,
dịch não tủy, dịch màng phổi, chất chứa trong dạ dày, dịch màng ối,…
Huyết tương là phần lỏng của máu, màu vàng nhạt, pH hơi kiềm. Thành phần
của huyết tương gồm có muối, nước, và các chất hữu cơ như protid, glucid, lipid, các
phân hóa tố, sinh tố, hormon, các kháng thể và các yếu tố đông máu.
Phương pháp xử lý mẫu
Mẫu sinh học cần phải được xử lý trước khi tiến hành phân tích, nhằm mục
đích chiết tách được tối đa lượng hoạt chất và loại bỏ hoàn toàn protein có trong
huyết tương. Bên cạnh đó, thông thường nồng độ các hoạt chất trong các mẫu sinh
học là rất nhỏ, lẫn protein và các tạp chất khác, có thể bám dính lên bề mặt chất
mang của cột sắc ký, gây nguy cơ làm tắc cột. Có nhiều phương pháp xử lý mẫu khác
25
nhau có thể áp dụng như: phương pháp kết tủa protein, phương pháp chiết lỏng - lỏng,
phương pháp chiết pha rắn, phương pháp chiết lỏng - lỏng trên nền rắn, hoặc kết hợp
nhiều phương pháp đồng thời để tăng hiệu quả chiết tách mẫu.
1.4.2. Thẩm định phương pháp định lượng hoạt chất trong dịch sinh học [47],
[108]
1.4.2.1. Độ đặc hiệu
Độ đặc hiệu của phương pháp là khả năng cho phép xác định một cách
chính xác sự hiện diện của các thành phần trong mẫu phân tích. Cần chứng minh
chất xác định được là dược chất hay chất chuyển hoá cần phân tích và quá trình
phân tích không bị ảnh hưởng bởi các chất nội sinh hoặc chất chuyển hoá liên quan.
1.4.2.2. Ảnh hưởng của nền mẫu
Giá trị hệ số nền mẫu (MF) của AV và nội chuẩn (IS) được xác định bằng
cách so sánh diện tích pic của AV và IS của các mẫu pha trong nền mẫu so với diện
tích pic của các mẫu pha trong pha động. Một phương pháp được coi là không bị
ảnh hưởng bởi nền mẫu khi giá trị CV của tỷ số MFAV/MFIS trên ít nhất 6 nền mẫu
trắng có nguồn gốc khác nhau phải không vượt quá 15 %.
1.4.2.3. Độ nhiễm chéo
Mẫu được coi là không bị nhiễm chéo trong quá trình tiêm mẫu khi tiêm mẫu trắng
sau mẫu có nồng độ cao nhất của đường chuẩn thì đáp ứng pic của mẫu trắng so với mẫu
chuẩn tại thời gian lưu của AV phải không vượt quá 20 %, tại thời gian lưu của IS không
vượt quá 5% so với đáp ứng của mẫu ở nồng độ định lượng dưới (LLOQ).
1.4.2.4. Độ đúng, độ chính xác trong ngày và khác ngày
Độ đúng và độ chính xác được thực hiện trên giá trị nồng độ định lượng dưới
(LLOQ) và 3 mức nồng độ khác nhau trong khoảng nồng độ dự định đo, mỗi nồng
độ tiến hành ít nhất 5 mẫu. Độ đúng trong ngày và khác ngày phải đạt trong khoảng
85 % - 115 %; độ chính xác trong ngày và khác ngày với CV % 15 %. Riêng với
nồng độ LLOQ, cho phép độ đúng trong khoảng 80 % - 120 % và CV % 20 %.
1.4.2.5. Độ phục hồi (hiệu suất chiết)
Hiệu suất chiết là khả năng thu hồi chất cần phân tích khi áp dụng một kỹ
26
thuật xử lý mẫu trong phương pháp phân tích. Hiệu suất chiết được tính bằng tỷ lệ
(%) chất cần phân tích xác định được trong các mẫu qua chiết tách so với lượng xác
định được khi phân tích các mẫu không qua chiết tách (pha trong dung môi).
Hiệu suất chiết được xác định trên 3 mức nồng độ (thấp, trung bình và cao)
với ít nhất 5 mẫu ở mỗi nồng độ. Phương pháp xử lý mẫu không nhất thiết phải có
hiệu suất chiết đạt mức 100 % nhưng phải có độ lặp lại tốt, với hiệu suất chiết trung
bình giữa các nồng độ khác nhau không quá + 15 %. Không nên sử dụng các
phương pháp phân tích có hiệu suất chiết thấp hơn 30 % hoặc cao hơn 110 %.
1.4.2.6. Đường chuẩn và khoảng tuyến tính
Đường chuẩn phải bao gồm số điểm chuẩn đủ để xác định mối quan hệ giữa
nồng độ và đáp ứng thiết bị, thông thường bao gồm 6 - 8 điểm bao trùm khoảng
nồng độ của mẫu thử dự định phân tích. Khoảng nồng độ của đường chuẩn/khoảng
tuyến tính được xác định dựa vào giá trị Cmax đã ghi trong tài liệu tham khảo hoặc
kinh nghiệm từ những nghiên cứu trước đó và phải đạt từ 1/30 - 1/10 Cmax đến 2 - 3
Cmax. Mối quan hệ giữa đáp ứng với nồng độ phải được đánh giá bằng mô hình đơn
giản nhất với khoảng tuyến tính xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất.
1.4.2.7. Giới hạn định lượng dưới (LLOQ)
LLOQ là giá trị nồng độ thấp nhất của đường chuẩn có thể xác định được với
độ đúng và độ chính xác cho phép. LLOQ thể hiện độ nhạy của phương pháp.
1.4.2.8. Nghiên cứu độ ổn định hoạt chất và thuốc thử trong mẫu sinh học
Độ ổn định trong dung dịch chuẩn gốc/chuẩn làm việc
Độ ổn định của các dung dịch chuẩn gốc/chuẩn làm việc được đánh giá ở nhiệt
độ phòng ít nhất là 4 giờ đủ để thực hiện các thao tác pha mẫu. Nếu dự định bảo
quản các dung dịch chuẩn gốc đông lạnh để dùng dài ngày, cần khảo sát đưa ra dữ
liệu ổn định trong điều kiện và thời gian bảo quản thích hợp. Cần đủ dữ liệu đánh
giá trên ít nhất 3 mẫu độc lập ở nồng độ thích hợp. Dung dịch được coi là ổn định
khi giá trị nồng độ của mẫu ổn định sai khác so với nồng độ ban đầu không quá 2,0
% với phương pháp HPLC và GC, không quá 5,0 % với phương pháp LC/MS.