1. Trang chủ >
  2. Y Tế - Sức Khỏe >
  3. Y học thưởng thức >

Phương pháp kiểm nghiệm viên nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.23 MB, 339 trang )


47

Độ đồng đều khối lượng

Cân riêng biệt 20 viên, tính khối lượng trung bình. Không được quá 2 viên có

khối lượng chênh lệch quá 5 % so với khối lượng trung bình và không được có viên

nào có khối lượng chênh lệc quá 10 % so với khối lượng trung bình.

Độ cứng

Đo độ cứng riêng biệt 20 viên, tính độ cứng trung bình và độ lệch chuẩn.

Độ mài mòn

Cân 10 viên bất kỳ (đã được làm sạch bụi trước đó) cho vào trống quay của

máy đo độ mài mòn. Cho máy vận hành trong 4 phút với tốc độ quay 20 vòng/phút.

Sau đó viên được lấy ra, làm sạch bụi trên bề mặt, cân lại và tính độ mài mòn.

Độ hòa tan

Tiến hành như mục khảo sát độ hòa tan của viên đối chiếu (theo mục 2.2.1.2).

Định lượng

Phương pháp HPLC đã thẩm định đạt yêu cầu (theo mục 2.2.1.1).

Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố qui trình sản xuất lên độ GPHC

Không như dạng viên nén thông thường (quá trình hòa tan là do sự rã viên

trước khi diễn ra sự hòa tan của dược chất). Sự hòa tan và GPHC trong viên PTKD

dạng khung là do sự thấm môi trường hòa tan, tiếp theo sau là quá hydrat hóa

polyme và tạo màng gel kiểm soát sự GPHC. Do đó trong viên PTKD, yếu tố kích

thước hạt ít có khả năng ảnh hưởng lên sự GPHC. Tuy nhiên, yếu tố về độ xốp của

khung (hay độ cứng của viên nhân) sẽ có khả năng ảnh hưởng lên độ GPHC, bởi do

yếu tố này có liên quan trực tiếp đến tốc độ thấm môi trường hòa tan vào nhân,

cũng như tốc độ hydrat hóa polyme tạo màng gel kiểm soát sự GPHC.

Trong qui trình sản xuất, viên nhân PTKD chứa AV và NV của đề tài có độ

cứng dự kiến thay đổi trong khoảng từ 100 – 140 N. Vì vậy, cần tiến hành đánh giá

khả năng ảnh hưởng đến độ GPHC của viên trong khoảng độ cứng này.

Tiến hành dập các mẫu viên nhân có độ cứng khác nhau trong thực nghiệm

TN 11 (bằng cách thay đổi mức nén trong quá trình dập), bao gồm: mẫu độ cứng

thấp (trung bình đạt khoảng 100 N); mẫu độ cứng trung bình (trung bình đạt khoảng



48

120 N) và mẫu độ cứng cao (trung bình đạt khoảng 140 N). Lấy tất cả các mẫu viên

nhân này đem đo độ GPHC. So sánh kết quả giữa các mẫu với nhau và so với viên

đối chiếu. Từ kết quả độ GPHC thu được, kết luận về ảnh hưởng của khoảng độ

cứng viên nhân lên khả năng GPHC.

2.2.1.5. Nâng cấp qui mô sản xuất và xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Nâng cấp qui mô sản xuất

Qui mô nâng cấp (20.000 viên) được thực hiện trên 1 lô thăm dò để xác lập

các thông số của qui trình ở qui mô mới. Tiếp theo, sản xuất trên 3 lô để xác định

sự phù hợp của các thông số này. Qui trình bào chế gồm các công đoạn giống qui

mô phòng thí nghiệm (Sơ đồ 2.1 và 2.2). Trong đó, các thông số trọng yếu của qui

trình ở qui mô nâng cấp sẽ dựa trên kết quả ở qui mô phòng thí nghiệm. Sản xuất và

lấy mẫu đánh giá các thông số theo các sơ đồ lấy mẫu ở các hình 2.2, 2.3 và 2.4.

..x…..…x..

…..………..

…x..…..x…

….……….

…x…….x...



Hình 2. 2. Vị trí lấy mẫu công đoạn sấy (bột nguyên liệu, cốm).



.....x.........x.....

...........x..........

.....x...........x...

...



x



....

Hình 2. 3. Vị trí lấy mẫu công đoạn trộn khô (bột nguyên liệu, cốm).

x

x

x



x



x



x



x

x



x



x



x

Hình 2. 4. Vị trí lấy mẫu công đoạn trộn kép.

x



49

Kết hợp kiểm định thống kê trong quá trình dập viên và đánh giá chất lượng sản

phẩm trung gian (cốm) và thành phẩm (viên nhân) của 3 lô nâng cấp. So sánh độ hòa

tan của viên nhân và viên bao phim của 3 lô nâng cấp với nhau và so sánh với qui mô

phòng thí nghiệm để chứng minh độ lặp của quy trình sản xuất, trước khi đưa vào theo

dõi độ ổn định và đánh giá tương đương sinh học sản phẩm.

Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

Dựa trên cơ sở các kết quả về xây dựng và thẩm định các phương pháp định

lượng hoạt chất trong chế phẩm, trong xác định độ hòa tan đã thực hiện, kết hợp với

kết quả khảo sát độ hòa tan từ viên đối chiếu, và tham khảo tài liệu về hướng dẫn

xây dựng tiêu chuẩn độ hòa tan cho viên PTKD 62. Tiến hành đề xuất tiêu chuẩn

chất lượng sản phẩm viên phóng thích kéo dài chứa 145 mg acid valproic và 333

mg natri valproat (tương đương với hàm lượng 500 mg natri valproat) làm cơ sở để

kiểm nghiệm và đánh giá chất lượng sản phẩm nghiên cứu.

2.2.1.6. Bao phim viên nhân

NV là thành phần có tính hút ẩm rất mạnh, chiếm tỷ lệ cao trong viên (trên 47

%) nên viên nhân cũng có đặc tính rất háo ẩm. Vì vậy, cần chọn loại polyme bao

phim chống ẩm có hiệu quả để bảo vệ sản phẩm.

Nghiên cứu chọn polyme bao phim chống ẩm dựa trên khảo sát đánh giá 3 loại

polyme thường dùng trong bao phim chống ẩm là Eudragit E 100, ethyl cellulose

(EC) và Opadry AMB (hỗn hợp bao phim trộn sẵn, chứa polyme polyvinyl acetat và

các tá dược khác như talc, PEG 6000, màu,…). Trong các công thức bao của EC và

Eudragit E 100, ngoài các tỷ lệ polyme (2 % với eudragit E 100 và 1 % đối với EC

so với khối lượng viên nhân) còn chứa một số tá dược khác (talc, PEG 6000, titan

dioxyd). Riêng với Opadry AMB, tỷ lệ dùng bao chống ẩm khảo sát ở mức cơ bản

là 4,0 % so với khối lượng viên nhân. Các dung môi sử dụng trong pha chế dịch bao

phim khảo sát gồm ethanol cho EC và Eudragit E100, nước cho Opadry AMB.

Thông số kỹ thuật bao phim.

Viên nhân được tiến hành bao trên máy bao phim BG - 20D, công thức các

dịch bao chống ẩm theo các polyme khác nhau được trình bày theo bảng 2.12.



50

Trình tự các bước tiến hành pha dich bao

* Dịch bao eudragit E 100 hoặc dịch bao EC được chuẩn bị như sau:

- Cân và chuẩn bị các thành phần theo công thức bảng 2.12.

- Hòa tan lần lượt polyme (Eudragit E 100 hoặc ethylcellulose) và PEG 6000

trong cồn 960 cho đến khi tan hoàn toàn bằng cánh khuấy chân vịt, tốc độ quay

khoảng 150 vòng/phút.

- Thêm talc vào bồn và khuấy đều;

- Xay titan dioxyd trong một ít cồn 96o rồi thêm từ từ vào bồn chứa polyme

- Khuấy kỹ trong 5 – 10 phút trước khi tiến hành bao.

* Dịch bao Opadry AMB được chuẩn bị như sau :

- Cân và chuẩn bị các thành phần theo công thức bảng 2.12.

- Phân tán từ từ Opadry vào dung môi nước với cánh khuấy chân vịt (tốc độ

khuấy 150 vòng/phút). Khuấy thêm trong thời gian từ 30 - 45 phút (tính từ lúc thêm

hết Opadry) cho đến khi tạo được hỗn dịch có độ nhớt và có màu đồng nhất.

Bảng 2. 12. Thành phần công thức dịch bao chống ẩm.

Ethyl cellulose (EC)



: 1% (so với khối lượng viên nhân).



Polyethylen glycol 6000 (PEG 6000 ) : 20 % so khối lượng EC

Talc



: 50 % so khối lượng EC



Titan dioxyd



: 10 % so khối lượng EC



Cồn 960 vừa đủ



: Hỗn dịch chứa 8 % chất rắn



Eudragit E 100 (E 100)



: 2 % (so với khối lượng viên nhân)



PEG 6000



: 20 % so khối lượng E 100



Talc



: 50 % so khối lượng E 100



Titan dioxyd



: 10 % so khối lượng E 100



Cồn 960 vừa đủ



: Hỗn dịch chứa 8 % chất rắn



Opadry AMB



: 4 % (so với khối lượng viên nhân)



Nước cất



: Hỗn dịch chứa 10 % chất rắn



Trình tự thực hiện bao phim

- Kiểm tra tình trạng vệ sinh thiết bị, thử súng phun và khoảng cách lắp đặt súng;



51

- Cân và cho viên vào buồng bao của máy bao phim, vận hành máy quay 1-2

vòng kết hợp bật hệ thống sấy (nhiệt độ cài đặt theo bảng 2.13), quạt thổi và hút để

làm sạch bụi và sấy ấm viên nhân trước khi bao;

- Tiến hành quá trình phun dịch bao khi nhiệt độ viên nhân đạt được trong

khoảng 38 - 40oC (với hệ dung môi cồn) hoặc 42 - 45oC (với hệ dung môi nước) với

các thông số bao phim đã được cài đặt theo các giá trị trong bảng 2.13;

- Bao phim và kiểm soát trong quá trình bằng cảm quan, kết hợp đo nhiệt độ

mặt viên. Đánh giá chất lượng viên bao dựa trên các tính chất của viên như hình

thức cảm quan, đồng đều khối lượng viên, độ hòa tan hoạt chất và hàm lượng.

Bảng 2. 13. Các thông số bao phim theo các polyme khác nhau.

Thông số bao chống ẩm

Các thông số kỹ thuật



Hệ dung môi cồn

(ethylcellulose, Eudragit E100)



Dung môi nước

Opadry AMB



Nhiệt độ cài đặt cho máy (oC)



60 - 65



83 - 85



Nhiệt độ khí vào (oC)



45 - 50



52 - 58



Nhiệt độ khí ra (oC)



38 - 40



42 - 44



Nhiệt độ khối viên (oC)



30 - 32



39 - 41



8 -10



8-10



20 - 25



25 - 30



2,0 – 2,5



2,0 – 2,5



Tốc độ quay của nồi(vòng/phút)

Tốc độ phun dịch (gam/phút)

Áp suất khí nén (bar)



- Tiến hành quá trình phun dịch bao khi nhiệt độ viên nhân đạt được trong

khoảng 38 - 40oC (với hệ dung môi cồn) hoặc 42 - 45oC (với hệ dung môi nước) với

các thông số bao phim đã được cài đặt theo các giá trị trong bảng 2.13;

- Bao phim và kiểm soát trong quá trình bằng cảm quan, kết hợp đo nhiệt độ

mặt viên. Đánh giá chất lượng viên bao dựa trên các tính chất của viên như hình

thức cảm quan, đồng đều khối lượng viên, độ hòa tan hoạt chất và hàm lượng.

Đánh giá khả năng chống ẩm của màng phim bằng thực nghiệm

Cân và ghi nhận khối lượng trung bình viên (mđ) của 20 viên thuốc, đặt viên

tiếp xúc trực tiếp môi trường vi khí hậu có nhiệt độ 40 + 2oC, độ ẩm tương đối 75 +



52

5%. Định kỳ mỗi ngày một lần, lấy mẫu ra cân và ghi nhận khối lượng trung bình

viên (mi), thời gian theo dõi mẫu từ 2 - 3 tuần (i = 14 – 20 ngày).

Trong điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trường ẩm, hơi nước sẽ thẩm thấu

xuyên qua màng phim để hấp phụ vào trong nhân thuốc, làm gia tăng khối lượng

của viên. Tùy thuộc vào khả năng chống ẩm của màng phim mà lượng hơi nước đi

qua sẽ nhiều hay ít, tương ứng với sự gia tăng khối lượng viên lớn hơn hay nhỏ hơn.

Tính toán sự tăng khối lượng của viên theo công thức :

(2.15 )

Trong đó :

∆m: % khối lượng gia tăng của viên bao ở điều kiện theo dõi thực nghiệm;

mi : Khối lượng của viên được theo dõi đến ngày i;

mđ: Khối lượng của viên lúc đầu;

Dựa trên ∆m, chọn polyme chống ẩm hiệu quả nhất để bao phim sản phẩm.

Đánh giá tỷ lệ polyme sử dụng bao phim

Trên cơ sở loại polyme đã chọn, pha chế hỗn dịch bao có tổng hàm lượng

Eudragit E 100 tính trên đơn vị diện tích là 6 mg/cm2 (tương ứng 3,3 % so với khối

lượng viên nhân theo công thức 2.16) và tiến hành bao phim theo thông số bao

(bảng 2.13). Tiến hành bao phim và lấy mẫu đánh giá sau 1/3 khối lượng dịch bao

(tương ứng 2 mg/cm2), sau 2/3 khối lượng dịch bao (tương ứng 4 mg/cm2) và sau

khi phun hết toàn bộ khối lượng dịch bao (tương ứng 6 mg/cm2).

Công thức qui đổi giữa khối lượng (%) và hàm lượng polyme (mg/cm2) 49

A x l

% polyme (kl/kl)



(2.16 )



=

w



Trong đó : A (mm2) Diện tích bề mặt viên = π x chiều dài viên x bề rộng viên

l (mg/cm2): hàm lượng polyme trên đơn vị diện tích bề mặt viên

w (mg) : Khối lượng viên nhân.

Lấy các mẫu viên đánh giá khả năng chống ẩm (theo công thức 2.15) và độ

hòa tan để chọn tỷ lệ polyme phù hợp cho công thức bao phim chống ẩm.



53

Kiểm soát trong quá trình bao phim

Tiến hành trên qui mô nâng cấp với các thông số chính của quy trình bao (tốc

độ nồi, tốc độ phun dịch, nhiệt độ mặt viên và nhiệt độ cài đặt) được kiểm soát

trong suốt quá trình bao và được đánh giá bằng các biểu đồ. Tính chất sản phẩm

viên bao phim của 3 lô nâng cấp cũng được so sánh với nhau để đánh giá về tính ổn

định (tính lặp lại) của qui trình bao phim.

2.2.1.7. Phương pháp nghiên cứu tương đương hòa tan in vitro

Nghiên cứu tương đương hòa tan in vitro là cơ sở xem xét trước khi thử tương

đương sinh học, được tiến hành trong 3 môi trường có pH 1,2; 4,5 và 6,8 44, 109.

Đánh giá tương đương độ hòa tan bằng hệ số tương đồng f2 theo công thức:

f2= 50. log {[1 + 1/n x  (Rt – Tt)2 ]-0,5 . 100}



(2.17)



Trong đó:

n: số điểm lấy mẫu;

Rt: trung bình % hoạt chất hòa tan từ thuốc đối chiếu tại thời điểm t;

Tt: trung bình % hoạt chất hòa tan từ thuốc thử tại thời điểm t.

Hai thuốc được xem là tương đương độ hòa tan khi: 50  f2  100.

Ngoài ra, để kết quả được chấp nhận, các giá trị về sai số tương đối 12 mẫu

thử tại mỗi thời điểm phải thỏa mãn yêu cầu sau :

RSD % (thời điểm đầu tiên) ≤ 20 %; RSD % (các thời điểm khác) ≤ 10 % 48.

Số lượng mẫu: 12 viên mẫu thử, 12 viên mẫu đối chứng/mỗi thời điểm.

- Môi trường pH 1,2: Tiến hành tương tự phương pháp xác định độ hòa tan

trong môi trường acid HCl 0,1N (mục 2.2.1.2), nhưng thay bằng môi trường acid

HCl 0,1N bằng môi trường pH 1,2 và thời gian thử độ hòa tan kéo dài đến 12 giờ.

- Môi trường pH 4,5: Tiến hành tương tự phương pháp xác định độ hòa tan viên

đối chiếu (mục 2.2.1.2), nhưng thay môi trường pH 5,5 bằng môi trường có pH 4,5.

- Môi trường pH 6,8: Tiến hành tương tự như phương pháp xác định độ hòa

tan viên đối chiếu (mục 2.2.1.2), nhưng thay môi trường pH 5,5 bằng môi trường

đệm phosphat có pH 6,8.

Định lượng hoạt chất hòa tan bằng phương pháp HPLC với các điều kiện sắc



54

ký tương tự như đã áp dụng trong xác định độ hòa tan của viên đối chiếu. Thẩm

định các phương pháp định lượng HPLC này theo yêu cầu chung.

2.2.1.8. Phương pháp xử lý số liệu trong nghiên cứu bào chế

Trong phần nghiên cứu xây dựng công thức bào chế, các số liệu thực nghiệm

được tính toán và xử lý dựa trên các bảng công thức tính tự thiết lập trong Excel;

trong xác định mô hình động học hòa tan, đồ thị động học GPHC và phương trình

hồi quy theo mô hình Higuchi cũng được thực hiện trong Excel (động học phóng

thích dược chất tỷ lệ với căn bậc 2 thời gian), xây dựng dựa trên dữ liệu độ hòa tan

của chế phẩm tính theo đơn vị căn bậc hai của thời gian.

2.2.1.9. Nghiên cứu độ ổn định và tuổi thọ

Nghiên cứu độ ổn định được tiến hành theo hướng dẫn theo dõi độ ổn định

thuốc của ASEAN 31, đánh giá trên 3 lô ở qui mô sản xuất nâng cấp trong 2 điều

kiện lưu mẫu như sau :

Điều kiện theo dõi thực (theo dõi dài hạn)

Thuốc được đóng trong chai thủy tinh 40 viên, được bảo quản trong phòng

kiểm soát nhiệt độ 30 + 2oC, độ ẩm tương đối 75% + 5% trong thời gian 36 tháng.

Định kỳ lấy mẫu phân tích đánh giá chất lượng ở các thời điểm là 0,

3,6,9,12,18,24 và 36 tháng

Điều kiện theo dõi lão hóa cấp tốc

Mẫu thuốc (chai 40 viên) được bảo quản trong tủ vi khí hậu, ở nhiệt độ 40oC +

2oC, độ ẩm tương đối 75% + 5% trong thời hạn 6 tháng.

Định kỳ lấy mẫu đánh giá chất lượng ở các thời điểm là 0, 3 & 6 tháng.

Chỉ tiêu đánh giá

- Hình thức cảm quan, hàm lượng và độ hòa tan.

- Dựa trên động học phân hủy bậc 1 của hoạt chất theo thời gian, ước tính tuổi

thọ thuốc theo phương pháp Van’t Hoff ở điều kiện một nhiệt độ theo công thức:

C = KxC* + C0

Trong đó :

C = Tuổi thọ ở nhiệt độ bảo quản thực = t90 (t1);



(2.18)



55

C0 : số ngày kể từ ngày sản xuất đến ngày đưa vào tủ lão hóa;

K : hệ số Van’t Hoff = 2t/10, với t = t2 – t1

(trong trường hợp t2 = 40oC, t1 = 30oC thì t = 10, hệ số K = 2) 5.

C* = tuổi thọ ở nhiệt độ lão hóa cấp tốc = t90 (t2) = 0,1053/k1

2,303

Với k1 : hằng số tốc độ phân hủy bậc 1 theo thời gian =

x log (a/a-x)

t

a : hàm lượng (%) thuốc tại thời điểm ban đầu.

x : hàm lượng (%) thuốc bị phân hủy trong mẫu tại thời điểm t

Trường hợp khi có sự thay đổi hàm lượng vượt quá 5,0 % so với thời điểm

ban đầu thì không dùng dữ liệu độ ổn định trong điều kiện lão hóa cấp tốc để dự

đoán tuổi thọ sản phẩm 31.

2.2.2. Nghiên cứu tương đương sinh học in vivo

2.2.2.1. Phương pháp định lượng acid valproic trong huyết tương.

Phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC-MS/MS) được khảo sát và xây

dựng tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung Ương.

a. Phương pháp chuẩn bị mẫu và xử lý mẫu huyết tương

Mẫu xây dựng đường chuẩn (CC) và giới hạn định lượng dưới (LLOQ)

Hòa tan chất chuẩn AV trong methanol để được dung dịch chuẩn gốc có nồng độ

AV chính xác khoảng 2000 µg/ml. Từ dung dịch chuẩn gốc, chuẩn bị dung dịch chuẩn

làm việc WSS - CC1 và WSS - CC2 trong huyết tương có nồng độ chính xác khoảng

100 µg/ml và 10 µg/ml. Từ các dung dịch chuẩn làm việc WSS - CC1 và WSS - CC2,

pha các mẫu huyết tương trắng chứa chuẩn AV với nồng độ từ 1- 100 µg/ml.

Hòa tan chất chuẩn nội methylparaben (IS) trong methanol để thu được dung

dịch chuẩn nội gốc có nồng độ chính xác khoảng 500 µg/ml. Từ dung dịch chuẩn

nội gốc, chuẩn bị dung dịch chuẩn nội làm việc trong nước có nồng độ

methylparaben chính xác khoảng 50 µg/ml.

Bảng 2. 14. Chuẩn bị mẫu xác định giới hạn định lượng dưới (LLOQ)

Mẫu

LLOQ



Nồng độ (µg/ml )

1,0



V huyết tương trắng (µl)

450



V WSS-CC2 (µl)

50



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (339 trang)

×