1. Trang chủ >
  2. Y Tế - Sức Khỏe >
  3. Y học thưởng thức >

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.23 MB, 339 trang )


toàn khi xảy ra bão lớn kết hợp nước biển dâng. Ví dụ như: Kè Xuân Hòa, kè Doanh

Châu – Ba Nõn, kè Xung Điền- Văn Lý, kè Kiên Chính, kè ngan ô phòng không, kè

Đinh Mùi, kè Hạ Trại – Táo Khoai, kè Cồn Tròn, kè Hải Thình 1 và kè Hải Thịnh 2

vẫn thường xuyên bị sạt lở.

Hình 3: Tuyến đê biển được xây bằng bê tông tại xã Hải Đông-Hải Hậu

Trong những năm qua việc xây đê ngăn biển đã làm cho mực thủy triều cao hơn,

năng lượng thủy triều tăng. Đây là một trong những nguyên nhân làm thu hẹp các bãi

triều hiện có và làm đáy biển ven bờ thấp dần tại khu vực ven biển của huyện.

Tại xã Hải Thịnh một khu vực khai thác sa khoáng, sau 10 tháng khu vực này đã

“biến mất” chỉ còn lại dàn tuyển bỏ không. Cũng tại địa điểm này sau 9 tháng rừng phi

lao phòng hộ bị xóa sạch, chỉ còn lại một số cây mọc sát đê. Xói lở bờ biển đã phá hủy

hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng phòng hộ và cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện một

cánh nhanh chóng.

Trước năm 1996, trên một khu vực thuộc xã Hải Lý, huyện Hải Hậu từng là một

ngôi làng với nhiều công trình kiến trúc. Sau đó, bị biển xâm lấn sâu vào đất liền hơn

một kilomet khiến ngôi làng biến mất, nhưng một số công trình vẫn còn đó tuy nhiên

không được nguyên vẹn (Hình 4). Tại đoạn bờ xã Hải Lý, Hải Triều ngày nay có nhiều

dấu tích tàn phá của xói lở để lại. Ngay như trên đoạn bờ xã Hải Triều, vào năm 1995

dọc theo bên trong đê là khu dân cư trù phú nhưng đến năm 2001 đã trở thành bãi triều

hoang.



Hình 4: Các mảnh còn lại của các công trình kiến trúc – sản phẩm phá hủy bởi xói lở



Một minh chứng khác cho sự tàn phá của tình trạng xói lở trên địa bàn huyện đó là

tại đoạn bờ thuộc xã Hải Lý có một nhà thờ được xây dựng vào năm 1868, lúc xây vốn

cách biển khoảng 1000m. Nhưng do xói lở nên 1935-1940 đã phải tiến hành thực hiện

di dời nhà thờ lần thứ nhất vào trong đất liền. Năm 1992-1997 thực hiện di dời lần thứ

2, năm 2000 thực hiện di dời lần thứ 3. Sau cơn bão số 7 năm 2005, hệ thống đê biển

bị phá vỡ buộc phải di nhà thờ lần thứ 4 vào trong đất liền (Hình 5).



Hình 5: Nhà thờ đổ thuộc xã Hải Lý huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định

Hiện nay, chứng tích “Nhà thờ đổ” vẫn còn, để giúp cho nó có thể đứng vững trên

nền đất yếu đã từng bị sụp những năm về trước thì người dân nơi đây đã tiến hành đắp

đá phía chân của Nhà thờ. Từ đó sẽ củng cố được nền móng phía dưới vững chắc hơn,

giảm thiểu những tác động của sóng, gió, thủy triều tác động vào (Hình 6).



Hình 6: Biện pháp đắp đá tại chứng tích Nhà thờ đổ thuộc xã Hải Lý

Tuy nhiên, đây mới chỉ là biện pháp tạm thời, nó khó có thể chịu được sức mạnh

cũng như cường độ tấn công của những trận bão lớn.

Đáng nhớ nhất là cơn bão số 7 năm 2005 đã phá hủy đê nghiêm trọng, các tuyến

đê ngoài hầu như bị phá hủy hoàn toàn, nhiều đoạn bị vỡ, nước biển tràn vào gây lụt.

Theo tài liệu [15] cho thấy:

-



Tuyến 1 An Hóa đê đất cát 120m đê bị vỡ.



-



Đoạn Văn Lý sạt mái ngoài đê dài trên 100m.



-



Đoạn đê kè Kiên Chính (xã Hải Chính) dài trên 700m, sạt lở mất toàn bộ thân đê và



mái đê phía trong, cao trình đê bị hạ thấp.

-



Đoạn Táo Khoai (xã Hải Hòa) vỡ 2 đoạn, tuyến ngoài gần 1km, tuyến trong 68m,



nước biển tràn vào các xã Hải Hòa, Hải Triều, Hải Chính.

-



Đoạn đê Cồn Tròn (Hải Hòa) vỡ 2 đoạn dài 86m, nước biển tràn ngập Cồn Tròn.



-



Đầu kè Hải Thịnh 2 sạt trên 100m, có hố sâu 3-4m.



-



Đoạn Hải Thịnh 3 (Thị trấn Thịnh Long) đê vỡ dài 174m, nước tràn ngập làm vỡ



tiếp 50m đê tuyến dự phòng, nước tràn tiếp vào bên trong gây lụt.

Trên địa bàn huyện quá trình xói lở xảy ra bắt đầu từ năm 1905 cho đến ngày nay.

Đường bờ biển đã lấn sâu vào đất liền, đất bị mất là đất bãi triều, đất canh tác và đất

thổ cư – một tài nguyên quý và có giá trị ở vùng ven biển. Quá trình đất bị mất dần

theo thời gian đã làm cho không gian sống bị thu hẹp lại gây ra rất nhiều khó khăn về

đời sống đối với cư dân ven biển, đặc biệt là đối với các xã Hải Triều, Hải Lý và Hải

Chính. Đây là những xã bị xói lở mạnh, các khu dân cư bị phá hủy, phải di chuyển vào



trong đất liền nhiều lần, xây dựng lại nơi ở mới dẫn đến cuộc sống người dân không

được ổn định và mức độ khó khăn ngày càng gia tăng.

Cho đến thời điểm hiện tại, bờ biển thuộc địa bàn huyện Hải Hậu được bảo vệ bởi

hệ thống đê hai tuyến: tuyến ngoài đê thường xuyên tiếp xúc với sóng biển khi triều

lên; tuyến dự phòng nằm bên trong cách tuyến ngoài khoảng 200m. Hệ thống đê biển

của huyện với chiều dài 27km đê có 13km đê 1 tuyến và 14,3km đê không có bãi biển.

Theo Báo cáo về Tình hình đê biển Hải Hậu trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

[16], trong giai đoạn 1985 đến năm 2005 thì hầu hết các tuyến đê trên địa bàn huyện

Hải Hậu đều đã bị tàn phá nặng nề và phải di dời vào phía trong đất liền:

-



Đoạn đê An Hóa ở xã Hải Đông dài 1200m đã bị tàn phá sau con bão số 7 năm



2005 phải dịch tuyến vào trong phía đồng trung bình 180m. Diện tích đất bị mất

240000m2.

-



Đoạn đê Xuân Hà ở xã Hải Đông dài 1600m đã bị tàn phá năm 2003 phải dịch



tuyến vào trong phía đông trung bình 180m. Diện tích đất bị mất 288000m2.

-



Đoạn đê Xương Điền – Văn Lý dài 2280m năm 2003, 2004 bị võ nhiều lần, đến



năm 2005 thì bị hủy hoàn toàn phải dịch chuyển tuyến đê vào trong từ 250 đến 400m.

Diện tích đất bị mất là 741000m2.

-



Đoạn đê Văn Lý dài 730m, bị tàn phá năm 2004 phải dịch chuyển tuyến vào đê



trong 200m. Diện tích đất bị mất là 291200m2.

-



Đoạn đê Đông Kinh dài 2080m bị tàn phá năm 1997,1998 phải dịch chuyển tuyến



vào đê trong 140m. Diện tích bị mất 291200m2.

-



Đoạn đê Hải Triều dài 2690m bị tàn phá năm 2000, 2001 phải dịch chuyển tuyến



vào trong 150m. Diện tích đất bị mất là 403500m2.

Từ đây ta có thể thấy rằng từ năm 1985 đến nay thống kê sơ bộ huyện đã phải di

chuyển nhân dân tại 5 xóm của 3 xã gồm: Hải Lý (3 xóm), Hải Triều ( 01 xóm), và thị

trấn Thịnh Long ( 01 xóm) với tổng số nhân khẩu phải di chuyển vào trong đê tuyến 2



là 3750 người. Những bãi hiện tại ta nhìn thấy còn lại là bãi nằm trong khoảng cách

giữa 2 tuyến đê trước khi tuyến đê 1 cũ bị tàn phá (hình 7).



Hình 7: Tuyến đê 1 cũ sau khi bị tán phá

Khi triều lên, đi dọc bờ biển Hải Hậu, ta có thể thấy nước biển đã áp sát chân đê

và cả một không gian rộng lớn chỉ có biển và sóng, khi triều kiệt thì lại lộ ra các bãi

triều mang nhiều dấu tích của phá hủy (các đoạn đê sót, nền móng nhà, cột và tháp nhà

thờ và các vách bờ xói lở). Môi trường ven bờ hoàn toàn không thuận lợi cho các loài

thủy sinh phát triển.

Xói lở bờ biển trên vùng đang sụt lún đã ảnh hưởng đến chất lượng đất canh tác và

nguồn nước ở vùng này. Nước biển lấn sâu vào đất liền làm cho đất và nước bị nhiễm

mặn. Theo kết quả đo độ muối vào mùa mưa và mùa khô năm 2008 tại tầng chứa nước

Holocen (tại các giếng của các gia đình thuộc các xã ven biển huyện Hải Hậu) cho

thấy nước ngầm có độ muối cao (dao động từ 4‰ đến trên 15‰). Theo tiêu chuẩn

phân loại của Zernop (1934) thì nước ngầm vùng này thuộc nước lợ. Nước ngầm, nước

giếng được dùng để giặt, rửa, còn nước sinh hoạt chủ yếu là nước mưa [15].

Trên địa bàn dọc tuyến đê 2 từ xã Hải Đông đến thị trấn Thịnh Long đã hình thành

các chòi nuôi tôm công nghiệp, nuôi kết hợp tôm cá (Hình 8) ở vùng đất nằm giữa

tuyến đê 1 cũ và tuyến đê 2.



Hình 8: Mô hình nuôi trồng thủy sản tại xã Hải Đông

Để bảo vệ đất và không gian sống người dân đã tiến hành xây dựng các công trình

phòng hộ như xây đê biển, kè áp mái và bê tông hóa kết hợp trồng nhũng bụi cây sú,

vẹt xen kẽ giúp phòng tránh và giảm thiểu các tác hại của sóng gió, thủy triều cùng các

cơn bão ảnh hưởng đến tuyến đê 2 phía trong. Những bụi cây sú, vẹt này có tác dụng

rất quan trọng làm tăng thêm tốc độ bồi tụ phù sa trên các bãi bồi ven biển; chắn sóng;

hạn chế được tốc độ chảy và tác hại các dòng hải lưu ven bờ, qua đó bảo vệ hệ thống

đê ngăn mặn ven biển; làm giảm nhiệt độ mặt nước, mặt đất trong những ngày hè nóng

gắt và giữ nhiệt độ của nước không tụt xuống quá thấp trong mùa đông giá lạnh (Hình

9).

Hình 9: Những bụi cây sú, vẹt được trồng dọc tuyến đê



Bên cạnh đó công cuộc xây dựng rừng ngập mặn trên địa bàn huyện cũng đang

được tiến hành một cách nhanh chóng, góp phần ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình

trạng suy thoái môi trường, bảo tồn đa dạng sinh vật và cải thiện môi trường tại các xã

ven biển của huyện (Hình 10). Nó có vai trò quan trọng trong việc hạn chế các tác

động rủi ro trong xu thế biến đổi khí hậu, hiệu quả trong việc hạn chế thiệt hại do thiên

tai, bão lũ gây ra, làm chậm dòng chảy, giảm độ cao của sóng, bảo vệ đê biển.



Hình 10: Hệ thống rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Hải Hậu

Ngoài ra, các công trình giúp chắn sóng, chắn cát rất hữa ích nữa đó là hệ thống kè

mỏ hàn, nó đã góp phần không nhỏ trong việc giúp huyện Hải Hậu giảm thiểu đáng kể

tác động của sóng gió, thủy triều đến vùng đất ven biển (Hình 11).

Hình 11: Hệ thống kè để chắn cát và sóng được đặt ven biển ở xã Hải Đông



Nhiều năm tháng trôi qua, chiếc kè mỏ hàn này chính là minh chứng cho những

tác động của biển tới đất liền. Sóng gió, thủy triều đã cuốn trôi đi một lượng đất cát

ven biển đáng kể khiến cho chiếc kè mỏ hàn này dần bị vùi sâu xuống lòng cát. Thậm

chí còn có những cái kè bị lấp đi gần hết (Hình 12).



Hình 12: Những chiếc kè mỏ hàn bị vùi sâu dưới lòng cát

Qua hiện trạng trình bày ở trên cho thấy, hệ thống đê biển ở Hải Hậu chưa đủ kiên

cố đảm bảo an ninh cho các hoạt động phát triển. Để khắc phục hiện trạng này, nay hệ

thống đê biển huyện Hải Hậu theo dự án PAM đang được bê tông hóa, gia cố và nâng

cấp trên chiều dài 33,2km.

3.1.2. Diễn biến biến động đường bờ

Vùng bờ biển huyện Hải Hậu đang bị xói lở nghiêm trọng trong nhiều năm qua.

Trong đề tài này em sẽ tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 1953 đến

năm 2014. Để có thể hiểu rõ thêm về sự biến động đường bờ của khu vực huyện Hải

Hậu tỉnh Nam Định thì ta sẽ chia khoảng thời gian này làm 7 giai đoạn:

a.



Giai đoạn 1953-1965



b.



Giai đoạn 1965-1989



c.



Giai đoạn 1989-1995



d.



Giai đoạn 1995-2001



e.



Giai đoạn 2001-2005



f.



Giai đoạn 2005-1010



g.



Giai đoạn 2010-2014



Qua nghiên cứu từ các đề tài nghiên cứu trước đây và phân tích ảnh vệ tinh trong

các giai đoạn từ năm 1953-2014, cho thấy ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định có

những diễn biến như sau:

a. Giai đoạn năm 1953-1965

Trong các năm từ 1953-1965 ở ven biển Hải Hậu có quá trình phát triển diễn ra

khá mạnh, thiên về trạng thái xói lở. Đoạn bờ xói lở có chiều dài tới 16,2km. Ở thời kì

này ven biển Hải Hậu phải chịu liên tiếp các trận bão và áp thấp nhiệt đới. Vùng xói lở

bờ biển rộng lớn nhất tới 800m và trung bình là 130m, tương đương tốc độ xói lở

trung bình 5,2m/năm và lớn nhất 67m/năm [1]. Vùng bồi tụ chính diễn ra ở các vùng

ven biển cửa Lạch Giang (TT. Thịnh Long) và khu vực xã Hải Hòa.

b. Giai đoạn năm 1965-1989

Trong các năm từ 1965-1989 (Hình 13) ở ven biển Hải Hậu phải hứng chịu tác

động liên tiếp của các trận bão, lũ lụt rất lớn trong các năm 1968,1969,1971 và 1973.

Trong giai đoạn này bờ biển huyện Hải Hậu thiên về trạng thái xói lở. Vùng xói lở

rộng nhất tới 900m và trung bình 15m/năm, lớn nhất 90m/năm. Bên cạnh các đoạn bờ

xói lở quá trình bồi tụ diễn ra xen kẽ trên các đoạn ngắn trên đoạn bờ biển thị trấn

Thịnh Long , đới cát Thịnh Long kéo dài thêm 1,5km về hướng Nam Tây Nam, tương

đương tốc độ kéo dài đới cát trung bình 150m/năm [1].



Hình 13: Ảnh từ vệ tinh Landsat 4-5 Thematic Mapper chụp lại địa hình ven biển

huyện Hải Hậu trong giai đoạn từ 1965-1989

c. Giai đoạn 1989 – 1995

Trong các năm từ 1989-1995 (Hình 14) vùng xói lở mạnh nhất diễn ra trên đoạn

bờ các xã Hải Đông và Hải Lý. Các đoạn bờ xói lở mạnh nhất có chiều dài từ 2,2km

đến 2,8km Chiều rộng trung bình vùng xói từ 150m đến 180m, lớn nhất tới 480m;



tương ứng với tốc độ xói lở trung bình 30m/năm và mạnh nhất tới 96m/năm [1]. Đoạn

bờ biển Hải Hậu từ xã Hải Triều đến thị trấn Thịnh Long được bối tụ nhẹ, đới cát dọc

cửa Lạch Giang thuộc thị trấn Thịnh Long tiếp tục bị xói lở mạnh về phía sông Ninh

Cơ, nhưng lại bồi tụ nhẹ ở phía biển.



Hình 14: Ảnh từ vệ tinh Landsat 4-5 Thematic Mapper chụp lại địa hình ven biển

huyện Hải Hậu trong giai đoạn từ 1989-1995

d. Giai đoạn 1995-2001

Vùng ven biển huyện Hải Hậu (Hình 15) trong giai đoạn từ năm 1995-2001 phát

triển trong tình trạng xói-bồi diễn ra xen kẽ và thiên về trạng thái xói lở. Vùng bờ xói

lở kéo dài từ Hải Triều đến thị trấn Thịnh Long kéo dài 15km. Chiều rộng xói trung

bình là 55m, rộng nhất là 130m, tương đương với tốc độ xói trung bình là 9m/năm, lớn

nhất 22m/năm. Vùng bồi tụ có chiều dài từ 1,3km đến 3,4km. Chiều rộng vùng bối từ

150m đến 260m, tương đương tốc độ bồi trung bình là 25m/năm và lớn nhất 95m/năm.

Đới cát nằm dọc cửa Lạch Giang thuộc thị trấn Thịnh Long được bồi tụ nhẹ, phát triển

kéo dài về phía Tây Nam dài thêm 350m [1].



Hình 15: Ảnh từ vệ tinh Landsat 4-5 Thematic Mapper chụp lại địa hình ven biển

huyện Hải Hậu trong giai đoạn từ năm 1995-2001

e. Giai đoạn 2001-2005

Trong giai đoạn này vùng biển ven huyện hải Hậu bị xói lở một cách mạnh mẽ.

Chủ yếu là do cơn bão số 7 vào ngày 23/09/2005 đã làm một số đoạn đê biển bị vỡ,

gây ngập lụt nặng nề cho các xã ven biển. Ở khu vực xã Hải Đông, Hải Lý, đoạn bờ

xói lở có chiều dài tới 9,1km, chiều rộng vùng bờ xói lở từ 50m đến 120m, tốc độ

trung bình 12m đến 30m/năm. Đới cát nằm kề cửa Lạch Giang thuộc thị trấn Thịnh

Long bị xói lở mạnh, chiều dài vùng xói lở tới 1,9km [1] (Hình 16).



Hình 16: Ảnh từ vệ tinh Landsat 4-5 Thematic Mapper chụp lại địa hình ven biển

huyện Hải Hậu trong giai đoạn từ năm 2001-2005



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (339 trang)

×