Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.79 MB, 308 trang )
Chương II. Cơ sở sinh thái học
37
Áp dụng cho các nhân tố khác. Ví dụ: dưới tán rừng che kín,
trong điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của thực vật thân cỏ,
song cỏ không mọc được chỉ vì không đủ ánh sáng. Ở đây, ánh
sáng là nhân tố giới hạn.
c. Ý nghĩa của định luật: Việc phát hiện các nhân tố giới hạn
và khắc phục sự tác động giới hạn của chúng, hay nói cách khác là
tối ưu hoá môi trường cho sinh vật sinh trưởng và phát triển là mục
tiêu thực tiễn vô cùng quan trọng trong việc tăng năng suất cây
trồng và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
2. Quy luật chống chịu của Shelford (Quy luật giới hạn sinh thái)
Sự có mặt và phồn vinh của sinh vật ở nơi nào đó phụ thuộc
vào các điều kiện tác động tổng hợp. Sự suy đồi hay tiêu vong của
sinh vật được xác định bởi sự thiếu hụt (cả về chất lượng lẫn số
lượng) hoặc ngược lại, quá dư thừa nhân tố nào đó. Mức độ thiếu
hay thừa có thể rất gần với giới hạn chống chịu của cơ thể.
a. Giới hạn sinh thái: là khoảng giá trị xác định của một nhân
tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển
ổn định theo thời gian. Nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật
không thể tồn tại được.
Năm 1913, Shelford khi nghiên cứu định luật tối thiểu của
Liebig đã thấy rằng yếu tố giới hạn không chỉ là sự thiếu thốn mà
cả sự dư thừa các yếu tố. Các sinh vật bị giới hạn khi thiếu yếu tố
nào đó tạo ra tối thiểu sinh thái, còn dư thừa lại tạo ra tối đa sinh
thái. Khoảng giữa tối thiểu và tối đa sinh thái là giới hạn chống
chịu. Như vậy theo Shelford, mỗi cá thể, mỗi quần thể… có một
giới hạn đặc trưng đối với mỗi nhân tố sinh thái nhất định mà sinh
vật chỉ có thể tồn tại được trong khoảng giá trị xác định đó (miền
giới hạn sinh thái). Đa số các sinh vật có giới hạn chịu đựng với
nhiệt độ trong khoảng 0 ÷ 500C. (Hình 2.5). Ví dụ: cá rô phi chỉ
sống được trong khoảng nhiệt độ 5,6 ÷ 420C; cá chép chỉ sống ở
nước có miền giới hạn nhiệt độ từ 2,0 ÷ 400C nhưng chỉ đẻ trứng
khi nhiệt độ của nước không dưới 150C hay loài ruồi quả (Ceratitis
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
38
capetata) ở Địa Trung Hải chỉ phát triển được ở nơi có nhiệt độ
trung bình ngày đêm cao hơn 13,50C; cũng có loài có giới hạn chịu
nhiệt rất hẹp như loài cá Trematomus bernaechii sống ở vùng lạnh
chỉ chịu được khoảng nhiệt độ từ - 20C ÷ 40C hay loài cá Salmo chỉ
sống được trong nước có nhiệt độ từ 18 ÷ 200C. Vượt quá miền giới
hạn này (thiếu hay thừa) sinh vật sẽ chết. Ví dụ: tưới quá nhiều làm
đất bão hoà nước, thiếu ôxi, rễ bị ngạt, cây chết. Nói cách khác thì
không có yếu tố độc hại mà chỉ có liều gây độc. Sự phồn thịnh của
hệ sinh thái phụ thuộc vào đặc điểm của tổ sinh thái.
Vùng
chống
chịu
Vùng
cực
thuận
(sinh
sản)
Min
Max
Min
Max
Sinh trưởng & phát triển
Hình 2.5. So sánh đường cong chống chịu tương đối của sinh vật hẹp
nhiệt (loài 1 và 3) và sinh vật rộng nhiệt (loài 2)
Quy luật này cũng phù hợp với tất cả các nhân tố sinh thái khác.
Đối với đa số các loài thuỷ sinh, độ pH thích hợp là từ 6,5 ÷ 8,5.
Nhân tố sinh thái giới hạn là nhân tố tác động đến sinh vật đi
từ điểm cực tiểu qua điểm cực thuận và đến điểm cực đại. Cường
độ của một nhân tố sinh thái mà ở đó cơ thể chịu đựng được gọi là
"Biên độ sinh thái" hay “giới hạn sinh thái” hay “khoảng chống
chịu” hay “trị số sinh thái”của sinh vật đó. Cường độ của một yếu
tố sinh thái ở mức có lợi nhất cho cơ thể sinh vật hoạt động gọi là
điểm cực thuận. Ví dụ: loài bọ ăn gỗ có giới hạn nhiệt độ từ - 150C
÷ 500C nhưng khoảng nhiệt độ cực thuận để chúng sinh trưởng và
Chương II. Cơ sở sinh thái học
39
phát triển chỉ từ 150C ÷ 400C; chuột nhắt trắng (Mus musculus) tồn
tại được trong khoảng nhiệt độ 00C ÷ 500C, sinh sản mạnh ở nhiệt
độ 180C nhưng giảm và ngừng hẳn ở 300C. Đối với thực vật bậc
cao, giới hạn nhiệt độ từ 00C ÷ 500C nhưng khoảng nhiệt độ cực
thuận cho quá trình quang hợp thì chỉ từ 200C ÷ 300C. Cây ngừng
quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ thấp hơn 00C hoặc cao hơn 400C.
Những loài khác nhau có giới hạn sinh thái và điểm cực thuận
khác nhau. Ví dụ: hầu hết thực vật bậc cao chỉ có thể tồn tại ở giới
hạn nhiệt độ hẹp, các hoạt động sinh lí của thực vật bậc cao ít xảy
ra ở nhiệt độ dưới 00C vì dịch tế bào đóng băng ở 00C và protein
trong tế bào bị phân huỷ ở nhiệt độ trên 500C. Thực vật vùng ôn đới
chịu được nhiệt độ thấp nhưng có thể bị tổn thương ở nhiệt độ cao
hơn 300C. Trong khi đó, thực vật vùng nhiệt đới có khả năng chịu
được nhiệt độ cao nhưng bị tổn thương ở nhiệt độ xấp xỉ 00C.
Trong trường hợp đặc biệt, một số thực vật bậc thấp có giới hạn
nhiệt rộng (dưới 00C và trên 500C). Nhiều loài vi khuẩn và tảo có
thể sống được trong nước đóng băng ở nhiệt độ dưới 00C hoặc
trong nước nóng tới 900C. Một số loài xương rồng ở sa mạc có thể
chịu được nhiệt độ khoảng 560C. Đối với động vật, khi nhiệt độ
môi trường tăng đến 40 ÷ 450C sẽ làm tăng các quá trình trao đổi
chất ở động vật máu lạnh nhưng lại kìm hãm sự di động, con vật
rơi vào tình trạng đờ đẫn vì quá nóng.
Quy luật nói đến nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật có giới
hạn gọi là quy luật giới hạn sinh thái hay còn gọi là Quy luật Chống
chịu của Shelford.
b. Quy luật: Tất cả các sinh vật đều chịu sự tác động của các
nhân tố sinh thái trong một giới hạn nhất định. Tuỳ thuộc vào từng
nhân tố sinh thái và khả năng chịu đựng của từng loài sinh vật mà
người ta có các sự phân loại khác nhau.
Tuy nhiên, trên thực tế, tác động của các nhân tố sinh thái còn
tuân theo các quy luật sau:
- Các sinh vật có thể có biên độ chống chịu rộng đối với nhân
tố này và hẹp đối với nhân tố khác.
40
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
- Sinh vật có biên độ chống chịu rộng đối với tất cả các nhân tố
thường phân bố rộng. Sinh vật có biên độ chống chịu hẹp thường
khó sinh trưởng và phát triển, thích nghi kém, cho nên phân bố hẹp.
- Nếu theo một yếu tố sinh thái mà các điều kiện không là tối
ưu cho loài thì có thể thu hẹp biên độ chống chịu đối với các nhân
tố sinh thái khác.
- Trong tự nhiên thường có trường hợp các nhân tố vật lí tối
ưu đối với sinh vật nhưng không phù hợp với điều kiện trong
phòng thí nghiệm.
- Thời kì sinh sản thường là thời kì hiểm nghèo đối với sinh
vật. Trong thời kì này, nhiều nhân tố môi trường bình thường trở
thành nhân tố giới hạn đối với sinh vật.
Trong sinh thái học, để biểu hiện mức độ tương đối của tính
chịu đựng, một số các thuật ngữ thường được sử dụng như: hẹp
nhiệt, rộng nhiệt, hẹp ẩm, rộng ẩm, hẹp mặn, rộng mặn...
Sinh vật hẹp sinh thái: gồm một số loại sinh vật đòi hỏi một
điều kiện sinh thái khắt khe đối với hoạt động sống và điều kiện
này nằm trong giới hạn hẹp.
Sinh vật rộng sinh thái: những loài sinh vật thích ứng được với
biên độ sinh thái rộng hơn.
Trị sinh thái: của một sinh vật là khả năng thích ứng của sinh
vật đó đối với các điều kiện môi trường khác nhau. Mỗi một loài
sinh vật có một trị sinh thái riêng. Đặc thù của trị sinh thái của sinh
vật thường thay đổi khi chuyển giai đoạn phát triển. Các sinh vật
còn non đòi hỏi điều kiện môi trường nhiều hơn, khắt khe hơn so
với cơ thể đã trưởng thành.
c. Ý nghĩa của quy luật: Quy luật giới hạn được tính đến trong
các giải pháp bảo vệ môi trường khỏi sự nhiễm bẩn vượt quá tiêu
chuẩn về các chất độc hại trong không khí và nước, đây là những
yếu tố có thể đe doạ nghiêm trọng tới sức khoẻ con người.
Dựa vào quy luật giới hạn sinh thái, con người đã biết sử dụng
các loài sinh vật để làm chỉ thị giúp xác định và đánh giá nhanh các
Chương II. Cơ sở sinh thái học
41
vấn đề môi trường của một khu vực. Ví dụ: tảo lục dạng sợi dài;
các loài trùng bánh xe thuộc các giống Brachinus, Lecane; các loài
giáp xác râu ngành thuộc các giống Diaphanasoma, Moinadaphnia;
các loài giáp xác chân chèo thuộc các giống Thermocyclopss,
Mesocyclopss được dùng làm chỉ thị cho môi trường nước giàu chất
dinh dưỡng (nitơ, photpho). Tảo Silic (Diatom) màu xanh và nâu;
các loài giáp xác chân chèo thuộc giống Allodiaptomus; các loài
giáp xác râu ngành thuộc các giống Bosmina, Chydorus được dùng
làm chỉ thị cho môi trường nước sạch với hàm lượng chất dinh
dưỡng thấp.
Phương pháp sử dụng sinh vật chỉ thị sẽ thuận lợi và hiệu quả
hơn so với phương pháp hoá lí nhờ khai thác được khả năng tích tụ
các chất ô nhiễm trong cơ thể sinh vật và giá trị biểu thị tác động
tổng hợp của các yếu tố môi trường đối với sự sinh trưởng, phát
triển và sinh sản của các sinh vật.
3. Quy luật tác động đồng thời và quy luật tác động qua lại
Các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật và không thể thay
thế cho nhau.
Tác động của các nhân tố sinh thái lên sinh vật rất đa dạng.
Một số nhân tố chủ đạo ảnh hưởng mạnh mẽ và quyết định lên hoạt
động sống của sinh vật, một số khác ảnh hưởng yếu hơn, ít hơn;
một số ảnh hưởng nhiều mặt, số khác chỉ ảnh hưởng một số mặt
nào đó của quá trình sống. Mỗi loài sinh vật chỉ thích ứng với một
giới hạn tác động nhất định của các nhân tố sinh thái nhất định.
Điều kiện môi trường tác động lên sinh vật làm chúng không
ngừng biến đổi, đồng thời các sinh vật cũng có những tác động trở
lại làm biến đổi các điều kiện môi trường.
Ứng dụng của quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi
trường sống như: trồng dứa cải tạo đất phèn; nuôi giun cải tạo đất;
luân canh giữa đậu và lúa để tăng độ đạm cho đất; trồng cây gây
rừng...
42
SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG
V. PHẢN ỨNG CỦA SINH VẬT ĐỐI VỚI TÁC ĐỘNG CỦA
CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG
Sinh vật phản ứng lên tác động của điều kiện môi trường bằng
hai phương thức:
- Chạy trốn: để tránh những tác động tai hoạ của môi trường
ngoài (chủ yếu ở động vật).
- Tạo khả năng thích nghi: Thích nghi là sở trường của các hệ
sinh thái.
Các cơ thể sống phản ứng hợp lí đối với những tác động thay
đổi của các nhân tố môi trường bên ngoài để tồn tại và phát triển.
Sự thích nghi của các cơ thể sinh vật với tác động của các nhân
tố môi trường có thể có hai khả năng: thích nghi hình thái và thích
nghi di truyền.
1. Thích nghi hình thái
Phản ứng thích nghi xảy ra suốt thời gian sống của cơ thể sinh
vật dưới tác động thay đổi của các nhân tố môi trường như ánh
sáng, nhiệt độ. Cá thờn bơn có màu sắc bên ngoài như màu sắc của
đất nơi chúng cư trú, khi đất trắng - chúng có màu trắng; khi đất
lốm đốm bởi những hòn đá cuội đen - chúng có màu sắc tạo thành
lốm đốm. Sự thay đổi màu da là phản ứng phản xạ phức tạp bắt đầu
bằng thị giác của cá và sau cùng là phân bố lại các hạt màu trong
các tế bào men da.
Thích nghi hình thái xảy ra do sự tác động của các yếu tố môi
trường mà các sinh vật phải phản ứng thích nghi một cách nhanh
chóng lên các hoạt động đó. Khi nhiệt độ cao: cây tích đường và
muối, có khả năng giữ nước để giữ không bị co nguyên sinh chất
nước và thoát hơi nước mạnh; động vật tăng thoát nhiệt, giãn mạch
ngoại vi. Khi nhiệt độ thấp: thực vật rụng lá, động vật co mạch,
lông, mỡ dày lên, có phản xạ run.
Biên độ dao động có thể tuỳ thuộc vào mức độ dao động của
điều kiện môi trường tác động, được giới hạn bởi mức độ phản ứng
và tính chất di truyền nhất định của sinh vật sản sinh ra do quá trình
chọn lọc tự nhiên.