1. Trang chủ >
  2. Kinh Tế - Quản Lý >
  3. Quản lý nhà nước >

IV. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 97 trang )


- Xã hội hoá đã góp phần thực hiện công bằng xã hội thông qua việc tạo thêm

cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ, tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước ưu tiên

đầu tư cho những vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, những người thuộc

diện chính sách, trợ giúp người nghèo, những người sống trong các vùng khó khăn.

Trong năm lĩnh vực thực hiện xã hội hoá theo Nghị quyết 90/CP, Nghị định

73/1999/NĐ-CP và Nghị quyết 05/2005/NQ-CP, những thành tựu quan trọng được

thể hiện ở những nội dung dưới đây.

IV.1.1. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề

IV.1.1.1. Giáo dục và đào tạo

Ngay từ trước khi có chủ trương xã hội hoá, vào cuối những năm 1980 và

đầu những năm 1990, Đảng và Nhà nước ta đã khởi xướng công cuộc cải cách về

giáo dục và đào tạo theo hướng phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo ngoài công

lập tồn tại song song với hệ thống của Nhà nước. Cho đến khi Chính phủ ban hành

Nghị quyết 90/CP (1997), nước ta đã có một hệ thống các cơ sở giáo dục ngoài công

lập ở tất cả các cấp học. Đây là tiền đề rất quan trọng cho việc đẩy mạnh xã hội hoá

giáo dục và đào tạo trong những năm tiếp theo. Thực hiện Nghị quyết 90/CP, công

tác xã hội hoá giáo dục và đào tạo đã đi vào chiều sâu và đã đem lại những đóng góp

đáng kể cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà.

- Một là, nhận thức của xã hội về vai trò của giáo dục và xã hội hoá giáo dục

đã có những chuyển biến cơ bản. Giáo dục và đào tạo được coi là động lực để phát

triển kinh tế- xã hội; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục và đào

tạo được đặt lên vị trí quốc sách hàng đầu. Trong số các giải pháp phát triển giáo

dục và đào tạo, thì xã hội hoá được coi là một giải pháp mang tính chiến lược, nhằm

huy động mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập

của các tầng lớp nhân dân và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Hai là, đổi mới và nâng cao chất lượng các trường công lập. Hệ thống giáo

dục công lập được phát triển mạnh trong toàn quốc với đầy đủ các cấp bậc học và

trình độ đào tạo từ mần non đến sau đại học. Với việc Nhà nước tăng chi ngân sách

cho giáo dục và đẩy mạnh thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX)

về phát triển giáo dục và đào tạo, hệ thống các trường công lập đã được tăng cường

đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, đổi

mới nội dung chương trình. Mạng lưới cơ sở giáo dục đã được mở rộng đến khắp

các xã, phường trên cả nước, góp phần xoá xã trắng về giáo dục mầm non, củng cố

vững chắc kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Quy hoạch mạng lưới

các trường đại học đã được triển khai tích cực. Các vùng khó khăn như Tây Bắc,



55



Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long đã được thành lập thêm các trường đại

học, cao đẳng, tạo điều kiện cho việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. Hai đại học

quốc gia (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)

đã được tổ chức lại; ba đại học khu vực (Thái Nguyên, Thừa Thiên- Huế và Đà

Nẵng) tiếp tục được nâng cấp, phát triển; các trường đại học trọng điểm của các

khối sư phạm, công nghệ, nông nghiệp, kinh tế được tăng cường.

- Ba là, đa dạng hoá loại hình cơ sở giáo dục và đào tạo. Bên cạnh sự phát

triển của các cơ sở công lập, hệ thống các cơ sở ngoài công lập đã hình thành và

phát triển ở mọi bậc học, cấp học trên khắp các vùng, miền ở tất cả 64 tỉnh, thành

trong cả nước (Bảng 1). Các cơ sở ngoài công lập thuộc ba loại hình chính sau đây:

(1) Cơ sở bán công: do Nhà nước thành lập trên cơ sở huy động các tổ chức,

cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế cùng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; hoặc cơ

sở bán công thuộc sở hữu nhà nước, do các cơ quan nhà nước quản lý, nhưng mọi

chi phí hoạt động được trang trải bằng lệ phí do học sinh đóng góp.

(2) Cơ sở dân lập: do các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi

chính phủ tổ chức kinh tế thành lập và đầu tư vốn. Giống như cơ sở bán công, các

cơ sở dân lập cũng tự trang trải toàn bộ kinh phí.

(3) Cơ sở tư thục: do cá nhân hay một nhóm cá nhân thành lập và đầu tư vốn.

Bảng 2. Tỷ lệ các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập ở các cấp học, từ

năm học 1999-2000 đến 2004-2005



1. Nhà trẻ

Trong đó: - Ngoài công lập

- Tỷ lệ NCL (%)

2. Trường mẫu giáo

Trong đó: - Ngoài công lập

- Tỷ lệ NCL (%)

3. Trường mầm non

Trong đó: - Ngoài công lập

- Tỷ lệ NCL (%)

4. Trường tiểu học

Trong đó: - Ngoài công lập

- Tỷ lệ NCL (%)

5. Trường PTCS

Trong đó: - Ngoài công lập



19992000

833

449

53,90

3909

1880

48,09

4856

2957

60,89

13387

76

0,57

1429

7



20002001

735

479

65,17

3512

1669

47,52

5394

3269

60,60

13738

74

0,54

1304

6



56



20012002

251

86

34,26

3165

1590

50,24

6112

4319

70,66

13897

77

0,55

1270

7



20022003

157

49

31,21

3117

1511

48,48

6441

4556

70,73

14163

79

0,56

1197

8



20032004

129

46

35,66

2872

1165

40,56

7103

4891

68,86

14346

77

0,54

1139

8



20042005

67

9

13,43

2738

939

34,30

7648

5011

65,52

14518

75

0,52

1034

6



- Tỷ lệ NCL (%)

6. Trường THCS

Trong đó: - Ngoài công lập

- Tỷ lệ NCL (%)

7. Trường TH cấp 2-3

Trong đó: - Ngoài công lập

- Tỷ lệ NCL (%)

8. Trường THPT

Trong đó: - Ngoài công lập

- Tỷ lệ NCL (%)

9. Trường THCN

Trong đó: - Ngoài công lập

- Tỷ lệ NCL (%)

10. Trường cao đẳng

Trong đó: - Ngoài công lập

- Tỷ lệ NCL (%)

11. Trường đại học

Trong đó: - Ngoài công lập

- Tỷ lệ NCL (%)



0,49

7381

86

1,17

680

187

27,50

1083

262

24,19

245

0

0,00

84

5

5,95

57

5

8,77



0,46

7733

98

1,27

649

168

25,89

1251

346

27,66

253

10

3,95

104

5

4,81

62

5

8,06



0,55

8092

95

1,17

569

144

25,31

1393

398

28,57

252

11

4,37

108

6

5,26

66

6

9,09



0,67

8396

82

0,98

523

122

23,33

1532

442

28,85

245

14

5,71

115

6

4,96

70

6

8,57



0,70

8734

81

0,93

455

106

23,30

1685

494

29,32

286

40

13,99

119

8

6,30

76

8

10,53



0,58

9041

61

0,67

396

98

24,75

1828

509

27,84

285

47

16,49

130

7

5,11

93

22

23,66



Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), tổng hợp từ Đề án Quy hoạch phát

triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005-2010.

Hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập đã đóng góp một

phần rất quan trọng vào sự nghiệp giáo dục của nước ta. Việc xã hội hoá và đa dạng

hoá các loại hình giáo dục đã góp phần mở rộng cơ hội học tập cho nhân dân, thu

nhận nhiều trẻ em, học sinh, sinh viên tham gia học tập, từ đó trang bị những kiến

thức cần thiết đáp ứng nhu cầu việc làm cho một bộ phận dân cư. Số học sinh, sinh

viên tham gia học tập tại những cơ sở ngoài công lập ở tất cả các cấp học xu hướng

ngày càng gia tăng (Bảng 2).



57



Bảng 3. Tỷ lệ học sinh, sinh viên của các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công

lập ở các cấp học, từ năm học 1999-2000 đến 2004-2005



1. GD mầm non

- Ngoài công lập

- Tỷ lệ NCL (%)

2. GD phổ thông

- Ngoài công lập

- Tỷ lệ NCL (%)

3. GD THCN

- Ngoài công lập

- Tỷ lệ NCL (%)

4. GD ĐH&CĐ

- Ngoài công lập

- Tỷ lệ NCL (%)



19992000

2496788

1329531

53,25

17806158

905866

5,09

227992

0

0,00

844592

107538

12,73



20002001

2480272

1311778

52,89

17869398

969264

5,42

255323

4434

1,74

875592

104265

11,91



20012002

2487755

1542660

62,01

17897604

983030

5,49

271175

8331

3,07

923176

100990

10,94



20022003

2547430

1583189

62,15

17796998

992616

5,58

309837

20447

6,60

960692

111856

11,64



20032004

2588837

1585538

61,25

17578497

1000891

5,69

360392

55658

15,44

1032440

137122

13,28



20042005

2754094

1603984

58,24

17246299

993565

5,76

466588

84616

18,14

1319754

178036

13,49



Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), tổng hợp từ Đề án Quy hoạch phát

triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005-2010.

- Bốn là, tăng cường huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho

giáo dục và đào tạo. Cùng với việc tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào

tạo, hàng năm nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cũng được tăng lên đáng kể.

Trong những năm qua, chi ngân sách nhà nước cho phát triển giáo dục và đào tạo đã

tăng lên đều đặn, từ mức 15,1% tổng chi ngân sách nhà nước năm 2001 lên 15,6%

năm 2002, 16,4% năm 2003, 17,1% năm 2004 và 18% năm 2005. Bên cạnh đó, các

nguồn tài chính ngoài ngân sách được huy động không ngừng tăng lên, bao gồm các

khoản: học phí, phí, đóng góp xây dựng trường và các đóng góp khác; các khoản thu

từ nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, làm dịch vụ; các khoản đóng góp tự

nguyện từ các tổ chức kinh tế, xã hội và của các nhà tài trợ, v.v. Ước tính nguồn tài

chính ngoài ngân sách nhà nước chiếm khoảng 25-30% tổng nguồn tài chính đầu tư

cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Theo kết quả Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002 cho thấy, phần tài

chính do nhân dân đóng góp cho giáo dục tiểu học chiếm 27%, trung học cơ sở

41%, trung học phổ thông 48%. Khoảng 30% số học sinh học nghề dài hạn, 90% số

học nghề ngắn hạn tự đóng góp kinh phí đào tạo. Khoảng 42,1% nguồn thu trong

năm 2002 của các trường đại học là từ nguồn ngoài ngân sách nhà nước, trong đó

học phí và lệ phí là 35,6%, hợp đồng nghiên cứu và dịch vụ 1,2%, viện trợ 2,7%, và

các loại thu khác 2,6%.



58



- Năm là, mở rộng hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các cá nhân

nước ngoài và Việt kiều nhằm khai thác mọi tiềm năng bên ngoài để phát triển giáo

dục và đào tạo. Chính phủ đã ban hành các văn bản nhằm khuyến khích đầu tư nước

ngoài vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo như: cho phép thành lập các cơ sở giáo dục

và đào tạo 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam; mở rộng liên kết giữa các cơ sở đào

tạo trong nước và các tổ chức nước ngoài, v.v. Nhờ có chính sách đúng đắn, ngành

giáo dục đã tận dụng được mọi nguồn viện trợ thông qua các chương trình hợp tác

song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính

phủ để tăng cường đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Trong vòng hơn 10 năm qua, đã

có khoảng 114 chương trình, dự án hợp tác, với tổng kinh phí hơn 900 triệu USD.

Liên kết đào tạo với nước ngoài và du học phát triển khá. Nhiều cán bộ, nhà giáo,

nhà khoa học của Việt Nam đã được ra nước ngoài trao đổi kinh nghiệm, nâng cao

trình độ, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, và ngược lại nhiều nhà khoa học nước

ngoài và Việt kiều đã tham gia giảng dạy và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam một

cách thuận lợi. Số học bổng và việc tiếp nhận học bổng do các tổ chức quốc tế, cá

nhân trao tặng cho giáo dục các cấp ngày càng tăng.

IV.1.1.2. Dạy nghề

Dạy nghề là một nội dung thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tuy nhiên ở

nước ta trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề thuộc về Bộ Lao động- Thương

binh và Xã hội chứ không phải Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy, xã hội hoá dạy

nghề được xem xét một cách độc lập với xã hội hoá giáo dục và đào tạo đã được đề

cập ở phần trên. Công tác dạy nghề được các cấp, các ngành rất quan tâm, do nó có

ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Sau khi có Nghị

quyết 90/CP (1997), với sự tích cực trong chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành,

nhận thức về xã hội hoá dạy nghề trong xã hội đã có chuyển biến rõ rệt. Các thành

phần kinh tế, các tổ chức quần chúng, các doanh nghiệp và người dân đã được

khuyến khích, tạo điều kiện tham gia phát triển dạy nghề. Đánh giá khái quát, công

tác xã hội hoá dạy nghề trong gần 10 năm qua đã đạt được những thành tựu quan

trọng sau đây:

- Một là, mạng lưới các cơ sở dạy nghề không ngừng phát triển với sự gia

tăng về số lượng và đa dạng hoá các loại hình. Một bước tiến quan trọng về thể chế

là việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 48/2001/QĐ-TTg ngày

11/4/2002 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002-2010.

Theo Quy hoạch này, mạng lưới trường dạy nghề bao gồm các trường dạy nghề,

trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề, cơ sở dạy nghề gồm cả trường trung học chuyên

nghiệp và cao đẳng kỹ thuật có chức năng và nhiệm vụ dạy nghề. Quy hoạch chú

trọng đến việc phát triển các cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp, ngoài công lập, các



59



cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài và các chương trình dạy nghề trong các trung tâm

giáo dục cộng đồng. Có thể nói rằng Quyết định 48 là một động lực bổ sung quan

trọng cho việc thực hiện xã hội hoá dạy nghề. Theo số liệu của Tổng cục Dạy nghề,

hiện cả nước có 233 trường dạy nghề (trong đó có 196 trường công lập, 36 trường

ngoài công lập và 1 trường có vốn đầu tư nước ngoài), 404 trung tâm dạy nghề

(trong đó có 155 trung tâm ngoài công lập) và 839 cơ sở khác có dạy nghề như các

lớp dạy nghề tại các doanh nghiệp và làng nghề (hầu hết là ngoài công lập). So với

năm 2000, số lượng các trung tâm dạy nghề tăng 2,7 lần và phát triển tương đối

đồng đều tại tất cả các vùng trong cả nước, đặc biệt sự phát triển nhanh chóng của

các trung tâm dạy nghề tại các vùng Đông Bắc, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng

bằng Sông Cửu Long. Đáng chú ý là trong 5 năm qua đã phát triển mạnh các trường

dạy nghề thuộc doanh nghiệp (số lượng chiếm hơn 20%) và trường dạy nghề trong

quân đội (17 trường). Đã xoá được tình trạng trắng trường ở các địa phương. Trong

mạng lưới đã và đang hình thành các trường dạy nghề trọng điểm, một số quận,

huyện của các tỉnh/thành phố lớn đã có trung tâm dạy nghề.

- Hai là, nguồn lực đầu tư cho dạy nghề đã bước đầu phát triển theo xu

hướng xã hội hoá. Nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho dạy nghề đã tăng lên

đáng kể, từ 4,7% giai đoạn 1998-2000 lên hơn 6% giai đoạn 2001-2005 trong tổng

chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Trong đó, đáng chú ý là khoản đầu tư 870 tỷ

đồng từ ngân sách trung ương cho dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” giai

đoạn 2001-2005 và hỗ trợ kinh phí cho một số cơ sở dạy nghề thuộc các địa phương

khó khăn để từng bước khắc phục tình trạng dạy chay, học chay. Nguồn vốn ngoài

ngân sách nhà nước được đầu tư cho dạy nghề cũng tăng lên đáng kể. Tính chung

trong giai đoạn 2001-2005, cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho dạy nghề như sau: ngân

sách nhà nước chiếm 63%; ngoài ngân sách nhà nước chiếm 37%. Nhiều tổ chức, cá

nhân đã đầu tư xây dựng trường, trung tâm dạy nghề với trang thiết bị hiện đại; các

doanh nghiệp đã tham gia xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề sát với yêu

cầu của thị trường lao động. Đã có nhiều dự án trong và ngoài nước trực tiếp đầu tư

cho hệ thống dạy nghề.

- Ba là, quy mô đào tạo nghề đã tăng lên khá nhanh chóng. Với sự phát triển

của mạng lưới các cơ sở dạy nghề và sự đa dạng hoá đầu tư cho dạy nghề đã dẫn

đến sự đa dạng hoá các hình thức dạy nghề (tại trường lớp, tại doanh nghiệp, làng

nghề, thôn bản...), đa dạng hoá trình độ đào tạo (dài hạn, ngắn hạn)..., nhờ vậy quy

mô tuyển sinh vào học nghề đã tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2000, số học

sinh học nghề của cả nước chỉ đạt 664.600 người thì đến năm 2005 con số này đã

lên đến 977.000 người (tăng hơn 1,47 lần). Tỷ lệ tuyển sinh dạy nghề ngắn hạn giai

đoạn 2000-2005 tăng bình quân 9,5%/năm, trong khi đó tỷ lệ tuyển sinh dạy nghề

dài hạn tăng bình quân 15,5%/năm. Trong năm học 2004-2005, các trung tâm dạy



60



nghề đã triển khai đào tạo trên 100 nghề thuộc 32 nhóm nghề đáp ứng yêu cầu của

thị trường lao động như: may, tin học, cơ khí, gò hàn, kỹ thuật điện, trồng trọt, chăn

nuôi, thú y, điện tử, sửa chữa xe máy,...

- Bốn là, đã xuất hiện một số mô hình dạy nghề mới theo hướng xã hội hoá,

có hiệu quả như: mô hình cơ sở dạy nghề trong doanh nghiệp; mô hình dạy nghề

cho lao động nông thôn; mô hình dạy nghề lưu động; mô hình dạy nghề cho lao

động xuất ngũ;... (Hộp 10).



Hộp 10. Một số mô hình dạy nghề điển hình

Mô hình cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp là mô hình rõ nét nhất về dạy nghề

gắn với sử dụng lao động. Nhiệm vụ chính của những cơ sở này là dạy nghề theo nhu cầu

sử dụng của doanh nghiệp, do đó học sinh có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Mô hình

dạy nghề cho lao động nông thôn được triển khai thí điểm từ năm 2003, đến năm 2004 đã

có gần 200.000 lao động nông thôn được học nghề. Để nâng cao hơn nữa tính bền vững

của mô hình này, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chính sách dạy nghề ngắn

hạn cho lao động nông thôn, theo đó trong giai đoạn 2006- 2010 mô hình dạy nghề cho

lao động nông thôn sẽ trở thành một hình thức dạy nghề quan trọng. Tiếp đến là mô hình

dạy nghề lưu động. Đây là mô hình mới được áp dụng, việc dạy nghề được tổ chức tại

một số nơi có nhu cầu học nghề (làng, xã, thôn, bản). Chương trình, giáo trình, bài giảng

cũng rất linh hoạt, dạy đúng cái người lao động cần. Mô hình này cũng thực sự là mô

hình gắn dạy nghề với tạo việc làm và tạo ra được những cơ hội thuận lợi cho nhiều

người được học nghề, đặc biệt là những người nghèo, những người ở vùng sâu, vùng xa

có cơ hội được học nghề. Mô hình dạy nghề cho bộ đội xuất ngũ được đánh giá khá cao,

kể cả dài hạn và ngắn hạn. Các khoá đào tạo cũng được thiết kế trên cơ sở nhu cầu của

người sử dụng lao động. Vì vậy đa số bộ đội xuất ngũ sau khi học nghề đều có việc làm

tại các doanh nghiệp và nhiều người trong số đó được đi xuất khẩu lao động.



Nguồn: http://www.thitruonglaodong.gov.vn, cập nhật ngày 8/12/2005.

Những điển hình tốt về hoạt động dạy nghề theo hướng xã hội hoá đã xuất

hiện ở các cơ quan, doanh nghiệp như Bộ Quốc phòng, Tổng Công ty Bưu chính

Viễn thông, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Dệt may, Tổng công ty

Vinaconex, Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thuỷ, Tổng Công ty Than, và một số địa

phương như Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Nghệ Anh, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,

Cần Thơ, Cà Mau, Tây Ninh,... Trong một số dự án xây dựng các khu công nghiệp,

khu chế xuất, vùng kinh tế động lực, chủ đầu tư đã có phương án xây dựng trường

dạy nghề như Khu Công nghiệp Singapore, Khu Công nghiệp Dung Quất,...



61



IV.1.2. Lĩnh vực y tế

Bảo vệ sức khoẻ nhân dân là một trong những lĩnh vực cơ bản của việc hình

thành và phát triển con người. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu tổng quát của

sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là: giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao

thể lực, tăng tuổi thọ, phấn đấu đến năm 2020 bảo đảm nhu cầu ngày càng cao của

mọi tầng lớp nhân dân, đưa sức khoẻ nhân dân ta đạt được mức trung bình của các

nước trong khu vực. Xã hội hoá công tác y tế được coi là một giải pháp hết sức quan

trọng nhằm góp phần đạt tới mục tiêu trên. Đánh giá khái quát gần 10 năm thực hiện

xã hội hoá theo Nghị quyết 90/CP, ngành y tế đã đạt được những thành tựu quan

trọng sau đây:

- Một là, mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng

cao sức khoẻ (BVCSNCSK) nhân dân. Đảng và chính quyền các cấp đã quan tâm chỉ

đạo công tác BVCSNCSK nhân dân và động viên các ban ngành, đoàn thể xã hội

cùng tham gia với ngành y tế; thành lập Ban Chỉ đạo ở các cấp để chỉ đạo, phối hợp

và vận động toàn xã hội cùng tham gia các hoạt động BVCSNCSK nhân dân; nhờ

vậy nhiều chương trình y tế đã đạt được mục tiêu đề ra như tiêm chủng mở rộng, kế

hoạch hoá gia đình, phòng chống sốt rét, v.v.

Công tác y tế dự phòng được nhân dân hưởng ứng tích cực. Người dân đã

nâng cao kiến thức, có ý thức hơn trong việc tự chăm lo bảo vệ sức khoẻ cho bản

thân, gia đình và cộng đồng. Mạng lưới truyền thông giáo dục sức khoẻ đã được

thiết lập nhằm tuyên truyền và vận động toàn dân tích cực hưởng ứng thực hiện các

chương trình BVCSNCSK nhân dân. Các phương tiện thông tin đại chúng đã

thường xuyên đưa tin, bài về hoạt động y tế, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh,

thực hiện nếp sống vệ sinh, lành mạnh.

Một số mô hình xã hội hoá mang tính từ thiện đã được hình thành và phát

triển như: Hội bảo trợ trẻ em đã tổ chức phẫu thuật miễn phí cho trẻ em bị khuyết

tật; Hội bảo trợ bệnh viện nấu ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo… Sau khi Thủ

tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 về

khám, chữa bệnh cho người nghèo, nhiều tổ chức và cá nhân đã đóng góp tài chính

ủng hộ Quỹ để hỗ trợ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và chi phí tốn kém.

- Hai là, củng cố và phát triển hệ thống y tế công lập. Trong những năm qua,

hệ thống y tế công lập ở nước ta tiếp tục phát triển và giữ vai trò chủ đạo trong việc

cung cấp các dịch vụ y tế. Hệ thống y tế đã được tổ chức xuống tận thôn bản, cung

cấp toàn bộ các dịch vụ y tế dự phòng và đảm trách phần lớn dịch vụ khám chữa

bệnh.



62



Các trạm y tế xã đã từng bước được xây dựng và nâng cấp từ nguồn ngân

sách nhà nước, các dự án ODA; một số trạm y tế đã được xây dựng nhờ sự hỗ trợ và

đóng góp của các tổ chức phi chính phủ hoặc các doanh nghiệp và cá nhân. Cho đến

nay đã có trên 15% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

Các bệnh viện trung ương và một số bệnh viện tuyến tỉnh đã được trang bị

các phương tiện hiện đại. Ba trung tâm y tế chuyên sâu (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí

Minh và Huế) đang được đầu tư xây dựng. Ngành y tế cũng đang xây dựng các

phương án hình thành, phát triển các trung tâm y tế vùng để cung cấp các dịch vụ y

tế kỹ thuật cao, có chất lượng để phục vụ nhân dân.

- Ba là, phát triển bảo hiểm y tế (BHYT). BHYT là hình thức chi trả trước

trong khám, chữa bệnh và mang tính xã hội hoá cao. Tỷ lệ nguồn thu từ viện phí và

BHYT so với ngân sách nhà nước dành chi thường xuyên cho các bệnh viện tăng

dần qua mỗi năm. Từ chỗ ngân sách nhà nước chiếm gần 70% chi thường xuyên của

các bệnh viện năm 1994, đến năm 2002 nguồn chi từ ngân sách nhà nước đã giảm

xuống còn 59%. Tại một số bệnh viện trung ương và bệnh viện tuyến tỉnh, ngân

sách nhà nước chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng chi thường xuyên của bệnh viện.

Tương quan tỷ lệ giữa nguồn thu từ viện phí và BHYT cũng đã thay đổi, theo đó

BHYT có tốc độ tăng trưởng cao hơn và hiện nay số thu từ BHYT đã cao hơn số thu

từ viện phí.

- Bốn là, đa dạng hoá các loại hình khám, chữa bệnh. Cùng với việc củng cố

hệ thống các cơ sở y tế công lập, trong những năm qua mạng lưới y tế ngoài công

lập bao gồm bán công, dân lập và tư nhân cũng phát triển khá mạnh mẽ. Theo số

liệu của Bộ Y tế, số phòng khám tư nhân đã tăng từ 942 phòng năm 1994 lên gần

30.000 phòng năm 2002; tính đến giữa năm 2005 cả nước đã có 42 bệnh viện tư

nhân với khoảng 3.500 giường bệnh (chiếm gần 3% tổng số giường bệnh trong cả

nước) và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Ước tính hàng năm số lượt người

đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân ở Hà Nội chiếm gần 50% và ở

Thành phố Hồ Chí Minh gần 40%. Ngoài ra, trên cả nước còn có hàng chục nghìn

cơ sở y dược tư nhân, hình thành mạng lưới kinh doanh thuốc rộng khắp.

Sự phát triển mạnh của các cơ sở y tế ngoài công lập đã tạo điều kiện thuận

lợi cho người bệnh được tiếp cận với các dịch vụ y tế, giúp phát hiện sớm bệnh tật,

công tác sơ cứu, cấp cứu ban đầu được kịp thời, đảm bảo khám ,chữa bệnh cho một

số lượng khá lớn nhân dân, làm giảm bớt sự quá tải của y tế nhà nước. Sự phát triển

này cũng tác động mạnh đến các cơ sở y tế nhà nước, tạo nên sự cạnh tranh lành

mạnh, thúc đẩy các cơ sở y tế nhà nước có sự chuyển biến tích cực về chất lượng

phục vụ, đảm bảo thực hiện vai trò chủ đạo của mình. Mạng lưới kinh doanh thuốc

rộng khắp trên cả nước đã giúp cho việc đưa thuốc đến người bệnh được nhanh



63



chóng hơn. Thị trường thuốc phong phú hơn, bao gồm cả thuốc nội và thuốc ngoại,

thuốc thiết yếu, thuốc thông thường, thuốc chuyên khoa, thuốc đặc trị, đáp ứng tốt

hơn yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

IV.1.3. Các hoạt động văn hoá

Xã hội hoá các hoạt động văn hoá đã có truyền thống xa xưa trong lịch sử đất

nước ta. Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết

90/CP (1997), xã hội hoá các hoạt động văn hoá được coi là giải pháp quan trọng để

góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp

ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Qua gần 10 năm thực hiện Nghị

quyết, xã hội hoá hoạt động văn hoá bước đầu đã được thực hiện rộng khắp. Ngành

Văn hoá- Thông tin đã phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội huy động

được nhiều lực lượng xã hội tham gia, tạo được nhiều nguồn lực đáng kể cho phát

triển văn hoá. Những thành tựu quan trọng của việc thực hiện xã hội hoá các hoạt

động văn hoá được khái quát hoá ở những nội dung sau đây:

- Một là, phát triển các hoạt động văn hoá thông tin cơ sở. Trong quá trình

thực hiện chủ trương xã hội hoá các hoạt động văn hoá đã xuất hiện và phát triển

nhiều mô hình văn hoá thông tin cơ sở hoạt động có hiệu quả như:

+ Mô hình văn hoá gia đình: xây dựng dòng họ, tộc họ, gia đình văn hoá; câu

lạc bộ gia đình văn hoá; khu văn hoá gia đình vườn- nhà; xây dựng sưu tập cổ vật tư

nhân; thư viện tư nhân; v.v.

+ Mô hình văn hoá cộng đồng: xây dựng làng, ấp, khu phố, xã, phường, cơ

quan, đơn vị văn hoá.

+ Mô hình văn hoá tập thể: lễ hội cổ truyền; đội văn nghệ quần chúng; câu

lạc bộ văn nghệ; v.v.

+ Các thiết chế văn hoá cơ sở khác: nhà văn hoá; nhà rông văn hoá; nơi sinh

hoạt văn hoá cộng đồng (hội quán); điểm bưu điện- văn hoá xã; v.v.

Kết quả là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hoá đã phát triển rộng

khắp, góp phần khơi dậy ý thức tự giác, nhập thân văn hoá của mỗi người. Số lượng

các chủ thể đạt chuẩn văn hoá ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng số

(Bảng 3).



64



Bảng 4. Tỷ lệ các chủ thể đạt danh hiệu chuẩn văn hoá

(tính đến tháng 5/2005)

Các chủ thể



Số đạt chuẩn văn

hoá



Tổng số



Tỷ lệ trong tổng số

(%)



12.091.222



17.978.782



67,25



2. Làng, ấp



31.494



88.477



35,60



3. Khu phố



6.002



17.047



35,21



392



10.752



3,65



29.492



32.582



90,5



1. Hộ gia đình



4. Xã, phường

5. Cơ quan, đơn vị



Nguồn: Bộ Văn hoá- Thông tin (2005), tổng hợp từ Dự thảo đề án Quy

hoạch phát triển xã hội hoá hoạt động văn hoá đến năm 2010.

- Hai là, phát triển các hoạt động văn hoá chuyên ngành. Thành tựu nổi bật

trong xã hội hoá các hoạt động văn hoá chuyên ngành là sự tham gia ngày càng sâu

rộng của các thành phần kinh tế vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động. Sự tham gia

này thông qua nhiều hình thức khác nhau như liên doanh, liên kết, doanh nghiệp dân

doanh (công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân), góp vốn vào các

công ty cổ phần hoá và các thực thể tư nhân khác. Kết quả cụ thể được thể hiện

trong Bảng5.

Bảng 5. Kết quả xã hội hoá một số hoạt động văn hoá chuyên ngành

Lĩnh vực



Kết quả



1. Xuất bản, in,

phát hành



- Xuất bản: trong tổng số sách xuất bản13, ngoài sách giáo khoa

do Nhà nước đầu tư, số sách còn lại có sự tham gia quan trọng

góp vốn từ các thành phần kinh tế khác trong việc liên kết xuất

bản và tổ chức phát hành.

- In: cả nước có gần 10.000 cơ sở in lụa, hộ kinh doanh

photocopy, vi tính, đóng xén; gần 600 cơ sở in công nghiệp, 12

cơ sở in đã cổ phần hoá.

- Phát hành sách: cả nước có 19 công ty nhà nước đã cổ phần

hoá; có 12.500 điểm mua, bán, cho thuê sách, trong đó có 35

doanh nghiệp dân doanh.



2. Điện ảnh



Số phim và số vốn tư nhân bỏ ra sản xuất phim ngày càng nhiều,



Thí dụ, năm 1990 số đầu sách xuất bản là 2.923 với 38,280 triệu bản, thì đến năm 2003 số đầu

sách xuất bản đã lên tới 18.641 và số bản là 243,83 triệu bản.

13



65



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

×