1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >

Phân loại tài trợ thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.09 KB, 96 trang )


Khoá luận tốt nghiệp



Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế



mô, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả của phƣơng án và có quan hệ truyền thống

với NH.

3.3. Căn cứ vào phương tiện thanh toán

Để tiến hành các nghiệp vụ TTQT đƣợc thuận tiện, có hiệu quả, trong

TMQT thƣờng sử dụng các phƣơng tiện thanh toán thích hợp. Tuỳ theo điều

kiện, hoàn cảnh cụ thể của mối quan hệ thƣơng mại, quan hệ thanh toán,

ngƣời ta có thể lựa chọn và sử dụng một trong những phƣơng tiện thanh toán

nhƣ: hối phiếu, lệnh phiếu, séc, thẻ... Tuy nhiên, trong phần này, chúng ta chỉ

tập trung nghiên cứu về Hối phiếu.

Hối phiếu là một phƣơng tiện thanh toán đƣợc sử dụng hết sức phổ biến

trong các giao dịch ngoại thƣơng và thƣờng xuất hiện trong các phƣơng thức

thanh toán thông dụng hiện nay. Hối phiếu là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện

do ngƣời bán (ngƣời XK) kí phát đòi tiền ngƣời mua (ngƣời NK) yêu cầu

ngƣời này trả một số tiền nhất định trên tờ phiếu tại một địa điểm nhất định,

trong một thời gian nhất định.

Có nhiều loại hình tài trợ TMQT của NH đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở

hối phiếu, dƣới đây là một số dạng cơ bản:

3.3.1. Tài trợ chiết khấu hối phiếu

Chiết khấu hối phiếu là một dạng tài trợ ngắn hạn của NH dành cho

ngƣời thụ hƣởng hối phiếu. Nó đƣợc thực hiện dƣới hình thức NH mua lại

quyền thụ hƣởng giá trị hối phiếu khi đến hạn thanh toán từ ngƣời thụ hƣởng

hợp pháp thể hiện trên bề mặt hối phiếu. Số tiền mua lại quyền thụ hƣởng này

chính là mức tài trợ chiết khấu hối phiếu, và đƣợc tính bằng phần còn lại của

giá trị hối phiếu sau khi trừ đi lãi chiết khấu cùng lệ phí. Nét đặc trƣng nhất

của nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu là NH sẽ khấu trừ tiền lãi ngay khi chiết

khấu và chỉ chuyển cho khách hàng số tiền còn lại. Công thức tính số tiền này

nhƣ sau:

Thân Thị Kim Chi

K42C



12



Lớp A10



Khoá luận tốt nghiệp



Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế



TCK = M(1 – LCK x t/360) – P

Trong đó:

TCK



là giá trị chiết khấu



M



là mệnh giá (giá trị) hối phiếu



LCK



là lãi suất chiết khấu mà ngân hàng áp dụng (%/năm)



t



là thời hạn còn lại của hối phiếu (ngày)



P



là phí chiết khấu



Nghiệp vụ tài trợ chiết khấu hối phiếu của ngân hàng giúp cho nhà XK

có điều kiện thu hồi vốn nhanh để đƣa vào hoạt động kinh doanh, thay vì phải

chờ hối phiếu đến hạn mới đƣợc thanh toán. Đối với NH tài trợ, việc chiết

khấu hối phiếu tuy đơn giản nhƣng lại chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro nhƣ

ngƣời có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu từ chối việc trả tiền hoặc không có khả

năng thanh toán kịp thời khi hối phiếu đến hạn; hay một rủi ro khác là NH

chiết khấu phải những hối phiếu không hợp lệ (đƣợc thiết lập không trên cơ

sở hành vi thƣơng mại). Chính vì vậy mà NH thƣờng áp dụng lãi suất chiết

khấu ở mức cao và luôn phòng chống rủi ro không thu hồi đƣợc tiền khi đáo

hạn bằng cách bảo lƣu quyền truy đòi đối với nhà XK đã chuyển nhƣợng

quyền thụ hƣởng giá trị hối phiếu.

3.3.2. Tài trợ ứng trước giá trị hối phiếu (trong phương thức thanh toán nhờ thu)

NH ứng trƣớc giá trị hối phiếu cho nhà XK khi anh ta giao hối phiếu

chƣa đƣợc chấp nhận cho NH trong phƣơng thức thanh toán nhờ thu. Mức tài

trợ ứng trƣớc này không cố định mà tuỳ thuộc vào mức độ an toàn trong giao

dịch và thoả thuận giữa hai bên, thƣờng là 80-90% mệnh giá hối phiếu. NH

xem xét thận trọng khả năng tài trợ ứng trƣớc giá trị hối phiếu bởi dạng thức

này có tính rủi ro cao vì quyền quyết định thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào

uy tín và khả năng thanh toán của nhà NK. Để tránh rủi ro cho mình, NH tài

Thân Thị Kim Chi

K42C



13



Lớp A10



Khoá luận tốt nghiệp



Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế



trợ thƣờng thoả thuận với nhà XK áp dụng điều kiện “có truy đòi”, nghĩa là

sau đó nếu nhà NK từ chối thanh toán hối phiếu thì nhà XK phải bồi hoàn lại

giá trị tài trợ cho NH.

Khi nhận đƣợc tiền thanh toán của nhà NK từ NH thu hộ, NH tài trợ sẽ

tính lãi cho vay theo thời hạn từ lúc mua hối phiếu đến khi nhận đƣợc tiền

thanh toán. Toàn bộ số tiền tài trợ và lãi đƣợc khấu trừ ngay vào số tiền thu

đƣợc, số còn lại NH trả cho nhà XK.

3.3.3. Bảo lãnh thanh toán hối phiếu

Bảo lãnh thanh toán hối phiếu là một hình thức tài trợ NH nhằm bảo

lãnh uy tín cho ngƣời NK. Nếu ngƣời NK không thanh toán hối phiếu khi đến

hạn thì NH bảo lãnh hối phiếu có nghĩa vụ phải thanh toán thay. NH bảo lãnh

có thể là NH ở nƣớc XK, hoặc NK nhƣng phải là NH có tín nhiệm. Do trách

nhiệm thanh toán gắn liền với khả năng thanh toán và năng lực kinh doanh

của ngƣời mua, cũng nhƣ rủi ro quốc gia nên NH bảo lãnh thanh toán hối

phiếu thƣờng đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe đối với các đề nghị tài trợ

dạng này. Các tiêu chuẩn thƣờng căn cứ vào:

Đánh giá uy tín và năng lực kinh doanh của nhà NK

Tính hiệu quả và khả thi của thƣơng vụ ngoại thƣơng, đặc biệt là khả

năng sinh lời từ việc nhập hàng của ngƣời mua

Hạn mức tín dụng cấp cho nƣớc NK và mức độ rủi ro quốc gia của

nhà NK có thể có (nếu NH tài trợ là NH ở nƣớc XK)

Hạn mức tín dụng cấp cho nhà NK

Các đảm bảo tín dụng cần thiết

Một tờ hối phiếu thƣơng mại đã đƣợc NH bảo lãnh thì có thể dễ dàng

đƣợc chiết khấu trên thị trƣờng tài chính với lãi suất thấp, đáp ứng kịp thời

nhu cầu vốn trong kinh doanh của ngƣời XK.

3.3.4. Tài trợ bằng chấp nhận hối phiếu

Thân Thị Kim Chi

K42C



14



Lớp A10



Khoá luận tốt nghiệp



Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế



Hối phiếu có sự chấp nhận thanh toán của NH thể hiện sự đảm bảo

chắc chắn về khả năng thanh toán, bởi vì khả năng thanh toán của nhà NK

đƣợc thay bởi khả năng thanh toán của NH, từ đó làm tăng uy tín của hối

phiếu trong lƣu thông, và đƣợc hƣởng các điều kiện tài trợ đặc biệt ƣu đãi của

NH chiết khấu. Đối với NH, kể từ khi ký chấp nhận trả tiền hối phiếu, cũng

chính là thời điểm bắt đầu gánh chịu rủi ro, nếu nhƣ bên mua không có tiền

thanh toán cho bên bán khi hối phiếu đến hạn. Về bản chất thì đây là một hình

thức tài trợ bảo lãnh uy tín thanh toán của NH cấp cho khách hàng.

3.4. Căn cứ vào phương thức thanh toán

Hiểu một cách đơn giản, phƣơng thức thanh toán là một cách thức nhất

định thông qua đó ngƣời mua trả tiền, nhận hàng và ngƣời bán giao hàng,

nhận tiền. Trong TMQT hiện nay có những phƣơng thức thanh toán chủ yếu

là: Chuyển tiền, Nhờ thu và Tín dụng chứng từ (TDCT). Nghiệp vụ tài trợ

XNK của NH thƣờng thực hiện trên cơ sở hai phƣơng thức Nhờ thu và

TDCT.

3.4.1. Tài trợ theo phương thức thanh toán Nhờ thu

Tài trợ của NH trong phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ thể hiện nhƣ sau:

Nhờ thu đến trong thanh toán hàng NK: NH tiếp nhận chứng từ từ

NH nƣớc ngoài, xuất trình hối phiếu đòi tiền nhà NK. Nếu nhà NK không

đủ khả năng thanh toán, thì cần phải có sự tài trợ của NH cho vay thanh

toán hàng NK.

Nhờ thu đi trong thanh toán hàng XK: trên cơ sở phƣơng thức thanh

toán Nhờ thu, NH có thể tài trợ cho nhà XK thông qua hình thức chiết khấu

bộ chứng từ Nhờ thu. Ở đây, nhà XK xuất trình bộ chứng từ nhờ thu cho

NH của mình, nhƣng thay vì lập một chỉ thị nhờ thu, anh ta sẽ lập một yêu

cầu tài trợ chiết khấu. Nội dung văn bản yêu cầu trợ chiết khấu là trao

quyền để NH của nhà XK xử lí bộ chứng từ nhờ thu theo bất kì cách thức

Thân Thị Kim Chi

K42C



15



Lớp A10



Khoá luận tốt nghiệp



Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế



nào thích hợp nhằm đảm bảo đƣợc thanh toán. Về thực chất, khi thực hiện

chiết khấu, NH đã mua lại hối phiếu và bộ chứng từ nhờ thu của nhà XK và

do đó sẽ tiến hành thu tiền hàng theo danh tính của NH. Thông thƣờng, NH

tài trợ sẽ thanh toán cho nhà XK toàn bộ giá trị của bộ chứng từ nhờ thu

với điều kiện có truy đòi. Tiếp theo, NH sẽ gửi bộ chứng từ này để thu nợ

tiền hàng từ nhà NK thông qua NH thu hộ.

3.4.2. Tài trợ theo phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ

Hiện nay, phƣơng thức TDCT không chỉ đƣợc xem là một dạng thức

thanh toán quốc tế an toàn chặt chẽ nhất, mà còn là một phƣơng thức tài trợ

đảm bảo uy tín của NH dành cho các DN XNK. Chính vì vậy mà hình thức tài

trợ trên cơ sở phƣơng thức thanh toán TDCT ngày càng trở nên phổ biến.

Phần sau đây sẽ trình bày cụ thể về phƣơng thức này.

II. CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ THEO PHƢƠNG

THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ



1. Khái quát về phƣơng thức thanh toán Tín dụng chứng từ

1.1. Khái niệm

Theo điều 2 của bản “Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng

từ”, ấn phẩm số 600 của Phòng Thƣơng mại quốc tế (The Uniform customs

and practice for documentary credit - UCP No.600 - ICC - 2007), định nghĩa:

“Tín dụng là một thoả thuận, dù cho đƣợc mô tả hoặc đặt tên nhƣ thế

nào, nhƣng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân

hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp.

Thanh toán có nghĩa là :

a. Trả ngay khi xuất trình, nếu tín dụng có giá trị thanh toán ngay.

b. Cam kết trả tiền sau và trả tiền khi đáo hạn, nếu tín dụng có giá trị

thanh toán về sau.



Thân Thị Kim Chi

K42C



16



Lớp A10



Khoá luận tốt nghiệp



Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế



c. Chấp nhận hối phiếu đòi nợ (“draft”) do ngƣời thụ hƣởng ký phát và

trả tiền khi đáo hạn, nếu tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận.

Ngân hàng phát hành là NH, theo yêu cầu của ngƣời yêu cầu hoặc

nhân danh chính mình, phát hành một tín dụng.

Xuất trình nghĩa là việc chuyển giao chứng từ theo một tín dụng cho

ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng chỉ định hoặc các chứng từ đƣợc chuyển

giao nhƣ thế.

Xuất trình phù hợp nghĩa là một xuất trình phù hợp với các điều kiện

và điều khoản của tín dụng…”

Từ định nghĩa đầy đủ mang tính pháp lí về TDCT nêu trên, có thể khái

quát nhƣ sau: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thoả

thuận, trong đó một NH (NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng

(người xin mở thư tín dụng), sẽ tự mình hoặc chỉ thị cho một NH khác (NH ở

nước người XK) chi trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi số tiền của

thư tín dụng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số

tiền đó với điều kiện người này xuất trình cho NH bộ chứng thanh toán từ phù

hợp với những quy định đề ra trong tư tín dụng.

1.2. Các chủ thể tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ

Trong quá trình thực hiện phƣơng thức thanh toán TDCT, thông thƣờng

có các bên tham gia nhƣ sau:

- Người làm đơn yêu cầu mở L/C (Applicant): thông thƣờng là ngƣời

NK, có nghĩa vụ làm đơn yêu cầu mở L/C gửi NH phát hành và có nghĩa vụ

pháp lí về việc hoàn trả NH phát hành số tiền mà NH đã thanh toán cho ngƣời

XK với điều kiện họ nhận đƣợc bộ chứng từ hoàn hảo.

- Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): là ngân hàng phục vụ ngƣời

NK, có nghĩa vụ phát hành L/C theo yêu cầu của ngƣời NK và có trách nhiệm

trả tiền cho ngƣời hƣởng khi họ xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo.



Thân Thị Kim Chi

K42C



17



Lớp A10



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

×