1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Tài chính - Ngân hàng >

Tài trợ xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.09 KB, 96 trang )


Khoá luận tốt nghiệp



Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế



Hoạt động tài trợ vốn cho doanh nghiệp XK thực hiện thanh toán theo

phƣơng thức TDCT tại VPBank bao gồm:

Tài trợ vốn lƣu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng XK theo

quy định của L/C.

Tín dụng ngắn, trung, dài hạn trực tiếp cho doanh nghiệp XK thanh

toán theo phƣơng thức TDCT qua VPBank.

VPBank đặc biệt ƣu tiên các doanh nghiệp XK Việt Nam chỉ định

VPBank là NH thông báo hoặc thanh toán L/C hoặc các DN cam kết bán lại

ngoại tệ từ doanh thu hàng xuất cho VPBank. Việc vay trả chủ yếu thực hiện

bằng VND.

Tại VPBank, các hoạt động tín dụng tài trợ XK trên đều do Phòng Tín

dụng thực hiện mà không liên quan gì đến Phòng Thanh toán quốc tế.



Thân Thị Kim Chi

K42C



49



Lớp A10



Khoá luận tốt nghiệp



Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế



Bảng 8: So sánh doanh số tài trợ vốn XK với doanh số cho vay tƣơng ứng

của VPBank qua các năm 2004 – 2006.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu



Năm 2004 Năm 2005



Cho vay ngắn hạn



1.004.349



Tài trợ vốn ngắn hạn cho XK

(Tỷ trọng trong cho vay ngắn hạn)



180.782

(18%)



Cho vay trung, dài hạn



86.101

(10%)



1.407.151 2.310.429



861.015



Tài trợ vốn trung, dài hạn cho XK

(Tỷ trọng trong cho vay trung, dài hạn)



Năm

2006



239.215

(17%)



485.190

(21%)



208.917

(13%)



266.883,4

(13,8%)



(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank các năm 2004 – 2006)



Từ bảng trên ta thấy, tỷ lệ vốn tài trợ cho XK bằng cách cho vay ngắn

hạn tuy chiếm tỷ trọng không lớn nhƣng đang có xu hƣớng tăng dần. Mặc dù

trong năm 2005, tỷ trọng vốn ngắn hạn tài trợ cho XK trong tổng giá trị cho

vay ngắn hạn giảm xuống chỉ còn 17% (giảm 1% so với năm 2004) nhƣng

doanh số cho vay thì lại tăng từ 180782 triệu đồng lên 239215 triệu đồng, và

sang đến năm 2006 thì tăng lên 485190 triệu đồng (tăng 2,02 lần). Có đƣợc sự

tăng trƣởng này là do những năm gần đây, Nhà nƣớc có chính sách khuyến

khích đẩy mạnh XK, theo đó đã có rất nhiều các DN tham gia vào thị trƣờng

XNK và nhu cầu tài trợ vốn từ NH của các DN này do đó mà cũng tăng lên.

Thêm vào đó, VPBank cũng có những chính sách ƣu đãi lãi suất khi tài trợ

cho sản xuất, chế biến và gia công hàng XK. Chính vì vậy, trong những năm

qua số lƣợng khách hàng tìm đến với VPBank xin đƣợc tài trợ ngày càng

tăng, từ đó làm cho doanh số tài trợ tăng lên.

Bên cạnh đó, tài trợ bằng cách cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng

nhỏ trong tổng doanh số cho vay trung, dài hạn và tăng với tốc độ khá chậm.

Điều này có thể giải thích do hoạt động kinh doanh XNK tiềm ẩn những rủi ro

Thân Thị Kim Chi

K42C



50



Lớp A10



Khoá luận tốt nghiệp



Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế



khó lƣờng và thiệt hại khi có rủi ro xảy ra thƣờng nặng nề cho các bên, chính

vì vậy, các NH nói chung và VPBank nói riêng còn khá e dè trong việc tài trợ

trung, dài hạn cho hoạt động này.

Để có cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động tài trợ XK theo phƣơng thức

thanh toán L/C tại VPBank, ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 9: So sánh tài trợ vốn XK theo phƣơng thức thanh toán

L/C với tài trợ vốn XK tƣơng ứng qua các năm 2004 – 2006

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2004

Chỉ tiêu

Trị giá

Tài trợ vốn XK ngắn

hạn



54.234



Tài trợ vốn XK

trung, dài hạn



86.101



Tài trợ vốn XK theo

phƣơng thức L/C



5.166



Tỷ

trọng



180.782



Tài trợ vốn XK theo

phƣơng thức L/C



Năm 2005

Trị giá



Tỷ

trọng



239.215

30%



76.548,8



10.445,8



Trị giá



Tỷ

trọng



485.190

32%



208.917

6%



Năm 2006



160.112,7



33%



266.883,4

5%



21.350,6



8%



(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VPBank các năm 2004 – 2006)



Từ bảng trên có thể thấy tỷ trọng tài trợ vốn XK ngắn hạn theo phƣơng

thức thanh toán TDCT trong tài trợ vốn XK ngắn hạn là khá lớn (30%), còn tỷ

trọng tài trợ vốn trung, dài hạn lại khá khiêm tốn (5% – 8%). Điều này chứng

tỏ tài trợ XK vốn trung, dài hạn ít đƣợc khách hàng yêu cầu ở NH hoặc NH

chƣa chú ý đến loại hình tài trợ này. Có thể giải thích điều này là do các DN

XK chủ yếu xin đƣợc NH tài trợ vốn ngắn hạn để thu mua, chế biến, sản xuất

hàng XK theo quy định của L/C.

2.2. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng



Thân Thị Kim Chi

K42C



51



Lớp A10



Khoá luận tốt nghiệp



Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế



Bảo lãnh thực hiện hợp đồng đƣợc sử dụng thay thế cho yêu cầu ký quỹ

mà ngƣời NK đề nghị đối với ngƣời XK để đảm bảo bồi thƣờng vi phạm hợp

đồng trong trƣờng hợp ngƣời XK không thực hiện hợp đồng nhƣ không giao

hàng, giao hàng thiếu hoặc giao hàng kém chất lƣợng…. Nếu vi phạm, ngƣời

XK phải chịu phạt với mức phạt thƣờng có giá trị từ 5 – 10% giá trị của hợp

đồng thƣơng mại.

VPBank bắt đầu thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ

năm 2001. Doanh số bảo lãnh của VPBank tăng qua các năm nhƣng trong đó

doanh số bảo lãnh thực hiện hợp đồng còn rất hạn chế, chiếm tỷ trọng rất nhỏ

(khoảng 0,1%), có tăng nhƣng tăng rất chậm.

2.3. Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo L/C

Đây là nghiệp vụ VPBank thực hiện khá hiệu quả trong thời gian gần

đây. Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất nhằm mục đích hỗ trợ vốn cho các DN

XK trong khi chờ ngƣời NK thanh toán. Cụ thể trong hình thức này, VPBank

ứng trƣớc một phần giá trị của bộ chứng từ cho nhà XK. Tại VPBank, chiết

khấu đƣợc thực hiện trên cơ sở có truy đòi.

VPBank sẽ quyết định đồng ý hoặc không đồng ý chiết khấu tuỳ theo

mức độ tín nhiệm của khách hàng sau khi xem xét, đánh giá bộ chứng từ và điều

kiện chiết khấu. VPBank sẽ ứng trƣớc cho nhà XK một phần giá trị bộ chứng từ

trên cơ sở nhà XK chuyển nhƣợng quyền đòi tiền cho NH với điều kiện:

L/C do một NH có uy tín phát hành, có quan hệ đại lý với VPBank và

L/C phải do VPBank thông báo cho khách hàng (trừ trƣờng hợp khách hàng

có hạn mức tín dụng tại VPBank).

VPBank đƣợc quyền truy đòi khách hàng số tiền đã chiết khấu (kể cả

phí chiết khấu và phí dịch vụ) trong trƣờng hợp NH nƣớc ngoài từ chối thanh

toán bộ chứng từ vì bất cứ lý do gì.



Thân Thị Kim Chi

K42C



52



Lớp A10



Khoá luận tốt nghiệp



Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế



Bộ chứng từ chiết khấu trong quy định này phải đƣợc hiểu là bộ

chứng từ XK do nhà XK lập, đầy đủ và hoàn toàn phù hợp với các điều khoản

và điều kiện của thƣ tín dụng tƣơng ứng.

Số tiền chiết khấu cho khách hàng đƣợc VPBank xác định căn cứ vào

độ tín nhiệm của khách hàng, uy tín của NH phát hành L/C, NH thanh toán và

độ hoàn hảo của bộ chứng từ.

- Với bộ chứng từ hoàn hảo: số tiền chiết khấu tối đa không vƣợt quá 95%

trị giá hoá đơn đối với L/C trả ngay, không vƣợt quá 85% đối với L/C trả chậm.

- Trƣờng hợp bộ chứng từ có sai sót, số tiền tối đa không vƣợt quá 80%

giá trị hoá đơn đối với L/C trả ngay và không vƣợt quá 70% đối với L/C trả

chậm.

Ngoài ra, đối với một bộ chứng từ, số tiền chiết khấu không quá

300.000 USD. Tổng số tiền chiết khấu cho một khách hàng không quá

1.000.000 USD. Thời hạn chiết khấu đƣợc tính từ ngày chiết khấu, tức là

ngày ghi Có vào tài khoản của khách hàng, cho đến ngày đƣợc NH nƣớc

ngoài thanh toán, tối đa không quá 60 ngày. Bảy ngày sau thời hạn chiết

khấu bộ chứng từ, nếu VPBank chƣa nhận đƣợc số tiền chiết khấu, kế toán

làm thủ tục chuyển số tiền chiết khấu thành nợ vay quá hạn, lãi suất nợ quá

hạn bằng 150% mức phí chiết khấu đã xác định khi chiết khấu.Cho đến

nay, nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất đƣợc VPBank thực hiện

khá trôi chảy và đang đƣợc khẳng định là nghiệp vụ chủ đạo trong hoạt

động tài trợ TMQT. Điều này dễ thấy qua doanh số chiết khấu bộ chứng từ

ngày càng tăng qua các năm.

Bảng 10: Tình hình chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo phƣơng thức

thanh toán TDCT của VPBank qua các năm 2004 – 2006

Đơn vị: 1000 USD



Thân Thị Kim Chi

K42C



53



Lớp A10



Khoá luận tốt nghiệp



Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế



Chỉ tiêu



Năm 2004



Năm 2005



Năm 2006



Số món L/C chiết khấu



89



53



62



3.100



1.560



1.800



Doanh số



(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank các năm 2004 – 2006)



Bảng số liệu trên cho thấy hoạt động chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất

theo phƣơng thức thanh toán TDCT của VPBank là không ổn định. Năm

2004, NH thực hiện chiết khấu 89 món L/C với doanh số khá lớn là 3,1 triệu

USD. Tuy nhiên, sang đến năm 2005, số món L/C đƣợc chiết khấu tại NH đã

giảm 36 món (giảm 40%), còn doanh số giảm gần một nửa. Tình hình tài trợ

chiết khấu năm 2006 đã khởi sắc hơn nhƣng cũng tăng không đáng kể.

Kết quả hoạt động chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất theo phƣơng thanh

toán TDCT tại VPBank còn khiêm tốn nhƣ vậy là do một số nguyên nhân chủ

yếu sau:

Thứ nhất, khách hàng không đáp ứng đƣợc yêu cầu về bộ chứng từ

hoàn hảo. Do năng lực còn hạn chế, các doanh nghiệp XK Việt Nam luôn gặp

khó khăn trong việc lập bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C. VPBank

thƣờng xuyên phải sửa lỗi cho khách hàng, tuy nhiên nhiều trƣờng hợp khách

hàng sau khi đƣợc NH tƣ vấn vẫn không thể lập đƣợc bộ chứng từ hoàn hảo

nên buộc phải chấp nhận gửi bộ chứng từ có lỗi đi để đòi tiền.

Thứ hai, đặc điểm khách hàng XK của VPBank là các DN ngoài quốc

doanh với quy mô vừa và nhỏ do đó giá trị L/C xuất thƣờng không lớn, thêm

vào đó họ cũng không quá khó khăn về vốn nên không phát sinh nhu cầu xin

chiết khấu.

Thứ ba, nguyên nhân này xuất phát từ sự cạnh tranh khốc liệt giữa các

NHTM, trong đó NH nƣớc ngoài chiếm ƣu thế rất lớn nhờ vào nguồn ngoại tệ

dồi dào, uy tín thanh toán cao đồng thời họ cũng sẵn sàng giúp các nhà XK

tìm các thị trƣờng xuất với giá cao nhất. Chính vì vây, không chỉ riêng đối với



Thân Thị Kim Chi

K42C



54



Lớp A10



Khoá luận tốt nghiệp



Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế



VPBank mà ngay cả với các NHTM khác thì thị phần của hoạt động này cũng

bị thu hẹp.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TMQT THEO PHƢƠNG

THỨC THANH TOÁN TDCT TẠI VPBANK



1. Thành tựu

Nhìn chung bƣớc vào những năm đầu thế kỷ 21, dù phải đối mặt với rất

nhiều khó khăn, thách thức nhƣng VPBank không những duy trì mà còn đẩy

mạnh và phát triển hoạt động TTQT xứng đáng là một trong những NHTM cổ

phần năng động nhất tại Việt Nam. Thanh toán XNK qua VPBank ngày càng

tăng cả về quy mô số lƣợng lẫn chất lƣợng. Trong lĩnh vực tài trợ TMQT, NH

đã sử dụng phƣơng thức TDCT một cách hiệu quả, không chỉ đem lại lợi ích

cho khách hàng, cho nền kinh tế mà còn giúp NH đạt đƣợc những thành tựu

đáng kể.

Thứ nhất, doanh số phát hành L/C cũng nhƣ giá trị thanh toán L/C qua

VPBank liên tục tăng trƣởng qua các năm. Điều này đồng nghĩa với việc tăng

nguồn thu ngoại tệ từ phí dịch vụ, góp phần nâng cao lợi nhuận cho NH.

Khoản phí tăng lên do thu từ dịch vụ TTQT năm 2004 là 3,9 tỷ đồng; năm

2005 là 4,12 tỷ đồng; năm 2006 là 6,9 tỷ đồng và sáu tháng đầu năm 2007 là

hơn 3 tỷ đồng.

Thứ hai, bộ phận TTQT của VPBank (bao gồm phòng TTQT tại Hội

sở và các Chi nhánh) ngay từ khi đƣợc thành lập ,đã đƣợc trang bị hệ thống

nối mạng thanh toán liên NH toàn cầu SWIFT với 500 NH phục vụ thanh

toán nhanh chóng và an toàn. Uy tín của NH ngày càng đƣợc nâng cao trên thị

trƣờng trong và ngoài nƣớc. Đến với VPBank, khách hàng sẽ đƣợc tƣ vấn và lựa

chọn loại hình thanh toán phù hợp, giúp đỡ khi có khó khăn về mặt tài chính…

Chính vì vậy, tháng 2 năm 2005 VPBank đã đƣợc Bank of California trao tặng

Chứng nhận đạt tỷ lệ chuẩn trong thanh toán quốc tế. Và tháng 2 năm 2006

VPBank lại tiếp tục đƣợc The Bank of New York trao tặng Chứng nhận đạt tỷ

Thân Thị Kim Chi

K42C



55



Lớp A10



Khoá luận tốt nghiệp



Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế



lệ chuẩn trong thanh toán quốc tế. Hiện nay, theo đánh giá của các NH nƣớc

ngoài thì hoạt động TTQT của VPBank đƣợc đánh giá là đạt từ 95 – 97%. Do

đó, số lƣợng khách hàng xin tài trợ theo phƣơng thức TDCT ngày càng nhiều và

chiếm tỷ trọng khá lớn trong số khách hàng xin tài trợ TMQT.

VPBank còn có một điểm mạnh nữa có thể tự hào là đội ngũ cán bộ

thanh toán trẻ trung, năng động, nhiệt tình và có trình độ chuyên môn cao.

Chính đội ngũ này đã góp phần làm cho hoạt động thanh toán nói chung và

hoạt động tài trợ TMQT nói riêng trở nên thuận lợi và hiệu quả.

Thứ ba, hoạt động tài trợ XNK theo phƣơng thức TDCT đang đƣợc

khẳng định là một trong những nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại quan trọng

nhất của VPBank. Thực tế cho thấy VPBank đã nỗ lực không ngừng để

phƣơng thức thanh toán TDCT vẫn là phƣơng thức đƣợc nhiều khách hàng ƣa

dùng trong thời gian qua.

Thứ tư, nhiều chính sách liên quan đến hoạt động tài trợ XNK đang

dần phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả cao cho NH. Để thu hút khách hàng,

VPBank đã có những ƣu đãi nhất định cho khách hàng, đặc biệt là những

khách hàng XK. Kết quả là ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến với dịch

vụ tài trợ TMQT của NH. Nhiều khách hàng trƣớc đây chỉ lựa chọn VPBank

làm NH phát hành L/C hay NH thông báo L/C nhƣng sau một thời gian đã trở

thành khách hàng thƣờng xuyên của NH do họ đã tin tƣởng ở chất lƣợng và khả

năng phục vụ của NH. Một ví dụ điển hình đó là các khách hàng xin tài trợ XK

sau khi có nguồn thu ngoại tệ nếu không có nhu cầu sử dụng ngay thƣờng gửi

trực tiếp hoặc bán lại cho NH. Do đó, NH có đƣợc nguồn ngoại tệ sử dụng mà

không mất nhiều chi phí và thời gian huy động. Nhƣ vậy, có thể nói hoạt động

tài trợ XNK đã góp phần thúc đẩy các hoạt động khác của VPBank.

2. Hạn chế



Thân Thị Kim Chi

K42C



56



Lớp A10



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

×