Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.09 KB, 96 trang )
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
không có văn bản hƣớng dẫn thanh toán L/C giúp các NH áp dụng vào thực tế
khi phát sinh tranh chấp để bảo vệ quyền lợi, lợi ích của NH, của các DN
trong nƣớc đồng thời tạo niềm tin cho đối tác nƣớc ngoài với DN Việt Nam.
Trong khi đó, UCP là văn bản hƣớng dẫn L/C, có tính chất chung cho tất cả
các nƣớc nên nó chứa đựng những điều bất hợp lý không phù hợp với Việt
Nam. Nó chỉ đóng vai trò nhƣ là một thông lệ quốc tế chứ không đóng vai trò
nhƣ một điều luật có tính bắt buộc. Chính vì vậy, khi xảy ra tranh chấp, các
NHTM Việt Nam buộc phải áp dụng luật của quốc gia khác làm luật điều
chỉnh và thƣờng là bên phải chịu thua thiệt.
Thứ hai, các nghiệp vụ NH quốc tế trƣớc đây hoàn toàn do NH Ngoại
thƣơng độc quyền thực hiện, đến năm 1991, các NHTM khác mới đƣợc Chính
phủ cho phép tham gia trực tiếp vào các hoạt động này. Từ đó đến nay, số
lƣợng các NH tham gia thực hiện TTQT tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, hầu
hết các NHTM đều thực hiện nghiệp vụ này, do đó làm cho môi trƣờng cạnh
tranh trong lĩnh vực hoạt động này trở nên khốc liệt hơn. Bên cạnh đó, sự xâm
nhập của các NH nƣớc ngoài cũng đã làm cho các NHTM Việt Nam mất đi
một phần không nhỏ thị phần của mình. Với khả năng tài chính mạnh, uy tín
lớn, kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ nhân viên giỏi, đƣợc trang bị công nghệ
hiện đại… các NH nƣớc ngoài đang thực sự chiếm ƣu thế trong cuộc cạnh
tranh thị phần với các NHTM Việt Nam.
Thứ ba, là nguyên nhân từ phía khách hàng. Bao giờ cũng vậy, khách
hàng có tâm lý không muốn sử dụng dịch vụ ở những NH họ chƣa thực sự tin
tƣởng. Mặc dù chi phí ở những NH khác có thể cao hơn nhƣng vì sợ rủi ro
nên họ sẵn sàng trả phí cao hơn để đƣợc đảm bảo an toàn. Hơn nữa, các khách
hàng luôn coi trọng quan hệ với NH truyền thống, họ luôn dành sự ƣu ái với
những quan hệ sẵn có trừ khi có mâu thuẫn lớn họ mới đi tìm NH khác. Đặc
biệt với những khách hàng giao dịch với doanh số lớn rất khó lôi kéo họ bằng
những chính sách hấp dẫn nhỏ bởi với họ an toàn và hiệu quả là những vấn đề
Thân Thị Kim Chi
K42C
59
Lớp A10
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
quan tâm hàng đầu. Do vậy, trong hoàn cảnh các DN kinh doanh hàng hóa
XNK đã quen sử dụng các dịch vụ tài trợ XNK tại NH Ngoại thƣơng thì các
NH mới tham gia TTQT rất khó thu hút đƣợc họ. Vì vậy, khách hàng của
VPBank chỉ là những khách hàng mới hoạt động kinh doanh XNK hoặc là
những DN vừa và nhỏ, điều này tất yếu dẫn đến quy mô hoạt động tài trợ
XNK của VPBank còn rất khiêm tốn.
Một nguyên nhân nữa là khả năng, trình độ hiểu biết khi tham gia hoạt
động mua bán quốc tế của các DN kinh doanh XNK Việt Nam còn bị hạn chế.
Do một thời gian dài áp dụng cơ chế ngoại thƣơng độc quyền, khép kín, chỉ
buôn bán với các nƣớc xã hội chủ nghĩa, đến nay mặc dù chính sách mở cửa
hội nhập kinh tế quốc tế đã đƣợc thực hiện từ lâu, song các nhà kinh doanh
XNK của Việt Nam vẫn còn rất lúng túng, chƣa thể hoàn toàn làm chủ khi
phải thử sức, cạnh tranh trên thƣơng trƣờng quốc tế vô cùng phức tạp với các
đối tác và đối thủ là những tổ chức, công ty, tập đoàn lớn không chỉ có thế
mạnh về tiềm lực tài chính mà còn có kinh nghiệm hoạt động hàng trăm năm
trong lĩnh vực kinh doanh XNK.
Bên cạnh đó, tiềm lực tài chính của các DN XNK Việt Nam hiện nay
cũng còn yếu kém. Họ hoạt động kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay NH.
Trong quá trình giao dịch ngoại thƣơng với nƣớc ngoài, nếu các DN Việt
Nam bị thua lỗ hoặc bị lừa đảo, gian lận thƣơng mại thì sẽ gây hậu quả
nghiêm trọng đến chất lƣợng tín dụng và thanh toán của NH. Nhiều trƣờng
hợp VPBank có vốn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tài trợ XNK nhƣng không dám
cho vay, không dám tăng quy mô tín dụng tài trợ XNK vì sợ rủi ro, ảnh
hƣởng đến uy tín và khả năng thanh khoản của NH.
Những lý do này khiến VPBank chỉ tin tƣởng và tài trợ cho những
khách hàng thƣờng xuyên mà NH đã nắm rõ uy tín và khả năng tài chính của
họ. Do vậy, quy mô tài trợ của VPBank chƣa thể lớn mạnh ngay đƣợc mà cần
có thời gian và nỗ lực mạnh mẽ để vƣợt qua những khó khăn, trở ngại ban
Thân Thị Kim Chi
K42C
60
Lớp A10
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
đầu, từ đó đẩy mạnh hoạt động tài trợ TMQT nói chung và tài trợ theo
phƣơng thức thanh toán TDCT nói riêng.
Thứ tư, các hình thức L/C đƣợc sử dụng tại VPBank chƣa đa dạng.
Hiện nay, L/C mở tại VPBank chủ yếu là L/C không huỷ ngang, các L/C đặc
biệt khác chƣa đƣợc sử dụng do những hạn chế cả về phía NH và khách hàng.
Về phía NH, vấn đề chính là nghiệp vụ tài trợ cho doanh nghiệp kinh doanh
XNK bằng các L/C đặc biệt chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ nhân
viên, trong khi quy trình tài trợ cho các loại L/C này lại phức tạp và khó thực
hiện. Vì vậy, nếu mở những loại L/C này các nhân viên sẽ lúng khi thực hiện
và có thể gây ra những sai sót đáng tiếc. Về phía khách hàng, trƣớc hết là do
họ chƣa hiểu hết các loại L/C này cũng nhƣ quy trình thực hiện của chúng nên
khi mở L/C chắc chắn sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc sửa đổi, bổ sung để
hoàn chỉnh L/C. Hơn nữa, các khách hàng cũng chƣa có nhu cầu sử dụng các
các loại L/C phức tạp do chƣa nắm đƣợc tính ƣu việt của từng loại nên họ cho
rằng chỉ cần sử dụng L/C không huỷ ngang là đủ. Tuy nhiên, việc đƣa các loại
L/C đặc biệt vào sử dụng là cần thiết vì các DN XNK tuỳ từng thƣơng vụ
khác nhau có thể lựa chọn loại L/C phù hợp nhất. Hơn thế, đối với VPBank,
việc đa dạng hoá các loại L/C cũng góp phần mở rộng quy mô hoạt động,
tăng giá trị tài trợ cũng nhƣ nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc đáp ứng
nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng.
Thứ năm, việc ứng dụng Marketing vào hoạt động tài trợ TMQT theo
phƣơng thức TDCT còn hạn chế. Trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ
hiện nay, tại VPBank công tác Marketing tuy đã đƣợc chú trọng song vẫn
chƣa đƣợc thực hiện theo một chính sách nhất quán, từng bộ phận, từng cán
bộ nhân viên vẫn chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng hoặc nhận thức còn giản
đơn về công tác này nên hiệu quả vẫn chƣa đạt đƣợc nhƣ mong muốn.
VPBank chƣa chủ động tìm kiếm khách hàng, chƣa đi sâu đi sát nhu cầu của
họ, chƣa thực sự tiếp cận và giúp họ hiểu rõ những tiện ích mà NH có thể đem
lại cho họ. Mặt khác, việc ứng dụng Marketing vào hoạt động NH là một vấn
Thân Thị Kim Chi
K42C
61
Lớp A10
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
đề khó khăn, đòi hỏi NH phải có năng lực về vốn, về con ngƣời và về công
nghệ để có thể nghiên cứu và ứng dụng thành công.
Thứ sáu, trình độ nghiệp vụ của các cán bộ TTQT ở VPBank còn rất hạn
chế do VPBank thành lập chƣa đƣợc lâu và hoạt động TTQT chƣa thực sự là thế
mạnh của NH. Trong khi đó, TTQT là một nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi ngƣời
thực hiện không chỉ phải am hiểu về ngoại thƣơng, luật pháp, thông lệ quốc tế,
tập quán thƣơng mại của các quốc gia… mà còn phải thông thạo ngoại ngữ và
dày dạn kinh nghiệm. Đội ngũ cán bộ, nhân viên TTQT của VPBank là những
ngƣời có trình độ, sáng tạo và nhiệt tình trong công việc, tuy nhiên hầu hết họ
còn rất trẻ nên còn hạn chế về kỹ thuật nghiệp vụ và kinh nghiệm kinh doanh.
Trong khi đó, việc triển khai đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên còn
chƣa quan tâm đến chất lƣợng đào tạo mà chỉ chú trọng số lƣợng, do đó, gây
lãng phí và ảnh hƣởng không tốt đến năng suất và hiệu quả làm việc.
Thân Thị Kim Chi
K42C
62
Lớp A10
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Kết luận chƣơng II
Trên cơ sở lý luận chƣơng I, chƣơng II thông qua việc phân tích, trình
bày, đánh giá kèm theo các số liệu thực tế, các bảng biểu chứng minh cụ thể,
đã tập trung nghiên cứu thực trạng chất lƣợng hoạt động tài trợ TMQT theo
phƣơng thức thanh toán TDCT tại VPBank. Sau khi đánh giá về chất lƣợng
hoạt động tài trợ TMQT theo phƣơng thức TDCT của VPBank, chƣơng này
cũng đã chỉ ra những hạn chế mà VPBank cần khắc phục, đồng thời làm rõ
các nguyên nhân và tác nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng tài trợ TMQT. Đây
chính là cơ sở để chƣơng III đƣa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm mở
rộng hoạt động tài trợ TMQT theo phƣơng thức thanh toán TDCT tại
VPBank.
Thân Thị Kim Chi
K42C
63
Lớp A10
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
Chƣơng III
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI
QUỐC TẾ THEO PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG
CHỨNG TỪ TẠI VPBANK
I. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ TMQT THEO PHƢƠNG THỨC
THANH TOÁN TDCT CỦA VPBANK
1. Định hƣớng chung của Nhà nƣớc về hoạt động XNK trong giai đoạn
2006 – 2010
Trong giai đoạn này, tình tình trong nƣớc và bối cảnh quốc tế có nhiều
thuận lợi và cơ hội lớn, đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn và thách thức
đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động XNK của Việt Nam nói riêng. Thế
và lực của nƣớc ta mạnh hơn nhiều so với trƣớc; chính trị – xã hội tiếp tục ổn
định; thể chế kinh tế thị trƣờng đã phát huy hiệu quả rõ rệt…Năm 2006 vừa
qua, với nỗ lực to lớn, Việt Nam đã vƣợt qua nhiều khó khăn, thử thách và
giành đƣợc những thành tựu đáng tự hào. Với những thành tựu đó, đất nƣớc
đang có thế và lực mới để phát triển.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, hoạt động XNK của Việt
Nam trong thời gian qua cũng đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận, tạo
động lực lớn cho các ngành sản xuất hƣớng tới những kết quả tốt hơn nữa
theo chính sách, chủ trƣơng khuyến khích XK của Nhà nƣớc. Bƣớc sang giai
đoạn 2006 – 2010, mục tiêu tổng quát trong chiến lƣợc XNK của Việt Nam
là: “Phát triển xuất khẩu với tốc độ cao, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, trong đó tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng có tính
cạnh tranh, tích cực phát triển các mặt hàng tiềm năng, mặt hàng mới theo
hướng nâng cao hiệu quả đi đôi với chuyển dịch cơ cấu theo hướng đẩy mạnh
xuất khẩu các nhóm hàng có giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô
hoặc sơ chế, tăng xuất khẩu dịch vụ, phấn đấu đến năm 2010 xuất khẩu hàng
Thân Thị Kim Chi
K42C
64
Lớp A10
Khoá luận tốt nghiệp
Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
hoá đạt trên 80 tỷ USD, tăng bình quân hằng năm giai đoạn 2006 – 2010 tối
thiểu 18%”.
Với mục tiêu đặt ra nhƣ trên, Nhà nƣớc chủ trƣơng khuyến khích mọi
thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh XNK hàng hoá và dịch vụ;
giảm tỷ trọng doanh số XK các sản phẩm thô và sơ chế, tăng khả năng sản xuất
và XK những sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ, chất xám cao. Nhà nƣớc chủ
trƣơng tiếp tục mở rộng kinh tế đối ngoại theo hƣớng đa phƣơng hoá, đa dạng
hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là giờ đây khi chúng ta đã trở thành
thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO.
Trong định hƣớng chung đó, nhận thức sâu sắc vai trò của các NHTM
trong việc hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động tài trợ TMQT, Đảng và Nhà nƣớc
cũng đã đặt ra định hƣớng cho sự phát triển của hệ thống NHTM, đó là: tiếp
tục hội nhập quốc tế về tài chính tiền tệ, thực hiện cải cách toàn diện nhằm
lành mạnh hoá và đƣa các NHTM Việt Nam tiến tới các chuẩn mực quốc tế
trong hoạt động NH, giữ vững vai trò chủ chốt trong nghiệp vụ trung gian luân
chuyển vốn trong nền kinh tế, phát triển, hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng các
nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở rộng cả về quy mô và hình thức tài trợ TMQT.
2. Định hƣớng của VPBank về hoạt động tài trợ TMQT theo phƣơng
thức thanh toán TDCT
Chặng đƣờng 15 năm tồn tại và phát triển của VPBank chƣa phải phải
là quãng đƣờng dài nhƣng những đóng góp của VPBank cho sự phát triển
kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc thì thực sự
đáng hoan nghênh. Trong tình hình mới, trƣớc xu thế hội nhập diễn ra ngày
càng mạnh mẽ và môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt với sự gia nhập
của nhiều NH nƣớc ngoài khi Việt Nam đã trở thành thành viên WTO,
VPBank đã nhận thức một cách rõ ràng rằng nếu không nỗ lực cố gắng để trụ
vững và phát triển thì sẽ bị đào thải. Do đó, trên cơ sở những định hƣớng
Thân Thị Kim Chi
K42C
65
Lớp A10