Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.42 KB, 99 trang )
tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích
cho tổ chức cung ứng du lịch.
Nhắc đến dịch vụ du lịch, chúng ta có thể nghĩ ngay đến một số khái
niệm như là: ngành du lịch, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và
khách du lịch.
Ngành du lịch, được định nghĩa theo nghĩa rộng, là khu vực kinh tế bao
gồm tất cả các ngành phục vụ khách du lịch. Ngành du lịch được định nghĩa
một cách đơn giản là một bộ phận của nền kinh tế, có chung một chức năng,
đó là phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Do đó, ngành công nghiệp này được
định nghĩa gắn liền với thị trường riêng biệt của nó và bao gồm tất cả các nhà
cung cấp dịch vụ du lịch, những người có nguồn thu từ khách du lịch. Tuy
nhiên, trên thực tế, rất khó để định nghĩa ngành du lịch chính xác là bao gồm
những cái gì, những doanh nghiệp gì và bên cạnh các công ty du lịch trực tiếp
(như công ty lữ hành, lưu trú và người cung cấp dịch vụ vận chuyển khách du
lịch), là những doanh nghiệp mà nghiệp vụ kinh doanh của họ hoàn toàn, hay
chủ yếu phụ thuộc vào khách du lịch, chúng ta cũng có thể thấy còn tồn tại rất
nhiều doanh nghiệp du lịch gián tiếp (như nhà cung cấp dịch vụ giải trí, văn
hoá và thể thao; những người bán lẻ, những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
tài chính, thậm chí cả những công ty xây dựng khách sạn và các cơ sở hạ tầng
du lịch khác), đó là những doanh nghiệp chỉ phụ thuộc một phần vào du lịch,
còn phần cơ bản trong tác nghiệp kinh doanh của họ là phục vụ nhu cầu của
dân cư của địa phương.
Công ty kinh doanh dịch vụ du lịch (Công ty lữ hành) là công ty đặc
biệt kinh doanh chủ yếu trong việc tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các
chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch. Ngoài ra, các công ty lữ hành
còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm dịch vụ của các
nhà cũng cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác
5
đảm bảo thực hiện phục vụ các nhu cầu của khách du lịch từ khâu đầu tiên
đến khâu cuối cùng.
Về khái niệm khách du lich, Luật du lịch Việt Nam định nghĩa ba loại
khách du lịch khác nhau: khách nội địa, khách du lịch nước ngoài và khách
nước ngoài đến Việt Nam. Mặc dù phát triển du lịch nội địa là điều kiện quan
trọng để phát triển du lịch, còn khách du lịch từ trong nước ra nước ngoài thể
hiện phần mất mát ngoại hối quan trọng mà du lịch thụ động có thể đem lại,
nghiên cứu về sức cạnh tranh này sẽ tập trung vào khách nước ngoài đến Việt
Nam để so sánh năng lực cạnh tranh của Việt Nam với các nước khác trong
khu vực trên cơ sở hấp dẫn khách du lịch nước ngoài.
1.2. Phân loại dịch vụ du lịch
1.2.1. Xét theo hình thái vật chất
Dịch vụ du lịch được phân thành 2 loại: dịch vụ du lịch hàng hoá
(thức ăn, quà lưu niệm, vận chuyển...) và dịch vụ du lịch phi hàng hoá
(hướng dẫn thăm quan, tổ chức trò chơi, tư vấn tiêu dùng...). Trong dịch
vụ phi hàng hoá, dịch vụ du lịch được hiểu theo nghĩa thuần tuý, không có
hình thái vật chất. Dịch vụ du lịch thuần tuý thường chiếm từ 2/3 đến 3/4
sản phẩm dịch vụ du lịch.
1.2.2. Xét theo cơ cấu tiêu dùng
Dịch vụ du lịch được chia làm 2 loại: Dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung.
Dịch vụ du lịch cơ bản bao gồm: dịch vụ ăn uống, lưu trú và vận
chuyển. Đó là những nhu cầu cơ bản, không thể thiếu được với khách hàng
trong thời gian du lịch.
Dịch vụ du lịch bổ sung bao gồm: Thăm quan, giải trí, mua sắm hàng
hoá. Đó là những nhu cầu phải có nhưng không thật cần thiết lắm so với loại
hình du lịch trên, và nó không định lượng được.
6
Quan hệ tỷ lệ giữa 2 loại này rất quan trọng để phân tích chi tiêu của
khách, chuẩn bị phục vụ của ngành du lịch, đặc biệt là để phân biệt hiệu quả
tỷ trọng giữa dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung. Tỷ trọng này càng nhỏ thì
hiệu quả tổng hợp của kinh doanh du lịch ngày càng cao. Tức là tỷ lệ nhu yếu
phẩm ngày càng nhỏ, khách du lịch ngày càng giàu, du lịch càng phát triển và
kinh doanh nhiều lãi.
1.2.3. Xét theo tính chất tham gia vào dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch chia ra làm dịch vụ trực tiếp và dịch vụ gián tiếp:
- Dịch vụ trực tiếp là dịch vụ du lịch do đơn vị kinh doanh du lịch trực
tiếp làm, ví dụ như dịch vụ tại các nhà hàng, khu nghỉ biển, bể tắm hơi...
- Dịch vụ gián tiếp là dịch vụ du lịch không do đơn vị kinh doanh du
lịch trực tiếp làm, mà chỉ thực hiện chức năng môi giới. Đơn vị thực hiện dịch
vụ gián tiếp thường là các đại lý du lịch. Tuy không trực tiếp phục vụ khách
hàng nhưng đại lý du lịch đóng vai trò rất quan trọng như: nghiên cứu thị
trường du lịch, tổ chức hình thành các sản phẩm du lịch, tuyên truyền, quảng
cáo các loại hình du lịch đã hình thành, xác định hiệu quả của tuyên truyền
quảng cáo... Trong các công ty du lịch thì trung tâm điều hành hướng dẫn du
lịch thực hiện nhiệm vụ dịch vụ gián tiếp này.
1.2.4. Xét theo nội dung
Dịch vụ du lịch phải thoả mãn 4 yêu cầu của khách là đi lại, nghỉ
ngơi, vui chơi, ăn uống và nghiên cứu. Và tương ứng vớí 4 yêu cầu này là
4 loại dịch vụ phục vụ khách hàng. Và đây là cách phân loại quan trọng
nhất, xuất phát từ bản chất của hoạt động du lịch. Du lịch là ngành kinh
doanh tổng hợp sử dụng sản phẩm của những ngành khác, nhằm đáp ứng
nhu cầu tổng hợp của khách du lịch.
1.3. Đặc điểm của dịch vụ du lịch
* Dịch vụ du lịch cũng có những đặc điểm chung như những dịch vụ khác:
7
- Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn
tại dưới dạng vật thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ
(thường chiếm 80 – 90% về mặt giá trị), hàng hoá chiểm tỷ trọng nhỏ. Do vậy
việc đánh giá chất lượng sản phẩm do lịch rất khó khăn, vì thường mang tính
chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc
vào khách du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định dựa vào độ
chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của
khách du lịch.
- Tính không thể tách rời: Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản
phẩm du lịch trùng nhau về không gian và thời gian. Chúng không thể cất đi,
tồn kho như các hàng hoá thông thường khác được. Do vậy, để tạo ra sự ăn
khớp giữa sản xuất và tiêu dùng là rất khó khăn. Việc thu hút khách du lịch
nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà
kinh doanh du lịch.
- Tính không đồng nhất: Hiệu quả mà dịch vụ đem lại cho khách hàng
cao hay thấp không chỉ do bản thân sản phẩm mà còn do sự tham gia của
khách hàng vào quá trình tạo thành dịch vụ ấy. Dịch vụ có tính phi tiêu chuẩn
hoá cao, cho nên muốn có dịch vụ tốt cần phải có sự thực hiện tốt cả hai phía
người cung cấp và khách hàng.
* Ngoài những đặc điểm chung của ngành dịch vụ, dịch vụ du lịch còn
có những đặc điểm rất riêng so với các ngành dịch vụ khác:
- Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên
du lịch. Do vậy, sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được. Trên thực tế,
không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách
du lịch phải đến với nơi có sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình
thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Đặc điểm này của sản phẩm du
lịch là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho các nhà kinh doanh
du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm.
8
- Hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa vụ. Việc tiêu
dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn mà có thể chỉ tập trung
vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ phận nhà
hàng), trong tuần (đối với sản phẩm của các thể loại du lịch cuối tuần), trong
năm (đối với sản phẩm của một số loại hình du lịch như: du lịch biển, du lịch
nghỉ núi...). Sự dao động về thời gian trong tiêu dùng sản phẩm du lịch gây
khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh của các nhà kinh doanh du lịch. Khắc phục tính mùa vụ trong
kinh doanh du lịch luôn là vấn đề bức xúc cả về mặt thực tiễn, cũng như về
mặt lý luận trong lĩnh vực du lịch.
- Dịch vụ du lịch có khả năng cung cấp việc làm rất cao. Theo tài liệu
của hội đồng du lịch thế giới năm 2006, lực lượng lao động phục vụ du lịch
chiếm 1/40 trong tổng số việc làm của thế giới.
- Dịch vụ du lịch liên quan, sử dụng sản phẩm của rất nhiều ngành khác
liên quan như giao thông vận tải, giải trí, kinh doanh khách sạn, nhà hàng...
Vì thế vấn đề hợp tác trong dịch vụ du lịch là rất quan trọng.
1.4. Các ngành nghề kinh doanh chính trong lĩnh vực dịch vụ du lịch
Theo Điều 38 của Luật du lịch ban hành năm 2006 thì kinh doanh du
lịch là kinh doanh dịch vụ, bao gồm các ngành, nghề sau:
1.4.1. Khách sạn và nhà hàng
Kinh doanh khách sạn là công đoạn phục vụ khách du lịch để họ hoàn
tất chương trình du lịch đã lựa chọn.
Thuật ngữ “kinh doanh khách sạn” được hiểu là “làm nhiệm vụ đón
tiếp, phục vụ việc lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng cho khách du
lịch”. Vì thế, ngoài hoạt động kinh doanh lưu trú ra thì trong lĩnh vực hoạt
động kinh doanh này còn có cả các hoạt động kinh doanh khác như: ăn uống,
vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch...
9
Hiện nay trên thế giới tất cả các quốc gia đều có khách sạn và kinh
doanh khách sạn, đặc biệt là ở những quốc gia có nền kinh tế, khoa học kỹ
thuật, văn hoá nghệ thuật, thể thao, du lịch phát triển...
1.4.2. Kinh doanh lữ hành
Khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành nói chung, các chuyên gia về
du lịch muốn đề cập đến các hoạt động chính như “Làm nhiệm vụ giao dịch,
ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng
và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch”. Tuy nhiên,
trên thực tế, khi nói đến hoạt động kinh doanh lữ hành, chúng ta thấy tồn tại
song song hai hoạt động phổ biến sau:
- Kinh doanh lữ hành: Là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị
trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần; quảng cáo
và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc
văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.
- Kinh doanh đại lý lữ hành: Là việc thực hiện các dịch vụ đưa đón,
đăng ký nơi lưu trú, vận chuyển, hướng dẫn thăm quan, bán các chương trình
du lịch của các doanh nghiệp lữ hành, cung cấp thông tin du lịch và tư vấn du
lịch nhằm hưởng hoa hồng.
1.4.3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
Đặc trưng nổi bật của hoạt động du lịch là sự dịch chuyển của con
người từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ,
thường là với một khoảng cách xa. Do đó, khi đề cập đến hoạt động du
lịch nói chung, đến hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng không thể
không đề cập đến hoạt động kinh doanh vận chuyển. Kinh doanh vận
chuyển là hoạt động kinh doanh nhằm giúp cho khách du lịch dịch chuyển
được từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch cũng như là dịch chuyển tại
điểm du lịch.
10
Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh này có nhiều phương tiện
vận chuyển khác nhau như ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay. Thực tế cho
thấy, ít có các doanh nghiệp du lịch (trừ một số tập đoàn du lịch lớn trên
thế giới) có thể đảm nhận được toàn bộ việc vận chuyển khách du lịch từ
nơi cư trú của họ đến điểm du lịch và tại điểm du lịch. Phần lớn trong
các trường hợp khách du lịch sử dụng dịch vụ vận chuyển của các
phương tiện giao thông đại chúng hoặc của các công ty chuyên kinh
doanh dịch vụ vận chuyển.
1.4.4. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
Theo điều 67 Luật du lịch ban hành năm 2006, Kinh doanh phát triển
khu du lịch, điểm du lịch bao gồm đầu tư bảo tồn, nâng cấp tài nguyên du lịch
đã có; đưa các tài nguyên du lịch tiềm năng vào khai thác; phát triển khu du
lịch, điểm du lịch mới; kinh doanh xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật
chất - kỹ thuật du lịch
1.4.5. Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác
Trước đây, kinh doanh du lịch chỉ quan tâm khai thác lĩnh vực lưu
trú và ăn uống, dịch vụ bổ sung chỉ là thứ yếu nhằm đáp ứng phần nào
những yêu cầu phát sinh của khách trong chuyến đi. Tuy nhiên hiện nay
loại hình kinh doanh dịch vụ bổ sung đã được coi như phần không thể
thiếu trong hoạt động du lịch và góp phần đáng kể trong doanh thu của
các doanh nghiệp du lịch, không những thế nó còn tạo ra sự hài lòng và
tin tưởng của khách, vì những yêu cầu của họ được đáp ứng ở mức cao
nhất và với chất lượng đảm bảo.
Ngoài những hoạt động kinh doanh đã nêu ở trên, trong lĩnh vực hoạt
động kinh doanh du lịch còn có một số hoạt động kinh doanh bổ trợ, như kinh
doanh các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, tuyên truyền, quảng các du lịch,
tư vấn đầu tư du lịch.
11
Cùng với xu hướng phát triển ngày càng đa dạng những nhu cầu của
khách du lịch, sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và sự gia tăng mạnh của
các doanh nghiệp du lịch, dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị
trường du lịch thì các hoạt động kinh doanh bổ trợ ngày càng có xu hướng
phát triển mạnh.
2. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
2.1. Cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Nó
là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng cải tiến hoạt động sản
xuất - kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm. Vì vậy, cạnh tranh cũng là động lực lực nâng cao hiệu quả hoạt động
của mỗi nền kinh tế.
Cạnh tranh là quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế của nền kinh tế
thị trường, cùng theo đuổi mục đích tối đa hoá lợi ích. Trong cạnh tranh, các
chủ thể ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt được mục tiêu kinh tế của
mình. Thông thường các mục tiêu này là chiếm lĩnh thị trường, giành giật
khách hàng, cũng như các điều kiện sản xuất và khu vực thị trường có lợi
nhất.
Mục đích cuối cùng của các chủ thể trong quá trình cạnh tranh là tối đa
hoá lợi ích. Với người sản xuất, đó là lợi nhuận. Còn đối với người tiêu dùng
thì đó là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
2.2. Năng lực cạnh tranh
Khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được cấu thành
bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mô. Cấp
vĩ mô bao gồm năng lực cạnh tranh của quốc gia và thậm chí là của một khu
vực thì cấp vi mô bao gồm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của các
ngành kinh doanh và của các sản phẩm.
12
2.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 : Năng lực cạnh tranh
quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân đạt và duy trì mức tăng trưởng
cao về kinh tế, thu nhập và việc làm.
Cho tới năm 1999, theo WEF thì năng lực cạnh tranh quốc gia được
cấu thành từ 8 nhóm yếu tố chính với 155 chỉ tiêu, bao gồm : Độ mở của nền
kinh tế; Vai trò và hiệu lực của Chính phủ; Sự phát triển của hệ thống tài
chính, tiền tệ; Trình độ phát triển công nghệ; Trình độ phát triển cơ sở hạ
tầng; Trình độ quản lý của doanh nghiệp; Số lượng và chất lượng lao động và
Trình độ phát triển của thể chế, bao gồm hiệu lực của các cơ quan bảo vệ
pháp luật.
Từ năm 2000, WEF điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, gộp lại thành ba
tiêu chí lớn là: Sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ, tài chính, quốc tế hoá,
trong đó vai trò của sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ ngày càng trở nên
quan trọng.
2.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ ngành
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được định nghĩa là năng
lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường cạnh tranh
của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố tác động đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó cần phải phân biệt các yếu tố
ngoài doanh nghiệp và các yếu tố do doanh nghiệp chi phối.
Các yếu tố do doanh nghiệp chi phối bao gồm:
1.
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên phân tích thị
trường, lợi thế so sánh của doanh nghiệp, định hướng vào một mảng thị
trường nhất định, tập trung vào những sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh
tranh, né tránh những đối thủ cạnh tranh quá mạnh
2.
Trình độ khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ và
đổi mới công nghệ hiện có, chi phí cho nghiên cứu và triển khai, số lượng các
13
bản quyền sáng chế, phát minh, đầu tư về kiểu dáng sản phẩm... là những yếu
tố quyết định hàng đầu về chất lượng và tính năng của sản phẩm.
3.
Sản phẩm: bên cạnh chất lượng, tính năng, kiểu dáng, tính độc
đáo hay sự khác biệt, sự nổi bật so với các sản phẩm khác, bao bì cũng là một
nhân tố quan trọng của sản phẩm
4.
Năng suất lao động: bao gồm các yếu tố liên quan đến người lao
động, các nhân tố tổng thể về năng suất lao động, vai trò của đào tạo, bồi
dưỡng nhân viên, người lao động.
5.
Chi phí sản xuất và quản lý: bao gồm những chi phí của sản xuất
kinh doanh và những chi phí quản lý, giao tiếp...
6.
Đầu tư cho nghiên cứu, triển khai, thương hiệu, kiểu dáng
công nghiệp.
Trong quản trị chiến lược, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là
khả năng của một doanh nghiệp đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi
nhuận bình quân của ngành. Khái niệm này chỉ rõ bản chất của lợi thế cạnh
tranh là hướng tới mục tiêu lợi nhuận nhưng lại không giúp nhiều cho việc
phân tích các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh, đặc biệt là trong bối cảnh
cạnh tranh quốc tế. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp (HLFIC) của
OECD định nghĩa năng lực cạnh tranh là “khả năng của các doanh nghiệp,
các ngành các quốc gia hoặc khu vực tạo ra thu nhập tương đối cao hơn và
mức độ sử dụng lao động cao hơn, trong khi vẫn đối mặt với cạnh tranh quốc
tế”. Đây là một cách định nghĩa đã kết hợp cả cấp độ doanh nghiệp, ngành và
cấp độ quốc gia.
Xét về góc độ ngành, một ngành kinh tế được coi là có năng lực cạnh
tranh khi các doanh nghiệp trong ngành và sản phẩm chủ đạo của ngành có
năng lực cạnh tranh trên thị trường. Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh
của một ngành kinh tế bao gồm: lợi thế so sánh của ngành, môi trường kinh tế
vĩ mô và môi trường kinh doanh của ngành, năng lực cnạh tranh của các
14
doanh nghiệp trong ngành và năng lực cạnh tranh của sản phẩm/ dịch vụ đặc
thù của ngành.
2.2.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của một sản phẩm là sự thể hiện thông qua các lợi
thế so sánh đối với sản phẩm cùng loại. Lợi thế so sánh của một sản phẩm bao
hàm các yếu tố bên trong và bên ngoài tạo nên, như năng lực sản xuất, chi phí
sản xuất, chất lượng sản phẩm, dung lượng thị trường của sản phẩm. Khi nói
sản phẩm A do doanh nghiệp B sản xuất có năng lực cạnh tranh hơn sản phẩm
A do doanh nghiệp C sản xuất, là nói đến những lợi thế vượt trội của sản
phẩm do doanh nghiệp B sản xuất, như doanh nghiệp này có năng lực sản
xuất lớn hơn, có chi phí sản xuất trên 1 đơn vị sản phẩm thấp hơn, sản phẩm
có chất lượng cao hơn, có dung lượng thị trường được chiếm lĩnh lớn hơn.
Còn nếu so sánh với sản phẩm cùng loại nhập khẩu thì yếu tố lợi thế được thể
hiện cơ bản thông qua giá bản sản phẩm, giá trị sử dụng của sản phẩm và một
phần không nhỏ là tâm lý tiêu dùng.
Năng lực cạnh tranh của một loại sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ nào
đó trong thị trường trong nước và quốc tế là sự thể hiện tính ưu việt hay tính
hơn hẳn của nó cả về định tính và định lượng với các chỉ tiêu như : Chất
lượng sản phẩm, thương hiệu, mức độ vệ sinh công nghiệp hay vệ sinh thực
phẩm; khối lượng và sự ổn định chất lượng của sản phẩm; kiểu dáng, mẫu mã
sản phẩm; môi trường thương mại; mức độ giao dịch và uy tín của sản phẩm
trên thị trường; sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô và chính sách thương
mại như thuế, tỷ giá, tín dụng, đầu tư, mức độ bảo hộ,... và cuối cùng là chỉ
tiêu về giá thành và giá cả sản xuất.
Cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển của mỗi nền kinh tế thì các
quan hệ thương mại cũng phát triển, theo đó diễn ra sự mở rộng thị trường
trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Mỗi sản phẩm do từng nhà sản xuất đưa ra thị
trường sẽ được người tiêu dùng thể hiện qua việc mua hay không mua sản
15