1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Dịch vụ - Du lịch >

Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.42 KB, 99 trang )


2.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia

Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 : Năng lực cạnh tranh

quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân đạt và duy trì mức tăng trưởng

cao về kinh tế, thu nhập và việc làm.

Cho tới năm 1999, theo WEF thì năng lực cạnh tranh quốc gia được

cấu thành từ 8 nhóm yếu tố chính với 155 chỉ tiêu, bao gồm : Độ mở của nền

kinh tế; Vai trò và hiệu lực của Chính phủ; Sự phát triển của hệ thống tài

chính, tiền tệ; Trình độ phát triển công nghệ; Trình độ phát triển cơ sở hạ

tầng; Trình độ quản lý của doanh nghiệp; Số lượng và chất lượng lao động và

Trình độ phát triển của thể chế, bao gồm hiệu lực của các cơ quan bảo vệ

pháp luật.

Từ năm 2000, WEF điều chỉnh lại các nhóm tiêu chí, gộp lại thành ba

tiêu chí lớn là: Sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ, tài chính, quốc tế hoá,

trong đó vai trò của sáng tạo kinh tế, khoa học công nghệ ngày càng trở nên

quan trọng.

2.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ ngành

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được định nghĩa là năng

lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường cạnh tranh

của các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố tác động đến

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trong đó cần phải phân biệt các yếu tố

ngoài doanh nghiệp và các yếu tố do doanh nghiệp chi phối.

Các yếu tố do doanh nghiệp chi phối bao gồm:

1.



Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên phân tích thị



trường, lợi thế so sánh của doanh nghiệp, định hướng vào một mảng thị

trường nhất định, tập trung vào những sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh

tranh, né tránh những đối thủ cạnh tranh quá mạnh

2.



Trình độ khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ và



đổi mới công nghệ hiện có, chi phí cho nghiên cứu và triển khai, số lượng các

13



bản quyền sáng chế, phát minh, đầu tư về kiểu dáng sản phẩm... là những yếu

tố quyết định hàng đầu về chất lượng và tính năng của sản phẩm.

3.



Sản phẩm: bên cạnh chất lượng, tính năng, kiểu dáng, tính độc



đáo hay sự khác biệt, sự nổi bật so với các sản phẩm khác, bao bì cũng là một

nhân tố quan trọng của sản phẩm

4.



Năng suất lao động: bao gồm các yếu tố liên quan đến người lao



động, các nhân tố tổng thể về năng suất lao động, vai trò của đào tạo, bồi

dưỡng nhân viên, người lao động.

5.



Chi phí sản xuất và quản lý: bao gồm những chi phí của sản xuất



kinh doanh và những chi phí quản lý, giao tiếp...

6.



Đầu tư cho nghiên cứu, triển khai, thương hiệu, kiểu dáng



công nghiệp.

Trong quản trị chiến lược, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là

khả năng của một doanh nghiệp đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi

nhuận bình quân của ngành. Khái niệm này chỉ rõ bản chất của lợi thế cạnh

tranh là hướng tới mục tiêu lợi nhuận nhưng lại không giúp nhiều cho việc

phân tích các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh, đặc biệt là trong bối cảnh

cạnh tranh quốc tế. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp (HLFIC) của

OECD định nghĩa năng lực cạnh tranh là “khả năng của các doanh nghiệp,

các ngành các quốc gia hoặc khu vực tạo ra thu nhập tương đối cao hơn và

mức độ sử dụng lao động cao hơn, trong khi vẫn đối mặt với cạnh tranh quốc

tế”. Đây là một cách định nghĩa đã kết hợp cả cấp độ doanh nghiệp, ngành và

cấp độ quốc gia.

Xét về góc độ ngành, một ngành kinh tế được coi là có năng lực cạnh

tranh khi các doanh nghiệp trong ngành và sản phẩm chủ đạo của ngành có

năng lực cạnh tranh trên thị trường. Các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh

của một ngành kinh tế bao gồm: lợi thế so sánh của ngành, môi trường kinh tế

vĩ mô và môi trường kinh doanh của ngành, năng lực cnạh tranh của các

14



doanh nghiệp trong ngành và năng lực cạnh tranh của sản phẩm/ dịch vụ đặc

thù của ngành.

2.2.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của một sản phẩm là sự thể hiện thông qua các lợi

thế so sánh đối với sản phẩm cùng loại. Lợi thế so sánh của một sản phẩm bao

hàm các yếu tố bên trong và bên ngoài tạo nên, như năng lực sản xuất, chi phí

sản xuất, chất lượng sản phẩm, dung lượng thị trường của sản phẩm. Khi nói

sản phẩm A do doanh nghiệp B sản xuất có năng lực cạnh tranh hơn sản phẩm

A do doanh nghiệp C sản xuất, là nói đến những lợi thế vượt trội của sản

phẩm do doanh nghiệp B sản xuất, như doanh nghiệp này có năng lực sản

xuất lớn hơn, có chi phí sản xuất trên 1 đơn vị sản phẩm thấp hơn, sản phẩm

có chất lượng cao hơn, có dung lượng thị trường được chiếm lĩnh lớn hơn.

Còn nếu so sánh với sản phẩm cùng loại nhập khẩu thì yếu tố lợi thế được thể

hiện cơ bản thông qua giá bản sản phẩm, giá trị sử dụng của sản phẩm và một

phần không nhỏ là tâm lý tiêu dùng.

Năng lực cạnh tranh của một loại sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ nào

đó trong thị trường trong nước và quốc tế là sự thể hiện tính ưu việt hay tính

hơn hẳn của nó cả về định tính và định lượng với các chỉ tiêu như : Chất

lượng sản phẩm, thương hiệu, mức độ vệ sinh công nghiệp hay vệ sinh thực

phẩm; khối lượng và sự ổn định chất lượng của sản phẩm; kiểu dáng, mẫu mã

sản phẩm; môi trường thương mại; mức độ giao dịch và uy tín của sản phẩm

trên thị trường; sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô và chính sách thương

mại như thuế, tỷ giá, tín dụng, đầu tư, mức độ bảo hộ,... và cuối cùng là chỉ

tiêu về giá thành và giá cả sản xuất.

Cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển của mỗi nền kinh tế thì các

quan hệ thương mại cũng phát triển, theo đó diễn ra sự mở rộng thị trường

trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Mỗi sản phẩm do từng nhà sản xuất đưa ra thị

trường sẽ được người tiêu dùng thể hiện qua việc mua hay không mua sản

15



phẩm đó là biểu hiện tổng quát cuối cùng về năng lực cạnh tranh của sản

phẩm đó.

Nói cách khác, cạnh tranh giữa các sản phẩm trên một thị trường là quá

trình thể hiện khả năng hấp dẫn tiêu dùng của các sản phẩm đối với khách

hàng trên một thị trường cụ thể và trong một thơi gian nhất định. Năng lực

cạnh tranh của sản phẩm có thể gắn với một doahh nghiệp, một quốc gia cụ

thể hoặc xét chung cho tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp.

Đối với một doanh nghiệp hoặc một ngành, một sản phẩm, năng lực

cạnh tranh gắn với mục tiêu duy trì sự tồn tài và thu được lợi nhuận trên thị

trường (nội địa và quốc tế) và nó được thể hiện cụ thể bằng lợi thế cạnh tranh

của sản phẩm. Tuy nhiên , năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh

của doanh nghiêp, ngành có mỗi quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Một quốc gia hay

nền kinh tế có năng lực cạnh tranh tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp/ ngành tạo

dựng được năng lực cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới. Nói các khác,

năng lực cạnh tranh quốc gia là một nguồn hình thành năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp/ngành. Khi các doanh nghiệp, ngành có năng lực cạnh tranh, nó

sẽ góp phần nâng cao thu nhập và tác động tích cực đến môi trường cạnh tranh

và do đó nó góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ du lịch

Rất khó có thể đưa ra những chỉ tiêu đánh giá được chính xác năng lực

cạnh tranh của một ngành, đặc biệt là một ngành dịch vụ như du lịch do còn

có những quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh cũng như những khó

khăn trong việc xác định các số liệu liên quan. Dưới đây là một số chỉ tiêu

thường gặp và được chấp nhận để đo lường năng lực cạnh tranh của ngành du

lịch, đặc biệt là dịch vụ du lịch một cách tương đối. Du lịch là một ngành dịch

vụ, vì thế chúng ta có thể áp dụng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh

của ngành dịch vụ nói chung vào ngành du lịch nói riêng.



16



3.1. Hệ số tham gia vào thị trường quốc tế (tính theo số lượng khách du

lịch quốc tế)

Hệ số tham gia vào thị trường quốc tế của ngành du lịch tính theo số

lượng khách du lịch quốc tế được xác định bằng tổng số lượng khách du lịch

đến quốc gia đó trong năm so với tổng số lượng khách du lịch quốc tế trên thế

giới trong năm đó. Hệ số này xác định thị phần, thể hiện điểm đến là quốc gia

đó có thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế hay không, vì vậy có thể được

dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch.

Thị phần của ngành du lịch là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm ngành

dịch vụ du lịch.

Thị phần ngành du lịch của 1 quốc gia = Tổng số lượng khách du lịch

quốc tế đến quốc gia đó trong 1 năm/Tổng số lượng khách du lịch quốc tế trên

thế giới trong năm đó.

3.2. Giá cả dịch vụ du lịch

Giá cả là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá năng

lực cạnh tranh trong ngành dịch vụ. Giá cả là một chỉ tiêu định lượng để đánh

giá năng lực cạnh tranh. Thông thường, khách hàng luôn mong muốn có được

những sản phẩm tốt nhất với mức giá thấp nhất. Tuy nhiên, trong cơ chế cạnh

tranh trên thị trường thế giới hiện nay, giá cao không đồng nghĩa với năng lực

cạnh tranh thấp. Giá cao thể hiện sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích và

họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm đó.

Hiện nay, cạnh tranh về giá là một trong những cuộc cạnh tranh khốc

liệt nhất. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chủ

yếu dựa trên cơ sở nền sản xuất nhỏ có giá cả thấp, thường là đặc trưng của

các nước có thu nhập thấp. Vì thế sẽ gặp phải cạnh tranh khốc liệt từ các

doanh nghiệp lớn trong khu vực do tận dụng tính kinh tế nhờ quy mô được

giảm nhẹ.



17



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

×