1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Dịch vụ - Du lịch >

Cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.42 KB, 99 trang )


thế giới, tạo ra thu nhập trên 231 tỷ USD, chiếm 34% tổng doanh thu du lịch

toàn cầu. Theo các chuyên gia kinh tế thì Du lịch APEC trong thập kỷ tới tiếp

tục tăng trưởng ở mức 8 – 10%/năm. Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm

năng du lịch lớn trên khu vực với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Với

xu hướng phát triển du lịch của khu vực thì Việt Nam chắc chắn sẽ ngày càng

thu hút nhiều khách du lịch quốc tế hơn.

Trong thời gian gần đây, lượng khách du lịch quốc tế Trung Quốc tăng

nhanh. Đây cũng là một cơ hội lớn đối với Việt Nam, khi mà chúng ta có

những điều kiện thuận lợi về địa lý so với Trung Quốc. Số lượng khách du

lịch từ Trung Quốc tới Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng 25 – 30% tổng lượng

khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Số lượng này có nhiều triển vọng sẽ tăng

lên nhanh chóng trong tương lai.

Tiến trình hội nhập WTO sẽ thúc đẩy việc cải thiện và mở rộng các mối

quan hệ kinh tế song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế giới, góp phần

giúp môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói

riêng cuả nước ta ngày một thông thoáng hơn, cạnh tranh tự do và bình đẳng

hơn. Do vậy khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia và huy động được

nhiều nguồn vốn vào các hoạt động kinh doanh và phát triển du lịch.

Đặc biệt, khả năng thu hút vốn FDI của nước ta ngày càng được cải

thiện. Đây là nguồn vốn quan trọng để phát triển ngành du lịch nước ta theo

kịp trình độ của các nước trong khu vực và thế giới. WTO đang mở ra những

viễn cảnh đầu tư mới. Hiện tại nhiều tập đoàn kinh tế lớn đang hướng sự chú

ý đến Việt Nam và đổ bộ vào đầu tư đón đầu trong lĩnh vực du lịch. Trong

tổng số 5,15, tỷ USD đầu tư nước ngoài cam kết vào Việt Nam trong 9 tháng

đầu năm 2007, có tới hơn 2,2 tỷ USD (gần 43%) vốn đầu tư đổ vào lĩnh vực

du lịch – dịch vụ.

Hội nhập cũng tạo cơ hội học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, trình độ quản

lý, tổ chức khai thác kinh doanh du lịch từ những nước có nền du lịch phát

28



triển; giúp đào tạo nguồn nhân lực theo kịp trình độ quốc tế. Sự dỡ bỏ những

rào cản còn cho phép gia tăng luồng lưu chuyển du khách giữa các nước.

Bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh do hội nhập cũng là một động lực

mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản

phẩm của các doanh nghiệp du lịch nhằm tồn tại và phát triển một cách bền

vững.

2.2. Những thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam trong giai đoạn hội

nhập kinh tế quốc tế

Du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn ban đầu gia nhập WTO, cho nên

phải vừa hợp tác, vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế, vì vậy có nhiều hạn

chế và khó khăn, trong khi hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh. Thực tế năng

lực cạnh tranh của ngành du lịch nước ta còn thấp bởi dịch vụ chưa đa dạng, cơ

sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ còn kém, giá cả

cao, sản phẩm du lịch ít phong phú. Do đó du lịch nước ta chưa giữ chân được

khách, kéo dài thời gian lưu trú tỷ lệ du khách quay lại lần hai còn thấp.

Hội nhập sẽ tạo ra áp lực rất lớn đối với doanh nghiệp du lịch Việt Nam

trong cạnh tranh. Phần lớn doanh nghiệp du lịch của ta thuộc loại nhỏ, chất

lượng dịch vụ hạn chế, năng lực quản lý thấp. Đội ngũ nhân lực du lịch thiếu

và yếu về trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, nhất là thiếu những người có

chuyên môn cao.

Hội nhập cũng tạo ra nguy cơ cạnh tranh căng thẳng giữa các nước

trong khu vực, khi các nước này có cùng điều kiện kinh tế, tự nhiên, văn hoá

và xã hội. Trong đó, các nước có ngành du lịch như Thái Lan hay Malaixia là

những đối thủ cạnh tranh mà ngành du lịch Việt Nam khó có thể vượt qua.

Vốn đầu tư phát triển du lịch rất thiếu, trong khi đó đầu tư lại chưa

đồng bộ, kém hiệu quả đang là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển

ngành du lịch.



29



Quá trình hội nhập, mở cửa cũng có thể tạo ra nguy cơ phá hoại môi

trường và cảnh quan du lịch nếu không có sự quan tâm và những biện pháp

quản lý hiệu quả.

Ngành du lịch nhạy cảm với các cú sốc. Bất ổn định chính trị toàn cầu,

bệnh dịch và thiên tai có thể không khuyến khích khách du lịch đi du lịch.

Các bệnh dịch như SARS và bệnh cúm gà có thể bùng phát thành đại dịch.

Đó là một số thách thức chính đang đặt ra đối với ngành du lịch nói

chung và các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói riêng.

3. Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã

trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi

quốc gia. Và Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế đó. Trong những năm vừa

qua, Việt Nam đã từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, trong đó, biểu

hiện rõ nét nhất là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của

Tổ chức thương mại Thế giới (WTO – World Trade Organizaion). Quá trình

hội nhập kinh tế thế giới mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển, tuy

nhiên cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Quá trình đó đặt ra những

yêu cầu và giải pháp cho từng ngành, từng lĩnh vực không giống nhau. Tuy

nhiên, các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế nói chung, ngành dịch vụ du lịch nói

riêng đều đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch

vụ, để có thể tồn tại trước sự xâm nhập từ các doanh nghiệp nước ngoài, cũng

như đối mặt với những thách thức, khó khăn trước mắt.

Là một đất nước “rừng vàng, biển bạc” tiềm ẩn nhiều tiềm năng du lịch

to lớn, lại nằm trong khu vực ASEAN có hoạt động du lịch quốc tế phát triển

sôi động, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để có thể phát triển ngành

dịch vụ du lịch một cách triệt để. Tuy vậy, hiện nay, ngành du lịch Việt Nam

có thể nói là mới phát triển ở mức trung bình so với các nước trong khu vực



30



như Thái Lan, Malaixia hay Singapore. Điều đó chứng tỏ Việt Nam chưa tận

dụng hết được tiềm năng của mình. Chính vì thế, trước yêu cầu của hội nhập

kinh tế quốc tế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ du lịch

trở thành một yêu cầu cấp bách hiện nay.

Các loại hình dịch vụ ở Việt Nam nói chung hiện nay còn ít, hiện tượng

độc quyền nhiều, chất lượng dịch vụ còn hạn chế. Chính vì thế, tốc độ phát

triển ngành dịch vụ ở Việt Nam đang còn khá chậm chạp. Với dịch vụ du lịch

cũng không phải một ngoại lệ. Do đó, việc nâng cao chất lượng, nâng cao

năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ nói chung, dịch vụ du lịch nói riêng sẽ

thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, tăng sức hấp dẫn cho lĩnh vực lẽ ra

rất được phát triển này.

Nền kinh tế phát triển và hội nhập sẽ làm tăng lưu lượng khách nước

ngoài đến với Việt Nam, cũng như tăng lượng khách nội địa đi khám phá

những vùng đất mới. Tuy nhiên, nó cũng mang đến Việt Nam thách thức

trước sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài với chất lượng cao hơn, kỹ

thuật tiên tiến hơn. Do đó, nếu ngành dịch vụ du lịch không ngừng cải tiến thì

khó có thể thu hút được khách nước ngoài cũng như giữ chân được các khách

hàng nội địa.

Việc tăng khả năng cạnh tranh của ngành dịch vụ du lịch không chỉ

giúp Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn trong tương lai, mà còn góp

một phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất

nước. Bởi vì sự phát triển của ngành dịch vụ du lịch sẽ thúc đẩy các ngành

khác phát triển theo. Ví dụ rõ ràng nhất là ngành vận tải. Du lịch gắn liền với

vận tải, vì thế, nếu nâng cao chất lượng, tăng được lượng khách hàng, đồng

nghĩa với việc tăng khách hàng cho ngành vận tải. Ngoài ra, bán lẻ cũng phát

triển theo du lịch, nhất là đối với các cửa hàng bán lẻ tại các địa điểm du lịch.

Hiện nay, ngành dịch vụ du lịch ngày càng khẳng định được vai trò, vị

trí của mình trong nền kinh tế, quy mô càng được mở rộng. Tuy nhiên, mở

31



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

×