1. Trang chủ >
  2. Kinh tế - Quản lý >
  3. Dịch vụ - Du lịch >

Đánh giá về chất lượng của các sản phẩm du lịch của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (997.42 KB, 99 trang )


Lâu nay ngành du lịch Việt Nam thường đánh giá sự phát triển của

mình dựa trên số lượng du khách gia tăng mà chưa chú ý đánh giá việc tăng

chất lượng dịch vụ. Trong khi chất lượng mới là yếu tố giúp ngành du lịch

phát triển bền vững và đạt được doanh thu cao. Trong bảy tháng đầu năm

2007, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng đến 16,2% so với cùng kỳ năm

2006 (số lượng khách đến Việt Nam năm 2006 chỉ tăng 3% so với năm 2005),

nguyên nhân chính là tình hình bất ổn tại Thái Lan và Indonexia đã khiến

nhiều du khách quốc tế e ngại đến hai nước này, chuyển sang các quốc gia an

toàn hơn.

Đây là một cơ hội lớn với du lịch Việt Nam. Tuy nhiên nếu không nỗ

lực nâng cao chất lượng dịch vụ vào thời điểm này, để 70% du khách đến Việt

Nam không có ý định quay trở lại như điều tra mới đây của Tổng cục du lịch,

thì khi yếu tố may mắn qua đi, ngành du lịch Việt Nam sẽ khó giữ được lượng

khách tăng như hiện nay, thậm chí là trở lại mức cũ.

Kết quả điều tra năm 2005 cho thấy thời gian lưu lại Việt Nam của du

khách quốc tế đã tăng lên rõ rệt so với năm 2003. Số ngày bình quân chung

của một lượt khách tự sắp xếp đi đã từ 12,1 ngày theo điều tra năm 2003 tăng

lên 16,8 ngày năm 2005 và số ngày bình quân một lượt khách đi theo tour do

các công ty du lịch lữ hành tổ chức đã từ 8,5 ngày lên 9,7 ngày. Điều này

chứng tỏ ngành du lịch Việt Nam đã và đang ngày càng có nhiều sản phẩm du

lịch hấp dẫn hơn, đã thu hút và níu chân du khách quốc tế đến và ở lại Việt

Nam với thời gian lâu hơn.

Theo đánh giá của khách du lịch thì họ có ấn tượng tốt về Việt Nam vì

đây là một quốc gia: tuyệt diệu, có khí hậu dễ chịu; có điều kiện tự nhiên và

cảnh thiên nhiên đẹp, có nhiều nơi thăm quan. Ngoài ra “lòng hiếu khách

của người dân cũng là một yếu tố được khách du lịch đánh giá cao. Những

yếu tố mà du khách đánh giá cao ở Việt Nam là các giá trị về văn hoá và

dịch vụ mua sắm.

48



Dịch vụ mua sắm tại thị trường Việt Nam hấp dẫn, giá rẻ và kích thích

nhu cầu mua sắm, hàng hoá có giá phù hợp.

Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều món ăn đặc sắc, mang bản sắc dân

tộc. Đặc biệt món phở của Việt Nam rất nổi tiếng và được các du khách quốc

tế ưa thích. Tuy nhiên món ăn Việt Nam chưa phải là yếu tố thu hút khách,

chỉ có một số ít du khách đồng ý rằng món ăn Việt Nam hấp dẫn đối với họ.

Đáng lưu ý là hầu như không có khách du lịch nào cho rằng họ thoả mãn với

các dịch vụ du lịch dựa trên hai tiêu chí: hướng dẫn viên tốt và dịch vụ tốt.

Dịch vụ du lịch mang tính đa ngành và tổng hợp cao vì nó liên quan tới

rất nhiều dịch vụ khác nhau. Dịch vụ du lịch sử dụng sản phẩm của các ngành

dịch vụ khác, đặc biệt là các ngành dịch vụ:

-



Dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính và dịch vụ thông tin.



-



Dịch vụ văn hoá, giải trí và thể thao, dịch vụ phân phối



-



Dịch vụ quảng cáo, dịch vụ hỗ trợ vận tải và dịch vụ xây dựng



Các dịch vụ khách sạn và nhà hàng (bao gồm cả phục vụ đồ ăn), dịch

vụ đại lí du lịch và điều hành tour du lịch, dịch vụ hướng dẫn du lịch là những

dịch vụ chính, trực tiếp liên quan đến khách du lịch.

Riêng trong khu vực dịch vụ, giải trí - khu vực thu hút du khách

tiêu tiền nhiều nhất lại thu hút ít khách du lịch. Điều này là rất đáng tiếc ,

bởi vì mức độ hài lòng của du khách về truyền thống văn hoá rất cao, mà

truyền thống văn hoá phong phú là nguồn sáng tạo cho các sản phẩm lưu

niệm, các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân tộc. Các điệu múa dân tộc,

các truyền thuyết lịch sử của nước ta nếu được dàn dựng công phu trong

một sân khấu hoành tráng thì chắc chắn hấp dẫn không kém chương trình

Alangkam của Thái Lan. Vấn đề ở đây là du lịch Việt Nam thiếu sự đầu tư.

Du lịch Việt Nam chỉ có thể là con gà đẻ trứng vàng nếu được đầu tư đúng

mức và đúng cách.



49



Du lịch Việt Nam cũng tạo ra nhiều ấn tượng không tốt với khách

du lịch. Thứ nhất là trong dịch vụ mua sắm cá nhân. Hiện nay rất nhiều

khách du lịch than phiền rằng họ phải chịu cơ chế nhiều giá, sự phân biệt

về giá giữa khách nội địa và khách nước ngoài. Ngoài ra những hiện

tượng như có quá nhiều người bán hàng rong bám theo khách, khách du

lịch quốc tế thường bị xích lô bắt chẹt giá, các chi phí khác cao đã tạo nên

những ấn tượng rất không đẹp trong lòng du khách về điểm đến du lịch

Việt Nam.

Ngoài ra, chất lượng của dịch vụ giao thông còn thiếu thốn và kém chất

lượng cũng là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của du lịch

Việt Nam. Đường xá kém, hay tắc đường, thiếu vạch phân cách, dịch vụ đường

sắt chậm và kém chất lượng, thiếu phương tiện giao thông, chuyến bay nội địa

còn ít và hay bị hoãn là những yếu kém chính của dịch vụ vận chuyển.

Dịch vụ hướng dẫn viên du lịch còn yếu kém, trình độ về ngoại ngữ

thấp và thiếu nhiều thông tin về du lịch. Ngoài ra thủ tục hải quan còn phức

tạp, mất thời gian.

Có thể dễ nhận thấy là sản phẩm du lịch của Việt Nam còn chưa cao,

chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch quốc tế. Việt Nam mới chỉ hấp

dẫn các du khách bằng các tài nguyên du lịch hoang sơ chứ không phải là các

dịch vụ du lịch mà ngành cung cấp. Nền văn hoá đặc trưng được coi là thế

mạnh của Việt Nam cũng chưa thực sự phát huy được vai trò là yếu tố thu hút

du lịch.

4. Đánh giá chất lƣợng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển nền

kinh tế. Đối với Du lịch Việt Nam, vấn đề đó không phải là ngoại lệ, nhất là

trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay của nước ta. Chính vì vậy,

vấn đề nguồn nhân lực hơn lúc nào hết, đang là thách thức không nhỏ đối với



50



bước tiến của du lịch Việt Nam. Theo đánh giá tổng hợp của WTTC thì chỉ số

năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của một số nước trong khu vực Đông

Nam Á như sau:

Bảng 4: Đánh giá năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực của ngành du lịch

Việt Nam

Tên nƣớc



Nguồn nhân lực



Singapore



71,60



Malaixia



50,70



Thái Lan



57,80



Indonexia



44,36



Philippines



65,76



Việt Nam



48,51



Lào



na



Campuchia



22,69



Nguồn: WTTC

Ghi chú:



1,00



- cạnh tranh kém nhất



100,00



- cạnh tranh tốt nhất



Na



- dữ liệu không có sẵn



Theo đánh giá tổng hợp của WTTC thì Việt Nam không có năng lực

cạnh tranh về nguồn nhân lực du lịch so với các nước trong khu vực. Những

nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kém năng lực cạnh tranh của nguồn

nhân lực du lịch Việt Nam là:

Đầu tiên phải kể đến tình trạng bất cập từ số lượng nguồn nhân lực.

Tính đến năm 2007 thì tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch của nước ta

là 850.000 người, trong đó tổng số lao động trực tiếp là 250.000 người.

Tuy nhiên chỉ có khoảng 50% trong số này là qua đào tạo. Theo dự báo,

lực lượng này ước tính đạt 350.000 vào năm 2010 và năm 2015 là hơn



51



Xem Thêm
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

×